Tag Archives: truyền thống

Những câu đối mừng năm mới của các nhà thơ lỗi lạc Việt Nam

Câu đối tết là một trong những truyền thống tốt đẹp của cha ông ta để lại. Từ trong thơ ca của các nhà thơ lỗi lạc xưa Việt Nam đã nhắc nhiều đến câu đối dù trong khó khăn không thể thiếu trong mùa xuân” Thịt mỡ, dưa hành , câu đối đỏ”.

Ngày nay tục lệ treo câu đối trước cửa nhà không còn phổ biến nhiều tuy nhiên việc chúc tết nhau bằng những câu đối luôn là đề tài nóng bỏ trong những ngày giáp tết, qua tin nhắn,  Faccbook, Zalo…

Cạn ly mừng năm qua đắc lộc
Nâng cốc chúc năm mới phát tài
Xuân Triêu hạ bút ức tiền nhân
Quế mộ cử bôi hoài cựu hữu
Tân niên hạnh phúc bình an tiến
Xuân nhật vinh hoa phú quý lai
Tạm dịch :
Năm mới hạnh phúc bình an đến
Ngày Xuân vinh hoa phú quý về.
Ðuột trời ngất một cây nêu, tối ba mươi ri là Tết
Vang đất đùng ba tiếng pháo, rạng ngày mồng một rứa cũng Xuân.

(Nguyễn Công Trứ)

Ðấp gốc cây cao, Tết đến thắp hương thơm đèn sáng,
Khơi nguồn nước mát, Xuân về dâng trái ngọt hoa thơm.

Tối ba mươi, nợ réo tít mù, ấy mới Tết,
Sáng mồng một, rượi tràn quí tị, ái chà Xuân.

Tết có cóc gì đâu, uống một vài be củ tỏi,
Nợ đâm ương ra đó, nói ba bốn chuyện cà riềng.

Thơ Nguyễn Công Trứ

Ba vạn sáu ngàn ngày, góp lại chốc đà trăm bận Tết,
Một năm muời hai tháng, ước chi đủ cả bốn mùa Xuân.

Nực cười thay! Nêu không, pháo không, vôi bột cũng không, mà Tết,
Thôi cũng được! Rượu có, nem có, bánh chưng đều có, thừa Xuân.

 Thơ Tú Xương

Ủa! Tết đến rồi đó, chẳng lẽ trơ cùi cùng tuế nguyệt,
Kìa! Xuân sang đấy ư, thôi đành mở múi với giang sơn.

Ngào ngạt mùi hương, dẫu tại đất người, không mất gốc,
Lung linh ánh lữa, dù xa quê cũ, chẳng quên nguồn.

Xuân vẫn còn dài, hướng đến tương lai vùng đất mới,
Tết dù đã ngắn, quay nhìn dĩ vãng cảnh người xưa.

Già trẻ gái trai đều khoái Tết,
Cỏ cây hoa lá cũng mừng Xuân.

Chúng nó dại vô cùng, pháo nổ đì đùng thêm mất chó,
Ông đây khôn bất trị, rượu say túy lúy lại nằm mèo.

Thơ Nguyễn Khuyến

Nực cười thay: nêu không, pháo không, vôi bột cũng không, mà tết!
Thôi cũng được: rượu có, nem có, bánh chưng cũng có, thừa chơi!

Xuân về chớ để xuân đi, thương kẻ quạt nồng cùng ấp lạnh
Năm mới khác gì năm cũ, van người bán muối với mua vôi

Vui xuân, xuân cả một trời, có lẽ đâu đâu cũng vậy
Người học, học cho hết sách, hay là thế thế mà thôi


Thơ Trần Tế Xương

Năm mới chúc nhau

“Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau

Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu

Phen này ông quyết đi buôn cối

Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu”.

“Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang

Đứa thời mua tước, đứa mua quan

Phen này ông quyết đi buôn lọng

Vừa chửi vừa la cũng đắt hàng”.

“Nó lại mừng nhau cái sự giàu

Trăm nghìn vạn mớ để vào đâu

Phen này ắt hẳn gà ăn bạc

Đồng rụng đồng rơi lọ phải cầu”.

“Nó lại mừng nhau sự lắm con

Sinh năm đẻ bẩy được vuông tròn

Phố phường chật hẹp người đông đúc

Bồng bế nhau lên nó ở non”.

Thơ Trần Tế Xương

** Hay những câu đối  cận đại cũng làm câu đối xuân cho những mảnh đời tha hương cầu thực

Đêm 30 nghe tiếng pháo nổ… Đùng !… ờ ờ… Tết
Sáng mùng 1 ra chạm niêu đánh… Cộc !… á à… Xuân

Xuân tha hương, sầu thương về quê mẹ
Tết xa nhà, buồn bã nhớ quê cha

Tết với chả xuân, sáng mì gói tối mì gói, sợ vợ buồn ngán mà không bỏ nuốt vội để mà no
Dậu rồi thì Tuất, xưa kéo cày nay kéo cày, lo chủ đuổi mệt chẳng dám ngưng làm nhanh không mất việc.

Số lông vịt xác xơ, tiền chỉ mấy xu, sắm nào được gì, nên không mong tết
Đời ve chai tan nát, tuổi đà dăm bó, cho có ai thèm, mới chẳng tiếc xuân.

Đêm ba mươi, đếm tờ lịch, ba mươi tờ buồn xa tháng cũ
Sáng mồng một, ngắm cành mai, đơn một cành vui đón năm mới.

Khoai lang sùng nhúng bột… chiên, đậm đà vị mứt mốc, thẫn thờ tưởng nhớ tết quê cha
Hột mít sượng lùi tro… nướng, thoang thoảng mùi chè thiu, đờ đẫn mơ màng xuân đất mẹ.

Tết tha hương có bánh chưng, bánh tét sao không thấy tết
Xuân viễn xứ cũng cành đào, cành mai mà chẳng gặp xuân.

Trời thêm tuổi mới, người thêm thọ
Xuân khắp mọi nơi, phúc khắp nhà

Niên hữu tứ thời, xuân vi thủ
Nhân sinh bách hạnh, hiếu vi tiên.

Sưu tầm

Câu đối tết món quà Xuân

Năm hết tết đến theo truyền thống người Việt Nam, câu đối Tết như một món quà Xuân đầy ý nghĩa  gửi tặng bạn bè, người thân những câu đối tết hay dí dỏm chúc nhau.

Thiệp xuân đẹp gửi tặng người thân

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Tối ba mươi, nợ réo tít mù, ấy mới Tết,
Sáng mồng một, rượi tràn quí tị, ái chà Xuân.

2. Chúc Tết đến trăm điều như ý
Mừng Xuân sang vạn sự thành công

3. Ðấp gốc cây cao, Tết đến thắp hương thơm đèn sáng,
Khơi nguồn nước mát, Xuân về dâng trái ngọt hoa thơm.

4. “Tối ba mươi khép cánh càn khôn, ních chặt lại kẻo Ma vương đưa quỷ tới,
Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ rước Xuân vào”

5. “Thiên tăng tuế nguyệt, niên tăng thọ
Xuân mãn càng khôn, phúc mãn đường”

(Trời thêm tuổi mới, năm thêm thọ
Xuân khắp càn khôn, phúc khắp nhà)

6. Phước thâm tự hải (hạnh phúc nhiều sâu như biển)
Lộc cao như sơn (của cải nhiều cao như núi)

7. “Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái Tết
Ước gì nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa Xuân”

8. Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ
Nhân bách hạnh hiếu vi tiên.

Năm có bốn mùa, mở đầu bằng mùa Xuân;
Người ta có trăm tính nhưng tính hiếu thảo là cần trước hết.

9. Ðấp gốc cây cao, Tết đến thắp hương thơm đèn sáng,
Khơi nguồn nước mát, Xuân về dâng trái ngọt hoa thơm.

10. Tân niên hạnh phúc bình an tiến
Xuân nhật vinh hoa phú quý lai
Nghĩa là:
Năm mới hạnh phúc bình an đến
Ngày Xuân vinh hoa phú quý về

11. Trời thêm tuổi mới, người thêm thọ
Xuân khắp mọi nơi, phúc khắp nhà

12. Đa phúc đa tài đa phú quý
Đắc tài đắc lộc đắc nhân tâm

13. Tết đến, rượu ngon đưa mấy chén
Xuân về, bút mới thử vài trang
Tranh pháo vui xem đàn trẻ nhỏ
Tóc râu thêm một sợi tuổi trời cao.

14. Niên hữu tứ thời, xuân vi thủ
Nhân sinh bách hạnh, hiếu vi tiên

15. Ngào ngạt mùi hương, dẫu tại đất người, không mất gốc,
Lung linh ánh lữa, dù xa quê cũ, chẳng quên nguồn.

16. An khang phú quý thái thái bình
Bách lão bá niên trường trường thọ
Chiều ba mươi nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa,
Sáng mồng một rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà”
(Nguyễn Công Trứ)

“Tối ba mươi, giơ cẳng đụng cây nêu
Ủa ! Tết !
Sáng mồng một, lắng tai nghe lời chúc
Ồ ! Xuân !” ()
“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” ()

– Phước thâm tự hải (hạnh phúc nhiều sâu như biển)
– Lộc cao như sơn (của cải nhiều cao như núi)

Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái Tết
Ước gì nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa Xuân. ()

Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ
Nhân bách hạnh hiếu vi tiên.
Tạm dịch :
(Năm có bốn mùa, mở đầu bằng mùa Xuân;
Người ta có trăm tính nhưng tính hiếu thảo là cần trước hết.)

Xuân tha hương, nhấp giọt rượu sầu, nhớ vòm trời đất nước !
Tết xứ người, hớp ngụm cafe đắng, thương mảnh đất quê nhà !

(Quảng Ngôn)

Thiệp chúc tết Ất Mùi 2015 đẹp

Cạn ly mừng năm qua đắc lộc
Nâng cốc chúc năm mới phát tài
Xuân Triêu hạ bút ức tiền nhân
Quế mộ cử bôi hoài cựu hữu
Tân niên hạnh phúc bình an tiến
Xuân nhật vinh hoa phú quý lai
Tạm dịch :
Năm mới hạnh phúc bình an đến
Ngày Xuân vinh hoa phú quý về.
Ðuột trời ngất một cây nêu, tối ba mươi ri là Tết
Vang đất đùng ba tiếng pháo, rạng ngày mồng một rứa cũng Xuân
(Nguyễn Công Trứ)

Ðấp gốc cây cao, Tết đến thắp hương thơm đèn sáng,
Khơi nguồn nước mát, Xuân về dâng trái ngọt hoa thơm.

Tối ba mươi, nợ réo tít mù, ấy mới Tết,
Sáng mồng một, rượi tràn quí tị, ái chà Xuân.

Tết có cóc gì đâu, uống một vài be củ tỏi,
Nợ đâm ương ra đó, nói ba bốn chuyện cà riềng.

(Nguyễn Công Trứ)

Ba vạn sáu ngàn ngày, góp lại chốc đà trăm bận Tết,
Một năm muời hai tháng, ước chi đủ cả bốn mùa Xuân.

Nực cười thay! Nêu không, pháo không, vôi bột cũng không, mà Tết,
Thôi cũng được! Rượu có, nem có, bánh chưng đều có, thừa Xuân.

(Tú Xương)

Ủa! Tết đến rồi đó, chẳng lẽ trơ cùi cùng tuế nguyệt,
Kìa! Xuân sang đấy ư, thôi đành mở múi với giang sơn.

Ngào ngạt mùi hương, dẫu tại đất người, không mất gốc,
Lung linh ánh lữa, dù xa quê cũ, chẳng quên nguồn.

Xuân vẫn còn dài, hướng đến tương lai vùng đất mới,
Tết dù đã ngắn, quay nhìn dĩ vãng cảnh người xưa.

Già trẻ gái trai đều khoái Tết,
Cỏ cây hoa lá cũng mừng Xuân.

Chúng nó dại vô cùng, pháo nổ đì đùng thêm mất chó,
Ông đây khôn bất trị, rượu say túy lúy lại nằm mèo
(Nguyễn Khuyến)

Đêm 30 nghe tiếng pháo nổ… Đùng !… ờ ờ… Tết
Sáng mùng 1 ra chạm niêu đánh… Cộc !… á à… Xuân

Xuân tha hương, sầu thương về quê mẹ
Tết xa nhà, buồn bã nhớ quê cha

Tết với chả xuân, sáng mì gói tối mì gói, sợ vợ buồn ngán mà không bỏ nuốt vội để mà no
Dậu rồi thì Tuất, xưa kéo cày nay kéo cày, lo chủ đuổi mệt chẳng dám ngưng làm nhanh không mất việc.

Số lông vịt xác xơ, tiền chỉ mấy xu, sắm nào được gì, nên không mong tết
Đời ve chai tan nát, tuổi đà dăm bó, cho có ai thèm, mới chẳng tiếc xuân.

Đêm ba mươi, đếm tờ lịch, ba mươi tờ buồn xa tháng cũ
Sáng mồng một, ngắm cành mai, đơn một cành vui đón năm mới.

Khoai lang sùng nhúng bột… chiên, đậm đà vị mứt mốc, thẫn thờ tưởng nhớ tết quê cha
Hột mít sượng lùi tro… nướng, thoang thoảng mùi chè thiu, đờ đẫn mơ màng xuân đất mẹ.

Tết tha hương có bánh chưng, bánh tét sao không thấy tết
Xuân viễn xứ cũng cành đào, cành mai mà chẳng gặp xuân.

Trời thêm tuổi mới, người thêm thọ
Xuân khắp mọi nơi, phúc khắp nhà

Niên hữu tứ thời, xuân vi thủ
Nhân sinh bách hạnh, hiếu vi tiênhinh-nen-hoa-mai-4

Ý tưởng trang trí nhà độc đáo cho lễ Halloween

– Halloween là một ngày lễ hội truyền thống được tổ chức vào đêm ngày 31 tháng 10 hàng năm. Đây vốn là ngày lễ truyền thống của các nước phương Tây nhưng ngày nay đã trở nên phổ biến ở nhiều nước khác trên thế giới.
Tranh trí nhà cho ngày hallowen
Tranh trí nhà cho ngày hallowen
Tranh trí nhà cho ngày hallowen

Vào dịp này, các ngôi nhà thường được trang trí bằng các loại biểu tượng xung quanh Halloween. Chẳng hạn như các hình ma quỷ, đầu lâu xương sọ và đèn bí ngô để xua đuổi các linh hồn và cũng là dịp thể hiện sự sáng tạo với hàng xóm về tác phẩm của gia đình mình. Các yếu tố của mùa thu, đặc biệt là bí ngô và bù nhìn rất phổ biến.

Tranh trí nhà cho ngày hallowen
Tranh trí nhà cho ngày hallowen

Hình ảnh Halloween bao gồm các chủ đề về cái chết, xấu xa, huyền bí, hoặc quái vật thần thoại. Màu đen và màu da cam là những màu sắc truyền thống của kỳ nghỉ.

Tranh trí nhà cho ngày hallowen

Tranh trí nhà cho ngày hallowen

Trick-or-treating (dịch là cho kẹo hay bị ghẹo) là một phong tục vui nhộn cho trẻ em vào đêm Halloween. Trẻ em trong trang phục halloween và xách theo một túi để đựng kẹo đi từ nhà này sang nhà khác đòi kẹo, đôi khi đòi tiền bạc với câu hỏi, “Trick-or-treat ?”. Những đứa trẻ sẽ nghịch ngợm, chọc phá chủ nhà hoặc tài sản của họ nếu kẹo không được đưa ra.

Tranh trí nhà cho ngày hallowen

Tranh trí nhà cho ngày hallowen
Tranh trí nhà cho ngày hallowen
Tranh trí nhà cho ngày hallowen
Chủ nhà khi tham gia vào Halloween thường trang trí lối vào riêng của họ với những hình nhựa, giấy, bộ xương và đèn bí ngô.
Tranh trí nhà cho ngày hallowen
Tranh trí nhà cho ngày hallowen
Tranh trí nhà cho ngày hallowen
Một số chủ nhà thường để kẹo trong chậu ở ngoài cổng hoặc trực tiếp đưa cho những đứa trẻ. Trong những năm gần đây, trick-or-treat đã lan rộng đến mọi nhà trong một khu phố, bao gồm cả nhà ở cao cấp và chung cư cao tầng.
Tranh trí nhà cho ngày hallowen
Tranh trí nhà cho ngày hallowen
Tranh trí nhà cho ngày hallowen
Tranh trí nhà cho ngày hallowen
Trang phục Halloween truyền thống theo mô hình nhân vật siêu nhiên như những con quái vật, ma quỷ, bộ xương, phù thủy, và ma quỷ.
Trang phục Hallowen
Trang phục Hallowen
Trang phục Hallowen
Trang phục Hallowen
Trang phục Hallowen
Trang phục Hallowen
 Game thời trang Halloween dành cho bộ tìm các ý tưởng thiết kế kiểu đồ thời trang bạn gái cho đêm lễ hội ma quái đầy thú vị này.
Trang phục Hallowen
trang-phuc-hollowen-54-_vn
trang-phuc-hollowen-63-_vn
trang-phuc-hollowen-164-_vn
Trang phục Hallowen
Theo thời gian, việc lựa chọn trang phục mở rộng để bao gồm các nhân vật nổi tiếng từ tiểu thuyết, người nổi tiếng, và các nguyên mẫu chung chung như ninja và công chúa.

Lễ hội cúng thần lúa của người Mạ

Lễ cúng Yang Koi (hay còn gọi là cúng thần lúa) là lễ cúng lớn nhất của người Mạ trong một năm. Theo quan niệm của người Mạ, thần lúa là vị thần liên quan trực tiếp đến lương thực của cộng đồng, nên nghi lễ cúng Yang Koi để tạ ơn một vụ gieo trồng trọn vẹn, cầu mong xuống giống một vụ lúa mới tươi tốt, no đủ.

Lễ hội cúng thần lúa của người Mạ
Khèn bầu, dàn chiêng 6 tấu lên thông báo buổi lễ bắt đầu.

 

Thời gian cúng thường tổ chức vào tháng 2 đến tháng 3 Âm lịch, khi người Mạ đã thu hoạch xong mùa màng, với sự tham gia của cả bon (làng), thậm chí cả cộng đồng dân cư sinh sống quanh đó. Trước buổi lễ, những người có trách nhiệm sẽ chọn một ngọn núi được xem là nơi thần linh ngự trị sẽ được chọn để làm lễ. Người cúng là người có uy tín trong cộng đồng thay mặt dân làng hành lễ, cầu xin phúc đến, họa trừ cho mọi người.

Lễ hội cúng thần lúa của người Mạ
Già làng – chủ lễ thổi tù, báo cáo Yang, thần linh và thông báo với buôn làng gần xa về việc tổ chức lễ hội.

 

Ðể chuẩn bị cho lễ cúng, đàn ông Mạ vào rừng chọn những cây tre cao, thẳng đem về khoảng sân để hành lễ. Chính giữa cây tre cắm chùm gai mây tượng trưng cho bông lúa. Cây tre được phân chia thành nhiều nấc với các hình vuông, tròn bao trùm và tỏa xuống phía dưới gốc có nhiều dây trang trí các hình tượng con dê bằng lạt tre rất sinh động.

Lễ hội cúng thần lúa của người Mạ
Chủ lễ thực hiến nghi thức hiến sinh cúng Yang.

 

Lễ vật tùy theo điều kiện kinh tế của buôn làng mà già làng đứng ra làm chủ tế. Ở từng hộ riêng, tùy khả năng mà gia chủ giết gà, vịt, heo, dê hoặc trâu để làm lễ cúng dâng lên vị thần và gia chủ tự cúng.

Lễ hội cúng thần lúa của người Mạ
Lễ cúng thần linh.

 

 

Sau nghi lễ cúng tế của già làng, bà con dân tộc Mạ cùng nhau thưởng thức lễ hội ẩm thực, tiếng cồng chiêng hoà nhịp theo các bài hát, điệu nhảy múa của các cô gái, chàng trai tạo nên không khí rộn ràng với mong ước cho một vụ lúa mới bội thu.

Lễ hội cúng thần lúa của người Mạ
Phần hội rộn ràng với xoang, diễn tấu nhạc cụ truyền thống.

Dàn chiêng và khèn bầu nổi nhạc báo hiệu kết thúc nghi thức cúng và chuyển sang phần hội. Mọi người cùng nắm tay trong vòng xoang rộn ràng và cùng uống rượu cần, thưởng thức những món ăn truyền thống.

Lễ hội cúng thần lúa của người Mạ
Cùng thưởng thức rượu cần cùng các lễ vật sau lễ hội.

Theo truyền thống, lễ hội Yang Koi kéo dài đến 3 ngày đêm, có khi cả tuần lễ chủ yếu là các hoạt động vui chơi của thanh niên. Nhưng ngày nay, việc tổ chức lễ hội thường chỉ diễn ra trong một ngày đêm. Dẫu quy mô, nghi thức đã giản tiện hơn trước đây nhưng lễ cúng Yang Koi vẫn được tôn trọng trong đời sống tâm linh dân tộc Mạ./.

 

 

Chùm ảnh: Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình

Sau những ồn ào xung quanh lễ hội chém lợn làng Ném Thượng, Bắc Ninh, trong lễ hội năm 2015, dân làng Ném Thượng vẫn sẽ tiến hành nghi thức chém lợn giữa sân đình.

Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Từ sáng sớm, ban tế lễ cùng đông đảo dân làng tập trung trước sân đình chuẩn bị cho lễ rước lợn quanh làng
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Dân làng Ném Thượng gọi lợn tế Thánh là “ông ỉn”. Từ rằm tháng 7, làng chọn hai gia đình khỏe mạnh, gia cảnh sung túc, tuổi đúng 50 để nuôi “ông ỉn”. Cân nặng ban đầu của hai chú lợn là 25kg, cho đến ngày diễn ra lễ hội là khoảng 150kg. Người nuôi lợn mát tay hơn sẽ được thưởng 100kg thóc, người còn lại được 50kg thóc
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Cụ Lợi nói thêm, vào lúc 15h chiều ngày 23-2, dân làng Ném Thượng sẽ tiến hành bắt “ông ỉn”. Hai “ông ỉn” được tắm rửa sạch sẽ và bôi thêm son đỏ khắp người, ngự ở sân đình từ chiều mùng 5 Tết.
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Trẻ em tò mò ngắm nhìn hai “ông ỉn” béo trơn
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
9h sáng, hai “ông ỉn” được đoàn rước quanh làng.
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Người dân trong làng đem banh kẹo hoa quả, mời đoàn rước
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Đoàn rước đi đến đâu, người dân cũng chạy theo bỏ tiền lên cũi rước lợn, gọi là tiền “mừng tuổi ông ỉn”
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Người lớn đưa tiền cho trẻ em chạy theo “mừng tuổi ông ỉn”
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Trong quá trình rước quanh làng, một chú lợn bất ngờ hất tung cũi rước nhưng ngay lập tức bị ghì lại
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Thỉnh thoảng, “ông ỉn” được uống nước và ăn banh kẹo
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Trong khi đó, ở sân đình, hàng rào sắt được dựng lên để đảm bảo an toàn cho nghi lễ
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Hai “ông ỉn” được hồi rước lại sân đinh vào giữa trưa và nghi thức “khai đao chém ông ỉn” sẽ được tiến hành lúc 11h.
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Hàng trăm người dân làng và du khách chen chân xem chém lợn
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Ông tướng cờ làm nghi lễ phất cờ trước khi khai đao
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Đúng 12h, hai thủ đao thực hiện nghi lễ “khai đao chém lợn tế thánh”. Nghi thức này được thực hiện rất nhanh chóng
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Ngay sau nghi lễ chém lợn, lợn được đưa vào khu phía tây đình làm cỗ ngọc tế Thánh. Lực lượng an ninh ngăn không để người dân vào quệt tiền lẻ cầu may.
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Ông Nguyễn Đình Lợi, Phó ban tổ chức lễ hội cho biết: “Qua ba cuộc họp, các vị bô lão cùng đại diện 16 dòng họ trong làng đều có ý nguyện bảo tồn nguyên bản lễ hội. Chính vì vậy, ban tổ chức quyết định làm theo nguyện vọng của các cụ trong làng, thực hiện nghi lễ chém lợn giữa sân đình”.

Trước đó, sau khi tổ chức động vật châu Á (Animals Asia) ra thông cáo báo chí kêu gọi chấm dứt lễ hội làng Ném Thượng, Bắc Ninh thì Sở VH-TT&DL tỉnh Bắc Ninh có văn bản kiến nghị đổi tên lễ hội “chém lợn” thành “rước lợn” và kêu gọi người dân địa phương chuyển nghi thức chém lợn giữa sân đình sang nghi thức làm cỗ ngọc tế thánh sau sân đình.

Tuy nhiên vào đầu tháng 2-2015, hơn 100 cụ bô lão ở khu phố Thượng (Bắc Ninh) đã tổ chức cuộc họp xung quanh lễ hội chém lợn làng Ném Thượng. Trong cuộc họp, hầu hết các ý kiến bô lão và người dân địa phương đều không đồng tình với việc đổi tên “chém lợn” thành “rước lợn” và kiên quyết giữ nghi thức “khai đao chém ông ỉn” giữa sân đình.

Lễ hội chém lợn làng Ném Thượng bắt nguồn từ một truyền thuyết xưa, vị tướng Đoàn Thượng khi đánh trận chạy đến vùng núi Ném Thượng đồn trú đã chém lợn rừng nuôi quân. Từ đó, hằng năm người dân mở hội chém lợn để tưởng nhớ người có công khai khẩn đất đai.

 

Những loại cây, quả chưng Tết

Đào thất thốn, cây 9 quả, phật thủ, bưởi hình bàn tay… là những loại cây, quả làm cảnh có giá cao được săn lùng về trưng bày vào dịp Tết.

Đào thất thốn :

Ngắm đào tiến vua đón Tết

Đào thất thốn  : Giống đào quý này còn được người chơi gọi là “đặc sản tiến vua” và không tiếc tiền để mua được. Với đặc trưng vốn có của đào thất thốn, hiện số người trồng thành công, ép cho hoa nở đúng dịp Tết chỉ đếm trên đầu ngón tay. Cũng vì thế, không phải ai có tiền cũng có thể sở hữu được một chậu thất thốn chưng trong nhà ngày Tết

Ngắm đào tiến vua đón Tết

Do màu hoa đẹp, giống đào quý và hiếm nên đào thất thốn đang là một trong những loại cây chưng Tết được nhiều người có tiền săn lùng. Hiện nay, trên thị trường miền Bắc, một cây đào thất thốn chớm nụ vào đúng dịp Tết có giá từ 10 đến 30 triệu đồng, nhưng cây đặc biệt có thể lên đến 50 triệu đồng/cây.

Quả Phật thủ “Thịnh – Suy – Bĩ – Thái”

Quả Phật thủ “Thịnh - Suy - Bĩ - Thái”

Là một trong những loại quả không ăn được nhưng Phật thủ lại được rất nhiều người ưa chuộng và sẵn sàng trả giá cao để chưng Tết. Quả Phật thủ đẹp được đánh giá là to, nhiều tầng, quả có nhiều “ngón tay” dài, vươn rộng, hoặc chĩa lên đầy đủ các yếu tố “Thịnh – Suy – Bĩ – Thái”

Quả Phật thủ “Thịnh - Suy - Bĩ - Thái”

Quả “bàn tay phật” này có kích thước khủng với đường kính lên tới gần 40 cm, gồm 5 tầng và là trái phật thủ hội tụ đủ 4 yếu tố “Thịnh- Suy – Bĩ – Thái”  ( số ngón vòng ngoài phải là số lẻ, khi đếm ngón tay cuối cùng rơi vào chữ Thịnh).

Quả Phật thủ “Thịnh - Suy - Bĩ - Thái”

“Dáng cây vừa đủ để đặt trong nhà. Đây là điểm khác biệt và thu hút nhất trong năm nay với những khách sành chơi phật thủ”, Chủ vườn cũng cho biết, cây được trồng và chăm sóc đúng tiêu chuẩn lỹ thuật nên rất sai quả. Bình thường mỗi cây có 3-8 quả, nhưng có những cây năng suất cho ra 15-18 quả. Đặc biệt hơn, mỗi quả là một kiểu hình bàn tay phật khác nhau, rất phù hợp cho những dịp lễ tết.

Thanh long kiểng

Cùng với mai-lan-cúc trúc, trong dịp tết nguyên đán năm nay, người tiêu dùng rất thích thú và “săn lùng” mua một loại kiểng mới lạ, độc đáo để chưng trong những ngày tết, với niềm mong ước an khang, thịnh vượng. Đó là thanh long kiểng, một loại cây nằm trong bộ tứ linh “long, lân, quy, phụng”.

Thanh long kiểng

Thanh long kiểng

 

thanh-long

Với lợi thế là sắc đỏ mọng đẹp, thanh long được các nhà vườn chọn để tạo dáng thành chậu cảnh đẹp chưng trong những ngày Tết. Năm nay thanh long kieng cũng là một lợi thế cho sức sáng tạo của các nhà vườn với quả thanh long.

Bưởi hồ lô

Trái bưởi hồ lô có cặp chữ Tài – Lộc thư pháp ở hai mặt khác nhau (Một mặt chữ Tài, mặt còn lại chữ Lộc). Chữ có màu vàng nổi rõ trên nền da xanh rất đẹp mắt, bưởi hồ lô có phần dưới phình to gấp 1,5 đến 2 lần phần trên.

Bưởi hồ lô

Theo quan niệm bưởi hồ lô là biểu tượng của sự an lành và sức khoẻ nên được nhiều người lựa chọn chưng Tết dù có giá khá đắt.

buoi-ho-lo1

Bưởi hồ lô thực chất được tạo hình từ bưởi năm roi, không hạt. Sau khi lựa những trái to, khỏe mạnh, không sâu bệnh đủ tiêu chuẩn để tạo hình.

Bưởi cảnh

buoi-canh

Mang ý nghĩa về sự sum suê, sung túc và may mắn, phát triển trong năm mới, nhiều nhà vườn trồng bưởi cảnh để bán cho khách chơi Tết.

buoi-canh7169

Mặc dù không phải mức giá dễ chịu, song bưởi cảnh vẫn có sức hút nhất định với người chơi cây cảnh Tết bởi sự mới lạ, thanh cảnh mà loại cây này mang lại. Mỗi chậu cây cao khoảng 2- 3m, cây càng trĩu quả, càng biểu thị cho năm mới gặt hái nhiều thành công thì giá trị càng cao.

buoi-canh1

Ngoài việc cầu kỳ chăm sóc, kỹ thuật cắt tỉa cho cây của người làm vườn phải thật khéo léo bởi gốc bưởi rất khó tạo dáng. Những chậu bưởi cảnh gốc to, xù xì có thế uốn lượn đắt hơn những gốc dáng đứng từ 1- 3 triệu đồng.

Cây tài lộc ánh sáng

cay-tai-loc

Cây tài lộc ánh sáng Đài Loan được uốn nhiều vòng theo công nghệ ánh sáng

Một người chuyên bán cây tài lộc dịp tết, anh Thành, chủ cửa hàng 16 CMT8, phường Bến Thành, quận 1, cho biết năm nay anh nhập nguồn cây tài lộc từ Đài Loan. Trong đó có loại nhiều vòng theo công nghệ trồng ánh sáng. cây cong đều và nhánh cây phát triển đều, giữ được dáng cong lâu. Cây trong nước uốn bằng dây thép nên nhánh xấu, độ cong không đều.

Nấm linh chi kiểng

Nam-Linh-Chi

Nấm linh chi bonsai không chỉ làm kiểng chưng tết mà còn là sản phẩm mà theo quan niệm về phong thủy nó đem lại may mắn, trường thọ cho người mua. Ngoài ra cũng có nhiều khách hàng mua về đặt trong phòng tạo cảm giác dễ chịu, xua tan căng thẳng, mệt mỏi. Nấm linh chi có khả năng hút tia bức xạ từ màn hình máy tính, giúp bạn tránh được tình trạng căng thẳng, mệt mỏi khi tiếp xúc quá lâu với máy tính. Còn với gia đình, linh chi tạo ra phong thủy tốt tùy thuộc vào vị trí đặt cây và kiểu dáng.

Quýt hồng kiểng

Quýt hồng đặc sản miệt vườn Lai Vung

Quýt hồng vốn là cây đặc sản của miệt vườn Lai Vung, nổi tiếng ngon ngọt nhưng cũng rất “khó tính”. “Làm cây kiểng đã khó, làm kiểng từ cây đặc sản như quýt hồng Lai Vung càng khó hơn.

Quýt hồng đặc sản miệt vườn Lai Vung

Quýt hồng đặc sản miệt vườn Lai Vung nổi tiếng ngon ngọt được trồng thành cây kiểng trĩu trịt trái để chơi Tết.

Cẩn thận kiểng Trung Quốc

Cây không khí nhập từ Trung Quốc được các công ty phun thuốc hóa học nhiều nên dễ nhận thấy lá xanh thẫm, nhìn đẹp, trong khi lá cây không khí bình thường có màu xanh nhạt. Tuy nhiên, sống được 2-3 tháng là cây suy kiệt, chết nhanh. Người tiêu dùng nên lựa chọn những nguồn cây không khí được nhập từ Thái Lan, Philippines có nguồn gốc từ Mexico.

Anh TRẦN MINH HUY, Giám đốc thiết kế Công ty Vạn Cường Thịnh (Bình Dương)