Category Archives: Món ngon ngày tết

Mứt gừng có vị cay nồng cho ngày tết.

Mứt gừng có vị cay nồng cho ngày tết, là món rất thích hợp sau khi thưởng thức những thức ăn nhiều chất béo trong ngày Tết.

Mứt gừng có vị cay nồng cho ngày tết

Nguyên liệu :

-1kg gừng thành phẩm

-Đường 500g

-chanh 1 trái

Cách làm :

Mứt gừng có vị cay nồng cho ngày tết
Ảnh mượn minh họa

 

– Gừng chọn củ vừa phải không lấy gừng quá non  khi ngâm với đường sẽ ra nhiều nước và  mà miếng mứt mềm. Rửa gừng cho sạch đất rồi cạo vỏ  rửa  sạch .

-Chanh vắt lấy nước cốt, bỏ hạt

-Vớt gừng ra  rồi cắt lát mỏng  ( có thể dùng dao 2 lưỡi bản to), không cắt dày quá  gừng sẽ không ngấm đủ đường hay mỏng quá khi xên sẽ không đẹp. Tiếp đó, bạn cho  gừng miếng vào nước sôi trụng khoảng 5-10 phút để miếng gừng bớt cay nồng ,Ở lần luộc cuối cùng bạn cho thêm nước cốt chanh vào nước luộc gừng để gừng được trắng.xong cho ngay vào nước lạnh xả lại  cho sạch ( nếu không thích cay nhiều có thể trụng lại 1,2 lần  khi ăn thử thấy gừng bớt cay thì bạn đổ gừng ra rổ cho thật ráo nước.

-Vớt ra rổ để cho thật ráo nước, tiếp tục cho đường vào ướp trộn đều, ướp đến khi phần đường tan chảy hoàn toàn.

Mứt gừng có vị cay nồng cho ngày tết
Ảnh mượn minh họa
Mứt gừng có vị cay nồng cho ngày tết
Ảnh mượn minh họa

-Cho gừng vào chảo lớn hay nồi lớn đáy dầy (có thể chia ra làm 2 lần nếu không có nồi lớn), đặt lên bếp đun lửa hơi to, thỉnh thoảng dùng sạn đảo đều.

-Sau khi đã sôi bùng các bạn hạ lửa xuống riu riu cho đến khi gần cạn  đường kéo sợi thì bạn tiếp tục đảo đều tay cho đến lúcđường khô và bám vào đều ngoài miếng gừng thì tắt bếp và đảo nhẹ vài phút.  Cho ra khay tải mỏng cho nguội cất vào hủ ăn dần.

-Thành phẩm là những miếng mứt gừng có màu hơi vàng, có vị hơi cay nhẹ và thơm mùi gừng. Mứt gừng thường được mọi người thích ăn vì ấm bụng, giúp chống đầy hơi, khó tiêu và giảm đường máu, mỡ máu.

  • Chúc các bạn món mứt gừng thành công

 

Những món ăn để trong ngày Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày Tết cổ truyền của Việt Nam.Cứ đến ngày này, các gia đình lại chuẩn bị những món ăn, hoa quả, bánh trái và thịt vịt là món ăn truyền thống không thể thiếu trong trong ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5.

banh-u-nuoc-tro1-
Bánh tro là món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam và một số nơi của Miền Bắc.
Tết Đoan Ngọ
Bánh tro có nhiều tên và hình dáng khác nhau như bánh ú, bánh gio, bánh âm và có vài biến thể khác nhau theo điệu phương. Bánh tro (gio) được bán nhiều nhất trong ngày Tết Đoan Ngọ bởi người ta luôn tin rằng khi ăn bánh tro, cũng như hoa quả và rượu nếp vào ngày này, bệnh tật trong người sẽ tiêu tan hết.
Tết Đoan Ngọ
Bánh gio của người miền Bắc thường không có nhân và được chấm với đường hoặc mật ong, mật mía.
Còn bánh ú tro của người miền Nam Trung Bộ trở vào thi có nhân ngọt (thường là đậu đỗ trộn đường nặn tròn hoặc nhân mặn có thêm thịt heo phía trong).
Còn bánh ú tro của người miền Nam Trung Bộ trở vào thi có nhân ngọt (thường là đậu đỗ trộn đường nặn tròn hoặc nhân mặn có thêm thịt heo phía trong).
Tết Đoan Ngọ
Chè trôi nước không chỉ là món chè truyền thống trong ngày 3/3 âm lịch, mà nó còn là món ăn được yêu thích vào ngày Tết Đoan ngọ. Từng viên chè tròn làm bằng bột nếp trắng, bên trong có nhân đậu xanh, ăn cùng với nước cốt dừa rất hấp dẫn.
Tết Đoan Ngọ
Cũng như bánh tro, cơm rượu nếp được bán rất nhiều trong Tết Đoan Ngọ. Người ta tin rằng, ăn rượu nếp (nhất là lúc bụng còn đang đói) sẽ làm cho các loại “sâu bọ” trong người “say” mà chết đi.Theo truyền thống của từng miền, vào ngày này, ngoài hoa quả, những món ăn cũng khác nhau. Tại Hà Nội và một số vùng của miền Bắc ngày này, rượu nếp, đặc biệt là rượu nếp cẩm, là món không thể thiếu. Người ta cho rằng, bộ phận tiêu hoá của con người thường có các loại ký sinh gây hại và chúng nằm sâu trong bụng nên không phải lúc nào cũng diệt được. Duy có ngày mồng 5/5 (âm lịch), các loại ký sinh này thường ngoi lên, con người có thể ăn thức ăn, hoa quả vị chua, chát và nhất là rượu nếp, có thể loại bỏ chúng.
Tết Đoan Ngọ
Không như cơm rượu của miền Bắc thường rời, cơm rượu miền Trung ép thành từng khối thì cơm rượu miền Nam được vo thành viên tròn. Bạn nhớ đừng tham cái vị ngọt lử của nếp mà ăn nhiều kẻo mình lại… say trước sâu
Tết Đoan Ngọ
Thịt vịt là món ăn truyền thống không thể thiếu trong trong ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5.
Tết Đoan Ngọ
Thường thì người ta kiêng ăn thịt vịt vào đầu tháng. Tuy nhiên, tới dịp tết Đoan ngọ, thịt vịt lại vô cùng đắt hàng. Theo kinh nghiệm của ông cha, sở dĩ thịt vịt được ưa chuộng là do vào tháng 5 Âm lịch, tiết trời oi bức, cơ thể người thường bị một số bệnh về thời tiết. Vịt là con vật sống dưới nước, có tính hàn, ăn vào sẽ giúp cơ thể mát mẻ, bổ dưỡng, cân bằng âm dương.
Tết Đoan Ngọ
Hoa quả được chọn để cúng và ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ chủ yếu là các loại quả mùa hè, tươi ngon và có vị chua chua, thơm nức. Đó là những trái mận, đào, vải, chôm chôm, xoài, dưa hấu, đặc biệt là mận và vải. Nếu thiếu đi những thứ hoa quả này thì Tết Đoan Ngọ sẽ mất đi nhiều ý nghĩa.

Tự làm bò kho nước dừa ngon tuyệt

Bò kho nước dừa nấu theo kiểu miền Tây màu sắc hấp dẫn ăn kèm bánh mì nóng giòn vị bùi béo

Tự làm bò kho nước dừa

Nguyên liệu:

– Thịt nạm bò: 1 kg cắt khúc
– Hành tây: 1 củ cắt miếng
– Cà rốt: 2 củ cắt khúc
– Dầu điều: 2 muỗng canh
– Tỏi: 1 củ đập dập
– Đại hồi: 3 nhánh
– Đường: 1 muỗng canh
– Cà ri: 1 muỗng canh
– Sả: 1 nhánh đập dập
– Quế: 1 miếng nhỏ
– Nước tương: 1 muỗng canh
– Nước mắm: 6 muỗng canh
– Bột nêm: 2 muỗng canh
– Dừa tuơi: 2 trái

– Bột năng: 1 muỗng canh
– Trang trí: húng lủi, ớt đỏ, tiêu sọ, lá chanh.

Cách làm:  

– Thịt bò  rửa thật sạch, thái miếng vuông vừa ăn rồi sau đó bạn ướp thịt bò với các gia vị: đường, tiêu, muối, hành băm, tỏi tất cả 1 muỗng, gói gia vị bò kho, ướp trong khoảng 45 phút cho thịt bò ngấm đều gia vị.

Tự làm bò kho nước dừa

 

– Cho dầu điều vào phi thơm tỏi, sả, hành tây sau đó mới trút thịt bò vào xào săn, mở to lửa. Thêm nước dừa, đại hồi, quế vào nấu nhỏ lửa cho đến khi thịt bò chín mềm thì cho cà rốt ninh nhừ. Trước khi tắt bếp hòa chút bột năng cho nước sệt lại là được.

– Múc bò kho ra đĩa trang trí húng lủi, ớt đỏ, tiêu sọ, lá chanh.

Tự làm bò kho nước dừa

– Món này ăn nóng với bánh mỳ rất ngon

Công dụng chữa bệnh của chanh muối

Từ lâu, các ông bà xưa đã biết đến các tác dụng của chanh muối đối với sức khỏe cũng như dùng chữa nhiều chứng bệnh thường gặp trong gia đình. Quả vậy, chanh muối có rất nhiều công dụng hay, mời bạn cùng khám phá các công dụng tuyệt vời của chanh muối.

Công dụng chữa  bệnh của chanh muối

Chữa đầy hơi, ăn không tiêu

Nếu có cảm giác đầy bụng, ăn không tiêu, bạn hãy ngậm một miếng chanh muối hoặc có thể dầm với nước nóng rồi uống. Chanh muối có tác dụng tăng cường chuyển hóa thức ăn, giảm chướng bụng, trị đầy hơi, khó tiêu vô cùng hiệu quả.

Công dụng chữa  bệnh của chanh muối

Trị đau họng

Pha hỗn hợp nước chanh muối dùng để súc miệng ba lần mỗi ngày sẽ có tác dụng giảm cảm giác đau rát do viêm họng.

Trị cảm, ho hiệu quả

Vỏ chanh muối có nhiều tinh dầu, giúp làm thông cổ họng, vị mặn của chanh muối có thể sát trùng làm giảm ngứa cổ ngay tức khắc.

Cải thiện hệ tiêu hóa

Những người mắc bệnh đường ruột mãn tính sử dụng chanh muối thường xuyên giúp dễ tiêu hóa, cải thiện đường ruột.

Tiêu đờm

Ngậm chanh muối hoặc dầm với nước nóng uống giúp đờm tan rất nhanh. Trước khi đi ngủ ngậm một lát chanh muối, nuốt từ từ đến hết rồi ngủ, qua một đêm bạn sẽ thấy được tác dụng thần kỳ của nó.

Giảm cân, giữ dáng

Chanh muối giúp đốt cháy mỡ, tiêu hủy đi lượng mỡ thừa trên cơ thể khá nhanh. So với các phương pháp thông thường chỉ có thể giảm cân tại một số vùng nhất định trên cơ thể thì nước chanh muối ấm giảm mỡ thừa trên toàn cơ thể (mặt, nọng cằm, cổ, tay, chân, bụng, mông…) của bạn rất hiệu quả. Chính vì vậy, nếu muốn có một vóc dáng thon gọn, săn chắc, hãy chăm chỉ uống nước chanh muối ấm hàng ngày.

Bên cạnh những công dụng trên, theo Đông Y, chanh muối còn có thể khử âm trong máu, trị cảm, thương hàn…

Lợi ích sức khỏe kỳ diệu của hành muối

Hành muối có mặt trong mâm cơm truyền thống của nhiều gia đình Việt nhưng ít ai biết đến lợi ích sức khỏe của nó.

Không chỉ giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, hành muối còn có khả năng ngăn ngừa ung thư ruột kết nữa đấy!

Lợi ích sức khỏe kỳ diệu của hành muối

Không chỉ giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, hành muối còn có khả năng ngăn ngừa ung thư ruột kết nữa đấy!

loi-ich-suc-khoe-ky-dieu-cua-hanh-muoi-ngay-tet_1

Bộ bí kíp nấu ăn bằng tranh vẽ dễ thương

Nếu chưa biết cách rán nem giòn rụm hay cắt bánh gato không dính dao thì xem loạt hình minh họa dưới đây bạn sẽ hiểu ngay.

Cloud Pillow Studio gồm 4 thành viên, vừa mới được thành lập vào cuối tháng 9/2014 nhưng đã thu hút khá đông lượng fan nhờ những hình vẽ dễ thương. Trên Facebook, nhóm bạn trẻ này chia sẻ rất nhiều câu chuyện sinh động bằng tranh hay các mẹo nấu ăn dễ hiểu, thú vị.

Bí kíp nấu ăn bằng tranh vẽ

Bí kíp nấu ăn bằng tranh vẽ

  Bí kíp nấu ăn bằng tranh vẽ

Bí kíp nấu ăn bằng tranh vẽ

Bí kíp nấu ăn bằng tranh vẽ

Bí kíp nấu ăn bằng tranh vẽ

Bí kíp nấu ăn bằng tranh vẽ

Bí kíp nấu ăn bằng tranh vẽ

Bí kíp nấu ăn bằng tranh vẽ

Bí kíp nấu ăn bằng tranh vẽ

Bí kíp nấu ăn bằng tranh vẽ

Bảo quản thực phẩm khô đúng cách

Hầu như trong căn bếp nào cũng có một vài thực phẩm khô như gạo, lạc, đậu xanh, mực khô, tôm khô…Tuy nhiên, cách bảo quản để những thực phẩm này an toàn cho sức khỏe không phải bà nội trợ nào cũng nắm được.

Bảo quản thực phẩm khô đúng cách

Rất nhiều thực phẩm khô có giá trị dinh dưỡng không thua gì thực phẩm tươi và mang lại nhiều tiện dụng cho người nội trợ. Nhưng nếu bảo quản thực phẩm khô không đúng cách sẽ khiến thực phẩm xuất hiện nấm mốc, gây nhiều nguy hại đến sức khỏe, đặc biệt là bệnh ung thư gan.

Giá trị dinh dưỡng

Cũng như rau và trái cây, quá trình làm khô cũng làm mất đi một số loại vitamin trong cá như A,D,E…Tuy nhiên, người ta tìm thấy trong các loại hải sản khô như cá, mực, tôm. Hàm lượng đường, đạm, béo…của thực phẩm khô không thay đổi mà còn có vẻ dồi dào hơn và cô đặc do nước bị bốc hơi hết.

Lượng calorie của trái cây khô rất cao, trung bình là 275 kcal/100g, gấp 3-5 lần so với các loại hoa quả tươi ban đầu. Trong quá trình làm khô hoa quả, các loại vitamin không tránh khỏi bị mất đi nhưng khoáng chất có giá trị khác như can-xi, natri, sắt và ma-giê, cũng như cellulose và pectin, được bảo tồn nguyên vẹn và đầy đủ. Vì vậy, trái cây khô là loại thực phẩm tập trung tự nhiên của các chất dinh dưỡng.

Bệnh hiểm chực chờ

Bảo quản thực phẩm khô đúng cách
Trong các loại hải sản khô, nguồn vitamin các loại bị hao hụt đáng kể
Theo Bác sĩ CK1 Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, thực phẩm khô nếu không bảo quản đúng cách sẽ dễ bị mốc và nấm mốc. Aflatoxin là một loại độc tố do các loại nấm mốc Aspergillus flavus tạo ra, có thể gây ung thư gan và xơ gan. Loại vi nấm này có nhiều ở các loại ngũ cốc như: bắp, gạo, đậu phộng, hạt hướng dương…Không chỉ có các loại ngũ cốc, mà bất kể loại thực phẩm khô nào trong quá trình chế biến, vận chuyển, bảo quản không đúng đều có thể xuất hiện nấm mốc. Do vậy vấn đề bảo quản, không sử dụng các thực phẩm đã bị hỏng, bị nấm mốc là một vấn đề hết sức quan trọng, có ý nghĩa trong việc hạn chế tần suất xuất hiện bệnh ung thư gan nguyên phát.

Nấm mốc bám vào thực phẩm khi nấu chín cũng sẽ chết, không phát triển được trong cơ thể người, tuy nhiên độc tố có trong nấm chính là nguyên nhân gây hại cho cơ thể. Việc cạo hết mốc hay rửa bằng nước có thể sẽ không còn nhìn thấy vết nấm mốc trên thực phẩm nhưng độc tố đã ngấm sâu vào bên trong của thực phẩm. Vì thế, khi thực phẩm đã bị mốc thì dù có phơi dưới ánh nắng mặt trời cũng không thể làm chúng hết được. Ánh nắng mặt trời chỉ có tác dụng hút bớt độ ẩm và làm khô thực phẩm, để từ đó không làm thực phẩm bị mốc (giảm bớt điều kiện môi trường để nấm dễ phát triển). Vì vậy, khi thực phẩm đã bị mốc, tốt nhất là không nên sử dụng.

Cần bảo quản đúng

Bảo quản thực phẩm khô đúng cách

Khi bảo quản hải sản khô cần chú ý để chúng vẫn ngon và không bị nấm mốcNguyên tắc hàng đầu trong bảo quản thực phẩm khô là bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và tùy từng loại thực phẩm mà cân nhắc có nên bảo quản trong ngăn mát hay ngăn đá của tủ lạnh. Để giữ thực phẩm khô lâu bị ẩm mốc, dù là phơi hay đã sấy, phải để trong tủ lạnh (ngăn mát đựng rau quả), bao ngoài bằng lớp giấy báo hoặc giấy hút ẩm, kế đến là bao ni-lông cột chặt miệng lại. Bằng cách này, sản phẩm vẫn ngon và giữ được mùi vị đặc trưng trong vài tháng. Nếu thực phẩm đã bị nấm, mốc thì nên bỏ, không tiếp tục dùng vì trong thực phẩm mốc có chứa vi nấm có thể gây ung thư gan.

Đặc biệt, đối với những thực phẩm hải sản khô, sau khi mua về nên phơi lại 2-3 nắng cho thật khô. Nếu không ăn ngay mà cần bảo quản thì nên để vào lọ thủy tinh có nắp đậy hoặc gói kín bởi 2-3 lớp giấy báo, sau đó quấn bên ngoài một lượt ni-lông để ngăn mùi lan sang các loại thực phẩm khác rồi đặt lên ngăn đá tủ lạnh với nhiệt độ tốt nhất là -18⁰ C.

Việc đặt lên ngăn đá không làm hải sản khô đông cứng, mà trái lại là cách để giữ được độ dẻo ngon của hải sản khô. Không nên đặt dưới ngăn mát, độ bảo quản không được dài và hải sản khô sẽ bị hút mất hơi ấm khiến chứng trở nên cứng, ăn không còn ngon, ngọt. Để trong tủ lạnh độ 3-4 tuần, nên bỏ ra phơi lại rồi tiếp tục bảo quản như hướng dẫn trên.

 

Hương vị ẩm thực Tết đặc trưng của 3 miền

Với sự đa dạng và phong phú về các món ăn, mỗi miền lại đem đến một hương vị ẩm thực đặc sắc riêng biệt, cùng trải nghiệm với nền ẩm thực của 3 miền tổ quốc.

mam-co-ngay-Tet-mien-Nam

Cầu kì như ẩm thực miền Bắc

Banh chungBánh chưng

Khi nhắc đến những món ăn ngày Tết ở miền Bắc ta không thể không nhắc đến bánh chưng. Với nguyên liệu chính là gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ và lá dong, bánh chưng là loại bánh có lịch sử lâu đời và có vị trí đặc biệt trong tâm thức cộng đồng người Việt. Cảnh tượng gia đình quây quần bên bếp lửa bập bùng canh nồi bánh chưng làm cho không khí ngày Tết Việt vẫn cứ luôn rộn ràng, dù đời sống có biến đổi thế nào đi chăng nữa… Bánh chưng thường được đặt cùng dưa hành trên mâm cơm ngày Tết.

Ẩm thực tết 3 miền của người ViệtThịt đông là món ăn độc đáo của người miền Bắc

Thịt đông là một món ăn quen thuộc, đặc trưng của miền Bắc trong những ngày mùa đông và trong dịp Tết. Thịt đông có nguyên liệu chủ yếu là thịt lợn, đặc biệt là thịt chân giò, các gia vị cần chú ý là mộc nhĩ và hạt tiêu. Ngoài ra còn có bì lợn và có thể có sương đông (rau câu). Đây là món ăn nguội, lạnh, ăn với cơm nóng, khi ăn sẽ có cảm giác mát ở đầu lưỡi. Ăn thịt đông cùng với bánh chưng thêm dưa hành là đủ cảm nhận được hương vị của ngày Tết miền Bắc.

Ẩm thực tết 3 miền của người ViệtXôi gấc xuất hiện trong mâm cỗ Tết tượng trưng cho sự may mắn

Xôi gấc cũng là một món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ Tết miền Bắc. Ngay từ đầu tháng Chạp, khi mọi nhà đã chuẩn bị sắm sửa để lo Tết, các bà, các chị đi chợ không quên mua một quả gấc chín để nấu xôi cúng tất niên, vì màu đỏ tươi của gấc được coi là may mắn, đem lại mọi điều tốt lành cho cả năm. Đĩa xôi gấc đỏ tươi kết hợp với các món ăn được trang trí cầu kì tạo nên một bức tranh hài hòa trêm mâm cỗ Tết.

Ẩm thực tết 3 miền của người ViệtNem rán được ví là món ăn mang đậm hồn Việt

Nem rán (người miền Nam gọi là chả giò) – một món ăn độc đáo của người Việt và là món ăn tiêu biểu của ẩm thực ngày Tết của miền Bắc. Những miếng nem được rán vàng với lớp vỏ giòn rụm, nhân bên trong có thịt, trứng, mộc nhĩ, giá thơm mềm. Món ăn này được rất nhiều người ưa thích còn được coi là ” quốc hồn quốc túy ” của người Việt.

Đậm đà như ẩm thực miền Nam

Vào ngày Tết, nếu người dân miền Bắc có bánh chưng thì người miền Nam không thể thiếu bánh tét. Nguyên liệu làm bánh tét cũng gần giống bánh chưng nhưng thay vì được gói bằng lá dong, người ta gói bánh tét bằng lá chuối. Nhân bánh tét cũng khá đa dạng. Ngoài nhân đậu xanh thịt còn có nhân đỗ đen, nhân chuối hay nhân thập cẩm. Bánh tét thường được gói trước nửa tháng, bánh dùng để cúng tổ tiên trong ngày Tết ngoài ra còn được dùng làm quà biếu. Bánh tét được ăn cùng thịt kho tàu, dưa cải, củ kiệu mang hương vị riêng và hấp dẫn.

Ẩm thực tết 3 miền của người ViệtBánh tét của miền Nam được ví tương đương với bánh chưng của miền Bắc

 

 

Ẩm thực tết 3 miền của người ViệtCanh khổ qua nhồi thịt đơn giản và rất tốt cho sức khỏe

Theo quan niệm của người miền Nam thì  canh khổ qua là món ăn để mong ước sẽ qua đi sự cơ cực, không may mắn bắt đầu một năm mới tươi sáng. Đây là món ăn không thể thiếu trên mâm cơm ngày Tết của người miền Nam. Khổ qua có vị đắng đặc trưng không phải ai cũng ăn được nhưng nó lại có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Ẩm thực tết 3 miền của người Việt

Củ kiệu là món ăn luôn đứng đầu danh sách ẩm thực ngày Tết của người miền Nam

Tương tự như món dưa hành ở miền Bắc, miền Nam có  củ kiệu ngâm là đặc trưng của ẩm thực ngày Tết. Củ kiệu được làm sạch rồi đem phơi, sau đó cho củ kiệu vào lọ, cứ 1 lớp củ kiệu thì cho 1 lớp đường cát trắng rồi đậy kín để kiệu tự chảy ra nước, khoảng 10 ngày là ăn được. Củ kiệu được ăn cùng với tôm khô sẽ tạo thành một món ăn rất ngon. Món củ kiệu ngâm giản dị có vị chua thanh quện lẫn vị ngọt dịu, ăn giòn sẽ giúp bữa ăn ngon hơn và đỡ ngán.

Ẩm thực tết 3 miền của người Việt

Thịt kho hột vịt nước dừa  cũng là món ăn chắc chắn phải có trên mâm cỗ Tết của người miền Nam. Thịt kho là món ăn đơn giản, dễ làm và khá quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày ở cả 3 miền. Nhưng đối với người miền Nam, món ăn đậm đà đơn giản này lại luôn luôn song hành cùng món canh khổ qua và được trân trọng xếp vào danh sách “ẩm thực tiêu biểu ngày Tết”.

 

Phong phú như ẩm thực miền Trung

Người miền Trung ăn Tết cũng không thể thiếu bánh tét như người miền Nam. Bên cạnh bánh tét, người miền Trung có khá nhiều loại bánh khác cũng xuất hiện thường xuyên trên mâm cỗ ngày Tết nơi đây như    bánh in, bánh tổ, bánh lá răng bừa.

Ẩm thực tết 3 miền của người Việt Bánh in là món bánh cổ truyền đặc trưng của miền Trung

Bánh in là loại bánh có nguồn gốc từ Bình Định. Bánh được làm bằng bột nếp, dễ làm và là món bánh không thể thiếu trên mâm cỗ cúng tổ tiên vào ngày Tết ở bất kì gia đình nào. Những hạt gạo nếp xay nhuyễn cùng đường cát và đậu xanh tạo nên những chiếc bánh ngon đặc biệt và là nét văn hóa của mảnh đất miền Trung.

Ẩm thực tết 3 miền của người ViệtBánh tổ có xuất xứ từ Quảng nam và là món bánh ăn Tết của người dân nơi đây

Với người dân xứ Quảng Nam, bánh tổ là loại bánh của ngày Tết. Nguồn gốc bán có nhiều giả thuyết. Có người cho rằng, ban đầu chiếc bánh có tên gọi là “lùng kú” do những người Hoa gốc tạo ra. Giả thuyết khác thì nói món bánh này có nguồn gốc từ miền Bắc Việt Nam, do tổ mẫu Âu Cơ truyền dạy…Cũng có người cho rằng loại bánh này làm ra cốt là để cúng ông bà nên mới có tên gọi bánh tổ. Nguyên liệu chính làm nên bánh gồm có nếp, đường, hạt mè và gừng.

Ẩm thực tết 3 miền của người ViệtBánh răng lá bừa của người Thanh Hóa

Bánh lá răng bừa hay còn gọi là bánh tẻ của người Thanh Hóa có hình dạng trông giống cái răng bừa. Đây là loại bánh truyền thống được làm vào ngày rằm, ngày giỗ, ngày Tết Nguyên đán. Nguyên liệu làm bánh là gạo tẻ xay nhuyễn cùng nhân bánh gồm hành khô, thịt ba chỉ và mộc nhĩ băm nhỏ trộn chung với hạt tiêu. Khi ăn chấm với nước mắm ngon tạo nên hương vị bánh đặc biệt.

Ẩm thực tết 3 miền của người ViệtNgười miền Trung ăn Tết không thể thiếu dưa món

Bên cạnh các loại bánh cổ truyền, mâm cỗ ngày Tết của người miền Trung không thể thiếu một số loại thức ăn mặn khác như Dưa món, Tré…

Trong ngày Tết, người miền Bắc ăn bánh chưng với dưa hành, người miền Nam có món bánh tét với tôm khô củ kiệu, thì với người miền Trung dưa món không thể thiếu khi ăn kèm cùng bánh tét. Dưa món được kết hợp từ nhiều nguyên liệu như cà rốt, đu đủ, dưa leo, củ cải, củ kiệu…. được ngâm chua mặn, khi ăn lại hơi giòn giòn. Nghe qua có vẻ đơn giản nhưng để có được hủ dưa món đầy sắc và vị thì tốn không ít thời gian và sự tỉ mỉ.

Ẩm thực tết 3 miền của người ViệtTré là món ăn đặc trưng ăn Tết của người miền Trung

Được làm từ thứ thịt rẻ tiền của con heo như: tai, mũi, da (bì), thịt ba chỉ nên người ta gọi tré là món ăn của dân nghèo. Tuy vậy, tré vẫn là một món ngon, đặc sắc của biết bao thế hệ người dân xứ này. Khác về cách chế biến nhưng cũng như nem, món tré hội tụ đủ ngũ vị: mặn, ngọt, chua cay và chan chat. Trong những ngày Tết, tré được đặt lên ban thờ dâng tổ tiên và là món nhâm nhi, đãi khách trong những buổi gặp mặt đầu năm mới.

mam-co-tet-cua-mien-bac-1

Mâm cổ miền Bắc

Đất nước Việt Nam chữ S có 3 miền Bắc, Trung, Nam. Mỗi miền có những đặc trưng riêng trong ẩm thực ngày Tết để cùng tạo nên nét đa dạng trong Văn hóa Việt.

 

Khổ qua nhồi thịt ngày Tết

Món canh khổ qua nhồi thịt là món canh không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết của người miền Nam. Với ý nghĩa những cái khổ của năm cũ sẽ qua đi và năm mới nhiều may mắn, hạnh phúc hơn.
Khổ qua nhồi thịt ngày Tết
Nguyên liệu:
– 500g khổ qua
– 8 tai nấm mèo
—  củ hành tím
– Hành lá, ngò rí 200g
– Thịt heo (thịt vai)
– Nước mắm, tiêu, bột ngọt, muốiKhổ qua nhồi thịt ngày Tết

Cách làm:

– Cắt khổ qua làm đôi, móc ruột, chần qua nước sôi, xả lại nước lạnh, để ráo. Băm nhỏ hành tím. Ngâm nở nấm mèo, thái nhuyễn.

– Băm nhuyễn thịt nạc, trộn đều với hành tím, nấm mèo. Nêm 2 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh nước mắm, ½ muỗng cà phê tiêu. Nhồi thịt vào khổ qua.

Khổ qua nhồi thịt ngày Tết

– Đun nước dùng, cho khổ qua vào hầm. Vớt bọt khi nước sôi, hạ lửa để nước sôi riu riu. Nêm 1 muỗng cà phê hạt nêm, nấu cho khổ qua chín mềm. Nêm lại cho vừa ăn.

–  Múc khổ qua ra tô, rắc tiêu, trang trí với hành ngò. Dùng nóng. Dọn kèm nước mắm ngon.

– Có thể thay thế khổ qua nhồi thịt bằng khổ qua nhồi hải sản (tôm, cua, mực) hay khổ qua nhồi cá thác lác, chạo cá ba sa…

 

Cách làm giò xào tại nhà cực ngon

Hãy trổ tài làm món giò xào với thịt thủ lợn kết hợp với nấm hương, mộc nhĩ đảm bảo sẽ rất được cả nhà hưởng ứng trong mùa tết này.

Cách làm giò xào tại nhà cực ngon

Nguyên liệu làm giò xào

  • Lưỡi lợn: khoảng 400g
  • Thịt chân giò: 300g
  • Tai lợn: 1 cái khoảng 400g
  • Mộc nhĩ: 30g
  • Nấm hương: 50g
  • Gia vị, nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu, hành khô

Cách làm giò xào tại nhà cực ngon

Cách làm :

Bước 1: Mộc nhĩ, nấm hương ngâm vào 1 chút nước ấm rồi rửa sạch sau đó thái nhỏ. Hành khô bóc vỏ đập dập rồi băm nhỏ.

Cách làm giò xào tại nhà cực ngon

– Thịt chân giò, tai lợn cạo rửa sạch sẽ cho hết lông và mùi hôi, lưỡi lợn bạn đem chần qua nước sôi để dễ cạo bỏ phần màng trắng trên bề mặt lưỡi. Sau đó đun sôi nước cho khoảng 1 thìa dấm và 1 ít muối rồi bỏ tất cả các loại thịt vào luộc qua cho hết những bọt bẩn trong thịt và khi thái sẽ dễ hơn, đun khoảng 2 phút thì vớt ra, mang xả qua nước lạnh cho thịt nhanh nguội và không bị thâm.

Cách làm giò xào tại nhà cực ngon

Bước 2: Thái các loại thịt thành từng miếng mỏng rồi ướp thịt với 1 ít mắm, hạt nêm và gia vị trong khoảng 30 phút.

Cách làm giò xào tại nhà cực ngon

 

Bước 3: Cho 1 ít dầu vào chảo đun nóng rồi cho hành vào phi thơm, sau đó cho thịt vừa ướp vào xào cùng. Đảo đều tay khi xào và để lửa vừa cho thịt được chín đều, cho thêm 1 chút nước mắm vào thịt cho vừa ăn vì nước mắm sẽ làm cho thịt dậy mùi và thơm hơn xào trong khoảng 10phút đến khi thịt săn lại. Sau đó cho nấm hương và mộc nhĩ đã thái nhỏ vào xào cùng, khi thịt hơi cháy cạnh, tất cả nguyên liệu chín và ngấm gia vị thì rắc 1 chút hạt tiêu vào đảo đều rồi tắt bếp. Bạn cần chú ý trong khi xào thịt nếu xào quá kỹ thì giò sẽ khô, thịt xào chưa đủ độ thì giò sẽ không được thơm. Vì thế chỉ xào đến khi thịt tiết mỡ và hơi cháy cạnh là được.

 

Cách làm giò xào tại nhà cực ngon

Bước 4: Bạn cần chuẩn bị sẵn vài tấm lá chuối rửa sạch và hơ qua lửa cho lá mềm, cuốn thịt sẽ dễ dàng hơn. Khi thịt vừa xào xong, trong khi vẫn còn nóng nhanh tay cho thịt ra lá đã được chuẩn bị sẵn rồi gói lại và dùng lạt buộc cho chắc. Sau đó sử dụng các vật nặng để ép giò như thới gỗ, nồi…với cách này thì bạn không cần để trong tủ lạnh mà vẫn có cây giò chắc nịch và để được lâu.

Nếu không có lá chuối bạn có thể sử dụng bằng chai nhựa hoặc khuôn bằng inox: Khi thịt còn nóng dùng thìa xúc thịt và khuôn, vừa cho thịt vào vừa dùng thìa ấn thit xuống. Sau đó vặn vít để nén thịt, để nguội rồi cho vào tủ lạnh khoảng 1-2h.

Cách làm giò xào tại nhà cực ngonCho thịt vào khuôn

Cách làm giò xào cũng không quá phức tạp chỉ cần 1 chút khéo léo, tỉ mỉ là bạn đã có 1 cây giò thơm ngon. Những miếng giò béo ngậy , giòn sần sật đậm đà cùng với vị thơm của hạt tiêu. Đây sẽ là món ăn rất ngon để bạn trổ tài trong dịp tết sắp đến hoặc có thể sử dụng để làm quà biếu.

Cách làm giò xào tại nhà cực ngon

Chúc bạn thành công và ngon miệng với món giò xào!

Hãy trổ tài làm món giò xào với thịt thủ lợn kết hợp với nấm hương, mộc nhĩ đảm bảo sẽ rất được cả …