Tag Archives: món ăn truyền thống

Những món ăn để trong ngày Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày Tết cổ truyền của Việt Nam.Cứ đến ngày này, các gia đình lại chuẩn bị những món ăn, hoa quả, bánh trái và thịt vịt là món ăn truyền thống không thể thiếu trong trong ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5.

banh-u-nuoc-tro1-
Bánh tro là món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam và một số nơi của Miền Bắc.
Tết Đoan Ngọ
Bánh tro có nhiều tên và hình dáng khác nhau như bánh ú, bánh gio, bánh âm và có vài biến thể khác nhau theo điệu phương. Bánh tro (gio) được bán nhiều nhất trong ngày Tết Đoan Ngọ bởi người ta luôn tin rằng khi ăn bánh tro, cũng như hoa quả và rượu nếp vào ngày này, bệnh tật trong người sẽ tiêu tan hết.
Tết Đoan Ngọ
Bánh gio của người miền Bắc thường không có nhân và được chấm với đường hoặc mật ong, mật mía.
Còn bánh ú tro của người miền Nam Trung Bộ trở vào thi có nhân ngọt (thường là đậu đỗ trộn đường nặn tròn hoặc nhân mặn có thêm thịt heo phía trong).
Còn bánh ú tro của người miền Nam Trung Bộ trở vào thi có nhân ngọt (thường là đậu đỗ trộn đường nặn tròn hoặc nhân mặn có thêm thịt heo phía trong).
Tết Đoan Ngọ
Chè trôi nước không chỉ là món chè truyền thống trong ngày 3/3 âm lịch, mà nó còn là món ăn được yêu thích vào ngày Tết Đoan ngọ. Từng viên chè tròn làm bằng bột nếp trắng, bên trong có nhân đậu xanh, ăn cùng với nước cốt dừa rất hấp dẫn.
Tết Đoan Ngọ
Cũng như bánh tro, cơm rượu nếp được bán rất nhiều trong Tết Đoan Ngọ. Người ta tin rằng, ăn rượu nếp (nhất là lúc bụng còn đang đói) sẽ làm cho các loại “sâu bọ” trong người “say” mà chết đi.Theo truyền thống của từng miền, vào ngày này, ngoài hoa quả, những món ăn cũng khác nhau. Tại Hà Nội và một số vùng của miền Bắc ngày này, rượu nếp, đặc biệt là rượu nếp cẩm, là món không thể thiếu. Người ta cho rằng, bộ phận tiêu hoá của con người thường có các loại ký sinh gây hại và chúng nằm sâu trong bụng nên không phải lúc nào cũng diệt được. Duy có ngày mồng 5/5 (âm lịch), các loại ký sinh này thường ngoi lên, con người có thể ăn thức ăn, hoa quả vị chua, chát và nhất là rượu nếp, có thể loại bỏ chúng.
Tết Đoan Ngọ
Không như cơm rượu của miền Bắc thường rời, cơm rượu miền Trung ép thành từng khối thì cơm rượu miền Nam được vo thành viên tròn. Bạn nhớ đừng tham cái vị ngọt lử của nếp mà ăn nhiều kẻo mình lại… say trước sâu
Tết Đoan Ngọ
Thịt vịt là món ăn truyền thống không thể thiếu trong trong ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5.
Tết Đoan Ngọ
Thường thì người ta kiêng ăn thịt vịt vào đầu tháng. Tuy nhiên, tới dịp tết Đoan ngọ, thịt vịt lại vô cùng đắt hàng. Theo kinh nghiệm của ông cha, sở dĩ thịt vịt được ưa chuộng là do vào tháng 5 Âm lịch, tiết trời oi bức, cơ thể người thường bị một số bệnh về thời tiết. Vịt là con vật sống dưới nước, có tính hàn, ăn vào sẽ giúp cơ thể mát mẻ, bổ dưỡng, cân bằng âm dương.
Tết Đoan Ngọ
Hoa quả được chọn để cúng và ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ chủ yếu là các loại quả mùa hè, tươi ngon và có vị chua chua, thơm nức. Đó là những trái mận, đào, vải, chôm chôm, xoài, dưa hấu, đặc biệt là mận và vải. Nếu thiếu đi những thứ hoa quả này thì Tết Đoan Ngọ sẽ mất đi nhiều ý nghĩa.

Cách làm dưa kiệu ngày Tết

Có nhiều cách làm dưa kiệu, mời các bạn thử một cách ướp dưa kiệu với đường cho lên men tự nhiên không cần dùng giấm nhé! Dưa kiệu có vị chua chua, giòn giòn chắc chắn sẽ là món ăn kèm chống ngán rất tuyệt cho dịp Tết.
cu kieu
Nguyên liêu :
– 1 kg kiệu
– 2 muỗng canh muối hột ( hay tro bếp)
– 1 muỗng cà phê phèn chua
– Giấm trắng – 350g đường
Cách làm dưa kiệu ngày Tết
Kiệu rửa sạch đất, trộn 1/2 chén muối (hoặc tro bếp), đổ nước xâm xấp, ngâm kiệu từ tối đến sáng (12 tiếng) và đem rửa sạch nhiều lần.
Cách làm dưa kiệu ngày Tết
  •  Ngâm tiếp vào nước phèn chua rồi phơi nắng một giờ (trong nước phèn chua) và xả sạch nhiều lần.

  • Cách làm dưa kiệu ngày Tết
  • Đem kiệu cắt chân và lá gọn gàng.

    Cách làm dưa kiệu ngày Tết

    _ Đổ kiệu ra rổ, đem phơi cho đến khi kiệu hơi héo bề mặt. Nếu như thời tiết lạnh, không có nắng, có thể đem sấy kiệu ở trong tủ sấy ở 100 ̊C trong 30 phút, trong quá trình sấy nên mở nắp lò để hơi nước dễ bốc hơi. Tránh sấy kiệu khô quá, kiệu sẽ dai, mất đi độ giòn.

    Cách 1:

    – Tiếp theo là rửa kiệu qua 1 chén giấm rồi vớt ra, rửa lần lượt cho đến khi hết kiệu trong rỗ. Rồi cho tất cả kiệu đã rữa qua giấm vào một thâu lớn, ướp với đường , ướp theo kiểu cứ 1 lớp kiệu lại rải 1 lớp đường. Ướp tầm 2 ngày kiệu tự động lên men, lúc đó thì đường đã tan hết.

  • Cách làm dưa kiệu ngày Tết
  • Lưu ý: Trong quá trình ướp kiệu thỉnh thoảng ta rưới nước đường lên kiệu và đạy đạy kín, để thật vệ sinh. Cách này sẽ tốn nhiều thời gian trong suốt quá trình làm.
  • Cách 2: Nấu hỗn hợp dấm đường ngâm kiệu: Nấu một chén dấm + một chén đường đầy +1/3 muỗng cà phê muối nấu tan đường, tắt bếp, để thật nguội. Sau đó xếp kiệu vào keo. Chế dấm đường vào, để khoảng 2 tuần là có thể dùng được.
  • Cách làm dưa kiệu ngày Tết
  • Lưu ý: Dùng bao nylon sạch, bỏ vào một chút nước, cột bao lại, bỏ lên trên kiệu để tránh trường hợp kiệu bung lên không ngập trong nước. Khoảng 2 tuần sau, nước kiệu sẽ ra. Vì thế nhìn vào kiệu sẽ trong và đẹp.

  •  Nếu các bạn muốn hũ kiệu thật đẹp thì nên thay 2 lần nước kiệu: Lần đầu: Nấu một chén dấm + một chén đường đầy +1/4 muỗng cà phê muối nấu tan, để thật nguội, ngâm kiệu khoảng một tuần. Sau đó đổ nước đi và thay thế bằng lần nước thứ 2 (một chén dấm +1 chén đường đầy +1/3 muỗng cà phê muối) rồi ngâm thêm một tuần nữa là có thể dùng được)