Tag Archives: ý nghĩa

Ảnh nền động hoa hồng cho ngày lễ tình nhân

Hoa hồng là món quà không thể thay thế trong ngày lễ Tình Yêu. Theo truyền thuyết cho rằng hoa hồng đỏ chính là loài hoa dành cho Thần Vệ Nữ – nữ thần Sắc Đẹp và màu đỏ của nó là tượng trưng của tình yêu mãnh liệt. Do đó mà hoa hồng đỏ được trở thành biểu tượng Tình Yêu, bông hoa hồng đỏ thắm cũng là gởi thông điệp “Anh yêu em” và “Em yêu anh”.

Ngày nay, với nhiều màu sắc hoa hồng người ta quan niệm một ý nghĩa khác nhau:

Hồng đỏ – Tình yêu đam mê nồng nàn mãnh liệt – Yêu điên cuồng.

Màu hồng – Tình yêu trong trắng nhẹ nhàng – Lời hứa tình yêu.

Màu vàng – Người tặng yêu người được tặng nhưng không hề biết là có được yêu lại không

Màu trắng -Tình yêu trinh trắng thanh cao – Yêu thầm lặng

Màu hoa lavande ( Màu tím hoa Oải hương) – Tiếng sét ái tình.

Dưới đây một số ảnh động về hoa hồng dành gởi cho một nửa yêu thương của các bạn :

Ảnh động về hoa hồng

Ảnh động về hoa hồng dành cho ngày tình yêu
Hồng đỏ – Tình yêu đam mê nồng nàn mãnh liệt – Yêu điên cuồng.
Ảnh động về hoa hồng dành
Màu hồng – Tình yêu trong trắng nhẹ nhàng – Lời hứa tình yêu.

Ảnh động về hoa hồng dành

Ảnh động về hoa hồng dành cho ngày tình yêu

Màu hoa lavande ( Màu tím hoa Oải hương) – Tiếng sét ái tình.

Ảnh động về hoa hồng dành cho ngày tình yêu

Ảnh động về hoa hồng dành cho ngày tình yêu

Màu vàng – Người tặng yêu người được tặng nhưng không hề biết là có được yêu lại không
 hoa hồng
Màu trắng -Tình yêu trinh trắng thanh cao – Yêu thầm lặng

Ảnh động về hoa hồng dành cho ngày tình yêu

Màu xanh hoa hồng là một bông hoa đang tìm cách truyền đạt một thông điệp bí ẩn, say mê và ý thức của những điều không thể.

Hy vọng các bạn tìm cho mình hoa hồng ý nghĩa gởi thông điệp dến một nửa yêu thương cho ngày lễ tình nhân 14/2.

Câu đối hay tết Đinh Dậu

Phong tục đón Tết của người Việt Nam ngoài những việc quét dọn nhà cửa, mua sắm sửaTết, làm bánh mứt,gói bánh chưng bánh tét   v.v…Thì không ít nhà thường có thú chơi là treo câu đối ngày Tết để đón năm mới nhiều may mắn theo ý nghĩa của câu đối.

Hay  ngày Tết mọi người tìm đến “ông đồ” để xin chữ hoặc câu đối mang ý nghĩa may mắn cho năm mới  đem về treo trong nhà ngày Tết như:

*. Ngoài ngõ mừng xuân nghênh phúc lộc

Trong nhà vui Tết đón bình an.

cau-doi-ngay-tet

 

 

 

 

 

*. Tối ba mươi, nợ réo tít mù, ấy mới Tết,
Sáng mồng một, rượu tràn Quý tị, ái chà Xuân.

*. Chúc Tết đến trăm điều như ý
Mừng Xuân sang vạn sự thành công

*. Ðắp gốc cây cao, Tết đến thắp hương thơm đèn sáng,
Khơi nguồn nước mát, Xuân về dâng trái ngọt hoa thơm.

*4. “Tối ba mươi khép cánh càn khôn, ních chặt lại kẻo Ma vương đưa quỷ tới,
Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ rước Xuân vào”

*. “Thiên tăng tuế nguyệt, niên tăng thọ
Xuân mãn càng khôn, phúc mãn đường”

(Trời thêm tuổi mới, năm thêm thọ
Xuân khắp càn khôn, phúc khắp nhà)

*. Phước thâm tự hải (hạnh phúc nhiều sâu như biển)
Lộc cao như sơn (của cải nhiều cao như núi)

*. “Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái Tết
Ước gì nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa Xuân”

*. Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ
Nhân bách hạnh hiếu vi tiên.

Năm có bốn mùa, mở đầu bằng mùa Xuân;
Người ta có trăm tính nhưng tính hiếu thảo là cần trước hết.

*. Phúc Đầy Nhà Năm Thêm Giàu Có

Đức Ngập Tràn Ngày Một Vinh Hoa

*. Tân niên hạnh phúc bình an tiến
Xuân nhật vinh hoa phú quý lai
Nghĩa là:
Năm mới hạnh phúc bình an đến
Ngày Xuân vinh hoa phú quý về

*. Trời thêm tuổi mới, người thêm thọ
Xuân khắp mọi nơi, phúc khắp nhà

*. Đa phúc đa tài đa phú quý
Đắc tài đắc lộc đắc nhân tâm

*. Tết đến, rượu ngon đưa mấy chén
Xuân về, bút mới thử vài trang
Tranh pháo vui xem đàn trẻ nhỏ
Tóc râu thêm một sợi tuổi trời cao.

*. Niên hữu tứ thời, xuân vi thủ
Nhân sinh bách hạnh, hiếu vi tiên

*. Ngào ngạt mùi hương, dẫu tại đất người, không mất gốc,
Lung linh ánh lữa, dù xa quê cũ, chẳng quên nguồn.

*. An khang phú quý thái thái bình
Bách lão bá niên trường trường thọ
Chiều ba mươi nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa,
Sáng mồng một rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà”
(Nguyễn Công Trứ)

“Tối ba mươi, giơ cẳng đụng cây nêu
Ủa ! Tết !
Sáng mồng một, lắng tai nghe lời chúc
Ồ ! Xuân !” ()
“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” ()

– Phước thâm tự hải (hạnh phúc nhiều sâu như biển)
– Lộc cao như sơn (của cải nhiều cao như núi)

Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái Tết
Ước gì nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa Xuân. ()

Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ
Nhân bách hạnh hiếu vi tiên.
Tạm dịch :
(Năm có bốn mùa, mở đầu bằng mùa Xuân;
Người ta có trăm tính nhưng tính hiếu thảo là cần trước hết.)

Xuân tha hương, nhấp giọt rượu sầu, nhớ vòm trời đất nước !
Tết xứ người, hớp ngụm cafe đắng, thương mảnh đất quê nhà !

(Quảng Ngôn)

 

 

Triết lý sâu sắc đằng sau 3 chú khỉ “che mắt, che tai, che miệng”

Ý nghĩa đằng sau hình tượng 3 chú khỉ “không nhìn, không nghe, không nói” quả thực rất uyên thâm và sâu sắc, là một lẽ sống đẹp trong cuộc đời.

Triết lý sâu sắc đằng sau 3 chú khỉ “che mắt, che tai, che miệng”

Trong cuộc sống thường ngày, có thể ở đâu đó chúng ta đã nhìn thấy hình ảnh 3 chú khỉ che mắt, che tai, che miệng. Thoạt đầu, ai không hiểu sâu kỹ sẽ nghĩ bộ tượng này “đại khái” khuyên chúng ta “không nhìn, không nghe, không nói” những điều xấu xa trong cuộc sống, rằng chúng ta hãy sống cuộc sống của mình, đừng quan tâm đến chuyện người khác.

Thậm chí, có thể ai đó còn tưởng rằng bộ tượng này khuyên con người sống “yếm thế”, “không nhìn, không nghe, không nói”, mặc kệ những gì “chướng tai, gai mắt” đang xảy ra xung quanh, sống bàng quan, “thây kệ” tất cả.

Tuy vậy, ý nghĩa của hình tượng 3 chú khỉ “không nhìn, không nghe, không nói” này quả thực rất uyên thâm và sâu sắc, là một lẽ sống đẹp trong cuộc đời.

Trong cuộc sống mỗi người, nhiều khi chúng ta phải chứng kiến những điều sai trái, thị phi, nhiễu nhương, nếu ai cũng chỉ an phận “không nhìn, không nghe, không nói”, thì xã hội, cộng đồng, gia đình và bản thân cuộc đời mỗi người rồi sẽ đi về đâu? Và nếu cứ tự “bịt tai, bịt mắt, bịt miệng” mình như thế cả cuộc đời, thì cuộc sống liệu có còn ý nghĩa?

Triết lý sâu sắc đằng sau 3 chú khỉ “che mắt, che tai, che miệng”

Luận xung quanh bức tượng 3 chú khỉ “không nhìn, không nghe, không nói” này có nhiều lý giải.

Lý giải thứ nhất cho rằng nguồn gốc của bộ tượng này bắt nguồn từ Ấn Độ vài ngàn năm trước. Khởi nguyên của loạt tượng này là từ thần Vajrakilaya – một vị thần có 6 tay chuyên phá tan mọi trở lực.

Thần Vajrakilaya đôi khi được khắc họa trong hình ảnh lấy tay bịt tai, mắt và miệng, nhằm răn dạy chúng sinh không nhìn bậy, không nghe bậy, không nói bậy.

Lý giải thứ hai cho rằng bộ tượng bắt nguồn từ tư tưởng “tam không” của Nhật Bản. Tại Nhật, ở đền Toshogu, thuộc thành phố Nikko, cho tới nay vẫn còn lưu giữ được một bức điêu khắc cổ khắc họa 3 chú khỉ được đặt tên là Mizaru, Kikazaru và Iwazaru với ý nghĩa lần lượt là “bịt mắt”, “bịt tai”, “bịt miệng”, do nghệ nhân Hidari Jingoro nổi tiếng thực hiện từ thế kỷ 17.

Triết lý sâu sắc đằng sau 3 chú khỉ “che mắt, che tai, che miệng”

Thực tế, cái đuôi “zaru” trong tên của cả 3 chú khỉ gần âm với từ “saru” trong tiếng Nhật nghĩa là con khỉ. Con che mắt tên Mizaru hàm ý rằng “tôi không nhìn điều xấu”. Con bịt miệng tên Iwazaru hàm ý “tôi không nói điều xấu”. Con bịt tai tên Kikazaru hàm ý “tôi không nghe điều xấu”.

Ngoài ra, người Nhật còn có thêm một hàm ý sâu xa hơn gửi gắm trong “ba ông khỉ thông thái”, đó là “bịt mắt để dùng tâm mà nhìn”, “bịt tai để dùng tâm mà nghe”, “bịt miệng để dùng tâm mà nói”.

Khi tâm ở trạng thái tĩnh, không bị rối loạn bởi những điều xấu do mắt nhìn thấy, tai nghe thấy, miệng nói ra, thì tự khắc tâm phát sinh điều thiện và người ta sẽ sống “có tâm”, sẽ nhìn – nghe – nói và làm những điều “có tâm”.

Triết lý sâu sắc đằng sau 3 chú khỉ “che mắt, che tai, che miệng”

Cuối cùng, tư tưởng “tam không” này cũng mang nhiều sự đồng điệu với tư tưởng của Khổng Tử, khi học trò Nhan Uyên hỏi thầy về đức nhân, Khổng Tử đã trả lời rằng: “Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động” (nghĩa là “không nhìn điều sai, không nghe điều bậy, không nói điều trái, không làm điều quấy”).

Hình ảnh bộ khỉ “tam không” còn nhắc nhở chúng ta về “tâm viên, ý mã” (tâm nhảy nhót như khỉ, ý nghĩ lồng lộn như ngựa), rằng chúng ta phải biết kiểm soát cái tâm vọng động, nó vốn chẳng khác gì con khỉ thích chạy lăng xăng.

“Tâm viên” là chỉ tâm thế không khi nào được yên, lộn xộn, rối rắm, suy nghĩ hết chuyện này đến chuyện khác, từ quá khứ, hiện tại đến tương lai, đó là “tâm viên”. Tâm này sẽ đưa con nguời đến loạn động, phát sinh ra đủ thứ phiền não…

Muốn không rơi vào cảnh “tâm viên”, không tự làm khổ nội tâm chính mình, nhất là trong bối cảnh đời sống đương đại, khi luồng thông tin phát sinh mỗi ngày nhiều như vũ bão, con người càng cần học ở “ba ông khỉ thông thái”, để không khổ vì nghe chuyện thiên hạ, vì nói chuyện thế gian và nhìn ngó chuyện người khác.

Triết lý sâu sắc đằng sau 3 chú khỉ “che mắt, che tai, che miệng”

Bản chất của con người vốn là sự tò mò nên bất cứ chuyện nào, về bất cứ ai, dù không liên quan thì cũng muốn nghe, muốn thấy, để kể lại, bình luận với người khác. Tuy vậy, việc nghe – nhìn – nói về chuyện của người khác chỉ khiến bản thân mất thời gian và trở nên xấu xí. Xấu ở đây là ở cái tâm, bởi soi mói chuyện người khác thường không mấy khi chăm chú vào điều tốt đẹp.

Bởi vậy, nghe – nhìn – nói đều cần phải có chọn lọc, thì mới hy vọng giữ được cho mình cái tâm bình lặng. Khi sự nhận thức về thế giới xung quanh thông qua nghe – nhìn – nói trở nên tinh tế, sâu sắc từ trong tâm, con người ta sẽ quan sát, đánh giá được mọi vấn đề một cách vẹn toàn. Hình ảnh “bộ khỉ tam không” mang những giáo lý sâu sắc như vậy…

 (Sưutầm )

Lịch sử, ý nghĩa ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Lịch sử dân tộc Việt Nam còn mãi ghi đậm dấu ấn chói ngời của những nữ anh hùng hào kiệt không chịu khuất phục kẻ thù, không chịu kiếp sống nô lệ, đứng lên chống giặc ngoại xâm giành tự do.

ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Ngày Phụ nữ Việt Nam là một ngày lễ kỷ niệm nhằm tôn vinh phụ nữ, được tổ chức vào ngày 20/10 hàng năm ở Việt Nam. Vào dịp này, phụ nữ ở Việt Nam, cũng như tại các nơi khác trên thế giới, được nhiều người bày tỏ sự quan tâm và tôn vinh dưới nhiều hình thức nhưng phổ biến nhất vẫn là tặng hoa hồng, thiệp và kèm theo những lời chúc mừng.

Phụ nữ Việt Nam vốn sinh ra trong một đất nước với nền văn minh nông nghiệp, dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp nên phụ nữ Việt Nam đã trở thành lực lượng lao động chính.

Bên cạnh đó, nước ta luôn luôn bị kẻ thù xâm lược, đời sống nghèo khổ. Từ thực tế đó mà người phụ nữ Việt Nam có bản sắc phong cách riêng: họ là những chiến sĩ chống ngoại xâm kiên cường dũng cảm; là người lao động cần cù, sáng tạo, thông minh; là người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển bản sắc và tinh hoa văn hoá dân tộc; là những người mẹ dịu hiền, đảm đang, trung hậu đã sản sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc anh hùng.

ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Từ năm 1927 những tổ chức quần chúng bắt đầu hình thành và thu hút đông đảo tầng lớp phụ nữ như: Công Hội Đỏ, Nông Hội Đỏ, các nhóm tương tế, tổ học nghề và các tổ chức có tính chất riêng của giới nữ như:

  • Năm 1927 nhóm các chị Nguyễn Thị Lưu, Nguyễn Thị Minh Lãng, Nguyễn Thị Thủy là ba chị em ở làng Phật Tích (Bắc Ninh) tham gia Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, các chị tuyên truyền, xây dựng tổ học nghề đăng ten và học chữ.
  • Nhóm chị Thái Thị Bôi có các chị Lê Trung Lương, Nguyễn Thị Hồng, Huỳnh Thuyên tham gia sinh hoạt ở trường nữ học Đồng Khánh.
  • Năm 1928, nhóm chị Nguyễn Thị Minh Khai cùng Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị An tham gia sinh hoạt hội đỏ của Tân Việt. Nhóm này liên hệ với chị Xân, chị Thiu, chị Nhuận, chị Liên thành lập tờ Phụ nữ Giải phóng ở Vinh.
  • Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: “Nam nữ bình quyền”. Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra: Phụ nữ phải tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.

Chính vì vậy, vào ngày 20 tháng 10 năm 1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên là Hội Phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập, để đánh dấu sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20 tháng 10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỷ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là “Ngày phụ nữ Việt Nam”.

Trong đấu tranh cách mạng, phụ nữ Việt Nam không chỉ là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến mà chính họ còn là những chiến sỹ cách mạng kiên cường bất khuất, những nữ dân quân du kích, nữ thanh niên xung phong mở đường, tải gạo, tải đạn với ý chí quật cường, chịu đựng gian khổ với tinh thần lạc quan cách mạng, họ chăm sóc thương binh, đồng đội bằng tất cả tấm lòng yêu thương. Đó chính là chị Nguyễn Thị Minh Khai, chị Võ Thị Sáu, chị Lê Thị Hồng Gấm, chị Nguyễn Thị Định, Anh hùng liệt sĩ – Bác sĩ Đặng Thùy Trâm…..Còn có biết bao người phụ nữ thầm lặng, dung dị, mộc mạc; họ cống hiến cho đất nước những người con, người chồng vô cùng yêu quý; họ đã từng mòn mỏi chờ đợi người thân trong chiến tranh, để rồi họ cũng không còn đủ nước mắt khi những người thương yêu của họ không bao giờ trở về; Họ chính là những người mẹ, người bà, người chị của chúng ta. Họ là những người mẹ Việt Nam anh hùng!

Trải qua các thời kỳ cách mạng, vị trí, vai trò của phụ nữ được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao. Bác từng nói: “Giang sơn gấm vóc Việt Nam là do phụ nữ Việt Nam, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Trong bản Di chúc bất hủ để lại cho toàn Đảng, toàn dân trước lúc đi xa, Người viết: “Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc, kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên”.

Phụ nữ đã là một phần không thể thiếu góp vào thành công của cách mạng Việt Nam, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trong công cuộc xây dựng đất nước, phụ nữ đã có những đóng góp quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

85 mùa thu qua, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam ngày càng lớn mạnh, người phụ nữ Việt Nam yêu nước ngày càng có tri thức, có sức khoẻ, càng năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu, quan tâm tới lợi ích xã hội và cộng đồng. Trong công cuộc đổi mới đất nước, những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam lại được tiếp tục khẳng định và phát huy mạnh mẽ. Các tầng lớp phụ nữ luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo, tích cực thi đua, phấn đấu vươn lên đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước, đã xuất hiện nhiều gương phụ nữ tài năng, điển hình tiêu biểu với những cống hiến xuất sắc trong lãnh đạo quản lý, nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh, xoá đói giảm nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc…

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phụ nữ Việt Nam luôn phấn đấu và trưởng thành về mọi mặt, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, địa vị của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được nâng lên, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện…Đảng và Nhà nước luôn đánh giá cao những nỗ lực phấn đấu và đóng góp to lớn của phụ nữ trong xây dựng gia đình và trong công cuộc xây dựng đất nước. Họ xứng đáng là những con người được Bác Hồ tặng 8 chữ vàng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

Ngày Phụ nữ Việt Nam là ngày mà lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, một đoàn thể quần chúng của phụ nữ được hoạt động hợp pháp và công khai, nhằm đoàn kết, động viên lực lượng phụ nữ đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của đất nước.

Đây cũng là lần đầu tiên, người phụ nữ Việt Nam được cầm lá phiếu bầu cử, tham gia các công tác chính quyền và xã hội, nắm giữ nhiều trọng trách trong bộ máy Nhà nước và các đoàn thể quần chúng.

Những truyền thống, bản sắc tốt đẹp đó đã được các thế hệ phụ nữ Việt Nam kế thừa và phát huy. Có thể nói, đây không chỉ là niềm tự hào của riêng phụ nữ Việt Nam mà còn là một thứ tài sản qúy báu của cả dân.

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết

Ngày Tết, cho dù ở thành thị hay thôn quê, giàu sang hay nghèo khó, trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách, hầu như nhà nào cũng trưng một mâm ngũ quả, và cố thể hiện sao cho vừa đẹp mắt vừa hàm ý những điều ước nguyện của gia chủ.

Mâm ngũ quả có ý nghĩa gì

Gọi là ngũ quả nhưng thật ra chẳng ai rõ quy định là những loại quả gì mà tùy từng địa phương với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn ra các loại quả khác nhau để bày mâm ngũ quả

Gọi là ngũ quả nhưng thật ra chẳng ai rõ quy định là những loại quả gì mà tùy từng địa phương với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn ra các loại quả khác nhau để bày mâm ngũ quả.

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết

uy nhiên, dù là loại quả gì, mâm ngũ quả vẫn mang một ý nghĩa chung: dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia sự. Mỗi loại quả đều có mùi vị, màu sắc riêng và cũng mang những ý nghĩa nhất định.

Nếu căn cứ theo màu sắc trong triết lý phương Đông thì mâm ngũ quả phải có 5 loại quả với 5 màu khác nhau:

chuối xanh

Đầu tiên là chuối xanh – ứng với mùa Xuân (hành mộc). Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy những gì tinh túy nhất của mùa Xuân để đọng thành quả ngọt; nó còn có ý nghĩa che chở, bảo bọc.

Phật thủ

Thứ hai là quả Phật thủ màu vàng – tượng trưng hành thổ nên được đặt ở giữa, trong lòng nải chuối. Phật thủ là loại quả có mười cánh múi chụm lên như 10 ngón tay nên dân gian gọi là tay Phật. Phật thủ được trưng lên bàn thờ với niềm cầu mong được bàn tay Phật trời ban phúc lộc. Nếu không tìm được Phật thủ, có thể thay bằng quả bưởi chín vàng, cũng mang ý nghĩa tương tự.
Ý nghĩa của mâm ngũ quả trong ngày Tết

Ý nghĩa của mâm ngũ quả trong ngày Tết
Tiếp theo, ba loại quả khác có các màu đỏ (ứng với mùa Hạ – hành hỏa) như ớt sừng, cam-quýt chín, trứng gà, hồng…; màu trắng (ứng với mùa Thu – hành kim) như roi, đào; màu đen (ứng với mùa Đông – hành thủy) như mận, hồng xiêm…

Ý nghĩa của mâm ngũ quả trong ngày Tết

Ý nghĩa của mâm ngũ quả trong ngày Tết
Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh Tết và không gian thờ cúng thêm ấm áp, rực rỡ mà hài hòa; thể hiện sinh động ý nghĩa triết học-tín ngưỡng-thẩm mỹ, đồng thời cũng chứa đựng ước vọng của con người.

y-nghia-mam-ngu-qua-ngay-tet7

Tuy mỗi miền mỗi khác, nhưng tựu trung, mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết vẫn là nơi hội tụ của hồn quả, hương cây, của nếp văn hóa dân tộc và của ý nguyện cầu hòa, an, đủ của người dân Việt.

Nếu như ở miền Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày lên bàn thờ, kể cả quả ớt mang vị cay đắng, miễn sao mâm ngũ quả trông đẹp mắt là được; thì người miền Nam lại có sự kiêng cữ. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi” thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu.”

Mâm ngũ quả của người miền Nam Mâm ngũ quả của người miền Nam Mâm ngũ quả của người miền Nam Mâm ngũ quả của người miền Nam

Mâm ngũ quả của người miền Nam

Do trái cây ngày càng nhiều, loại nào cũng ngon, bổ nên để thể hiện cao nhất lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, đồng thời cũng nhằm thể hiển tính trình bày mỹ thuật trong con mắt thẩm mỹ độc đáo của nhân dân, nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn, và người ta cũng không câu kệ cứng nhắc “ngũ quả” nữa mà có thể là bát, cửu, thập quả. Nhiều hơn, nhưng người ta vẫn gọi là “mâm ngũ quả” và, dù đựng trong đĩa cũng vẫn gọi theo xưa là “mâm.” Bởi đó là một “sản phẩm văn hóa” đã xác lập trong quá trình lịch sử lâu dài, được khuôn đúc theo quan niệm về “bộ ngũ hoàn hảo.”

Mâm ngũ quả của người miền Nam

Phieu-mua-mam-ngu-qua-ngay-tetjpg
Chưng bày mâm ngũ quả trên bàn thờ của gia đình trong những ngày Tết mang ý nghĩa giữ gìn bản sắc văn hóa độc đáo của dân Việt. Chính vì vậy, người dân Việt dù ở phương trời nào, đến ngày Tết cổ truyền vẫn không bỏ qua tục lệ này, như một sự nhắc nhở, cho bản thân và cho con cháu, về cội nguồn của mình.

Ý nghĩa của một vài loại hoa quả thường được bày trên mâm ngũ quả:

(hay mật phụ), ngọt thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ
Lựu, nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống
Đào thể hiện sự thăng tiến
Mai, do điển phiếu mai, con gái phải có chồng, hạnh phúc, không cô đơn
Phật thủ giống như bàn tay của Phật, chở che cho con người
Táo (loại trái to màu đỏ tươi) có nghĩa là phú quý
Hồng, quýt rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt
Thanh long – ý rồng mây gặp hội
Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn
Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy nắng sương đọng thành quả ngọt và che chở, bảo bọc
Quả trứng gà có hình trái đào tiên – lộc trời
Dừa có âm tương tự như là “vừa,” có nghĩa là không thiếu
Sung gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc
Đu đủ mang đến sự đầy đủ thịnh vượng
Xoài có âm na ná như là “xài”, để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn./.

 

 

Ý nghĩa của những loại quả ‘độc’ đón Tết Ất Mùi 2015

Thú chơi những loại quả “độc” như bưởi bàn tay phật, củ cải đỏ… ngày càng thu hút nhiều người. Tuy nhiên, nhiều người chơi nhưng không biết được ý nghĩa của những loại quả này.

Bưởi Cát tường

Những trái bưởi có hình bàn tay chắp lễ được gọi là bưởi bàn tay phật hay bưởi Cát Tường. Đây là một trong những sản phẩm độc đáo được tung ra trên thị trường Tết Ất Mùi 2015, được dự đoán sẽ cạnh tranh với quả Phật thủ.

Được biết, mô hình trồng loại bưởi này là sự kết hợp của 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông. Để đưa bưởi bàn tay phật ra ngoài thị trường, một doanh nghiệp đã mất hơn 2 năm mày mò nghiên cứu mẫu mã mới.

Ý nghĩa của những loại quả 'độc' đón Tết Ất Mùi 2015 - Ảnh 1

Bưởi bàn tay phật được săn đón trong Tết Ất Mùi 2015.

Được làm từ giống bưởi Năm Roi không hạt của người dân miền Tây, khác với các dòng bưởi hồ lô, dưa hấu thỏi vàng… trái bưởi lễ được tạo hình dựa trên khuôn định hình trái cây 3 chiều, cho hình dáng bàn tay Phật ôm vào trái một cách mềm mại, tự nhiên, mang ý nghĩa tâm linh chắp tay lạy 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần.

Mỗi trái bưởi được tung ra thị trường để tối đa 8 tuần (nhiệt độ thường) mà vẫn đảm bảo chất lượng, ruột bưởi có thể ăn được. Theo thông tin được công bố từ đơn vị trực tiếp trồng và phân phối sản phẩm, mỗi quả bưởi này có giá 600.000 đồng.

Củ cải đỏ tượng trưng cho sự đủ đầy

Từ món ăn nhiều dinh dưỡng, nhờ có màu đỏ, hình dáng ý nghĩa, củ cải đỏ đã trở thành loại cây cảnh tượng trưng cho sự viên mãn, may mắn và có giá bán cả trăm nghìn đồng.

Khảo sát tại phố cây cảnh Hoàng Hoa Thám (Ba Đình, Hà Nội, loại cây vừa ăn được, vừa chơi được này có nhiều mức giá khác nhau, phụ thuộc vào hình dáng độc, lạ, kích cỡ mỗi củ hoặc chậu đơn hay chậu kép.

Ý nghĩa của những loại quả 'độc' đón Tết Ất Mùi 2015 - Ảnh 2

Củ cải đỏ là thú chơi mới của nhiều gia đình trong dịp Tết.

Một chủ cửa hàng cây cảnh trên phố Hoàng Hoa Thám cho biết: Thú chơi củ cải đỏ không phải năm nay mới có, tuy nhiên, đây vẫn là thú chơi mới. Năm nay, củ cải đỏ có kích cỡ to hơn nhiều, màu sắc đỏ thắm, bóng đẹp hơn, chùm lá trên củ cũng được chăm sóc tỉa tót kỹ hơn nên vẫn hấp dẫn người mua.

Được biết, củ cải đỏ giá không quá cao, khoảng 200.000 – 300.000 đồng/củ đơn và được khá nhiều gia đình có điều kiện đặt mua về làm chậu cảnh phong thủy bày Tết” – anh Quang chia sẻ.

Tuy nhiên, củ cải đã trồng để làm cảnh sẽ không thể tiếp tục chế biến làm thực phẩm bởi chỉ xét riêng về hàm lượng dinh dưỡng, củ quá lứa đã bị xơ hóa, dinh dưỡng cũng đã bị chuyển hóa, không thể ăn được nữa.

Dưa hấu hồ lô

Dưa hấu hồ lô khắc chữ tài, lộc là loại quả “độc” được nhiều khách hàng thích thú và lựa chọn để thờ Tết. Theo quan niệm Á Đông, bắt đầu năm mới, ai cũng muốn một năm phát tài phát lộc. Vì vậy, hai chữ tài và lộc mang nhiều ý nghĩa với mọi người.

Ý nghĩa của những loại quả 'độc' đón Tết Ất Mùi 2015 - Ảnh 3

Dưa hấu hồ lô mang ý nghĩa tài lộc, an lành.

Theo phong thủy những vật thể có hình hồ lô rất tốt cho sức khỏe, hạnh phúc và thành công cho gia chủ, làm ăn thịnh vượng, vợ chồng hòa thuận, cuộc sống gia đình hài hòa, sung túc. Bởi vậy, dưa hấu hồ lô mang ý nghĩa tài lộc, an lành.

Được biết, để tạo ra dưa hấu hồ lô phải chọn giống dưa vàng. Quy trình tạo ra dưa hấu hồ lô khá cầu kỳ. Trong quá trình tạo hình, nếu bất cẩn, trái dưa đó coi như bị hỏng. Thời gian ra trái đến khi thu hoạch ngắn nên khi tạo hình phải nhanh và khéo léo.

Đặc biệt, dưa phải trồng theo lối truyền thống để có thời gian sử dụng lâu, không bị úng, thối nhanh. Trong quá trình trồng, dưa hấu hồ lô rất hạn chế thuốc bảo vệ thực vật, chỉ sử dụng phân hữu cơ là chính.