Kiệu rửa sạch đất, trộn 1/2 chén muối (hoặc tro bếp), đổ nước xâm xấp, ngâm kiệu từ tối đến sáng (12 tiếng) và đem rửa sạch nhiều lần.
-
Ngâm tiếp vào nước phèn chua rồi phơi nắng một giờ (trong nước phèn chua) và xả sạch nhiều lần.
-
Đem kiệu cắt chân và lá gọn gàng.
_ Đổ kiệu ra rổ, đem phơi cho đến khi kiệu hơi héo bề mặt. Nếu như thời tiết lạnh, không có nắng, có thể đem sấy kiệu ở trong tủ sấy ở 100 ̊C trong 30 phút, trong quá trình sấy nên mở nắp lò để hơi nước dễ bốc hơi. Tránh sấy kiệu khô quá, kiệu sẽ dai, mất đi độ giòn.
Cách 1:
– Tiếp theo là rửa kiệu qua 1 chén giấm rồi vớt ra, rửa lần lượt cho đến khi hết kiệu trong rỗ. Rồi cho tất cả kiệu đã rữa qua giấm vào một thâu lớn, ướp với đường , ướp theo kiểu cứ 1 lớp kiệu lại rải 1 lớp đường. Ướp tầm 2 ngày kiệu tự động lên men, lúc đó thì đường đã tan hết.
- Lưu ý: Trong quá trình ướp kiệu thỉnh thoảng ta rưới nước đường lên kiệu và đạy đạy kín, để thật vệ sinh. Cách này sẽ tốn nhiều thời gian trong suốt quá trình làm.
- Cách 2: Nấu hỗn hợp dấm đường ngâm kiệu: Nấu một chén dấm + một chén đường đầy +1/3 muỗng cà phê muối nấu tan đường, tắt bếp, để thật nguội. Sau đó xếp kiệu vào keo. Chế dấm đường vào, để khoảng 2 tuần là có thể dùng được.
-
Lưu ý: Dùng bao nylon sạch, bỏ vào một chút nước, cột bao lại, bỏ lên trên kiệu để tránh trường hợp kiệu bung lên không ngập trong nước. Khoảng 2 tuần sau, nước kiệu sẽ ra. Vì thế nhìn vào kiệu sẽ trong và đẹp.
- Nếu các bạn muốn hũ kiệu thật đẹp thì nên thay 2 lần nước kiệu: Lần đầu: Nấu một chén dấm + một chén đường đầy +1/4 muỗng cà phê muối nấu tan, để thật nguội, ngâm kiệu khoảng một tuần. Sau đó đổ nước đi và thay thế bằng lần nước thứ 2 (một chén dấm +1 chén đường đầy +1/3 muỗng cà phê muối) rồi ngâm thêm một tuần nữa là có thể dùng được)