Vườn Phật thủ “nghìn tay” ở xã Tiền Yên (Hà Nội) với hàng chục quả hội tụ đủ các yếu tố “Thịnh – Suy – Vi – Thái” và ngón tay cuối cùng lại nằm ở chữ Thịnh.
Anh Tạ Đăng Thưởng, thôn Yên Thái, xã Tiền Yên (Hoài Đức, Hà Nội) khoe những quả Phật Thủ hội tụ đủ các yếu tố: “Thịnh – Suy – Vy – Thái) và đều “chốt” bằng chữ… Thịnh quý giá.
Từ xưa Phật thủ đã được các thầy lang dùng như một vị thuốc với nhiều công dụng khác nhau. Ngày nay Phật thủ vẫn được dùng để bào chế các vị, bài thuốc, nhưng cũng như chính cái tên của nó mà Phật thủ đã trở thành một thứ quả thờ mang đậm tín ngưỡng phồn thịnh trong thuyết… “ngũ quả”.
Đắc Sở được xem là nơi tập trung nhiều quả phật thủ có giá cao nhất cả nước. Dịp cận Tết là giai đoạn thu hoạch chính của loại cây này, hàng ngày có rất nhiều người đến đây mua phật thủ và vận chuyển đi khắp cả nước.
Những năm gần đây, Đắc Sở được coi là nơi sản sinh ra những quả phật thủ có giá cao nhất cả nước. Hình dáng của trái phật thủ khiến người ta liên tưởng đến bàn tay của Đức Phật.
Trái phật thủ với hình dáng đẹp mắt này cũng như những trái phật thủ khác mang trong mình ý nghĩa tâm linh sâu sắc và thường được dùng để bày mâm ngũ quả ngày Tết cổ truyền.
Những trái phật thủ có dáng đẹp, ngón to bung xòe, nhiều tầng như thế này được dân lái buôn và nhiều người chơi tìm về tận vườn đặt tiền trước từ nhiều tháng trước Tết.
Đôi Phật thủ này không chỉ hội tụ đủ các yếu tố: “Thịnh – Suy – Vy – Thái” mà còn rất đẹp về thẩm mỹ.
Người ta thờ Phật thủ với mong muốn gia đình gặp nhiều may mắn trong năm mới, phồn thịnh về của cải, sức khỏe… Tuy nhiên, chơi Phật thủ cũng rất công phu và có “luật” của nó. Quả càng to, ngón tay của Phật thủ càng nhiều, dài, móng nhọn thì càng có giá trị.
Những trái phật thủ đẹp mắt, mang lại may mắn cho các gia đình dịp đầu năm mới được kết tinh từ phù sa ngọt mát, từ sự chịu thương chịu khó, từ tình yêu đất, yêu cây của người dân nơi đây. Mối duyên lành giữa đất và cây đã, đang và sẽ mang lại những mùa xuân sung túc, bình yên cho Đắc Sở. Những “giọt ngọc” tinh khiết đọng long lanh trên đầu ngón tay Phật thủ.
Chị Nguyễn Thị Thu, thôn Yên Thái, xã Tiền Yên, Hoài Đức, Hà Nội nâng niu, chăm chút những quả Phật thủ trị giá cả triệu đồng.
Lạc vào “vương quốc” phật thủ… “nghìn tay”.
Song Phật thủ có giá trị cả về mặt ý nghĩa tâm linh, cũng như thẩm mỹ phải là quả to, tay dài, móng nhọn, số ngón phải đạt trên 20 ngón trở lên và đặc biệt ngón cuối cùng phải nằm ở chữ… “Thịnh”, theo cách đếm: “Thịnh – Suy – Vi – Thái”.
Nhưng không phải lúc nào cũng tìm được Phật thủ có đầy đủ các yếu tố trên, có khi cả vườn hàng nghìn quả chỉ chọn được vài quả hoặc không quả nào. Với những quả Phật thủ hội tụ đủ các yếu tố “âm dương ngũ hành” này, thì giá có khi lên đến vài triệu đồng, tùy theo khách chơi.
Càng già, chín Phật thủ càng ngả dần sang màu vàng, màu của giàu sang, phú quý.