Những ca khúc nhạc xuân trữ tình được mọi người yêu thích nhất, những ca khúc đi cùng năm tháng. Mỗi năm tết đến lại vang lên giai điệu xuân cho mọi cảm nhận được nỗi niềm của từng bài hát
———— Danh sách những ca khúc ————-
Cứ đến hẹn lại lên, tết đến bà con nông dân trồng những cây, trái lạ độc để bán đến khách hàng như: quả bưởi bàn tay Phật, dưa hấu hình nổi đàn gà,bưởi hồ lô, thỏi vàng, bản đồ…được in nổi chữ nét. Với mong muốn đem hạnh phúc an vui, một năm mới với nhiều niềm vui trong cuộc sống, bỏ qua những buồn phiền của năm cũ, hướng đến năm mới tốt đẹp hơn được gửi vào các loại cây,trái.
Ảnh chúc mừng năm mới tết Đinh Dậu2017 đẹp nhất ấn tượng với những lời chúc vô cùng thú vị và đầy ý nghĩa, hãy cùng nhau tải ngay bộ ảnh chúc mừng năm mới Đinh Dậu chia sẻ với bạn bè và đông nghiệp cùng gia đình những khoảnh khắc tuyệt vời nhất của năm mới.
Sắp tới tết rồi, mọi người cùng tải về những hình ảnh năm mới Đinh Dậu đẹp cho facebook, zalo và cùng gửi tặng bạn bè và người thân những lời chúc hay nhất nhé!
Sau những ồn ào xung quanh lễ hội chém lợn làng Ném Thượng, Bắc Ninh, trong lễ hội năm 2015, dân làng Ném Thượng vẫn sẽ tiến hành nghi thức chém lợn giữa sân đình.
Trước đó, sau khi tổ chức động vật châu Á (Animals Asia) ra thông cáo báo chí kêu gọi chấm dứt lễ hội làng Ném Thượng, Bắc Ninh thì Sở VH-TT&DL tỉnh Bắc Ninh có văn bản kiến nghị đổi tên lễ hội “chém lợn” thành “rước lợn” và kêu gọi người dân địa phương chuyển nghi thức chém lợn giữa sân đình sang nghi thức làm cỗ ngọc tế thánh sau sân đình.
Tuy nhiên vào đầu tháng 2-2015, hơn 100 cụ bô lão ở khu phố Thượng (Bắc Ninh) đã tổ chức cuộc họp xung quanh lễ hội chém lợn làng Ném Thượng. Trong cuộc họp, hầu hết các ý kiến bô lão và người dân địa phương đều không đồng tình với việc đổi tên “chém lợn” thành “rước lợn” và kiên quyết giữ nghi thức “khai đao chém ông ỉn” giữa sân đình.
Lễ hội chém lợn làng Ném Thượng bắt nguồn từ một truyền thuyết xưa, vị tướng Đoàn Thượng khi đánh trận chạy đến vùng núi Ném Thượng đồn trú đã chém lợn rừng nuôi quân. Từ đó, hằng năm người dân mở hội chém lợn để tưởng nhớ người có công khai khẩn đất đai.
Hội An (Quảng Nam) được xem là vựa quất của các tỉnh, thành miền Trung. Từ nơi này, mỗi năm, gần trăm ngàn chậu quất lớn nhỏ mang xuân đi khắp muôn nơi…
Người trồng quất ở Cẩm Hà cho biết, năm nay thời tiết thuận lợi nên quất được mùa, trái sum suê. Giờ này, cánh đồng quất đã chuyển sang màu vàng ươm rực rỡ.
Nhờ điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với việc trồng quất, nên những vùng Tân An, Thanh Hà, Cẩm Hà, Cẩm Châu… là vùng đất màu mỡ của quất.
Lão nông Tạ Ngọc Hóa (Tân An, Hội An) có gần 20 năm gắn bó với nghề trồng quất, vui vẻ chia sẻ, năm nay nhuận, thời tiết có vẻ thất thường, nhưng không vì vậy mà cây quất ở Hội An kém đẹp. Ông Hóa tự hào khoe, 70% trong 500 cây quất ông trồng đã được đặt mua.
Những cánh cổng rộng mở đón khách ở làng quất
Vườn quất của ông Nguyễn Kim Nhất (tổ 6, P.Thanh Hà, Hội An), nơi có hơn 700 cội quất, đa số là những cội cổ thụ giống như một cánh rừng trĩu trái…
Khách đến tận vườn để mua quất về chơi Tết
Bạn trẻ đến tham quan vườn quất và chụp ảnh lưu niệm
Những hàng quất cao quá đầu người, bừng sáng trong nắng xuân
Rất dễ nhận ra cây quất Hội An, bởi trái to, chín rất đều
Đến thời điểm này, các chủ vườn chỉ còn việc tỉa cành, nhánh, lặt quả xấu để làm đẹp cho cây quất. Nếu từ nay đến Tết âm lịch không có mưa bão lớn, người trồng quất năm nay thắng lớn.
Theo ông Nhất, để quất chín đúng thời điểm, người làm vườn phải tưới nước điều độ. Nếu trời mưa quá nhiều, phải hạn chế tưới nước và phải lắp đèn vào ban đêm.
Quất không chỉ mang đến sắc xuân mà còn cho người nông dân cuộc sống no đủ
Những vườn quất ở làng Cẩm Hà (Hội An) được mùa, sum suê trái
Những ngày cuối năm, làng quất rực vàng, tuyệt đẹp trong sắc nắng xuân, cũng là nơi mà những bạn trẻ có thể chụp những tấm hình lung linh nhất.
Vì quất là thứ cây để kinh doanh, nên một số nhà vườn rất khó tính và giữ rất kỹ… Nhưng cũng có không ít nông dân rất hiếu khách…
Những bức thiệp gửi gắm bao nhiều tình cảm và những lời chúc tốt đẹp và những lời chúc tốt đẹp tự lâu nay đã chở thành văn hóa của người Việt.
Không khí chuẩn bị tết đang bao trùm trên mọi nẻo đường của dải đất hình chữ S và chúng ta hãy dành cho người thân yêu của mình những Thiệp xuân đẹp gửi tặng người thân ấn tượng và ý nghĩa nhất.
Vườn Phật thủ “nghìn tay” ở xã Tiền Yên (Hà Nội) với hàng chục quả hội tụ đủ các yếu tố “Thịnh – Suy – Vi – Thái” và ngón tay cuối cùng lại nằm ở chữ Thịnh.
Anh Tạ Đăng Thưởng, thôn Yên Thái, xã Tiền Yên (Hoài Đức, Hà Nội) khoe những quả Phật Thủ hội tụ đủ các yếu tố: “Thịnh – Suy – Vy – Thái) và đều “chốt” bằng chữ… Thịnh quý giá.
Từ xưa Phật thủ đã được các thầy lang dùng như một vị thuốc với nhiều công dụng khác nhau. Ngày nay Phật thủ vẫn được dùng để bào chế các vị, bài thuốc, nhưng cũng như chính cái tên của nó mà Phật thủ đã trở thành một thứ quả thờ mang đậm tín ngưỡng phồn thịnh trong thuyết… “ngũ quả”.
Đắc Sở được xem là nơi tập trung nhiều quả phật thủ có giá cao nhất cả nước. Dịp cận Tết là giai đoạn thu hoạch chính của loại cây này, hàng ngày có rất nhiều người đến đây mua phật thủ và vận chuyển đi khắp cả nước.
Những năm gần đây, Đắc Sở được coi là nơi sản sinh ra những quả phật thủ có giá cao nhất cả nước. Hình dáng của trái phật thủ khiến người ta liên tưởng đến bàn tay của Đức Phật.
Trái phật thủ với hình dáng đẹp mắt này cũng như những trái phật thủ khác mang trong mình ý nghĩa tâm linh sâu sắc và thường được dùng để bày mâm ngũ quả ngày Tết cổ truyền.
Những trái phật thủ có dáng đẹp, ngón to bung xòe, nhiều tầng như thế này được dân lái buôn và nhiều người chơi tìm về tận vườn đặt tiền trước từ nhiều tháng trước Tết.
Đôi Phật thủ này không chỉ hội tụ đủ các yếu tố: “Thịnh – Suy – Vy – Thái” mà còn rất đẹp về thẩm mỹ.
Người ta thờ Phật thủ với mong muốn gia đình gặp nhiều may mắn trong năm mới, phồn thịnh về của cải, sức khỏe… Tuy nhiên, chơi Phật thủ cũng rất công phu và có “luật” của nó. Quả càng to, ngón tay của Phật thủ càng nhiều, dài, móng nhọn thì càng có giá trị.
Những trái phật thủ đẹp mắt, mang lại may mắn cho các gia đình dịp đầu năm mới được kết tinh từ phù sa ngọt mát, từ sự chịu thương chịu khó, từ tình yêu đất, yêu cây của người dân nơi đây. Mối duyên lành giữa đất và cây đã, đang và sẽ mang lại những mùa xuân sung túc, bình yên cho Đắc Sở. Những “giọt ngọc” tinh khiết đọng long lanh trên đầu ngón tay Phật thủ.
Chị Nguyễn Thị Thu, thôn Yên Thái, xã Tiền Yên, Hoài Đức, Hà Nội nâng niu, chăm chút những quả Phật thủ trị giá cả triệu đồng.
Lạc vào “vương quốc” phật thủ… “nghìn tay”.
Song Phật thủ có giá trị cả về mặt ý nghĩa tâm linh, cũng như thẩm mỹ phải là quả to, tay dài, móng nhọn, số ngón phải đạt trên 20 ngón trở lên và đặc biệt ngón cuối cùng phải nằm ở chữ… “Thịnh”, theo cách đếm: “Thịnh – Suy – Vi – Thái”.
Nhưng không phải lúc nào cũng tìm được Phật thủ có đầy đủ các yếu tố trên, có khi cả vườn hàng nghìn quả chỉ chọn được vài quả hoặc không quả nào. Với những quả Phật thủ hội tụ đủ các yếu tố “âm dương ngũ hành” này, thì giá có khi lên đến vài triệu đồng, tùy theo khách chơi.
Càng già, chín Phật thủ càng ngả dần sang màu vàng, màu của giàu sang, phú quý.
Ngày Tết, cho dù ở thành thị hay thôn quê, giàu sang hay nghèo khó, trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách, hầu như nhà nào cũng trưng một mâm ngũ quả, và cố thể hiện sao cho vừa đẹp mắt vừa hàm ý những điều ước nguyện của gia chủ.
Mâm ngũ quả có ý nghĩa gì
Gọi là ngũ quả nhưng thật ra chẳng ai rõ quy định là những loại quả gì mà tùy từng địa phương với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn ra các loại quả khác nhau để bày mâm ngũ quả
Gọi là ngũ quả nhưng thật ra chẳng ai rõ quy định là những loại quả gì mà tùy từng địa phương với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn ra các loại quả khác nhau để bày mâm ngũ quả.
uy nhiên, dù là loại quả gì, mâm ngũ quả vẫn mang một ý nghĩa chung: dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia sự. Mỗi loại quả đều có mùi vị, màu sắc riêng và cũng mang những ý nghĩa nhất định.
Nếu căn cứ theo màu sắc trong triết lý phương Đông thì mâm ngũ quả phải có 5 loại quả với 5 màu khác nhau:
Đầu tiên là chuối xanh – ứng với mùa Xuân (hành mộc). Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy những gì tinh túy nhất của mùa Xuân để đọng thành quả ngọt; nó còn có ý nghĩa che chở, bảo bọc.
Thứ hai là quả Phật thủ màu vàng – tượng trưng hành thổ nên được đặt ở giữa, trong lòng nải chuối. Phật thủ là loại quả có mười cánh múi chụm lên như 10 ngón tay nên dân gian gọi là tay Phật. Phật thủ được trưng lên bàn thờ với niềm cầu mong được bàn tay Phật trời ban phúc lộc. Nếu không tìm được Phật thủ, có thể thay bằng quả bưởi chín vàng, cũng mang ý nghĩa tương tự.
Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh Tết và không gian thờ cúng thêm ấm áp, rực rỡ mà hài hòa; thể hiện sinh động ý nghĩa triết học-tín ngưỡng-thẩm mỹ, đồng thời cũng chứa đựng ước vọng của con người.
Tuy mỗi miền mỗi khác, nhưng tựu trung, mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết vẫn là nơi hội tụ của hồn quả, hương cây, của nếp văn hóa dân tộc và của ý nguyện cầu hòa, an, đủ của người dân Việt.
Nếu như ở miền Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày lên bàn thờ, kể cả quả ớt mang vị cay đắng, miễn sao mâm ngũ quả trông đẹp mắt là được; thì người miền Nam lại có sự kiêng cữ. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi” thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu.”
Do trái cây ngày càng nhiều, loại nào cũng ngon, bổ nên để thể hiện cao nhất lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, đồng thời cũng nhằm thể hiển tính trình bày mỹ thuật trong con mắt thẩm mỹ độc đáo của nhân dân, nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn, và người ta cũng không câu kệ cứng nhắc “ngũ quả” nữa mà có thể là bát, cửu, thập quả. Nhiều hơn, nhưng người ta vẫn gọi là “mâm ngũ quả” và, dù đựng trong đĩa cũng vẫn gọi theo xưa là “mâm.” Bởi đó là một “sản phẩm văn hóa” đã xác lập trong quá trình lịch sử lâu dài, được khuôn đúc theo quan niệm về “bộ ngũ hoàn hảo.”
Chưng bày mâm ngũ quả trên bàn thờ của gia đình trong những ngày Tết mang ý nghĩa giữ gìn bản sắc văn hóa độc đáo của dân Việt. Chính vì vậy, người dân Việt dù ở phương trời nào, đến ngày Tết cổ truyền vẫn không bỏ qua tục lệ này, như một sự nhắc nhở, cho bản thân và cho con cháu, về cội nguồn của mình.
Ý nghĩa của một vài loại hoa quả thường được bày trên mâm ngũ quả:
– Lê (hay mật phụ), ngọt thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ
– Lựu, nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống
– Đào thể hiện sự thăng tiến
– Mai, do điển phiếu mai, con gái phải có chồng, hạnh phúc, không cô đơn
– Phật thủ giống như bàn tay của Phật, chở che cho con người
– Táo (loại trái to màu đỏ tươi) có nghĩa là phú quý
– Hồng, quýt rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt
– Thanh long – ý rồng mây gặp hội
– Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn
– Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy nắng sương đọng thành quả ngọt và che chở, bảo bọc
– Quả trứng gà có hình trái đào tiên – lộc trời
– Dừa có âm tương tự như là “vừa,” có nghĩa là không thiếu
– Sung gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc
– Đu đủ mang đến sự đầy đủ thịnh vượng
– Xoài có âm na ná như là “xài”, để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn./.
Chuẩn bị tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, tại “vương quốc” hoa, cây kiểng Chợ Lách các nghệ nhân đang chuẩn bị tung ra sản phẩm độc đáo là kiểng hình con dê. Hầu hết sản phẩm đều được đặt hàng từ trước và được xem là “độc”, hiếm trong dịp Tết năm nay.
Năm nào cũng vậy, đến tết Nguyên đán cơ sở kiểng của nghệ nhân Năm Công (xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) sản xuất vài chục cặp kiểng hình con vật được làm từ cây gừa với giá 3 đến 7 triệu đồng/cặp theo đơn đặt hàng.
…. Kiểng tạo dáng bình bông
Hay một đàn voi
Kiểng hình trái tim cũng được đặt hàng trong dịp tết.
Kiểng hình rồng giá đắt nhất vì tốn nhiều nhân công, chi phí.
Mỗi năm nghệ nhân Năm Công đều tạo hình một con vật khác nhau bằng cây gừa.
Nghệ nhân ở làng hoa, kiểng Chợ Lách tạo dáng thành hình con vật theo ý muốn.