Tag Archives: du khách

Lễ Hội Đền Bà Chúa Kho

Lễ hội Đền Bà Chúa Kho được diễn ra vào ngày ngày 12 tháng giên),  tưởng niệm Ngày giỗ Bà Chúa Kho (12 tháng Giêng năm Đinh Tỵ 1077 ) được tổ chức tại đền Bà Chúa Kho, thôn Cổ Mễ, xã Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

Đền Bà Chúa Kho

Đền Cổ Mễ thờ Bà Chúa Kho chính là nơi tưởng niệm một người phụ nữ Việt Nam đã khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia trong thời kỳ trước và sau chiến thắng Như Nguyệt.

Vào đời nhà Lý, Bà có công giúp triều đình trông coi kho lương thực tại Núi Kho (tỉnh Bắc Ninh) và đã “thác” trong cuộc kháng chiến chống quân Tống vào ngày 12 tháng giêng năm Đinh Tỵ (1077).

Nhà vua thương tiếc phong cho Bà là Phúc Thần. Người dân nhớ thương Bà lập nên đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở Núi Kho và gọi Bà với một niềm tôn kính là: Bà Chúa Kho.

 bà chúa kho

Bà Chúa Kho xuất thân từ một gia đình nghèo khó ở làng Quả Cảm gần đó. Sau khi lấy vua Lý, thấy ruộng đất ở đây bị hoang hoá, bà xin vua cho về làng chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang. Không ai biết tên bà, khi bà qua đời, nhân dân lập đền thờ để ghi lại công ơn bà là đã hết lòng chăm lo cho dân ấm no, trông coi các “lẫm thóc, lẫm tiền” của Nhà nước. Công lao của bà đã được triều đại phong kiến ghi nhận qua việc sắc phong đền thờ bà là “Chủ khố linh từ” (Đền thiêng thờ bà Chúa Kho). Ở thôn Cổ Mễ còn một ngôi đình và ngôi chùa cổ. Chùa Cổ Mễ có từ lâu đời. Ngày nay trong chùa còn ba pho tượng đá khá đẹp mang rõ phong cách điêu khắc thời Mạc. Chùa còn lại đến nay là kiến trúc thế kỷ XIX, làm theo kiểu chữ T chạm khắc công phu.

Đình Cổ Mễ kiểu chữ nhất với năm gian, hai vì. Các mảng chạm khắc gỗ thể hiện theo các đề tài long vân khánh hội, ngũ hổ tranh châu với nghệ thuật điêu luyện. Đình thờ Trương Hống, Trương Hát là những anh hùng có công giúp Triệu Quang Phục (549-570) chống giặc Lương.

Đền Bà Chúa Kho

Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cổ Mễ, Phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đây không chỉ là khu di tích lịch sử có giá trị nằm trong quần thể di tích của khu Cô Mễ (gồm: Đình – Chùa – Đền) mà còn là nơi hàng năm nhân dân khắp cả nước hành hương mang tính tín ngưỡng. Ngay sau đền thờ Bà Chúa vẫn còn một đường hầm có kết cấu hình mái vòm nằm lùi sâu trong chân núi, chỗ cao nhất của đường hầm là gần 2m, đào xuyên qua lòng núi Kho để đi ra phía sông Cầu(sông Như Nguyệt), cửa hầm phía này rất khó bị phát hiện. Các bô lão nhiều đời đều nói đường hầm do Bà Chúa Kho xây dựng. Thời xa xưa, Khi chưa có đê điều chống úng lụt cao rộng, kiên cố như bây giờ có lẽ cửa hầm cũng chính là bến cảng để tập kết và điều chuyển binh lực, vật lực đi các nơi. Đây cũng là cứ điểm quân sự lợi hại bởi tính bất ngờ, đặc biệt dễ thủ khó công. Khi đêm xuống quân đội Nhà Lý có thể bí mật tập kích quân địch đang đóng ở bờ bên kia sông Như Nguyệt sau đó xuôi dòng rút quân lên thành Thị Cầu. Phía trước đền Bà Chúa Kho là một đầm nước rất rộng bao quanh 3 mặt là núi có thể đi thuyền nhẹ vào tận chân núi Chùa hoạc xuyên ra hồ Thủy(nay đã bị bồi lấp) tiến theo hướng nam để về thành cổ Bắc Ninh(dọc theo đường tầu hỏa ngày nay). Suối Hoa xưa nằm trên con đường này; 1 mặt còn lại đi ra sông(nay bi chắn bởi con đê bằng bê tông). Trong những năm chiến tranh chống Mĩ nó là nơi đóng quân của tiểu đoàn cầu phà quân đội ta nên có thể suy ra rằng thời xưa có thể là nơi tập kết của thuỷ binh nhà Lý.

Ngôi đền có liên quan đến sự kiện Lý Thường Kiệt lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống năm 1076. Vào thời đó ở làng Cổ Mễ, núi Kho, Cầu Gạo… vốn là những nơi đặt kho lương thực của quân Lý ở bờ nam chiến tuyến Như Nguyệt (Sông Cầu). Núi Kho, núi Dinh, Thị Cầu cũng vốn là một vị trí chiến lược có thể kiểm soát con đường từ Lạng Sơn qua sông Cầu về Thăng Long xưa.

 

Chùm ảnh: Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình

Sau những ồn ào xung quanh lễ hội chém lợn làng Ném Thượng, Bắc Ninh, trong lễ hội năm 2015, dân làng Ném Thượng vẫn sẽ tiến hành nghi thức chém lợn giữa sân đình.

Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Từ sáng sớm, ban tế lễ cùng đông đảo dân làng tập trung trước sân đình chuẩn bị cho lễ rước lợn quanh làng
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Dân làng Ném Thượng gọi lợn tế Thánh là “ông ỉn”. Từ rằm tháng 7, làng chọn hai gia đình khỏe mạnh, gia cảnh sung túc, tuổi đúng 50 để nuôi “ông ỉn”. Cân nặng ban đầu của hai chú lợn là 25kg, cho đến ngày diễn ra lễ hội là khoảng 150kg. Người nuôi lợn mát tay hơn sẽ được thưởng 100kg thóc, người còn lại được 50kg thóc
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Cụ Lợi nói thêm, vào lúc 15h chiều ngày 23-2, dân làng Ném Thượng sẽ tiến hành bắt “ông ỉn”. Hai “ông ỉn” được tắm rửa sạch sẽ và bôi thêm son đỏ khắp người, ngự ở sân đình từ chiều mùng 5 Tết.
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Trẻ em tò mò ngắm nhìn hai “ông ỉn” béo trơn
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
9h sáng, hai “ông ỉn” được đoàn rước quanh làng.
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Người dân trong làng đem banh kẹo hoa quả, mời đoàn rước
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Đoàn rước đi đến đâu, người dân cũng chạy theo bỏ tiền lên cũi rước lợn, gọi là tiền “mừng tuổi ông ỉn”
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Người lớn đưa tiền cho trẻ em chạy theo “mừng tuổi ông ỉn”
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Trong quá trình rước quanh làng, một chú lợn bất ngờ hất tung cũi rước nhưng ngay lập tức bị ghì lại
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Thỉnh thoảng, “ông ỉn” được uống nước và ăn banh kẹo
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Trong khi đó, ở sân đình, hàng rào sắt được dựng lên để đảm bảo an toàn cho nghi lễ
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Hai “ông ỉn” được hồi rước lại sân đinh vào giữa trưa và nghi thức “khai đao chém ông ỉn” sẽ được tiến hành lúc 11h.
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Hàng trăm người dân làng và du khách chen chân xem chém lợn
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Ông tướng cờ làm nghi lễ phất cờ trước khi khai đao
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Đúng 12h, hai thủ đao thực hiện nghi lễ “khai đao chém lợn tế thánh”. Nghi thức này được thực hiện rất nhanh chóng
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Ngay sau nghi lễ chém lợn, lợn được đưa vào khu phía tây đình làm cỗ ngọc tế Thánh. Lực lượng an ninh ngăn không để người dân vào quệt tiền lẻ cầu may.
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Ông Nguyễn Đình Lợi, Phó ban tổ chức lễ hội cho biết: “Qua ba cuộc họp, các vị bô lão cùng đại diện 16 dòng họ trong làng đều có ý nguyện bảo tồn nguyên bản lễ hội. Chính vì vậy, ban tổ chức quyết định làm theo nguyện vọng của các cụ trong làng, thực hiện nghi lễ chém lợn giữa sân đình”.

Trước đó, sau khi tổ chức động vật châu Á (Animals Asia) ra thông cáo báo chí kêu gọi chấm dứt lễ hội làng Ném Thượng, Bắc Ninh thì Sở VH-TT&DL tỉnh Bắc Ninh có văn bản kiến nghị đổi tên lễ hội “chém lợn” thành “rước lợn” và kêu gọi người dân địa phương chuyển nghi thức chém lợn giữa sân đình sang nghi thức làm cỗ ngọc tế thánh sau sân đình.

Tuy nhiên vào đầu tháng 2-2015, hơn 100 cụ bô lão ở khu phố Thượng (Bắc Ninh) đã tổ chức cuộc họp xung quanh lễ hội chém lợn làng Ném Thượng. Trong cuộc họp, hầu hết các ý kiến bô lão và người dân địa phương đều không đồng tình với việc đổi tên “chém lợn” thành “rước lợn” và kiên quyết giữ nghi thức “khai đao chém ông ỉn” giữa sân đình.

Lễ hội chém lợn làng Ném Thượng bắt nguồn từ một truyền thuyết xưa, vị tướng Đoàn Thượng khi đánh trận chạy đến vùng núi Ném Thượng đồn trú đã chém lợn rừng nuôi quân. Từ đó, hằng năm người dân mở hội chém lợn để tưởng nhớ người có công khai khẩn đất đai.