Tag Archives: Tết Nguyên đán

Tết sum vầy lộc đầy yêu thương 2017 ở Aeon Mall Bình Tân mừng Xuân Đinh Dậu

Tết sum vầy lộc đầy yêu thương 2017 đang diễn ra ở Aeon Mall Bình Tân, với các hình tượng trang trí là gia đình nhà gà bên trong siêu thị bên trong siêu thị Nhật Bản, không gian các shop hàng tràn ngập sắc màu Tết, rộn ràng nhu cầu mua sắm cuối năm của người dân thành phố và các tỉnh lân cận, một trung tâm mua sắm đồng thời là nơi giải trí, tham quan thưởng lãm chụp ảnh tuyệt vời.

Hình ảnh gia đình nhà gà cách điệu đồng thời là linh vật trong 12 con giáp kết hợp với hình ảnh những đồng tiền xu, hình ảnh gia đình gà thật dễ thương dễ gần với mọi người dân Việt Nam được trang hoàng đẹp mắt ở nhiều vị trí đẹp mắt đón Tết Nguyên Đán thật hoành tráng, rất vui mắt với gà trống, gà mái cùng gà con mang nhiều màu sắc dân gian, tone màu vàng đỏ nổi bật trong không gian mang lại may mắn cho mọi người.

Hình ảnh động chúc mừng năm mới 2016

Năm hết tết đến xuân về thì không thể thiếu những câu chúc may mắn, sức khoẻ , tài lộc nhân dịp đầu năm với những lời chúc hay đầy ý nghĩa  mang đậm bản sắc văn hoá của tết nguyên đán cổ truyền Việt Nam.

Xin gởi đến những hình ảnh có chữ chúc mừng năm mới 2016 ( chúc tết 2016 ) đến cho gia đình, người thân , bạn bè, người yêu thương … như thay lời muốn nói. Điều đó thực sự rất ý nghĩa và tạo được ấn tượng sâu sắc đấy .

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh động chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh động chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh động chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh động chúc mừng năm mới 2016 Hình ảnh động chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh động chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh động chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh động chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh động chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh động chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh động chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh động chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh động chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh động chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh động chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh động chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh động chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh động chúc mừng năm mới 2016

happy%2012%20gif_zpsfw9myjga

Happy%2012

Happy%2012_zpsbayojjtt

Happy%2012_zpskjnqmdwk

Happy%2013_zpsprfvhux1

Happy

Happy_zpsn7dmffix

happy-new-year10_zpsxdja4iga

Happy-new-year-2015

happy-new-year-2015-_zpsnajeokpz

happy-new-year-%203%20gif_zpsvjvyzdmz

happy-new-year-animation_zpsa067oqxv

loading new-2015_zpsdcqj9wtr

New%20gif_zpswwg7lgql

New%20Year%202_zpsxporexto

New%20Year%204_zpsa0eiixw9

New-Year-2015-

New-year-%205

new-year-animation-gif

Rosof%20new-year-_zpsiqswzluiHãy tìm cho mình ảnh động dễ thương gởi cho người thân , bạn bè ….

Năm hết tết đến xuân về thì không thể thiếu những câu chúc may mắn, sức khoẻ , tài lộc nhân dịp đầu năm với những lời chúc hay đầy ý nghĩa  mang đậm bản sắc văn hoá của tết nguyên đán cổ truyền Việt Nam.

Xin gởi đến những hình ảnh có chữ chúc mừng năm mới 2016 ( chúc tết 2016 ) đến cho gia đình, người thân , bạn bè, người yêu thương … như thay lời muốn nói. Điều đó thực sự rất ý nghĩa và tạo được ấn tượng sâu sắc đấy .

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh động chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh động chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh động chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh động chúc mừng năm mới 2016 Hình ảnh động chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh động chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh động chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh động chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh động chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh động chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh động chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh động chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh động chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh động chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh động chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh động chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh động chúc mừng năm mới 2016

Hình ảnh động chúc mừng năm mới 2016

happy%2012%20gif_zpsfw9myjga

Happy%2012

Happy%2012_zpsbayojjtt

Happy%2012_zpskjnqmdwk

Happy%2013_zpsprfvhux1

Happy

Happy_zpsn7dmffix

happy-new-year10_zpsxdja4iga

Happy-new-year-2015

happy-new-year-2015-_zpsnajeokpz

happy-new-year-%203%20gif_zpsvjvyzdmz

happy-new-year-animation_zpsa067oqxv

loading new-2015_zpsdcqj9wtr

New%20gif_zpswwg7lgql

New%20Year%202_zpsxporexto

New%20Year%204_zpsa0eiixw9

New-Year-2015-

New-year-%205

new-year-animation-gif

Rosof%20new-year-_zpsiqswzluiHãy tìm cho mình ảnh động dễ thương gởi cho người thân , bạn bè ….

 

 

Mẫu áo măng tô cực đẹp để bạn nữ diện Noel & tết

Với thời tiết năm nay có nơi se lạnh và có nơi rất lạnh nên các mẫu áo măng tô sau đây sẽ rất phù hợp với các tín đồ thời trang khi xuống phố ngày giáng sinh và dịp tết nguyên đán.

Với cùng một chiếc áo măng tô  bạn có thể mix cùng đầm liền xẻ đùi là bạn đã có set đồ quyến rũ đi dự tiệc năm mới, còn khi mix cùng jeans và áo len năng động trẻ trung dùng khi đi dạo phố, đi chơi cùng bạn bè, nhưng với những ngày đầu năm tới công sở chỉ cần đơn giản là mix cùng chân váy và áo ren là bạn lại có set đồ đẹp duyên dáng

Mẫu áo măng tô cực đẹp để bạn nữ diện Noel & tết Mẫu áo măng tô cực đẹp để bạn nữ diện Noel & tết Mẫu áo măng tô cực đẹp để bạn nữ diện Noel & tết Mẫu áo măng tô cực đẹp để bạn nữ diện Noel & tết Mẫu áo măng tô cực đẹp để bạn nữ diện Noel & tết Mẫu áo măng tô cực đẹp để bạn nữ diện Noel & tết Mẫu áo măng tô cực đẹp để bạn nữ diện Noel & tết Mẫu áo măng tô cực đẹp để bạn nữ diện Noel & tết Mẫu áo măng tô cực đẹp để bạn nữ diện Noel & tết Mẫu áo măng tô cực đẹp để bạn nữ diện Noel & tết Mẫu áo măng tô cực đẹp để bạn nữ diện Noel & tết Mẫu áo măng tô cực đẹp để bạn nữ diện Noel & tết Mẫu áo măng tô cực đẹp để bạn nữ diện Noel & tết

Nguồn gốc và ý nghĩa nhân văn của Tết Nguyên đán

Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây

Tết Nguyên Đán Việt Nam có ý nhĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, thể hiện sự trường tồn cuộc sống, khao khát của con người về sự hài hòa Thiên – Địa – Nhân.
Tết Nguyên đán
Tết Nguyên Đán là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong tinh thần văn hóa nông nghiệp; với gia tộc và xóm làng trong tính cộng đồng dân tộc; với niềm tin thiêng liêng, cao cả trong đời sống tâm linh…
1. Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết năm mới hay chỉ đơn giản: Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác. Nguyên nghĩa của chữ “Tết” chính là “tiết”. Hai chữ “Nguyên Đán” có gốc chữ Hán; “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” là buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán” (Tết Nguyên Đán được người Trung Quốc ngày nay gọi là Xuân tiết, Tân niên hoặc Nông lịch tân niên).
Do cách tính của Âm lịch Việt Nam có khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên Đán của người Việt Nam không hoàn toàn trùng với Tết của người Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc khác.
Vì Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương lịch. Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).
Hình ảnh chú dê Ất Mùi đẹp, ngỗ nghĩnh

2. Nguồn gốc Tết Nguyên Đán 

 

Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ “tạo thiên lập địa” như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày Tết khác nhau.
Đời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa.
Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống gà, ngày thứ hai có thêm chó, ngày thứ ba có thêm lợn, ngày thứ tư sinh dê, ngày thứ năm sinh trâu, ngày thứ sáu sinh ngựa, ngày thứ bảy sinh loài người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc.
Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng một cho đến hết ngày mồng bảy.
3. Ý nghĩa nhân văn của Tết Nguyên Đán Việt Nam
3.1. Tết Nguyên Đán biểu hiện sự giao cảm giữa trời đất và con người với thần linh
Xét ở góc độ mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Tết – do tiết (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông – có một ý nghĩa đặc biệt đối với một xã hội mà nền kinh tế vẫn còn dựa vào nông nghiệp làm chính.Theo tín ngưỡng dân gian bắt nguồn từ quan niệm “Ơn trời mưa nắng phải thì”, người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ đến các vị thần linh có liên quan đến sự được, mất của mùa màng như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời… người nông dân cũng không quên ơn những loài vật, cây cối đã giúp đỡ, nuôi sống họ, từ hạt lúa đến trâu bò, gia súc, gia cầm trong những ngày này.

3.2. Tết Nguyên Đán là ngày đoàn viên của mọi gia đình
Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà,… được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương của tuổi thơ yêu dấu. “Về quê ăn Tết”, đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về với cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn.
Theo quan niệm của người Việt Nam, ngày Tết đầu xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho cả xã hội: tình cảm gia đình, tình cảm thầy trò, bệnh nhân với thầy thuốc, ông mai bà mối đã từng tác thành đôi lứa, bè bạn cố tri…
Tết cũng là ngày đoàn tụ với cả những người đã mất. Từ bữa cơm tối đêm 30, trước giao thừa, các gia đình đã thắp hương mời hương linh ông bà và tổ tiên và những người thân đã qua đời về ăn cơm, vui Tết với con cháu (cúng gia tiên). Trong mỗi gia đình Việt Nam, bàn thờ gia tiên có một  vị trí rất quan trọng. Bàn thờ gia tiên ngày Tết là sự thể hiện lòng tưởng nhớ, kính trọng của người Việt đối với tổ tiên, người thân đã khuất với những mâm ngũ quả được lựa chọn kỹ lưỡng; mâm cỗ với nhiều món ngon hay những món ăn quen thuộc của người đã mất.
Từ đây cho đến hết Tết, khói hương trên bàn thờ gia tiên quyện với không khí thiêng liêng của sự giao hòa vũ trụ làm cho con người trở nên gắn bó với gia đình của mình hơn bao giờ hết. Để sau Tết Nguyên Đán, cuộc sống lại bắt đầu một chu trình mới của một năm. Mọi người trở về với công việc thường nhật của mình, mang theo những tình cảm gia đình đầm ấm có được trong những ngày Tết để hướng đến những niềm vui trong cuộc sống và những thành công mới trong tương lai.
3.3. Tết Nguyên Đán là ngày ” làm mới”
Tết là ngày đầu tiên trong năm mới, mọi người có cơ hội ngồi ôn lại việc cũ và “làm mới” mọi việc. Việc làm mới có thể được bắt đầu về hình thức như dọn dẹp, quét vôi, sơn sửa trang trí lại nhà cửa. Sàn nhà được chùi rửa, chân nến và lư hương được đánh bóng. Bàn ghế tủ giường được lau chùi sạch sẻ.Người lớn cũng như trẻ con đều tắm rửa và mặc quần áo mới. Đây cũng là dịp mọi người làm mới lại về phần tình cảm và tinh thần để mối liên hệ với người thân được gắn bó hơn, tinh thần thoải mái, tươi vui hơn… Bao nhiêu mối nợ nần đều được thanh toán trước khi bước qua năm mới. Với mỗi người, những buồn phiền, cãi vã được dẹp qua một bên. Tối thiểu ba ngày Tết, mọi người cười hòa với nhau, nói năng từ tốn, lịch sự để mong suốt năm sắp tới mối quan hệ được tốt đẹp.

Người Việt Nam tin rằng những ngày Tết vui vẻ đầu năm báo hiệu một năm mới tốt đẹp sẽ tới. Năm cũ đi qua mang theo những điều không may mắn và năm mới bắt đầu mang đến cho mọi người niềm tin lạc quan vào cuộc sống. Nếu năm cũ khá may mắn, thì sự may mắn sẽ kéo dài qua năm sau.Với ý nghĩa này, Tết còn là ngày của lạc quan và hy vọng.
Tết là sinh nhật của tất cả mọi người, ai cũng thêm một tuổi vì thế câu nói mở miệng khi gặp nhau là mừng nhau thêm một tuổi. Người lớn có tục mừng tuổi cho trẻ nhỏ và các cụ già để chúc các cháu hay ăn chóng lớn và ngoan ngoãn, học giỏi; còn các cụ thì sống lâu và mạnh khoẻ để con cháu được báo hiếu và hưởng ân phúc.
3.4. Tết Nguyên Đán là ngày tạ ơn
mừng tuổi ông bà
Người Việt chọn ngày Tết làm cơ hội để tạ ơn. Con cái tạ ơn cha mẹ, cha mẹ tạ ơn ông bà, tổ tiên, nhân viên tạ ơn cấp chỉ huy. Ngược lại, lãnh đạo cũng cảm ơn nhân viên qua những buổi tiệc chiêu đãi hoặc quà thưởng để ăn Tết…
4. Những biến đổi do tác động tiếp xúc văn hoá Đông – Tây trong Tết Nguyên Đán ở Việt Nam
Với một hệ thống lễ nghi vô cùng phong phú và giàu ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tết Nguyên Đán đã trở thành ý thức hệ dân tộc, thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Tết Nguyên Đán là một phong tục đẹp mà nhân dân ta còn duy trì tới ngày nay. Thế nhưng trong thời kỳ toàn cầu hoá như hiện nay cách ăn Tết của người Việt Nam phần nào đã thay đổi. Một số tập tục trong ngày Tết xưa không còn phù hợp với xã hội hiện đại đã dần bị loại bỏ.
Ngày nay người dân ăn Tết đã có phần đổi khác hơn so với trước kia, dường như dân ta ăn Tết  “tây hoá”dần đi, sự thay đổi đó phần nào được thể hiện qua cách đón tết và trong việc sắm tết.
Đời sống kinh tế được nâng cao đi kèm với những giá trị hưởng thụ về văn hoá tinh thần và vật chất, nhu cầu ăn ngon mặc đẹp là tự nhiên và có thể đáp ứng ngay khi cần chứ không phải đợi đến Tết như ngày xưa. Hơn nữa, ngày nay trong một năm có rất nhiều ngày lễ khác đang chi phối tầm quan trọng của ngày Tết cổ truyền. Vì vậy, dường như Tết bây giờ có phần nhạt hơn so với Tết xưa.
Trong đời sống hiện đại, việc sắm Tết cũng ”hiện đại” theo và sự ảnh hưởng văn hóa phương Tây rất rõ nét. Giờ đây người dân ít hào hứng với việc mua thực phẩm về tự chế biến mà đặt mua đồ đã chế biến sẵn cho tiện. Mâm cỗ ngày Tết giờ cũng phong phú hơn và đa dạng hơn. Bên cạnh những món ăn truyền thống của người Việt như bánh chưng xanh, giò, các món rau, món xào thì còn có những món ăn được du nhập từ Phương Tây.
Trải qua bao biến thiên của thời đại, đến nay, quan niệm về Tết đã có nhiều thay đổi cả về mặt khái niệm lẫn hành vi. Bây giờ người ta quan niệm là “nghỉ Tết”, “chơi Tết” chứ không còn là “ăn Tết”. Khi cái ăn, cái mặc không còn là vấn đề quan trọng trong ngày Tết thì người ta hướng đến tinh thần nhiều hơn. Tết hiện đại mọi người thích nghỉ ngơi thoải mái, đi chơi nhiều hơn, nhân dịp Tết nhiều gia đình đã lên lịch trình cho một chuyến du lịch với người thân trong nhà hoặc cùng bạn bè, đồng nghiệp.
 Ngắm mai trắng ở thủ đô
Quà Tết bây giờ cũng khác. Trước đây, mọi người có thể chúc Tết nhau bằng cặp bánh, cân giò, với tấm lòng trân trọng mến thương. Bây giờ người ta có thể tặng nhau những món quà có giá trị cao nhưng tình cảm trong đó hầu như không có mà xen vào đó là lợi ích cá nhân, lợi ích kinh tế.
Quả thật, quá trình tiếp xúc văn hoá Đông – Tây đã làm cho Tết thay đổi, những đồ ăn nhanh, làm sẵn đã làm mất đi không khí chuẩn bị vui tươi của ngày tết. Trẻ con không còn ngồi xem bố mẹ, ông bà gói bánh chưng và mong chờ còn ít gạo vét để gói chiếc bánh ống với nhiều đậu và một miếng thịt to, không còn vui thú khi vùi củ khoai nướng trong lúc trông nồi bánh chưng, các cô thiếu nữ đã dần quên thói quen đi ngắm hoa đào, hoa mai trên phố chợ. Những điều thay đổi đó khiến nhiều người không khỏi chạnh lòng “bao giờ cho đến Tết xưa”.
Hình ảnh chú dê Ất Mùi đẹp, ngỗ nghĩnh (10)
Tuy nhiên, tiếp xúc với văn hóa phương Tây đã làm cho ngày Tết của người Việt có nhiều thứ mới lạ hơn, thực phẩm vừa ngon vừa phong phú đa dạng, những đồ ăn sẵn thật là thuận tiện, mâm cỗ cúng gia tiên có thêm chai rượu vang thì thật là sang trọng. Ngày Tết được đi du lịch với cả gia đình, bạn bè, đồng nghiệp khiến mọi người cảm thấy nhẹ nhõm, gạt bỏ được những căng thẳng trong một năm làm việc vất vả, tìm được sự bình yên, thư thái trong tâm hồn.
Ý nghĩa của mâm ngũ quả trong ngày Tết
Chúng ta không thể phủ nhận mặt tích cực của hội nhập văn hoá đem lại. Nếu chúng ta “khép” cửa “ăn Tết” với nhau thì Tết Việt đương nhiên chỉ là một sản phẩm của văn hoá thuần tuý đơn lẻ, nó sẽ không thể trở thành sản phẩm văn hoá đặc trưng của quốc gia trong mối quan tâm của bạn bè quốc tế. Sự mở cửa giao lưu, tiếp xúc lại chính là những phương thức tốt nhất giúp chúng ta giới thiệu đến bạn bè quốc tế về Tết cổ truyền của người Việt Nam. Vấn đề ở đây là chúng ta phải làm chủ được quá trình tiếp xúc với văn hóa phương Tây để tết cổ truyền của người Việt vẫn giữ được bản sắc riêng của mình mà không bị “ Tây hoá”.
Có thể nói, Tết Nguyên Đán vẫn là một sinh hoạt văn hoá vừa lưu giữ những giá trị truyền thống vừa thích nghi với nhịp sống hiện đại. Trong ngày Tết vẫn còn nhiều phong tục tốt đẹp và đậm tính nhân văn mà chúng ta cần giữ gìn và phát huy để Tết Nguyên Đán mãi là nét văn hoá đặc sắc của dân tộc Việt Nam.Th.S Hoàng Thị Tố Nga – Khoa SP Tiểu học – Mầm non

Quất rực vàng sắc xuân ở đất Quảng

Hội An (Quảng Nam) được xem là vựa quất của các tỉnh, thành miền Trung. Từ nơi này, mỗi năm, gần trăm ngàn chậu quất lớn nhỏ mang xuân đi khắp muôn nơi…

 

quất Hội An rực vàng đón Tết

Người trồng quất ở Cẩm Hà cho biết, năm nay thời tiết thuận lợi nên quất được mùa, trái sum suê. Giờ này, cánh đồng quất đã chuyển sang màu vàng ươm rực rỡ.

Làng quất Hội An rực vàng đón Tết

Nhờ điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với việc trồng quất, nên những vùng Tân An, Thanh Hà, Cẩm Hà, Cẩm Châu… là vùng đất màu mỡ của quất.

Làng quất Hội An rực vàng đón Tết

Lão nông Tạ Ngọc Hóa (Tân An, Hội An) có gần 20 năm gắn bó với nghề trồng quất, vui vẻ chia sẻ, năm nay nhuận, thời tiết có vẻ thất thường, nhưng không vì vậy mà cây quất ở Hội An kém đẹp. Ông Hóa tự hào khoe, 70% trong 500 cây quất ông trồng đã được đặt mua.

Làng quất Hội An rực vàng đón Tết

Những cánh cổng rộng mở đón khách ở làng quất

Làng quất Hội An rực vàng đón Tết  Vườn quất của ông Nguyễn Kim Nhất (tổ 6, P.Thanh Hà, Hội An), nơi có hơn 700 cội quất, đa số là những cội cổ thụ giống như một cánh rừng trĩu trái…

Làng quất Hội An rực vàng đón Tết Khách đến tận vườn để mua quất về chơi Tết

quất Hội An rực vàng đón TếtBạn trẻ đến tham quan vườn quất và chụp ảnh lưu niệm

Làng quất Hội An rực vàng đón Tết

Những hàng quất cao quá đầu người, bừng sáng trong nắng xuân

quất Hội An rực vàng đón Tết

quất Hội An rực vàng đón Tết

Rất dễ nhận ra cây quất Hội An, bởi trái to, chín rất đều

quất Hội An rực vàng đón Tết

Làng quất Hội An rực vàng đón Tết

Đến thời điểm này, các chủ vườn chỉ còn việc tỉa cành, nhánh, lặt quả xấu để làm đẹp cho cây quất. Nếu từ nay đến Tết âm lịch không có mưa bão lớn, người trồng quất năm nay thắng lớn.

quất Hội An rực vàng đón Tết

quất Hội An rực vàng đón Tết

quất Hội An rực vàng đón Tết

Theo ông Nhất, để quất chín đúng thời điểm, người làm vườn phải tưới nước điều độ. Nếu trời mưa quá nhiều, phải hạn chế tưới nước và phải lắp đèn vào ban đêm.

Làng quất Hội An rực vàng đón Tết

Quất không chỉ mang đến sắc xuân mà còn cho người nông dân cuộc sống no đủ

Làng quất Hội An rực vàng đón Tết

Những vườn quất ở làng Cẩm Hà (Hội An) được mùa, sum suê trái

Làng quất Hội An rực vàng đón Tết

Những ngày cuối năm, làng quất rực vàng, tuyệt đẹp trong sắc nắng xuân, cũng là nơi mà những bạn trẻ có thể chụp những tấm hình lung linh nhất.

Vì quất là thứ cây để kinh doanh, nên một số nhà vườn rất khó tính và giữ rất kỹ… Nhưng cũng có không ít nông dân rất hiếu khách…

 

Nghi lễ Tết ở Huế

Ăn Tết Nguyên đán không phải là phong tục riêng của Huế. Tuy nhiên, Tết Huế có những nét riêng thú vị. Là kinh đô xưa, Huế còn giữ được nhiều cổ tục trong việc đón Tết và ăn Tết.

Là kinh đô xưa, Huế còn giữ nhiều cổ tục trong việc đón Tết và ăn Tết. Trong đó lễ nghi, cúng kiếng là phần quan trọng nhất, được người Huế duy trì thực hiện rất trang nghiêm, bài bản, với sự kính cẩn, thành tâm.

Lễ nghi Tết Huế Hậu duệ Nguyễn Phước tộc làm lễ cúng đầu năm ở Thế Miếu, nơi thờ các vua triều Nguyễn.

Trước tiên, là ở phần lễ nghi, cúng kiếng. Nếu ở ngoài Bắc, người ta coi lễ cúng ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là nghi lễ khởi sự cho một cái Tết và tổ chức rất trọng thị, thì ở Huế lễ cúng ông Táo có phần đơn giản hơn. Ðối với nhiều gia đình người Huế, ngày 23 tháng Chạp đơn thuần chỉ là ngày thay bát nhang, quét dọn bàn thờ gia tiên và tiễn “ba ông đầu rau” bằng đất nung thờ trên trang bếp ra chân tường ngôi miếu hay gốc cổ thụ nơi đầu xóm để thay bằng ông Táo mới. Cái không khí Tết thực sự cảm nhận được phải từ sau ngày 25 tháng Chạp, khi các phường hội thợ thuyền làm lễ cúng tổ nghề, cũng là lễ cúng tất niên, cho dẫu một số nghề vẫn còn tiếp tục hoạt động cho tới tận phút giao thừa như thợ may hay thợ cắt tóc.

Trước Tết, người Huế có thói quen đi thăm các phần mộ tổ tiên. Sau khi quét dọn bàn thờ, thay cát mới cho bát nhang và đánh bóng những bộ tam sự, ngũ sự trên bàn thờ gia tiên, người ta chuẩn bị hương hoa đi thăm viếng phần mộ những người thân đã quá vãng. Họ đến đó, dọn dẹp vệ sinh, chăm sóc những luống hoa, búi cỏ nơi phần mộ, rồi thắp mấy nén nhang mời người quá cố về ăn Tết với gia đình. Với những người còn giữ những liên hệ ruột rà nơi quê quán thì lúc này chính là dịp họ trở về thăm bà con nơi quê cũ, biếu người này hộp trà, người kia quả mứt để đón Tết. Ðành rằng, người xứ quê có thể mua sắm thật dễ dàng những thứ ấy nơi chợ huyện, chợ làng, nhưng họ thật sự trân quý những món quà này bởi đó là tấm lòng của những người ly hương nhưng không ly tổ. Và họ cũng hào hiệp đáp lễ  người miệt phố bằng dăm ba ký nếp, cân đậu hay nhành mai chúm chím nụ vàng, lòng những mong cái Tết nơi phố phường sẽ thấm đẫm tình quê hương bản quán.

Lễ nghi Tết HuếLễ cúng xóm nhân dịp tất niên.

Với các bà, các chị, Tết là dịp để họ trổ tài nữ công gia chánh. Ngày trước, dường như người ta tự làm tất cả các món ăn mặn ngọt, chay tịnh… mà không phải mua thứ gì. Tết Huế có hàng trăm món ăn: mặn thì có bánh tét, dưa món, thịt bò dầm nước mắm, giò heo bó, chả thủ, nem tré, kim chi chuối chát, hành muối, kiệu chua …; ngọt thì đủ loại mứt bánh: mứt gừng, mứt dừa, mứt khoai lang, mứt bí đao, mứt hạt sen, mứt me, mứt cốc, mứt xoài, bánh in, bánh thuẫn, bánh dẽo, bánh bó, chè xanh đánh, chè đông sương, chè khoai tía… Ðồ ăn mặn có món gì thì đồ chay có món đó. Huế vốn nổi tiếng với các món cỗ chay cao cấp trong cung đình xưa và hầu hết các bà nội trợ đất thần kinh đều biết nấu được một, hai món chay đặc sắc. Nhờ thế mà cổ chay ngày Tết rất phong phú và đặc sắc. Ngày nay, tuy hàng quà bánh trái tràn ngập chợ Tết nhưng đa phần phụ nữ Huế vẫn thích tự mình làm các món nhắm như thịt dầm, kim chi và đặc biệt là dưa món, thứ không thể thiếu trong Tết Huế.

Sự cúng kiếng trong ngày Tết ở Huế mới thực sự cầu kỳ. Trước Tết có cúng ông Táo, cúng tổ nghề, cúng tất niên, cúng lên nêu, cúng rước ông bà về ăn Tết, cúng Thành hành khiển (thần coi sóc trong năm), cúng giao thừa. Từ sáng mồng Một Tết trở đi phải cúng ông bà ngày 3 bữa, ngày sóc cúng chay, ngày thường cúng mặn. Ðến chiều mồng Ba Tết phải làm cỗ cúng đưa (tiễn ông bà về lại cõi trên). Tiếp theo là cúng đầu năm, cúng sao, cúng rằm Nguyên tiêu… Tôi nhớ ngày bà ngoại đương sinh, suốt ba ngày Tết hầu như bà chỉ loay hoay với chuyện cúng kiếng, nhang đèn. Cũng chính nhờ cổ tục này, mà người Huế dù đi làm ăn xa ở trong Nam ngoài Bắc, Tết đến, cũng tranh thủ về với gia đình, không chỉ để được sum họp với người sống mà còn như muốn tìm trong không khí thành kính, linh thiêng ấy, hình ảnh của những người thân đã khuất bóng.

Ðêm giao thừa là lúc gia đình đoàn viên. Khác với ngoài Bắc, ở Huế không có tục hái lộc đầu năm nên người Huế không ra khỏi nhà trước và sau khi giao thừa. Nhờ thế mà cây cối trong các đền chùa ở Huế vẫn giữ nguyên lộc biếc suốt cả mùa xuân. Mấy năm gần đây, nhà nước có tổ chức cầu truyền hình đêm giao thừa nên một bộ phận cư dân Huế, nhất là lớp trẻ, đã biết ra khỏi nhà vào đêm trừ tịch, song ít ai trở về nhà sau lúc giao thừa. Ấy là bởi cái tục đạp đất. Người Bắc cũng có lệ xông đất, nhưng dân Huế đã gọi rất đúng tên cổ tục này: đạp đất. Không ai muốn về nhà sau giao thừa cũng bởi họ muốn tránh việc đạp đất nhà mình. Người ta mong người đến đạp đất nhà mình vào sáng mồng Một Tết là những người chức sắc, có học vấn, hay là người nhẹ vía, để tài lộc, may mắn sẽ theo họ đến với gia đình suốt cả năm sau đó. Nhiều gia đình ở Huế còn “ra lệnh” cho con cái, đứa nào nặng vía thì sáng mồng 1 không được dậy sớm, có thức giấc cũng phải nằm yên, chờ đứa khác nhẹ vía hơn, được cha mẹ còm – măng từ đêm giao thừa, đặt chân xuống đất trước, lúc đó những đứa khác mới được ra khỏi giường.

Mặt khác, nhiều người Huế không muốn về nhà sau phút giao thừa để tránh lệ đạp đất (ngoài Bắc gọi là xông đất) nhà mình, bởi lẽ, người ta mong người đến đạp đất nhà mình vào sáng mồng Một Tết là những người chức sắc, có học vấn, là người nhẹ vía, để tài lộc, may mắn sẽ theo họ đến với gia đình suốt cả năm sau đó.

Sáng mồng Một Tết, nghi lễ đầu tiên là lễ cúng Nguyên đán. Đó là lúc người Huế làm lễ cúng chay trên bàn thờ tổ tiên. Lễ vật là trầm trà, mứt bánh…, đơn giản nhưng tinh khiết. Sau lễ ấy, gia chủ mới mở cửa đón khách đến nhà thăm Tết.

Sáng mồng Một Tết, người Huế thường đi chùa lễ Phật trước tiên, sau đó mới đi viếng mộ tổ tiên, thắp hương nhà thờ họ tộc, đi thăm ông bà, cha mẹ đằng chồng, đằng vợ… Việc chúc Tết thầy, viếng thăm bạn bè đồng nghiệp thường là vào ngày mồng Hai, mồng Ba.

Từ ngày mồng Một Tết trở đi, mỗi ngày phải cúng kiếng 3 lần sáng – trưa – chiều trên bàn thờ tổ tiên. Ngày Sóc cúng chay, ngày thường cúng mặn. Ðến chiều mồng Ba Tết thì làm mâm cơm cúng đưa để tiễn ông bà về lại cõi trên.

Chiều ngày mồng Bảy tháng Giêng, sau lễ hạ nêu thì một chu kỳ lễ Tết ở Huế mới tạm coi là hoàn tất. Gọi là tạm bởi vì sau lễ hạ nêu, người Huế vẫn phải thực thi nhiều lễ nghi khác như lễ cúng đầu năm,lễ dâng sao, lễ cúng rằm Nguyên tiêu… Hậu duệ Nguyễn Phước tộc còn tổ chức lễ dâng hương đầu năm mới trong Thế Miếu, nơi thờ các vua triều Nguyễn, hay đi viếng mộ phần tổ tiên nơi các lăng tẩm ở ngoại ô.

Lễ nghi Tết HuếThụ lộc sau lễ cúng đầu năm ở Thế Miếu.

Lễ nghi, cúng kiếng trong dịp Tết ở Huế, xưa cũng như nay, là một bộ phận hợp thành của văn hóa Huế. Người Huế coi đó là những nghi thức thiêng liêng, cần phải duy trì và trao truyền cho hậu thế. Đến lượt mình, các thế hệ hậu duệ người Huế tự nguyện tiếp nhận và thực hành các nghi lễ ấy, coi đó là cách thức “liên kết” với tổ tiên, thần Phật và làm phong phú đời sống tâm linh của họ, dẫu rằng, những lễ nghi ấy đã “lấy mất” khá nhiều thời gian “ăn Tết” và “chơi Tết” của người Huế

Nói đến Tết, tất phải nói chuyện chơi. Dân Huế xưa chơi Tết thật lắm trò. Không kể những trò trong cung vua phủ chúa, trò vui nơi thôn dã cũng đã phong phú. Trò chơi tập thể có hội bài chòi, đu tiên, đua ghe, đấu vật… Nơi đầu đường, góc phố có trò chơi bài vụ, trò bầu cua tôm cá… Trong gia đình có hội bài tới, xăm hường, tứ sắc, bài cẩu… Sau này, đu tiên vắng bóng, bài chòi chỉ còn lại nơi thôn dã, nhưng hội đua ghe trên sông Hương và vật võ làng Sình (Phú Mậu, Phú Vang) vẫn duy trì đều đặn. Hàng năm, trong công viên Thương Bạc vẫn diễn ra hội chợ với các trò vui xuân có thưởng và trong các gia đình người Huế tiếng gieo xúc xắc của trò xăm hường vẫn rộn vang trong ba ngày Tết.

Tết ở Huế còn là dịp để muôn hoa khoe sắc. Ngoài làng Chuồn chuyên nghề làm trướng liễn để treo Tết, Huế còn có làng Tiên Nộn chuyên làm hoa giấy. Từ giữa tháng Chạp, hoa giấy nơi đây theo chân dân làng đi làm đẹp khắp chốn thần kinh. Những đẹp nhất, vẫn là những đóa hoa đến từ những làng hoa ven sông Hương: hoa huệ Nguyệt Biều, hoa cúc Bãi Dâu, thược dược Phú Thượng, hoa mai Dương Xuân… Tất cả đều tụ hội về công viên Phu Văn Lâu cả tuần trước Tết, để từ đó tỏa ra làm đẹp cho mọi miền, mọi nhà của xứ Huế trong dịp Tết. Khoảng chục năm trở lại đây, đi chợ hoa đã trở thành một thói quen của người Huế. Ðến chợ hoa, nếu tinh ý, bạn sẽ nhận ra tính cách, khiếu thẩm mỹ, trình độ học vấn và cả sự sang hèn của những hạng người mua hoa và thưởng hoa. Ðó cũng là một thú vui của Tết Huế vậy.

 

Lung linh đường hoa Tết Ất Mùi ở Sài Gòn

Đường hoa Tết Ất Mùi bắt đầu với hình ảnh gia đình dê lấy cảm hứng từ hình tượng chú dê núi Ninh Bình. Tiếp đó là khung cảnh làng quê với cánh đồng lúa trĩu hạt, mái nhà tranh…

lung linh đường hoa Tết Ất Mùi ở Sài Gòn

Đường hoa Nguyễn Huệtừ lâu đã trở thành thương hiệu Tết của TP.HCM và là điểm du xuân được đông đảo người dân, và du khách chờ đón. Năm nay, đường Nguyễn Huệ được chỉnh trang thành Quảng trường đi bộ và đang thi công ga tàu điện ngầm nên đường hoa tạm dời về đường Hàm Nghi. Đường hoa Tết Ất Mùi 2015 chào mừng khách tham quan với hình ảnh gia đình dê lấy cảm hứng từ hình tượng chú dê núi Ninh Bình. Từng chi tiết từ đôi sừng cong, tai nhỏ, chòm râu, chiếc đuôi ngắn tạo nên nét đặc trưng của dê núi, oai phong, đỉnh đạc nhưng cũng rất hiền hòa.

lung linh đường hoa Tết Ất Mùi ở Sài Gòn

Đường hoa Tết Ất Mùi 2015 trên đường Hàm Nghi dài 510 m từ Phó Đức Chính đến Hồ Tùng Mậu với chủ đề “Bản sắc Việt – Hào khí Việt Nam” gồm ba phân đoạn chính: Hào khí Việt Nam, Bản sắc Việt và Vinh quang Việt Nam. Bên cạnh vật liệu chính như hoa tươi, gỗ, đá… đơn vị thi công sử dụng các chất liệu tái chế rẻ tiền trong việc xây dựng để vừa hướng tới sự phát triển bền vững, vừa hài hòa với thiên nhiên.

lung linh đường hoa Tết Ất Mùi ở Sài Gòn

Hào khí Việt Nam thể hiện tinh hoa của người Việt thông qua những vật phẩm mang hơi thở thủ công mỹ nghệ, hình ảnh búp bê từ Bắc – Trung – Nam, mái che hoa từ sáo tăm, kén hoa khổng lồ với chất liệu mộc. Xuyên suốt trong đường hoa là hình ảnh của cuộc sống đô thị với thùng thư, khung cửa hoa, đặc biệt là metro hoa – phương tiện vận chuyển hiện đại đang được xây dựng tại TP.HCM.

lung linh đường hoa Tết Ất Mùi ở Sài Gòn

Không thể thiếu trong đường hoa là hình ảnh làng quê Việt Nam yên bình với cánh đồng lúa trĩu hạt, mái nhà tranh hiền hòa với tấm phản tre và đôi liễn đỏ, chiếc cầu ao sen, những chiếc xuồng chất đầy cây trái. Đại cảnh này tạo cảm giác mới lạ, thu hút được người dân du xuân.

lung linh đường hoa Tết Ất Mùi ở Sài Gòn

Bên cạnh đó, đường hoa năm nay cũng dành một góc riêng để trưng bày các hiện vật thể hiện chủ quyền biển đảo, nhiều con đường xung quanh khu vực sẽ được trang trí ánh sáng lung linh. Mỗi dịp Tết Nguyên đán, đường hoa là nơi thu hút hàng triệu người dân TP.HCM và du khách đến tham quan, thưởng lãm, chụp ảnh lưu niệm.

lung linh đường hoa Tết Ất Mùi ở Sài Gòn

Đường hoa Ất Mùi được thi công từ ngày 6 – 16/2 (từ 18 – 28 tháng Chạp). Chính thức phục vụ du khách tham quan, thưởng ngoạn từ 19h ngày 16/2, kéo dài đến 22h ngày 22/2 (tức 28 tháng Chạp đến mùng 4 Tết).

lung linh đường hoa Tết Ất Mùi ở Sài Gòn

lung linh đường hoa Tết Ất Mùi ở Sài Gòn     lung linh đường hoa Tết Ất Mùi ở Sài GònBên cạnh đường hoa, chương trình đón Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 sẽ có phần bắn pháo hoa đón chào năm mới. Năm nay, TP.HCM dự kiến sẽ mở rộng lên 8 điểm bắn pháo hoa, gồm hầm sông Sài Gòn (phía quận 2), Đầm Sen (quận 11), khu Láng Le – Bàu Cò (Bình Chánh), khu di tích lịch sử Ngã Ba Giồng (Hóc Môn), Trung tâm văn hóa quận 12, Công viên lịch sử văn hóa dân tộc (quận 9), khu vực huyện Cần Giờ, tòa nhà Bitexco.

Phật thủ ‘nghìn tay’ giá bạc triệu ở Hà Nội

Vườn Phật thủ “nghìn tay” ở xã Tiền Yên (Hà Nội) với hàng chục quả hội tụ đủ các yếu tố “Thịnh – Suy – Vi – Thái” và ngón tay cuối cùng lại nằm ở chữ Thịnh.

Phật thủ 'nghìn tay' giá bạc triệu ở Hà Nội

Anh Tạ Đăng Thưởng, thôn Yên Thái, xã Tiền Yên (Hoài Đức, Hà Nội) khoe những quả Phật Thủ hội tụ đủ các yếu tố: “Thịnh – Suy – Vy – Thái) và đều “chốt” bằng chữ… Thịnh quý giá.

Từ xưa Phật thủ đã được các thầy lang dùng như một vị thuốc với nhiều công dụng khác nhau. Ngày nay Phật thủ vẫn được dùng để bào chế các vị, bài thuốc, nhưng cũng như chính cái tên của nó mà Phật thủ đã trở thành một thứ quả thờ mang đậm tín ngưỡng phồn thịnh trong thuyết… “ngũ quả”.

Phật thủ 'nghìn tay' giá bạc triệu ở Hà Nội Đắc Sở được xem là nơi tập trung nhiều quả phật thủ có giá cao nhất cả nước. Dịp cận Tết là giai đoạn thu hoạch chính của loại cây này, hàng ngày có rất nhiều người đến đây mua phật thủ và vận chuyển đi khắp cả nước.

 

Phật thủ 'nghìn tay' giá bạc triệu ở Hà Nội Những năm gần đây, Đắc Sở được coi là nơi sản sinh ra những quả phật thủ có giá cao nhất cả nước. Hình dáng của trái phật thủ khiến người ta liên tưởng đến bàn tay của Đức Phật.

Phật thủ 'nghìn tay' giá bạc triệu ở Hà Nội  Trái phật thủ với hình dáng đẹp mắt này cũng như những trái phật thủ khác mang trong mình ý nghĩa tâm linh sâu sắc và thường được dùng để bày mâm ngũ quả ngày Tết cổ truyền.

Phật thủ 'nghìn tay' giá bạc triệu ở Hà Nội

Những trái phật thủ có dáng đẹp, ngón to bung xòe, nhiều tầng như thế này được dân lái buôn và nhiều người chơi tìm về tận vườn đặt tiền trước từ nhiều tháng trước Tết.

Phật thủ 'nghìn tay' giá bạc triệu ở Hà Nội

Đôi Phật thủ này không chỉ hội tụ đủ các yếu tố: “Thịnh – Suy – Vy – Thái” mà còn rất đẹp về thẩm mỹ.

Người ta thờ Phật thủ với mong muốn gia đình gặp nhiều may mắn trong năm mới, phồn thịnh về của cải, sức khỏe… Tuy nhiên, chơi Phật thủ cũng rất công phu và có “luật” của nó. Quả càng to, ngón tay của Phật thủ càng nhiều, dài, móng nhọn thì càng có giá trị.

Phật thủ 'nghìn tay' giá bạc triệu ở Hà Nội

Những trái phật thủ đẹp mắt, mang lại may mắn cho các gia đình dịp đầu năm mới được kết tinh từ phù sa ngọt mát, từ sự chịu thương chịu khó, từ tình yêu đất, yêu cây của người dân nơi đây. Mối duyên lành giữa đất và cây đã, đang và sẽ mang lại những mùa xuân sung túc, bình yên cho Đắc Sở. Những “giọt ngọc” tinh khiết đọng long lanh trên đầu ngón tay Phật thủ.

Phật thủ 'nghìn tay' giá bạc triệu ở Hà Nội

Chị Nguyễn Thị Thu, thôn Yên Thái, xã Tiền Yên, Hoài Đức, Hà Nội nâng niu, chăm chút những quả Phật thủ trị giá cả triệu đồng.

Phật thủ 'nghìn tay' giá bạc triệu ở Hà Nội

Lạc vào “vương quốc” phật thủ… “nghìn tay”.

Phật thủ 'nghìn tay' giá bạc triệu ở Hà Nội

Song Phật thủ có giá trị cả về mặt ý nghĩa tâm linh, cũng như thẩm mỹ phải là quả to, tay dài, móng nhọn, số ngón phải đạt trên 20 ngón trở lên và đặc biệt ngón cuối cùng phải nằm ở chữ… “Thịnh”, theo cách đếm: “Thịnh – Suy – Vi – Thái”.

Phật thủ 'nghìn tay' giá bạc triệu ở Hà Nội

Nhưng không phải lúc nào cũng tìm được Phật thủ có đầy đủ các yếu tố trên, có khi cả vườn hàng nghìn quả chỉ chọn được vài quả hoặc không quả nào. Với những quả Phật thủ hội tụ đủ các yếu tố “âm dương ngũ hành” này, thì giá có khi lên đến vài triệu đồng, tùy theo khách chơi.

phat-thu--9-

Phật thủ

Càng già, chín Phật thủ càng ngả dần sang màu vàng, màu của giàu sang, phú quý.

 

Tết Nguyên Đán là gì?

Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây.

Tết Nguyên đán

Tết Nguyên Đán Việt Nam từ buổi “khai thiên lập địa” đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông và quan niêm “ơn trời mưa nắng phải thì” chân chất của người nông dân cày cấy ở Việt Nam…

Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhờ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng …

Tết Nguyên Đán

Ông Táo hay thần bếp là người mục kích sự làm ăn của mọi nhà. Theo tập tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế nên, trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa “ông Táo “.

Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết.

cung-ong-tao

Cùng với tranh (tranh dân gian, câu đối), hoa quả là yếu tố tinh thần cao quý thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa Ðào, miền Nam có hoa Mai, hoa Ðào, hoa Mai tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình người Việt Nam.

Ngoài cành Ðào, cành Mai, mấy ngày tết người ta còn “chơi” thêm cây Quất chi chít trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc…

Tết Nguyên Đán

_quat

Tết trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bành trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam (hoặc quít), hồng, quất.

Tết Nguyên Đán

Còn ở miền Nam, mân ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc.

Tết Nguyên Đán

Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ… Từ trẻ tới già ai ai cũng biết, sau đây là một vài phong tục đáng được duy trì phát triển.

Tống cựu nghênh tân:

ngay-tet

Cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, cùng làng xóm dọn dẹp nhà thờ, lau giặt, cắt tóc, may sắm quần áo mới, trang trí bàn thờ, lau chùi bàn ghế ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng.

Con cháu trong nhà từ phút giao thừa trở đi thường được nhắc nhở: Không được nghịch nghợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy… anh chị, cha mẹ cũng không quở mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở, chúc nhau những điều tốt lành.

Hái lộc, xông nhà, chúc tết, mừng tuổi:

Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khoẻ, thành đạt hơn năm cũ.
Nhiều nhà tự đi hái lộc ở chốn đình chùa, nơi tôn nghiêm về nhà, tự xông nhà hay dặn trước người “nhẹ vía” mà mình thích đến xông nhà.

Nhiều người không tin tục xông nhà nhưng cũng dè dặt, chưa dám đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay lại đổ tại mình “nặng vía”. Chính vì vậy, sáng mùng Một lại ít khách.

Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc Tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà cha mẹ. Ông bà cũng chuẩn bị ít tiền để mừng tuổi con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích.

mừng tuổi ông bà

Lời chúc tết thường là sức khoẻ, phát tài phát lộc, những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau “tai qua nạn khỏi”hay “của đi thay người”nghĩa là trong cái hoạ cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành.

Nhưng nhìn chung trong những ngày đầu năm, người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa.

Phong tục ta ngày Tết việc biếu quà Tết, tỏ ân nghĩa tình cảm, học trò tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc, con rể tết bố mẹ vợ… quà biếu, quà tết không đánh giá theo giá thị trường. Nhưng cũng đừng nên gò bó câu nệ sẽ hạn chế tình cảm: không có quà ngại không đến…

Ở nước ta, vào dịp đầu xuân thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thất tuần, bát tuần, cửu tuần… tính theo tuổi mụ. Ngày Tết ngày Xuân cũng là dịp mọi người đang rãnh rỗi, con cháu tụ tập đông vui.

Cũng vào dịp đầu Xuân, người có chức tước khai ấn, học trò, sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, người buôn bán mở hàng lấy ngày. Sĩ, Nông, Công, Thương “Tứ dân bách nghệ” của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hành thông, làm ăn suôn sẻ.

Sau ngày mùng Một, dù có mải vui tết cũng chọn ngày “Khai nghề”, “Làm lấy ngày”. Nếu như mùng Một tốt thì chiều mùng Một bắt đầu.

Riêng khai bút thì giao thừa xong, chọn giờ Hoàng đạo không kể mùng Một là ngày tốt hay xấu. Ngườu thợ thủ công nếu chưa ai thuê nướn đầu năm thì cũng tự làm cho gia đình một sản phẩm, một dụng cụ gì đó. Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu xuân vẫn đông, mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người đi chợ phần lớn là đi chơi xuân.

Cờ bạc: Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượi chè nhưng trong dịp tết, nhất là tối 28, 29; gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thì người bố cho phép vui chơi.

Tam cúc, cờ gánh, cờ nhảy, cờ tướng, kiệu, chắn, tổ tôm… ai thích trò nào chơi trò ấy. Ðến lễ khai hạ, tiễn đưa gia tiên, coi như hết Tết thì xé bộ tam cúc, thu bàn cờ tướng, cất bộ tổ tôm hoặc đốt luôn hoá vàng.

Vì sao có tục kiêng hót rác đổ đi trong ba ngày Tết:

Trong “Sưu thần ký” có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được thuỷ thần cho một con hầu tên là Như Nguyên, đem về nhà được vài năm thì giàu to. Một hôm, nhân ngày mùng Một Tết, Âu Minh đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đó nhà Âu Minh lại nghèo đi. Kể từ đó kiêng không hót rác ngày Tết.

Cây cảnh hình dê: Hàng “độc” đón Tết Ất Mùi

Chuẩn bị tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, tại “vương quốc” hoa, cây kiểng Chợ Lách các nghệ nhân đang chuẩn bị tung ra sản phẩm độc đáo là kiểng hình con dê. Hầu hết sản phẩm đều được đặt hàng từ trước và được xem là “độc”, hiếm trong dịp Tết năm nay.
Năm nào cũng vậy, đến tết Nguyên đán cơ sở kiểng của nghệ nhân Năm Công (xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) sản xuất vài chục cặp kiểng hình con vật được làm từ cây gừa với giá 3 đến 7 triệu đồng/cặp theo đơn đặt hàng.

 

Cây cảnh hình dê: Hàng “độc” đón Tết Ất Mùi
Ông Nguyễn Văn Công cho biết: “Trung bình để làm ra một sản phẩm hình con dê cao hơn 2 m phải tốn 50 đến 70 nhánh gừa được uốn trên khung sắt. Sau đó cắt tỉa gọn gàng và giao cho khách hàng”.
Cây cảnh hình dê: Hàng “độc” đón Tết Ất Mùi
Kiểng hình dê đắt hàng nhất năm tết Ất Mùi. “Kiểng thú hình dê được nhà vườn đẩy mạnh sản xuất, do đây là linh vật của năm nên chắc chắn thị trường ưa chuộng”, một chủ vườn kiểng lý giải.

Cây cảnh hình dê: Hàng “độc” đón Tết Ất Mùi

Cây cảnh hình dê: Hàng “độc” đón Tết Ất Mùi

Cây cảnh hình dê: Hàng “độc” đón Tết Ất Mùi
Nghệ nhân đang tất bật công việc cuối năm để làm các sản phẩm kiểng giao khách hàng.Những ngày này, nhiều chủ vườn kiểng ở các xã thuộc huyện Chợ Lách, Bến Tre đang tất bật uốn, tỉa, ghép hình, kịp hoàn thiện nhiều loại sản phẩm kiểng phục vụ cho thị trường Tết.
Cây cảnh hình dê: Hàng “độc” đón Tết Ất Mùi
Ngoài sản phẩm chủ lực là kiểng hình con dê, tết Nguyên đán năm nay cơ sở Năm Công còn sản xuất kiểng hình con rồng, bình trà, bình bông, cây đàn, bộ 12 con giáp, hình trái tim, nai, hươu, trâu… với giá từ vài triệu đồng đến hơn 30 triệu đồng/cặp. Trong đó, đắt nhất là kiểng hình rồng vì tốn rất nhiều công, khung sắt và nhánh gừa.

Hàng “độc” đón Tết Ất Mùi

…. Kiểng tạo dáng bình bông

Cây cảnh hình dê: Hàng “độc” đón Tết Ất Mùi

Hay một đàn voi

Cây cảnh hình dê: Hàng “độc” đón Tết Ất Mùi

Kiểng hình trái tim cũng được đặt hàng trong dịp tết.

Cây cảnh hình dê: Hàng “độc” đón Tết Ất Mùi

Kiểng hình rồng giá đắt nhất vì tốn nhiều nhân công, chi phí.

Cây cảnh hình dê: Hàng “độc” đón Tết Ất Mùi

Mỗi năm nghệ nhân Năm Công đều tạo hình một con vật khác nhau bằng cây gừa.

Cây cảnh hình dê: Hàng “độc” đón Tết Ất Mùi

Cây cảnh hình dê: Hàng “độc” đón Tết Ất Mùi

Nghệ nhân ở làng hoa, kiểng Chợ Lách tạo dáng thành hình con vật theo ý muốn.

cay-canh-hinh-de (9)

Nghệ nhân bên tán cây tạo dáng bình trà

Ngoài kiểng hình con vật, các nghệ nhân còn làm hình theo nhu cầu khách hàng.
Ngoài kiểng hình con vật, các nghệ nhân còn làm hình theo nhu cầu khách hàng.