Ý nghĩa của những loại quả ‘độc’ đón Tết Ất Mùi 2015

Thú chơi những loại quả “độc” như bưởi bàn tay phật, củ cải đỏ… ngày càng thu hút nhiều người. Tuy nhiên, nhiều người chơi nhưng không biết được ý nghĩa của những loại quả này.

Bưởi Cát tường

Những trái bưởi có hình bàn tay chắp lễ được gọi là bưởi bàn tay phật hay bưởi Cát Tường. Đây là một trong những sản phẩm độc đáo được tung ra trên thị trường Tết Ất Mùi 2015, được dự đoán sẽ cạnh tranh với quả Phật thủ.

Được biết, mô hình trồng loại bưởi này là sự kết hợp của 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông. Để đưa bưởi bàn tay phật ra ngoài thị trường, một doanh nghiệp đã mất hơn 2 năm mày mò nghiên cứu mẫu mã mới.

Ý nghĩa của những loại quả 'độc' đón Tết Ất Mùi 2015 - Ảnh 1

Bưởi bàn tay phật được săn đón trong Tết Ất Mùi 2015.

Được làm từ giống bưởi Năm Roi không hạt của người dân miền Tây, khác với các dòng bưởi hồ lô, dưa hấu thỏi vàng… trái bưởi lễ được tạo hình dựa trên khuôn định hình trái cây 3 chiều, cho hình dáng bàn tay Phật ôm vào trái một cách mềm mại, tự nhiên, mang ý nghĩa tâm linh chắp tay lạy 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần.

Mỗi trái bưởi được tung ra thị trường để tối đa 8 tuần (nhiệt độ thường) mà vẫn đảm bảo chất lượng, ruột bưởi có thể ăn được. Theo thông tin được công bố từ đơn vị trực tiếp trồng và phân phối sản phẩm, mỗi quả bưởi này có giá 600.000 đồng.

Củ cải đỏ tượng trưng cho sự đủ đầy

Từ món ăn nhiều dinh dưỡng, nhờ có màu đỏ, hình dáng ý nghĩa, củ cải đỏ đã trở thành loại cây cảnh tượng trưng cho sự viên mãn, may mắn và có giá bán cả trăm nghìn đồng.

Khảo sát tại phố cây cảnh Hoàng Hoa Thám (Ba Đình, Hà Nội, loại cây vừa ăn được, vừa chơi được này có nhiều mức giá khác nhau, phụ thuộc vào hình dáng độc, lạ, kích cỡ mỗi củ hoặc chậu đơn hay chậu kép.

Ý nghĩa của những loại quả 'độc' đón Tết Ất Mùi 2015 - Ảnh 2

Củ cải đỏ là thú chơi mới của nhiều gia đình trong dịp Tết.

Một chủ cửa hàng cây cảnh trên phố Hoàng Hoa Thám cho biết: Thú chơi củ cải đỏ không phải năm nay mới có, tuy nhiên, đây vẫn là thú chơi mới. Năm nay, củ cải đỏ có kích cỡ to hơn nhiều, màu sắc đỏ thắm, bóng đẹp hơn, chùm lá trên củ cũng được chăm sóc tỉa tót kỹ hơn nên vẫn hấp dẫn người mua.

Được biết, củ cải đỏ giá không quá cao, khoảng 200.000 – 300.000 đồng/củ đơn và được khá nhiều gia đình có điều kiện đặt mua về làm chậu cảnh phong thủy bày Tết” – anh Quang chia sẻ.

Tuy nhiên, củ cải đã trồng để làm cảnh sẽ không thể tiếp tục chế biến làm thực phẩm bởi chỉ xét riêng về hàm lượng dinh dưỡng, củ quá lứa đã bị xơ hóa, dinh dưỡng cũng đã bị chuyển hóa, không thể ăn được nữa.

Dưa hấu hồ lô

Dưa hấu hồ lô khắc chữ tài, lộc là loại quả “độc” được nhiều khách hàng thích thú và lựa chọn để thờ Tết. Theo quan niệm Á Đông, bắt đầu năm mới, ai cũng muốn một năm phát tài phát lộc. Vì vậy, hai chữ tài và lộc mang nhiều ý nghĩa với mọi người.

Ý nghĩa của những loại quả 'độc' đón Tết Ất Mùi 2015 - Ảnh 3

Dưa hấu hồ lô mang ý nghĩa tài lộc, an lành.

Theo phong thủy những vật thể có hình hồ lô rất tốt cho sức khỏe, hạnh phúc và thành công cho gia chủ, làm ăn thịnh vượng, vợ chồng hòa thuận, cuộc sống gia đình hài hòa, sung túc. Bởi vậy, dưa hấu hồ lô mang ý nghĩa tài lộc, an lành.

Được biết, để tạo ra dưa hấu hồ lô phải chọn giống dưa vàng. Quy trình tạo ra dưa hấu hồ lô khá cầu kỳ. Trong quá trình tạo hình, nếu bất cẩn, trái dưa đó coi như bị hỏng. Thời gian ra trái đến khi thu hoạch ngắn nên khi tạo hình phải nhanh và khéo léo.

Đặc biệt, dưa phải trồng theo lối truyền thống để có thời gian sử dụng lâu, không bị úng, thối nhanh. Trong quá trình trồng, dưa hấu hồ lô rất hạn chế thuốc bảo vệ thực vật, chỉ sử dụng phân hữu cơ là chính.

Thiệp xuân 2015 tết Ất Mùi đẹp

Thiệp xuân chúc tết Ất Mùi 2015 đẹp.Những tấm thiệp gửi gắm bao nhiều tình cảm và những lời chúc tốt đẹp tự lâu nay đã chở thành văn hóa của người Việt. Dưới đây là những mẫu thiệp đẹp dành tặng cho bố mẹ, anh chị, ông bà, thầy cô, bạn bè…

Thiệp chúc tết Ất Mùi 2015 đẹp

Thiệp chúc tết Ất Mùi 2015 đẹp

Thiệp chúc tết Ất Mùi 2015 đẹp

Thiệp chúc tết Ất Mùi 2015 đẹp Thiệp chúc tết Ất Mùi 2015 đẹp

Thiệp chúc tết Ất Mùi 2015 đẹp

Thiệp chúc tết Ất Mùi 2015 đẹp

Thiệp chúc tết Ất Mùi 2015 đẹp

Thiệp chúc tết Ất Mùi 2015 đẹp

Thiệp chúc tết Ất Mùi 2015 đẹp

Thiệp chúc tết Ất Mùi 2015 đẹp

Thiệp chúc tết Ất Mùi 2015 đẹp

Thiệp chúc tết Ất Mùi 2015 đẹp

Thiệp chúc tết Ất Mùi 2015 đẹp

Thiệp chúc tết Ất Mùi 2015 đẹp

Thiệp chúc tết Ất Mùi 2015 đẹp Thiệp chúc tết Ất Mùi 2015 đẹp Thiệp chúc tết Ất Mùi 2015 đẹp Thiệp chúc tết Ất Mùi 2015 đẹp

Thiệp chúc tết Ất Mùi 2015 đẹp

xuan-Thiệp chúc tết Ất Mùi 2015 động đẹp

Cây,trái cây chưng Tết hình thù độc đáo

Bưởi bàn tay Phật, đào tiên hồ lô, khóm phụng… đã tạo nên những “cơn sốt” trên thị trường trái cây chưng Tết năm nay. Nhiều người cũng lựa chọn những loại quả độc, lạ này để làm quà biếu.

Bưởi bàn tay Phật

cây,trái độc chưng ngày tết

Sản phẩm “chắp tay vái Phật” là trái bưởi Năm Roi không hạt được một công ty áp dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại tạo hình 3D. Trên thân quả có hình 2 bàn tay ốp vào.

 cây chưng Tết hình thù độc đáo hút người mua

Bưởi hình hồ lô : Hồ lô là biểu tượng của sức khỏe. Bởi vậy, bưởi hình hồ lô có chữ “tài”, “lộc” in nổi, lạ mắt từ khi “ra lò” đã được nhiều khách hàng đón nhận, yêu thích.

Kiểng hình dê

Còn hơ một tháng nữa mới đến Tết, nhưng nhiều nhà vườn ở Bến Tre đang chạy đua để tạo dáng, hoàn thiện các loại cây kiểng hình thú, đặc biệt là hình dê để kịp giao cho khách đã đặt hàng.

Trái cây chưng Tết hình thù độc đáo hút người mua

Trái cây chưng Tết hình thù độc đáo hút người mua

Trái cây chưng Tết hình thù độc đáo hút người mua  cây,trái độc chưng ngày tết

Ngoài việc làm kiểng thú theo con giáp của năm, nhà vườn còn sản xuất nhiều kiểng thú khác như rồng, trâu, nai, voi… cả hình tháp Eiffel, hồ lô, chậu hoa, nhà mát…

Củ cải đỏ

Là loại củ nhiều chất dinh dưỡng được các chị em yêu thích, với hình dáng tròn đầy, màu sắc đỏ thắm, củ cải đỏ đang trở thành loại cây “làm mưa, làm gió” trên thị trường trái cây chưng Tết Ất Mùi.

cây,trái độc chưng ngày tết

cây,trái độc chưng ngày tết

Tượng chưng cho hình ảnh sự tròn đầy, may mắn, lại còn có thể ăn được, nên những củ cải chất lượng hiện đang rất được ưu chuộng, có giá dao dộng từ 150 – 300 ngàn đồng/củ phụ thuộc vào hình dáng và kích cỡ.

Đào tiên hồ lô

cây,trái độc chưng ngày tết

cây,trái độc chưng ngày tết

Đào tiên không ăn tươi được, chỉ có tác dụng làm thuốc trị bệnh nhưng quả đào tiên cũng gần như bưởi, dễ chăm sóc lại chưng được lâu

Dưa hấu thỏi vàng

cây,trái độc chưng ngày tết

cây,trái độc chưng ngày tếtNgười mua dưa thỏi vàng về đặt trân trọng trên bàn thờ gia tiên ngày tết để cầu mong năm mới được nhiều may mắn, làm ăn phát tài.

cây,trái độc chưng ngày tết

Trong ảnh là dưa hấu hồ lô Hoàng Kim Tài Lộc được các nhà vườn rao bán, giá từ 3 – 5 triệu đồng/cặp. Chất lượng các loại quả này không thua kém các loại quả thông thường mà còn có hình dáng rất đặc biệt.

cây,trái độc chưng ngày tết  Đắt nhất là cặp dưa hấu hình xe hơi Mercedes-Benz được rao bán với giá trên dưới 10 triệu đồng/cặp.

Dứa long phụng

cây,trái độc chưng ngày tết

qua1-tho-

Dứa phụng (phượng) tạo hình lạ mắt y như con chim phụng, quả phân thành nhiều nhánh, nhiều tầng. Quả đỏ, có những cái “mào” kỳ lạ, thích hợp làm quà tặng, hay trang trí trong mâm ngũ quả, và thường được mua đủ bộ tứ linh (Long – Lân – Qui – Phụng).

Thanh long kiểng

Thanh long là loại trái cây thanh mát, bổ dưỡng. Vào ngày Tết hầu như nhà nào cũng mua vài trái thanh long để chưng cho đẹp vì màu sắc rất bắt mắt của trái thanh long. Những năm gần đây, người dân còn “chơi” cả thanh long kiểng.

thanh-long

Thanh long kết chậu là hoa kiểng Tết được nhiều người tìm mua dù giá không rẻThanh long kết chậu là hoa kiểng Tết được nhiều người tìm mua dù giá không rẻ

Quất cảnh (tắc kiểng)
Tắc kiểng thường  có dáng hình tháp  và tắc  thế. Đặc biệt, đối với khách sành kiểng thì cây tắc kiểng phải hội đủ cả ngũ lộc, bao gồm quả xanh, quả chín xen kẽ, có nụ, có hoa và có lộc . Bởi có ngũ lộc thì nó mới thể hiện sự đầy đủ, sung túc trong năm mới
Tắc kiểng thường  có dáng hình tháp
Quất tượng trưng cho 1 năm bội thu mùa màng

cây,trái độc chưng ngày tết

cây,trái độc chưng ngày tết

Biểu tượng của phúc lộc  : cây Phật thủ

Phật thủ là loại cây thảo mộc, lá xanh thẫm như màu nước biển tượng trưng cho thủy, hoa trắng thuộc kim, quả vàng thuộc thổ. Có thể nói loại cây này hội tụ ngũ hành, ngũ hành đều vượng. Nên phật thủ ngoài dùng để thờ tại gia đình còn là một món quà tặng sang trọng và đầy ý nghĩa. Khi đem biếu/tặng, ta thường chọn các loại cây đã được tạo dáng. Mỗi cây đó đã được tạo dáng và đều mang 1 biểu tượng riêng:

bonsai-phat-thu

Lễ tạ lòng thành Tổ tiên

Quả phật thủ còn có tên gọi khác “Phúc thọ cam”, vỏ ngoài màu vàng ươm với hình dáng như những ngón tay búp măng của Phật, cong cong yểu điệu, hội tụ lại 1 điểm giữa. Tất cả toát lên 1 sự đầm ấm, đủ đầy.

cây,trái độc chưng ngày tết

Quả thường được bày trang trọng trên mâm ngũ quả vào ngày Tết, được đặt ở chính giữa với ý nghĩa hội tụ tất cả các điều may mắn lại. Sự sắp đặt vừa là biểu trưng cho lòng thành lễ tạ Tổ tiên đã phù hộ chở che cho cả gia đình trong suốt 1 năm cũ và mong muốn được an lành, vạn sự như ý trong năm sắp tới.

cây,trái độc chưng ngày tết

Biểu tượng của Phật

Theo phong thủy, cây phật thủ được xem là tinh hoa của Ngũ hành, trị được quỷ quái, nên mỗi dịp năm mới cây phật thủ được đặt trong nhà ngoài để tạo khung cảnh trang trí còn có ý nghĩa xua đuổi tà xấu, đón tài lộc về nhà.

cây,trái độc chưng ngày tết

Sở hữu 1 cây phật thủ trong gia đình, nơi làm việc giúp cho quý vị có nhiều may mắn, mạnh khỏe và một niềm tin vào năm mới suôn sẻ, thuận lợi hơn.

Cây đào miền Bắc

Miền Bắc thường chọn cành đào đỏ để cắm trên bàn thờ hoặc cây đào trang trí trong nhà, theo quan niệm người xưa, đào có quyền lực trừ ma và mọi xấu xa, màu đỏ chứa đựng sinh khí mạnh, màu đào đỏ thắm là lời cầu nguyện và chúc phúc đầu xuân.

Về ẩm thực miền Bắc chắc hẳn ai cũng đã từng nghe câu: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ / Cây nêu ngày Tết bánh chưng xanh” và thấy ngay hương vị Tết Bắc thật đậm đà.

Người miền Bắc có khá nhiều tục kiêng trong ngày Tết như: Kiêng đổ rác, kiêng quét nhà, kiêng cho lửa, kiêng cho nước, tránh nói giông hay chọn người “xông nhà” phải hợp tuổi,…

cây,trái độc chưng ngày tết

Cây đào , cành đào xua đuổi tà ma

Cây mai miền Nam

Tại miền Trung và miền Nam sẽ không có sắc đào đua thắm nhưng thay vào đó là sắc mai rực rỡ. Hoa mai không chỉ nở rộ vào mùa xuân nơi đất nắng nóng miền Nam, mà còn có thể đọc thành chữ “may” trong may mắn. Mai không chỉ đại diện cho mùa xuân trong tranh tứ quý (mai, lan, cúc, tùng) mà còn đại diện cho con người có tài đức và nhân cách cao thượng (mai, lan, cúc, trúc).

mai

Cây mai, cành mai ngày Tết tượng trưng cho giàu sang phú quý,

Tuyển tập nhạc Xuân, Nhạc Tết hay chọn lọc

Nhạc Xuân 2015 Tết Ất Mùi
Kính chúc mọi người một năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc

1. Xuân Yêu Thương – Ánh Minh, Thùy Hương 0:00
2. Con Bướm Xuân – Hồ Quang Hiếu 2:03
3. Cánh Bướm Vườn Xuân – Thúy Khanh 4:18
4. Khúc Xuân – Nam Cường 5:54
5. Thì Thầm Mùa Xuân – Quốc Minh 7:22
6. Xuân Về Trên Môi Em – Bảo Hân & Như Loan & Tú Quyên 9:08
7. Xuân Và Tuổi Trẻ – Minh Tuyết 10:56
8. Đón Xuân – Như Loan, Lương Tùng Quang 14:27
9. Lắng Nghe Mùa Xuân Về – Đoan Trang 16:14
10. Hoa Cỏ Mùa Xuân – Mai Khôi 18:35
11. Hát Cùng Mùa Xuân 20:25
12. Xuân Họp Mặt – Phan Đinh Tùng 23:26
13. Lao Xao Mùa Xuân – Thanh Thảo, Việt Quang 25:04
14. Anh Cho Em Mùa Xuân – Thủy Tiên 26:32
15. Phố Xuân – Cẩm Ly 28:28
16. Mùa Xuân Trở Về – Lương Tùng Quang, Bảo Hân 30:27
17. Chúc xuân – Dương Triệu Vũ, Vân Quỳnh 31:54
18. Khúc Nhạc Mừng Xuân – Ánh Minh 33:43
19. Đoản Xuân Ca – Hương Thủy 35:09
20. Xuân Về – Tâm Đoan 36:29
21. Lời Tình Xuân – Quang Vinh 38:45
22. Người Tình Ơi Mơ Gì – Tóc Tiên; Mai Tiến Dũng 40:54
23. Bên Em Mùa Xuân – Lam Trường 43:16

Tết Nguyên Đán là gì?

Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây.

Tết Nguyên đán

Tết Nguyên Đán Việt Nam từ buổi “khai thiên lập địa” đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông và quan niêm “ơn trời mưa nắng phải thì” chân chất của người nông dân cày cấy ở Việt Nam…

Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhờ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng …

Tết Nguyên Đán

Ông Táo hay thần bếp là người mục kích sự làm ăn của mọi nhà. Theo tập tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế nên, trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa “ông Táo “.

Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết.

cung-ong-tao

Cùng với tranh (tranh dân gian, câu đối), hoa quả là yếu tố tinh thần cao quý thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa Ðào, miền Nam có hoa Mai, hoa Ðào, hoa Mai tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình người Việt Nam.

Ngoài cành Ðào, cành Mai, mấy ngày tết người ta còn “chơi” thêm cây Quất chi chít trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc…

Tết Nguyên Đán

_quat

Tết trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bành trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam (hoặc quít), hồng, quất.

Tết Nguyên Đán

Còn ở miền Nam, mân ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc.

Tết Nguyên Đán

Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ… Từ trẻ tới già ai ai cũng biết, sau đây là một vài phong tục đáng được duy trì phát triển.

Tống cựu nghênh tân:

ngay-tet

Cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, cùng làng xóm dọn dẹp nhà thờ, lau giặt, cắt tóc, may sắm quần áo mới, trang trí bàn thờ, lau chùi bàn ghế ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng.

Con cháu trong nhà từ phút giao thừa trở đi thường được nhắc nhở: Không được nghịch nghợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy… anh chị, cha mẹ cũng không quở mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở, chúc nhau những điều tốt lành.

Hái lộc, xông nhà, chúc tết, mừng tuổi:

Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khoẻ, thành đạt hơn năm cũ.
Nhiều nhà tự đi hái lộc ở chốn đình chùa, nơi tôn nghiêm về nhà, tự xông nhà hay dặn trước người “nhẹ vía” mà mình thích đến xông nhà.

Nhiều người không tin tục xông nhà nhưng cũng dè dặt, chưa dám đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay lại đổ tại mình “nặng vía”. Chính vì vậy, sáng mùng Một lại ít khách.

Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc Tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà cha mẹ. Ông bà cũng chuẩn bị ít tiền để mừng tuổi con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích.

mừng tuổi ông bà

Lời chúc tết thường là sức khoẻ, phát tài phát lộc, những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau “tai qua nạn khỏi”hay “của đi thay người”nghĩa là trong cái hoạ cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành.

Nhưng nhìn chung trong những ngày đầu năm, người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa.

Phong tục ta ngày Tết việc biếu quà Tết, tỏ ân nghĩa tình cảm, học trò tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc, con rể tết bố mẹ vợ… quà biếu, quà tết không đánh giá theo giá thị trường. Nhưng cũng đừng nên gò bó câu nệ sẽ hạn chế tình cảm: không có quà ngại không đến…

Ở nước ta, vào dịp đầu xuân thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thất tuần, bát tuần, cửu tuần… tính theo tuổi mụ. Ngày Tết ngày Xuân cũng là dịp mọi người đang rãnh rỗi, con cháu tụ tập đông vui.

Cũng vào dịp đầu Xuân, người có chức tước khai ấn, học trò, sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, người buôn bán mở hàng lấy ngày. Sĩ, Nông, Công, Thương “Tứ dân bách nghệ” của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hành thông, làm ăn suôn sẻ.

Sau ngày mùng Một, dù có mải vui tết cũng chọn ngày “Khai nghề”, “Làm lấy ngày”. Nếu như mùng Một tốt thì chiều mùng Một bắt đầu.

Riêng khai bút thì giao thừa xong, chọn giờ Hoàng đạo không kể mùng Một là ngày tốt hay xấu. Ngườu thợ thủ công nếu chưa ai thuê nướn đầu năm thì cũng tự làm cho gia đình một sản phẩm, một dụng cụ gì đó. Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu xuân vẫn đông, mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người đi chợ phần lớn là đi chơi xuân.

Cờ bạc: Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượi chè nhưng trong dịp tết, nhất là tối 28, 29; gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thì người bố cho phép vui chơi.

Tam cúc, cờ gánh, cờ nhảy, cờ tướng, kiệu, chắn, tổ tôm… ai thích trò nào chơi trò ấy. Ðến lễ khai hạ, tiễn đưa gia tiên, coi như hết Tết thì xé bộ tam cúc, thu bàn cờ tướng, cất bộ tổ tôm hoặc đốt luôn hoá vàng.

Vì sao có tục kiêng hót rác đổ đi trong ba ngày Tết:

Trong “Sưu thần ký” có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được thuỷ thần cho một con hầu tên là Như Nguyên, đem về nhà được vài năm thì giàu to. Một hôm, nhân ngày mùng Một Tết, Âu Minh đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đó nhà Âu Minh lại nghèo đi. Kể từ đó kiêng không hót rác ngày Tết.

Câu đối tết độc đáo nhất cho ngày Tết

Tết đến xuân về, nhà nhà khang thái, vui đón mùa xuân. Ông đồ già mài mực bên giấy điều đỏ, người người đi đón mùa xuân sang, đất trời như đang bừng sức sống, xin chia sẻ một số câu đối Tết hay, lưu truyền nhân gian để mọi người viết mừng năm mới, chúc tặng người thân, mong một cái Tết an lành, phú quý:

“Thiên tăng tuế nguyệt, niên tăng thọ
Xuân mãn càng khôn, phúc mãn đường”

(Trời thêm tuổi mới, năm thêm thọ
Xuân khắp càn khôn, phúc khắp nhà)

“Tối ba mươi khép cánh càn khôn, ních chặt lại kẻo Ma vương đưa quỷ tới,

Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ rước Xuân vào”

– Phước thâm tự hải (hạnh phúc nhiều sâu như biển)
– Lộc cao như sơn (của cải nhiều cao như núi)

“Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái Tết
Ước gì nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa Xuân”

Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ
Nhân bách hạnh hiếu vi tiên.

(Năm có bốn mùa, mở đầu bằng mùa Xuân;
Người ta có trăm tính nhưng tính hiếu thảo là cần trước hết.)

Tân niên hạnh phúc bình an tiến
Xuân nhật vinh hoa phú quý lai

Nghĩa là:
Năm mới hạnh phúc bình an đến
Ngày Xuân vinh hoa phú quý về

câu đối ngày tết

Ðấp gốc cây cao, Tết đến thắp hương thơm đèn sáng,
Khơi nguồn nước mát, Xuân về dâng trái ngọt hoa thơm.

Trời thêm tuổi mới, người thêm thọ
Xuân khắp mọi nơi, phúc khắp nhà

Niên hữu tứ thời, xuân vi thủ
Nhân sinh bách hạnh, hiếu vi tiên

Ngào ngạt mùi hương, dẫu tại đất người, không mất gốc,
Lung linh ánh lữa, dù xa quê cũ, chẳng quên nguồn.

An khang phú quý thái thái bình

Bách lão bá niên trường trường thọ

– Đa phúc đa tài đa phú quý

– Đắc tài đắc lộc đắc nhân tâm

Tết đến, rượu ngon đưa mấy chén
Xuân về, bút mới thử vài trang
Tranh pháo vui xem đàn trẻ nhỏ
Tóc râu thêm một sợi tuổi trời cao.

Cây cảnh hình dê: Hàng “độc” đón Tết Ất Mùi

Chuẩn bị tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, tại “vương quốc” hoa, cây kiểng Chợ Lách các nghệ nhân đang chuẩn bị tung ra sản phẩm độc đáo là kiểng hình con dê. Hầu hết sản phẩm đều được đặt hàng từ trước và được xem là “độc”, hiếm trong dịp Tết năm nay.
Năm nào cũng vậy, đến tết Nguyên đán cơ sở kiểng của nghệ nhân Năm Công (xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) sản xuất vài chục cặp kiểng hình con vật được làm từ cây gừa với giá 3 đến 7 triệu đồng/cặp theo đơn đặt hàng.

 

Cây cảnh hình dê: Hàng “độc” đón Tết Ất Mùi
Ông Nguyễn Văn Công cho biết: “Trung bình để làm ra một sản phẩm hình con dê cao hơn 2 m phải tốn 50 đến 70 nhánh gừa được uốn trên khung sắt. Sau đó cắt tỉa gọn gàng và giao cho khách hàng”.
Cây cảnh hình dê: Hàng “độc” đón Tết Ất Mùi
Kiểng hình dê đắt hàng nhất năm tết Ất Mùi. “Kiểng thú hình dê được nhà vườn đẩy mạnh sản xuất, do đây là linh vật của năm nên chắc chắn thị trường ưa chuộng”, một chủ vườn kiểng lý giải.

Cây cảnh hình dê: Hàng “độc” đón Tết Ất Mùi

Cây cảnh hình dê: Hàng “độc” đón Tết Ất Mùi

Cây cảnh hình dê: Hàng “độc” đón Tết Ất Mùi
Nghệ nhân đang tất bật công việc cuối năm để làm các sản phẩm kiểng giao khách hàng.Những ngày này, nhiều chủ vườn kiểng ở các xã thuộc huyện Chợ Lách, Bến Tre đang tất bật uốn, tỉa, ghép hình, kịp hoàn thiện nhiều loại sản phẩm kiểng phục vụ cho thị trường Tết.
Cây cảnh hình dê: Hàng “độc” đón Tết Ất Mùi
Ngoài sản phẩm chủ lực là kiểng hình con dê, tết Nguyên đán năm nay cơ sở Năm Công còn sản xuất kiểng hình con rồng, bình trà, bình bông, cây đàn, bộ 12 con giáp, hình trái tim, nai, hươu, trâu… với giá từ vài triệu đồng đến hơn 30 triệu đồng/cặp. Trong đó, đắt nhất là kiểng hình rồng vì tốn rất nhiều công, khung sắt và nhánh gừa.

Hàng “độc” đón Tết Ất Mùi

…. Kiểng tạo dáng bình bông

Cây cảnh hình dê: Hàng “độc” đón Tết Ất Mùi

Hay một đàn voi

Cây cảnh hình dê: Hàng “độc” đón Tết Ất Mùi

Kiểng hình trái tim cũng được đặt hàng trong dịp tết.

Cây cảnh hình dê: Hàng “độc” đón Tết Ất Mùi

Kiểng hình rồng giá đắt nhất vì tốn nhiều nhân công, chi phí.

Cây cảnh hình dê: Hàng “độc” đón Tết Ất Mùi

Mỗi năm nghệ nhân Năm Công đều tạo hình một con vật khác nhau bằng cây gừa.

Cây cảnh hình dê: Hàng “độc” đón Tết Ất Mùi

Cây cảnh hình dê: Hàng “độc” đón Tết Ất Mùi

Nghệ nhân ở làng hoa, kiểng Chợ Lách tạo dáng thành hình con vật theo ý muốn.

cay-canh-hinh-de (9)

Nghệ nhân bên tán cây tạo dáng bình trà

Ngoài kiểng hình con vật, các nghệ nhân còn làm hình theo nhu cầu khách hàng.
Ngoài kiểng hình con vật, các nghệ nhân còn làm hình theo nhu cầu khách hàng.

Ngộ nghĩnh ảnh động vật chúc mừng năm mới 2015

Không chỉ con người mới được hân hoan khi năm mới 2015 đến, nhiều loài động vật cũng được chúc mừng năm mới rất tưng bừng.

Ảnh động vật chúc mừng năm mới 2015

Chúng cũng được chào đón năm mới theo cách vô cùng đáng yêu.

Ảnh động vật chúc mừng năm mới 2015Năm mới mang không khí rộn ràng đến với con người, nhưng không vì thế mà những con vật cưng bị quên lãng.

Ảnh động vật chúc mừng năm mới 2015

Sự vui nhộn, trẻ trung toát lên từ những món đồ trang trí chào năm mới của chủ nhân dành cho chó cưng.

Ảnh động vật chúc mừng năm mới 2015Chuột cũng được “trang điểm” chào đón một năm mới tràn ngập hạnh phúc.

Ảnh động vật chúc mừng năm mới 2015

Mũ đội đầu đón năm mới phong cách dành cho chó.Mũ đội đầu đón năm mới phong cách dành cho chó.

Ảnh động vật chúc mừng năm mới 2015

Chúc mừng năm mới vui vẻ!Chúc mừng năm mới vui vẻ!

 

Ảnh động vật chúc mừng năm mới 2015

Thời khắc đã điểm, hãy cùng sóc đón chào năm mới nhé!

Ảnh động vật chúc mừng năm mới 2015

Cô nàng chó làm duyên với mái tóc xoăn và bờm chúc mừng năm mới.

Ảnh động vật chúc mừng năm mới 2015

Mèo ta cũng được đeo bườm chúc mừng năm mới

Ảnh động vật chúc mừng năm mới 2015

Nào chúng ta cùng nhảy múa chào năm mới thôi!

Ảnh động vật chúc mừng năm mới 2015
Pháo hoa đón năm mới tưng bừng.

Ảnh động vật chúc mừng năm mới 2015

Một trong những hình ảnh động vật chào đón năm mới dễ thương.

Ảnh động vật chúc mừng năm mới 2015

Hy vọng một năm mới tuyệt vời!

Ảnh động vật chúc mừng năm mới 2015Bức ảnh động vật chúc mừng năm mới độc đáo.

 

Ảnh động vật chúc mừng năm mới 2015

Cún này! Năm mới có gì vui nào?

Ảnh động vật chúc mừng năm mới 2015

Hai chú gấu bông chúc mừng năm mới độc đáo.

Chúc mừng năm mới vui vẻ!

Sự tích cây nêu ngày tết – Hoa mai hao đào

Hoa Tết, nét văn hóa độc đáo của người Việt, năm nay bạn đã nghĩ tới việc mua hoa về chơi tết chưa? Tết năm nào cũng vậy dù Bắc hay Nam ai ai cũng muốn có những chậu hoa Xuân may mắn để trong nhà. Nếu miền Bắc chọn những cành đào thắm tươi , những chậu quất trĩu quả thì trong miền Nam người ta chọn những cành mai vàng rực rỡ , vốn dĩ được xem là biểu tượng cho mùa Xuân ấm áp trong ánh nắng mai .

Sự tích cây nêu ngày tết

cay-neu

Chuyện kể rằng, ngày trước ruộng đất đều thuộc quyền sở hữu của loài quỷ. Loài người phải ăn nhờ ở đậu trên đất đai của quỷ nên hằng năm phải cống nạp thuế cho chúng. Lũ quỷ vô cùng hiểm độc, chúng bày lắm mưu nhiều kế hòng chiếm đoạt công sức lao động của con người. Số thuế phải nộp ngày càng gia tăng thêm, chúng tác oai tác quái để làm khổ cho con người. Chúng đặt ra những điều lệ hết sức vô lý, dùng bạo lực buộc con người phải tuân thủ điều lệ “ăn ngọn cho gốc” (nghĩa là chúng lấy phần ngọn còn phần gốc để lại cho người). Thế là sau vụ lúa năm ấy, mọi người đành chịu đói khổ, ngậm ngùi nhìn lũ quỷ đánh chén no nê.

Thấy cảnh tượng đói khổ của con người, đức Phật động mối từ tâm, hiện đến để cứu giúp người dân thoát khỏi sự hà hiếp của lũ quỷ. Ban đầu đức Phật dạy người trồng khoai lang, đến mùa thu hoạch, cứ theo quy định đã đưa ra, lũ quỷ lấy phần ngọn còn phần gốc là của con người. Thế là người dân được một mùa bội thu, còn lũ quỷ ngán ngẫm nhìn đống dây và lá khoai khô héo. Sau đó chúng lại đổi điều lệ thành “ăn gốc cho ngọn”. Đức Phật dạy người dân chuyển trồng khoai sang trồng lúa. Cuối mùa, lũ quỷ lại một phen ngậm ngùi cay đắng. Lần này, chúng lại đặt ra điều lệ mới là “ăn cả ngọn lẫn gốc”. Lũ quỷ tưởng rằng như thế là chúng nắm chắc được phần lợi trong tay, nhưng đức Phật đã dạy con người trồng ngô. Vụ mùa đến, người dân thu hoạch ngô đem về nhà, còn lũ quỷ thì lại bị một vố chua cay, tức tối. Cuối cùng lũ quỷ tức giận thu hồi lại cả đất đai, không cho con người thuê đất nữa, chúng thà không có gì chứ không chịu cho loài người ăn một mình. Trước tình hình đó, đức Phật bảo người dân đến điều đình với quỷ cho tậu một miếng đất bằng tấm áo cà sa. Nghĩa là con người sẽ trồng một cây tre, trên ngọn tre chỉ treo một tấm áo cà sa, bóng của cà sa phủ được bao nhiêu diện tích ở mặt đất thì số đất đó là đất của con người sử dụng. Ban đầu quỷ không chấp thuận, nhưng sau chúng nó suy tính thấy bóng của một chiếc áo cà sa chẳng bao nhiêu bèn nhận lời. Khi người dân trồng xong cây tre, đức Phật đứng trên ngọn tre tung chiếc áo cà sa ra, cây tre càng lúc càng cao, áo cà sa càng lúc càng rộng, bóng của áo cà sa phủ đến đâu lũ quỷ phải rút lui đến đấy. Cuối cùng chiếc áo che phủ cả đất đai lũ quỷ không còn đất để ở, phải rút ra biển.

Bị mất hết đất đai, quỷ vừa tiếc vừa hầm hực tức giận, chúng chiêu tập binh mã vào cướp lại. Nhờ có sự giúp đở của đức Phật nên người dân đã đánh bại tất cả những đợt tấn công của lũ quỷ. Nhận thấy không thể nào đánh thắng loài người, lũ quỷ đành quỳ xuống van xin đức Phật rũ lòng thương tưởng, mỗi năm vào những ngày Tết cho chúng trở lại đất liền để viếng thăm mồ mã tổ tiên của chúng. Phật thương tình hứa khả, nhưng để lũ quỹ không vào quấy nhiễu người dân, đức Phật dạy người dân trồng cây nêu vào dịp Tết để xua đuổi chúng.

Gần đây, trên Cây nêu người ta treo lá phướng ngũ sắc tượng trưng cho ngũ hành, trầu cau, gạo muối, một cái khánh có dùi, hay cái chuông nhỏ có treo cục kim loại ở trong, để khi gió thổi, khánh hay chuông bị giao động khua ra tiếng nghe vui tai.

***********************************

Sự tích hoa đào miền Bắc:

Hình ảnh, hình nền hoa đào đẹp ngày tết

Ngày xưa, trên ngọn núi Sóc Sơn có một cây đào rất to, trên cây đào có hai vị thần cai quản, một vị tên là Trà, vị kia tên là Uất Lũy. Hai vị thần này có năng lực xua đuổi tà ma nên xung quanh vùng không có ma quỷ nào dám xâm phạm nên cuộc sống người dân nơi đây quanh năm luôn được an bình và sung túc. Nhưng cứ đến ngày cuối năm, hai vị thần này phải về chầu trời nên ma quỷ lại đến quấy phá cư dân trong vùng.

Sau khi quay về, nghe người dân báo lại sự việc, hai vị thần căn dặn người dân: Từ nay về sau, khi đến dịp cuối năm chúng ta về chầu trời, các người hãy bẻ nhánh cây đào có hoa mang về cắm trong nhà, ma quỷ thấy cây hoa đào, tưởng có chúng ta ở đấy nên sẽ không đến quấy phá nữa. Thế là người dân nghe lời hai vị thần, cứ đến ngày cuối năm lại bẻ nhánh đào mang về nhà cắm trong lọ để trừ tà đuồi ma. Có người thì nhổ cả cây mang về trồng trong nhà để mong là quanh năm sẽ không bị tà ma quấy phá.

*********************************************************

Sự tích cây mai miền Nam:

mai

Ngày xưa có một cô gái tên Mai con một người thợ săn vốn rất gan dạ và can đảm. Năm lên mười bốn, cô gái đã được cha đào luyện trở thành một nữ hiệp sĩ vô cùng tài giỏi và tinh thông võ thuật. Lúc ấy có một con yêu tinh đến quấy phá một làng nọ, dân làng treo giải ai giết được yêu tinh sẽ được thưởng trọng hậu. Thế là hai cha con lên đường giết yêu tinh. Sau khi giết được yêu tinh trở về, danh tiếng của hai cha con vang dội và truyền rao khắp nơi. Vài năm sau người cha lâm bệnh nặng và sức khỏe ngày một yếu đi. Còn cô con gái thì đã bước qua tuổi mười tám, sức khỏe càng tăng lên gấp bội, võ thuật càng ngày càng tinh thông. Năm ấy yêu tinh rắn lại xuất hiện ở một vùng nọ và dân làng đến khẩn khoàn hai cha con đi giết yêu tinh. Trước khi con gái lên đường, người mẹ may cho cô một bộ đồ gấm màu vàng rất đẹp và cô gái hứa ngày trở về sẽ mặc bộ đồ vàng ấy cho mẹ nhìn thấy cô từ xa. Sau đó hai cha con trèo non lội suối tìm cho ra yêu tinh để tiêu diệt nó. Người cha vì sức yếu nên không phụ giúp được gì để cô con gái một mình chống chọi với yêu tinh. Nhưng cuối cùng cô gái cũng giết được nó. Nhưng rủi thay, trước khi chết, con yêu rắn đã vùng dậy dùng đuôi quấn và xiết chết cô gái.

Cảm thương trước tấm lòng hiệp nghĩa của cô gái cũng như sự khóc lóc van nài của người mẹ tội nghiệp nên ông Táo trong nhà đã khẩn khoản xin Ngọc Hoàng cho cô gái được sống lại và trở về với gia đình trong chín ngày. Thế là từ đó, cô gái được trở về nhà trong hình hài nguyên vẹn với gia đình trong chín ngày (từ 28 tháng Chạp cho đến mồng 6 Tết thì biến mất). Về sau khi cha mẹ và người thân của cô gái mất hết, cô gái không trở về nhà nữa mà hóa thành một cây hoa mọc bên ngôi miếu mà người dân đã lập nên để cúng bái cô. Thấy cây hoa lạ mọc lên bên miếu và cứ trổ hoa vàng suốt chín ngày Tết nên dân làng lấy tên cô gái đặt cho cây hoa ấy là cây hoa mai và chiết nhánh mang về trồng khắp nơi để trừ tà đuổi quỷ, mang lại may mắn cho gia đình mỗi độ xuân về, năm hết tết đến.

Mặc dù chỉ là hai câu chuyện cổ tích dân gian, nhưng một phần nào đó đã nói lên ước mơ và hoài bão thiết tha của người Việt xưa về một cuộc sống an lành, ấm no, hạnh phúc. Đó là những mơ ước, những hoài bão mà con người trong bất cứ thời đại nào cũng mong mỏi như vậy. Tuy bản thân cây đào hay cây mai chỉ là thực vật và trổ hoa theo mùa chứ không có gì linh thiêng cả, nhưng nếu đã là một di sản tinh thần của người Việt thì cũng nên được bảo tồn và giữ gìn cho các thế hệ sau vì đó là những nét văn hóa truyền thống đẹp và quý báu. Nó làm nên giá trị văn hóa Tết cổ truyền của người Việt từ xa xưa cho đến tận hôm nay và mãi mãi về sau.