Bưởi bàn tay Phật, đào tiên hồ lô, khóm phụng… đã tạo nên những “cơn sốt” trên thị trường trái cây chưng Tết năm nay. Nhiều người cũng lựa chọn những loại quả độc, lạ này để làm quà biếu.
Bưởi bàn tay Phật
Sản phẩm “chắp tay vái Phật” là trái bưởi Năm Roi không hạt được một công ty áp dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại tạo hình 3D. Trên thân quả có hình 2 bàn tay ốp vào.
Bưởi hình hồ lô : Hồ lô là biểu tượng của sức khỏe. Bởi vậy, bưởi hình hồ lô có chữ “tài”, “lộc” in nổi, lạ mắt từ khi “ra lò” đã được nhiều khách hàng đón nhận, yêu thích.
Kiểng hình dê
Còn hơ một tháng nữa mới đến Tết, nhưng nhiều nhà vườn ở Bến Tre đang chạy đua để tạo dáng, hoàn thiện các loại cây kiểng hình thú, đặc biệt là hình dê để kịp giao cho khách đã đặt hàng.
Ngoài việc làm kiểng thú theo con giáp của năm, nhà vườn còn sản xuất nhiều kiểng thú khác như rồng, trâu, nai, voi… cả hình tháp Eiffel, hồ lô, chậu hoa, nhà mát…
Củ cải đỏ
Là loại củ nhiều chất dinh dưỡng được các chị em yêu thích, với hình dáng tròn đầy, màu sắc đỏ thắm, củ cải đỏ đang trở thành loại cây “làm mưa, làm gió” trên thị trường trái cây chưng Tết Ất Mùi.
Tượng chưng cho hình ảnh sự tròn đầy, may mắn, lại còn có thể ăn được, nên những củ cải chất lượng hiện đang rất được ưu chuộng, có giá dao dộng từ 150 – 300 ngàn đồng/củ phụ thuộc vào hình dáng và kích cỡ.
Đào tiên hồ lô
Đào tiên không ăn tươi được, chỉ có tác dụng làm thuốc trị bệnh nhưng quả đào tiên cũng gần như bưởi, dễ chăm sóc lại chưng được lâu
Dưa hấu thỏi vàng
Người mua dưa thỏi vàng về đặt trân trọng trên bàn thờ gia tiên ngày tết để cầu mong năm mới được nhiều may mắn, làm ăn phát tài.
Trong ảnh là dưa hấu hồ lô Hoàng Kim Tài Lộc được các nhà vườn rao bán, giá từ 3 – 5 triệu đồng/cặp. Chất lượng các loại quả này không thua kém các loại quả thông thường mà còn có hình dáng rất đặc biệt.
Đắt nhất là cặp dưa hấu hình xe hơi Mercedes-Benz được rao bán với giá trên dưới 10 triệu đồng/cặp.
Dứa long phụng
Dứa phụng (phượng) tạo hình lạ mắt y như con chim phụng, quả phân thành nhiều nhánh, nhiều tầng. Quả đỏ, có những cái “mào” kỳ lạ, thích hợp làm quà tặng, hay trang trí trong mâm ngũ quả, và thường được mua đủ bộ tứ linh (Long – Lân – Qui – Phụng).
Thanh long kiểng
Thanh long là loại trái cây thanh mát, bổ dưỡng. Vào ngày Tết hầu như nhà nào cũng mua vài trái thanh long để chưng cho đẹp vì màu sắc rất bắt mắt của trái thanh long. Những năm gần đây, người dân còn “chơi” cả thanh long kiểng.
Thanh long kết chậu là hoa kiểng Tết được nhiều người tìm mua dù giá không rẻ
Biểu tượng của phúc lộc : cây Phật thủ
Phật thủ là loại cây thảo mộc, lá xanh thẫm như màu nước biển tượng trưng cho thủy, hoa trắng thuộc kim, quả vàng thuộc thổ. Có thể nói loại cây này hội tụ ngũ hành, ngũ hành đều vượng. Nên phật thủ ngoài dùng để thờ tại gia đình còn là một món quà tặng sang trọng và đầy ý nghĩa. Khi đem biếu/tặng, ta thường chọn các loại cây đã được tạo dáng. Mỗi cây đó đã được tạo dáng và đều mang 1 biểu tượng riêng:
Lễ tạ lòng thành Tổ tiên
Quả phật thủ còn có tên gọi khác “Phúc thọ cam”, vỏ ngoài màu vàng ươm với hình dáng như những ngón tay búp măng của Phật, cong cong yểu điệu, hội tụ lại 1 điểm giữa. Tất cả toát lên 1 sự đầm ấm, đủ đầy.
Quả thường được bày trang trọng trên mâm ngũ quả vào ngày Tết, được đặt ở chính giữa với ý nghĩa hội tụ tất cả các điều may mắn lại. Sự sắp đặt vừa là biểu trưng cho lòng thành lễ tạ Tổ tiên đã phù hộ chở che cho cả gia đình trong suốt 1 năm cũ và mong muốn được an lành, vạn sự như ý trong năm sắp tới.
Biểu tượng của Phật
Theo phong thủy, cây phật thủ được xem là tinh hoa của Ngũ hành, trị được quỷ quái, nên mỗi dịp năm mới cây phật thủ được đặt trong nhà ngoài để tạo khung cảnh trang trí còn có ý nghĩa xua đuổi tà xấu, đón tài lộc về nhà.
Sở hữu 1 cây phật thủ trong gia đình, nơi làm việc giúp cho quý vị có nhiều may mắn, mạnh khỏe và một niềm tin vào năm mới suôn sẻ, thuận lợi hơn.
Cây đào miền Bắc
Miền Bắc thường chọn cành đào đỏ để cắm trên bàn thờ hoặc cây đào trang trí trong nhà, theo quan niệm người xưa, đào có quyền lực trừ ma và mọi xấu xa, màu đỏ chứa đựng sinh khí mạnh, màu đào đỏ thắm là lời cầu nguyện và chúc phúc đầu xuân.
Về ẩm thực miền Bắc chắc hẳn ai cũng đã từng nghe câu: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ / Cây nêu ngày Tết bánh chưng xanh” và thấy ngay hương vị Tết Bắc thật đậm đà.
Người miền Bắc có khá nhiều tục kiêng trong ngày Tết như: Kiêng đổ rác, kiêng quét nhà, kiêng cho lửa, kiêng cho nước, tránh nói giông hay chọn người “xông nhà” phải hợp tuổi,…
Cây đào , cành đào xua đuổi tà ma
Cây mai miền Nam
Tại miền Trung và miền Nam sẽ không có sắc đào đua thắm nhưng thay vào đó là sắc mai rực rỡ. Hoa mai không chỉ nở rộ vào mùa xuân nơi đất nắng nóng miền Nam, mà còn có thể đọc thành chữ “may” trong may mắn. Mai không chỉ đại diện cho mùa xuân trong tranh tứ quý (mai, lan, cúc, tùng) mà còn đại diện cho con người có tài đức và nhân cách cao thượng (mai, lan, cúc, trúc).
Cây mai, cành mai ngày Tết tượng trưng cho giàu sang phú quý,