Phật Dạy Mối Quan Hệ Tốt Đẹp Vợ Chồng

   Tình yêu chân thật là phương thuốc tinh thần mầu nhiệm xoa dịu các nỗi đau bất hạnh, để chúng ta vững vàng vượt qua những phiền muộn khổ đau của cuộc đời. Để khám phá ra ý nghĩa cho cuộc đời của mình, và để sống cho những điều mà chúng ta cho là ý nghĩa nhất phù hợp với lòng người.
112_550_412_90
Bên cạnh mối dây huyết thống giữa cha mẹ và con cái, còn có mối quan hệ chồng vợ, quan hệ anh chị em. Về quan hệ chồng đối với vợ phải yêu thương, tôn trọng và chung thủy, quan tâm chăm sóc chu đáo đời sống vật chất lẫn tinh thần, thường tặng quần áo, trang sức cho vợ. Vợ đối với chồng phải thương yêu, kính trọng và trung thành, quản lý tốt nhà cửa, gìn giữ tài sản, sự nghiệp của chồng.Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái tức là sự thương yêu trìu mến nhau mà người đời thường hay gọi đó là tình cảm.Nếu nói về muôn loài trên thế gian, con người là sinh vật cao cấp sống bằng “tình cảm” vì có hiểu biết, suy nghĩ, nói năng nhận thức và làm tròn bổn phận đối với gia đình và đóng góp, lợi ích thiết thực cho xã hội.

Tình cảm cũng giống như một thứ linh dược quan trọng, nó có thể cảm hóa và thay đổi được mọi thứ, nó là sợi dây gắn kết giữa con người với con người, nó đã làm cho con người thêm gần gũi với nhau, nhờ tình yêu thương chân thật.

Cuộc đời này sẽ không còn giá trị thiết thực, khi con người sống không có tình cảm với nhau. Ta chỉ thương yêu quý mến lo lắng cho nhau thật sự khi nó là của riêng ta. Tình cảm con người được biểu hiện qua tâm lý cảm xúc buồn vui, thương ghét, giận hờn, lo lắng, sợ hãi, ganh tị, tật đố và tham muốn.

Trước hết, hòa theo dòng chảy của thời gian con người với bộn bề công việc, nhiều lúc chúng ta cảm thấy cuộc sống của ta sao quá nhiều vô vị, chán nản, mệt mỏi, cô đơn và vô cùng tuyệt vọng.

Khi chúng ta ngồi lại để phân tích tìm cảm luyến ái, yêu ghét của con người, ta sẽ thấy rõ ràng đều xuất phát từ sự tham lam ích kỷ do ngu si chấp ngã mà ra. Cái gì làm cho ta thỏa mãn được lòng ham muốn thì sự yêu thích sẽ phát sinh để ta bám víu dính mắc vào đó. Ngược lại, cái gì ngăn cản lòng tham muốn của chúng ta thì sẽ phát sinh ra sự bực tức, nóng giận và dẫn đến thù hằn ghét bỏ.

Chúng ta sống trong cõi đời là để được chia sẻ yêu thương, để mở rộng tấm lòng nhân ái với mọi người. Chỉ có tình yêu thương chân chính mới giúp chúng ta sống gần gũi và biết chia sẻ trong sự cảm thông, bằng trái tim hiểu biết. Thế gian này không một ai sống mà không cần đến tình yêu thương, bởi nó là sợi dây vô hình mầu nhiệm kết nối trái tim lại, làm cho con người được sung sướng và hạnh phúc.

Thực tế trong cuộc sống chúng ta chỉ thương yêu người đem lợi ích về cho mình và sẽ vắng bóng tình thương khi quyền lợi không còn nữa. Tình yêu nam nữ luôn mang tính chất ích kỷ của sự chấp ngã, vì sự đam mê say đắm thân này.

Từ ngàn xưa cho đến nay tình ái vẫn là thứ dễ làm cho con người mù quáng và si mê nhất, nên dễ dàng gây ra nhiều tội lỗi, do đó, rất nhiều câu chuyện thương tâm xảy ra làm đau lòng nhân thế. Cảnh nhồi da xáo thịt làm mất đi nhân cách của một con người, con giết cha, mẹ giết con, vợ giết chồng rồi kẻ tình địch giết hại lẫn nhau vì ghen tuông vô cớ.

Con người càng ngày làm mất đi giá trị nhân cách do không hiểu biết và nhận thức thiếu sáng suốt, nên dễ dàng gây tạo nhiều tội lỗi và làm khổ đau cho nhau.

Ai cũng có thể biết tình yêu đưa đến hôn nhân nhằm phát triển giống nòi nhân loại và bảo vệ truyền thống gia tộc, nhưng lại là đầu mối của nhiều hệ lụy khổ đau, bởi sự yêu thương trong vị kỷ cho nên nói tình chỉ đẹp khi còn dang dỡ, đời mất vui khi đã vẹn câu thề.

Thật ra tình dục không phải là chuyện xấu, nó luôn gắn liền với con người từ vô thủy kiếp đến nay. Đã là chúng sinh thì phải ăn, phải ngủ, phải làm việc và thụ hưởng cảm giác khoái lạc.

Con người là một sinh vật cao cấp, hơn hẳn các loài khác về mọi phương diện, nếu biết suy nghĩ, nói năng và hành động hướng thiện bằng trái tim yêu thương và hiểu biết, thì sẽ giúp ích cho nhân loại sống an vui hạnh phúc, ngay tại đây và bây giờ.

Ngược lại, vì tình cảm riêng tư muốn chiếm hữu trong sự ganh ghét ích kỷ tham lam sẽ gây khổ đau cho nhau. Chính vì thế, mà loài người luôn đứng ở vị trí cao quý vì biết cách làm chủ bản thân, nếu vì lòng tham cho riêng mình thì cùng hung cực ác, nếu vì lợi ích chung cho nhân loại thì lợi ích cho con người không loài nào bằng.

Trách nhiệm của chồng đối với vợ

Chồng thương yêu vợ được thể hiện qua năm phương diện sau: Yêu thương tôn trọng vợ trong bình đẳng, không khinh thường vợ, sống trung thành và chung thủy với vợ, giao quyền hạn cho vợ quán xuyến mọi công việc, mua đồ trang sức tặng vợ.

“Dù cho vật đổi sao dời

Đôi ta vẫn giữ một lòng thủy chung”.

Tình yêu nam nữ trong hôn nhân là sự tự nguyện đến với nhau, bởi thương yêu nhau, gắn bó nhau, sống không thể thiếu nhau và cùng san sẻ bồi đắp cho nhau. Ca dao Việt Nam có câu: “Đồng vợ đồng chồng, tát biển đông cũng cạn”.

1. Người chồng phải biết thương yêu tôn trọng vợ là chất liệu làm nên hạnh phúc gia đình, do đó người chồng phải biết quan tâm nói những lời khen ngợi, về tài năng và đức hạnh của vợ mình.

Tôn trọng vợ là biết quan tâm, nói những lời khen ngợi về tài năng và đức hạnh của vợ, biết thương yêu và không khinh thường vợ trên tinh thần bình đẳng nam nữ, không nên coi vợ như người đầy tớ muốn mắng chửi, đánh đập lúc nào cũng được, gây ra cảnh bạo hành trong gia đình.

2. Người chồng không nên khinh thường và hà hiếp vợ, nghĩa là biết thương yêu và không nên coi vợ như người giúp việc muốn mắng chửi đánh đập lúc nào cũng được, gây ra cảnh bạo hành trong gia đình, như hiện nay chúng ta đã thường thấy.

3. Người chồng luôn thương yêu quý mến vợ như người bạn và một lòng sống thủy chung, đó là yếu tố chính để bảo vệ hạnh phúc tình yêu lứa đôi. Một gia đình thật sự an vui hạnh phúc là biết san sẻ cho nhau bằng trái tim yêu thương và có hiểu biết.

Chồng luôn thương yêu, quý mến vợ và một lòng sống thủy chung là yếu tố chính để bảo vệ tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. Một gia đình hạnh phúc trên thuận dưới hòa không thể có người chồng lăng nhăng, dan díu với người nữ khác.

4. Người chồng phải nên tin tưởng và giao quyền cho vợ, vì người phụ nữ thường quản lý, quán xuyến sắp xếp ổn định việc nhà giỏi hơn đàn ông, do đó chồng phải tin tưởng tuyệt đối giao quyền cho vợ.

Người phụ nữ thường quản lý, quán xuyến, sắp xếp ổn định việc nhà giỏi hơn đàn ông nên chồng phải tin tưởng tuyệt đối, giao quyền cho vợ. Nếu người chồng so đo, ích kỷ, hẹp hòi, đưa tiền cho vợ từng bữa thì chẳng khác nào xem vợ như người giúp việc.

5. Người chồng hãy nên hâm nóng lại tình yêu bằng cách mua đồ trang sức tặng cho vợ mình, nhân sinh nhật kỷ niệm ngày cưới. Thích làm đẹp và mang đồ trang sức đó là sở thích của người phụ nữ. Việc quan tâm tặng quà cho vợ để nhắc lại những kỷ niệm đẹp thời hai đứa mới yêu nhau, làm cho người nữ tăng thêm phần hạnh phúc hơn.

Lúc mới quen nhau người nam thường tặng quà cho người nữ để lấy lòng, khi đã chính thức nên duyên thì ít quan tâm đến cảm xúc hay vấn đề tặng quà cho vợ vì nghĩ nàng đã thuộc về mình.

Thích làm đẹp và mang đồ trang sức là sở thích của người nữ, việc quan tâm tặng quà cho vợ để nhắc lại những kỷ niệm đẹp thời hai đứa mới yêu nhau làm cho người nữ tăng thêm phần hạnh phúc, là cách thức hâm nóng lại tình yêu để phụ nữ tăng thêm nghị lực sống, cố gắng vượt qua những gian nan, khó khăn mà họ phải gánh lấy một mình khi làm vợ. Việc mua đồ trang sức tặng cho vợ là thể hiện mẫu người chồng lý tưởng, giúp cho tình nghĩa vợ chồng luôn được đẹp mãi theo thời gian.

Theo quan niệm ngày xưa, người chồng là lao động chính trong gia đình, người vợ lo việc sinh đẻ và nuôi dạy con cái, lo chu toàn mọi việc trong nhà. Thời đại ngày nay cả chồng lẫn vợ đều cùng làm việc như nhau, nếu chồng đi làm về mở ti vi xem hoặc nằm phè ra nghỉ, để vợ một mình lo việc cơm nước là không hợp lý, người chồng phải biết chia sẻ, gánh vác cùng vợ.

Khi chồng nóng giận nặng lời thì vợ phải biết nhẫn nhịn và tìm cách lựa lời khuyên nhủ, hoặc khi chồng khuyên bảo hay chỉ dạy điều gì thì vợ phải biết lắng nghe.

Bổn phận vợ đối với chồng như sau:

1. Người vợ luôn một lòng chung thủy với chồng để được sống yêu thương và hiểu biết.

2. Quán xuyến và xử lý việc nhà một cách tốt đẹp.

3. Gần gũi, đối đãi tốt với họ hàng thân thuộc, khách khứa và những người giúp việc thay chồng.

4. Biết chi tiêu mua sắm đúng mức và gìn giữ tiền bạc tài sản cho gia đình.

5. Luôn chu toàn tốt đẹp trong mọi công việc.

Chung thủy và biết nhường nhịn, cảm thông và biết tha thứ cho nhau là bí quyết dẫn đến hạnh phúc gia đình dài lâu. Thành thật là một đức tính tốt đẹp luôn giúp vợ chồng biết thương yêu, tin tưởng lẫn nhau. Chồng không gian dối vợ, vợ luôn trung thực, thật thà với chồng nên không có sự nghi ngờ.

Khi mới quen nhau còn trong giai đoạn tìm hiểu ai cũng muốn làm đẹp lòng người yêu nên bằng mọi cách thể hiện những đức tính tốt đẹp, đến khi lấy nhau bắt đầu thói quen xấu lộ ra, nếu không biết cảm thông và tha thứ cho nhau thì dễ dàng dẫn đến mâu thuẫn, gây gổ, cãi vã, trách móc lẫn nhau. Nhẹ thì gia đình xào xáo, nặng thì dẫn đến ly dị, ly hôn.

Muốn giữ vững hạnh phúc gia đình vợ chồng phải đồng phát tâm cùng hướng về con đường thiện, hãy nói không với các việc xấu ác và hãy siêng năng làm những việc thiện lành. Chồng phải biết thương yêu, quý kính, tôn trọng vợ, đó là chất liệu làm nên hạnh phúc gia đình.

Người vợ phải luôn một lòng thương yêu, quý kính, thủy chung với chồng để giữ mãi kỷ niệm đẹp về tình yêu. Biết quán xuyến và xử lý việc nhà một cách tốt đẹp, đối đãi tốt với họ hàng thân thuộc, khách khứa và những người giúp việc thay chồng.

Người vợ phải biết chi tiêu, mua sắm đúng mức và gìn giữ tiền bạc, tài sản cho gia đình; cẩn thận, siêng năng, tháo vát, vuông tròn trong mọi công việc. Nhờ những yếu tố tích cực trên mà vợ chồng sống với nhau bền lâu  cho đến ngày răng long tóc bạc.

Ngoài ra đối với bà con hai họ, hai vợ chồng phải biết cung kính tôn trọng người lớn, an ủi giúp đỡ kẻ nhỏ và sẵn sàng san sẻ mỗi khi có việc cần thiết. Đối với xã hội, gia đình là nền tảng làm nên cuộc sống. Một gia đình luôn biết sống yêu thương bằng trái tim hiểu biết, là nhân tố tích cực đem lại an vui, hạnh phúc và lợi ích cho xã hội.

Tóm lại, muốn cho tình nghĩa vợ chồng được hạnh phúc dài lâu thì chúng ta phải biết thương yêu nhau, sống thủy chung, tôn trọng, thành thật, biết thông cảm và tha thứ cho nhau….. Đây chính là những điểm then chốt làm nên hạnh phúc gia đình của người cư sĩ tại gia, mà ai cũng cần phải biết để áp dụng và thực hành.

Phật dạy người cư sĩ tại gia có quyền lấy vợ lấy chồng, nhưng phải thủy chung một chồng một vợ, không được dan díu và quan hệ bất chính với vợ chồng người khác. Ngoại tình là nguyên nhân dẫn đến ghen tuông vô cớ và phá hoại hạnh phúc gia đình người khác.

Trong tình yêu ghen tuông luôn gắn liền với ích kỷ và nó là trạng thái tâm lý không thể tách rời nhau, có yêu thương là có ghen ghét. Bao nhiêu vụ án xảy ra làm đau lòng nhân thế với những cái chết thật đáng tiếc và vô lý làm sao, chỉ vì ghen tuông trong mù quáng. Bởi vì chúng ta yêu thương trong sự lợi dụng lẫn nhau, mà không có tình yêu thương chân thật, nên dẫn đến hẹp hòi, ích kỷ làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.

Trong tình ái do bảo vệ cái ta ích kỷ hoặc ghen tuông vô cớ, dễ làm con người mù quáng gây nhiều đau khổ cho nhau. Tình yêu bản chất vốn không xấu xa tội lỗi, ai cũng muốn mình được an vui hạnh phúc trong đời sống lứa đôi, nhưng vì chúng ta không có sự hy sinh và chia sẻ cho nhau, ta không biết bao dung và độ lượng, cảm thông và tha thứ, vì sự tham lam ích kỷ của ta.

Ai thương yêu và giúp đỡ ta, ta sẽ quý mến họ. Ai làm hại ta, ta sẽ thù ghét họ. Đó là quy luật tất yếu của thế gian mà ít người vượt qua nỗi. Một khi giữa hai người không đáp ứng được nhu cầu cho nhau, từ đó vợ chồng bị sức mẻ rạn nức dẫn đến gây gổ cãi vả và việc bạo hành sẽ xảy ra, cuối cùng dẫn đến đổ vở hạnh phúc vì trong họ không có tình yêu thương chân thật.

Quan niệm về tình yêu, hôn nhân vợ chồng sống với nhau vừa có tình, vừa có nghĩa, trong mối quan hệ vợ chồng phải có tình yêu, tình bạn tri kỷ, phải có sự tôn trọng lẫn nhau và có trách nhiệm, bổn phận trong việc sẻ chia niềm vui hay nỗi buồn.

Những đổ vỡ, trong đời sống gia đình dẫn đến mất hạnh phúc, tình trạng ly dị, ly thân, ngoại tình, gây ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội, đã khiến cho người ta xem xét lại và tìm thấy những giá trị tích cực lời Phật dạy trong hôn nhân tình yêu.

Sợi dây kết hợp vợ chồng là ân ái. Nhưng chúng ta ân ái phải có hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau và biết tiết chế trong sinh hoạt tình dục thì mới bảo đảm hạnh phúc lâu dài. Tình yêu lứa đôi, luôn đóng vai trò thiết yếu quan trọng trong cuộc sống và thế giới loài người sở dĩ tồn tại và phát triển nhờ loại tình yêu mãnh liệt này.

Chúng ta vì muốn bảo vệ tình yêu cho riêng mình trong sự ích kỷ, nên mới phát sinh ra các thứ tình cảm như yêu ghét, buồn vui, thương giận và lo lắng. Tình ở đây nói chung gọi là tình người trong cuộc sống như tình cha mẹ, tình chồng vợ, tình anh em, tình bè bạn, tình làng nghĩa xóm, tình yêu, tình nhân loại v..v…

Vì cái tình đó, cho nên con người sinh ra luyến ái, mến thương, yêu thích và luôn gắn bó với nhau nhiều hơn. Chính vì nhìn thấy được bản chất thật của tình cảm con người rất phức tạp và phiền toái, nên các bậc Thánh nhân thường hay khuyên nhủ mọi người hãy nên tu tập tâm từ bi để mở rộng tấm lòng rộng lớn bằng tình yêu thương chân thật không vị kỷ.

Tình cảm con người thật sự bao la không ngần mé, phải được xuất phát từ tình yêu thương chân thật bằng trái tim hiểu biết nên dễ cảm thông và tha thứ cho nhau. Trong tình yêu ngoài sự quan hệ tình dục ra, chúng ta còn có trách nhiệm bổn phận đối với việc nuôi dạy con cái. Cho nên trong tình yêu cần có sự hy sinh, bao dung và độ lượng, nâng đỡ và sẻ chia, rồi còn phải tha thứ và cảm thông cho nhau.

Tình yêu chân thật là phương thuốc tinh thần mầu nhiệm xoa dịu các nỗi đau bất hạnh, để chúng ta vững vàng vượt qua những phiền muộn khổ đau của cuộc đời. Để khám phá ra ý nghĩa cho cuộc đời của mình, và để sống cho những điều mà chúng ta cho là ý nghĩa nhất phù hợp với lòng người.

(Tác giả bài viết: Thích Đạt Ma Phổ Giác)

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Trải qua hơn 100 năm và qua 3 thế kỷ, Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, tên chính thức là Vương cung Thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội (Immaculate Conception Cathedral Basilica) vẫn đẹp lộng lẫy, tráng lệ và uy nghiêm; được coi là một tuyệt tác kiến trúc đô thị Sài Gòn.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Đây là một công trình nhà thờ Công giáo nói riêng và tôn giáo nói chung rất đặc sắc, có quy mô thuộc loại lớn nhất ở Việt Nam. Cùng với một số công trình lân cận ở quận 1 như Nhà Bưu Điện trung tâm, Nhà hát thành phố, Bệnh viện Nhi Đồng 2…; Nhà thờ Đức Bà là một công trình tiêu biểu tạo nên bộ mặt kiến trúc đô thị Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Nhà thờ – một kiến trúc đi cùng một loại hình tôn giáo mới đã được các nhà truyền giáo du nhập vào nước ta từ thế kỷ 16. Tới thế kỷ 19, nhà thờ và đạo Thiên chúa phát triển mạnh mẽ theo chân các đoàn quân viễn chinh Pháp. Ngay sau khi người Pháp chiếm Sài Gòn – Gia Định lần thứ 2 (năm 1862), cùng với việc xây dựng đô thị, phát triển Sài Gòn thành thủ phủ của Nam Kỳ, chính quyền Pháp đã cho xây dựng nhà thờ để làm nơi hành lễ cho các tín đồ Công giáo. Nhà thờ đầu tiên được xây dựng ở đường số 5 (nay là đường Ngô Đức Kế), vốn là một ngôi chùa cũ của người Việt bị bỏ hoang do chiến tranh.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được xây năm 1877,với tổng kinh phí khoảng 2,5 triệu France Pháp theo tỷ giá thời bấy giờ. Công trình dài 91 m; rộng 35,5 m; vòm mái chính cao 21 m và hai tháp chuông cao gần 57 m. Toàn bộ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Sau 3 năm xây dựng, vào dịp lễ Phục sinh, ngày 11 tháng 4 năm 1880, lễ cung hiến và khánh thành công trình được cố đạo Colombert tổ chức trọng thể với sự có mặt của Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
. Mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch làm tại Marseille để trần, không tô trát, không bám bụi rêu (đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi).
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Ban đầu, kiến trúc hai tháp chuông nhà thờ không như bây giờ. Hai tháp chuông này được xây dựng bổ sung mái chóp năm 1895. Tháp chuông nằm phía mặt trước, đối xứng hai bên, sau khi hoàn thành có chiều cao 57,6m; chứa 6 quả chuông đồng lớn có tổng trọng lượng 28,85 tấn. Trên đỉnh mỗi tháp có thánh giá, chiều cao từ mặt đất tới đỉnh thánh giá là 60,5m. Hai tháp chuông tuy được hoàn thiện sau nhưng lại góp phần làm tăng giá trị kiến trúc của công trình, làm công trình trở nên hoàn mỹ.
nha-tho-duc-ba (9)
Trước Nhà thờ là một vườn hoa ngăn cách với sảnh Nhà thờ bằng một lối giao thông trên quảng trường. Năm 1903, chính quyền Pháp cho xây dựng bức tượng đồng Pigneau de Béhaine (còn gọi là Giám mục Adran vì vị này làm Giám mục hiệu tòa Adran) dẫn hoàng tử Cảnh (con vua Gia Long) để ca ngợi công lao của nước Pháp “bảo hộ”, “khai hóa” cho Việt Nam. Tới năm 1945, bức tượng đồng này bị phá bỏ, nhưng phần bệ tượng hình trụ bằng đá hoa cương màu đỏ vẫn còn. Năm 1959, Linh mục GiPhạm Văn Thiên, cai quản Giáo xứ Sài Gòn bấy giờ, đi dự đại hội Thánh Mẫu ở Vatican, đã đặt tạc một tượng Đức Mẹ Hòa Bình bằng loại đá cẩm thạch quý hiếm. Tượng được gửi từ Roma – Ý về Sài Gòn – Việt Nam bằng đường thủy. Ngày 16 tháng 2 năm 1959, Linh mục GiPhạm Văn Thiên đã làm lễ dựng tượng trên bệ đài (vẫn còn để trống kể từ năm 1945) và dâng tước hiệu Nữ Vương Hòa Bình. Sau đó 1 ngày (17/2/1959), Hồng y Aganianian từ Roma tới Sài Gòn để chủ tọa lễ bế mạc Đại hội Thánh Mẫu, đã làm phép cho bức tượng. Và từ đó Nhà thờ có tên là Nhà thờ Đức Bà.

 

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Lối vào Thánh Đường-Nơi những đôi uyên ương thường đến ghi lại hình ảnh kỷ niệm . Sau gần 140 năm, nhà thờ Đức Bà đã trở thành một công trình kiến trúc biểu tượng của Sài Gòn. Nằm ở trung tâm quận 1, lại là nhà thờ Chánh tòa của Tổng giáo phận TP HCM nên đây là địa điểm người dân thường tập trung về vào các dịp lễ, Tết, nhất là Noel.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Nội thất thánh đường bao gồm chính điện (gian chính) ở giữa, và hai gian phụ hai bên, tiếp theo là dãy nhà nguyện. Chính điện có chiều cao 21m, ngăn cách với hai không gian phụ bằng hàng cột cuốn vòm kết hợp với trụ thép đỡ vòm mái. Không gian làm lễ và cầu nguyện này có thể chứa được 1200 người. Dãy nhà nguyện hai bên là nơi đặt những bàn thờ nhỏ, có những bệ thờ và tượng thánh bằng đá tinh xảo. Bàn thờ chính nơi Cung Thánh được làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối có hình 6 vị thiên thần đỡ mặt bàn thờ. Bệ thờ được chia làm 3 khoang, cũng là những tác phẩm điêu khắc có nội dung điển tích đạo Thiên chúa. Trên tường có 56 ô cửa kính màu có nội dung mô tả các nhân vật, sự kiện trong Kinh Thánh, nhưng cũng xen kẽ rất nhiều họa tiết và hình tượng phương Đông. Đáng tiếc các ô cửa kính nay còn nguyên vẹn rất ít.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Kiến trúc của thánh đường đã tạo nên một hiệu ứng ánh sáng tuyệt vời trong nội thất, cho một cảm giác tĩnh lặng, thánh thiện và trang nghiêm. Ánh sáng huyền ảo cũng làm các chi tiết kiến trúc, nội thất bên trong thánh đường nổi bật và đẹp hơn.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

 

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Các góc nguyện trong thánh đường.
nha-tho-duc-ba (8)
Ngoài kiến trúc đặc sắc, bên trong nhà thờ Đức Bà còn có những “cổ vật” đặc biệt mà không nhiều người được biết, ở 2 tháp chuông cao gần 58 m và gác đàn nằm tại ngọn tháp này (đối diện bàn thờ chính). Trong ảnh là cầu thang duy nhất dẫn lên tháp chuông nhà thờ, rộng khoảng 40 cm.
nha-tho-duc-ba (1)
Tháp chuông ban đầu của nhà thờ chỉ cao có 36,6m và không có mái. Sau khi phần tháp chuông được cải tạo và xây thêm mái chóp (năm 1895); có chiều cao là 57,6m – là tháp chuông nhà thờ cao nhất Việt Nam. Hai tháp chuông chứa 6 quả chuông lớn (6 âm):Ba quả chuông to nhất là Son nặng 8.745 kg, chuông La nặng 5.931 kg, Si nặng 4.184 kg kg, Đô nặng 4.315 kg, Rê nặng 2.194 kg và chuông Mi nặng 1.646 kg. Tổng trọng lượng các quả chuông là gần 30 tấn, đều được đúc ở Pháp năm 1879. Đặc điểm của chuông nhà thờ là có âm sắc riêng không thể lẫn vào đâu.
nhà thờ đức bà sài gòn
Sàn được lót sơ sài bằng những miếng gỗ nhỏ cách khoảng, nhìn xuống sâu hút, lạnh người. Tháp bên phải chứa 4 quả, là các âm sol, si, rê, mi; tháp bên trái chứa 2 quả, là các âm la, đô. Bộ chuông này được chế tạo ở Pháp và có những họa tiết rất tinh xảo. Chỉ vào đêm Giáng sinh, tất cả 6 quả chuông mới cùng vang lên, tiếng chuông ngân xa tới 10km…
nha-tho-duc-ba (3)
Giữa 4 quả chuông của tháp bên phải (phía Bưu điện thành phố) là một cầu thang nhỏ dẫn lên đỉnh ngọn tháp. Trên đó có 4 cửa và ban công, từ đây có thể ngắm mọi hướng của thành phố. Hiện, cả 2 tháp chuông đều bị xuống cấp nghiêm trọng, mỗi lần mưa nước đều tạt vào trong.
nha-tho-duc-ba (10)
Những chiếc chuông được điều khiển bằng điện từ bên dưới. Riêng ba quả chuông lớn trước khi đánh đều được khởi động bằng cách đạp (vì quá nặng) cho lắc trước khi bật rờle điện.
nha-tho-duc-ba (6)
Ở mặt trước công trình, giữa hai tháp chuông, dưới đỉnh mái có một đồng hồ. Nhìn trên mặt đứng công trình, mặt của chiếc đồng hồ này như một ô cửa sổ, nhưng bên trong nó là một bộ máy khá đồ sộ, nặng tới hơn 1 tấn. Chiếc đồng hồ này được sản xuất tại Thụy Sỹ năm 1887, và dù cũ kỹ và thô sơ, nó vẫn hoạt động khá chính xác.
nha-tho-duc-ba (4)
Để điều chỉnh đồng hồ, phía sau máy có một chiếc đồng hồ to cỡ đồng hồ báo thức. Chỉ cần theo dõi chiếc đồng hồ con này, có thể biết đồng hồ lớn chạy chậm, nhanh, đúng hay sai giờ
nha-tho-duc-ba (5)
Bộ máy đồng hồ to như một chiếc tủ loại lớn, cao khoảng 2,5 m, dài khoảng 3 m và ngang độ hơn một mét.
nha-tho-duc-ba (7)
Phía trên cửa chính là gác đàn – nơi chứa cây đàn organ ống, một trong những cây đàn cổ nhất Việt Nam. Đây là cây đàn được sản xuất thủ công hoàn toàn, phục vụ cho những nghi lễ của Nhà thờ. Nó được các chuyên gia nước ngoài làm thủ công, thiết kế riêng để âm thanh đủ cho cả nhà thờ nghe, không nhỏ mà cũng không ồn. Phần thân đàn cao khoảng 3 m, ngang chừng 4 m, dài 2 m chứa những ống hơi bằng nhôm đường kính khoảng 10 cm.Nhưng hiện nay cây đàn đã bị hỏng hoàn toàn do bị mối ăn phần gỗ bàn phím điều khiển bằng tay.

 

nha-tho-duc-ba (11)
Phần điều khiển đàn nằm riêng nối với thân đàn bằng những trục, có những phím đàn như đàn organ bình thường hiện nay dùng tay gõ và những phím to đặt dưới sàn nhà (dài chừng 3m, ngang khoảng 1m) để người điều khiển đàn đạp lên khi dùng nốt trầm. Bên trong đàn được thiết kế tương tự đàn piano nhưng phức tạp hơn. Đàn còn có những thanh gõ lớn để đập vào phần dưới các ống hơi phát ra âm thanh, tương tự kiểu đánh đàn K’lông Pút của Tây Nguyên. Tuy nhiên, do thiếu bảo quản nên đàn đã hỏng hoàn toàn (bị mối ăn phần gỗ bàn phím điều khiển bằng tay).
Nha tho Duc Ba
Mặt trước thánh đường là một công viên với bốn con đường giao nhau tạo thành hình thánh giá. Trung tâm của công viên là bức tượng Đức Mẹ Hòa bình (hay Nữ vương Hòa bình). Tượng do nhà điêu khắc G. Ciocchetti thực hiện năm 1959. Tên của tác giả được ở trên tà áo dưới chân, phía bên trái của bức tượng. Bức tượng cao 4,6 m, nặng 8 tấn, bằng đá cẩm thạch trắng của Ý, được tạc với chủ đích để nhìn từ xa nên không đánh bóng, vì vậy mà toàn thân tượng, kể cả vùng mặt vẫn còn những vết điêu khắc thô. Tượng Đức Mẹ trong tư thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu, trên trái địa cầu có đính cây thánh giá, mắt Đức Mẹ đăm chiêu nhìn lên trời như đang cầu nguyện cho Việt Nam và cho thế giới được hoà bình. Chân Đức Mẹ đạp đầu con rắn (mà hiện nay, đầu con rắn đã bị bể mất cái hàm trên). Trên bệ đá, phía trước bức tượng, người ta có gắn một tấm bảng đồng với hàng chữ Latinh: REGINA PACIS – OPRA PRONOBIS – XVII. II. MCMLIX Nghĩa là: NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH – CẦU CHO CHÚNG TÔI – 17.02.1959 Phía dưới bệ đá, người ta đã khoét một cái hốc chỗ giáp với chân tượng Đức Mẹ, trong đó có một chiếc hộp bằng bạc, chứa những lời kinh cầu nguyện cho hoà bình của Việt Nam và thế giới. Những lời cầu nguyện đó được viết lên trên những lá mỏng bằng những chất liệu khác nhau như bằng vàng, bạc, thiếc, nhôm, giấy, da và đồng, được gởi tới từ nhiều miền của Việt Nam, kể cả từ một số vùng ngoài miền Bắc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn là một trong những di tích kiến trúc – lịch sử-văn hóa có vị thế quan trọng bậc nhất của thành phố. Cái vị thế đó đảm bảo cho nó mãi mãi là một thứ di sản trong tâm linh, tình cảm và ký ức mọi người.

Chùa Linh Phước – chùa Ve Chai

Linh Phước tự tọa lạc trên một khu đất nằm bên phải quốc lộ 20 – đường từ Đà Lạt đi Cầu Đất, thuộc địa bàn Trại Mát, phường 11.Cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 8 km về phía Đông Bắc. Chùa có diện tích 6.666,84 m2.

chùa linh phước đà lạt
Năm 1990 dưới sự thiết kế và chỉ huy thi công của Thầy Trụ trì đời thứ năm là Thượng Tọa Thích Tâm Vị và sự đóng góp của Phật tử địa phương cùng Phật tử các nơi, Chùa đã được xây dựng lại toàn bộ như ngày nay.

chùa linh phước đà lạt
Chùa được khởi công xây dựng vào năm 1949 và hòan thành vào năm 1952 do Phật tử địa phương phát tâm đóng góp.

chùa linh phước đà lạt

 

 

 

 

chùa linh phước đà lạt
Chùa Linh Phước được xây dựng năm 1949 đến năm 1950 mới hoàn thành, chùa còn được gọi là “Chùa Ve Chai” vì chùa được khảm bằng những mảnh sành sứ khá độc đáo và bắt mắt, chỉ riêng tượng con rồng dài 49 m mà lượn vòng ngoài sân chùa được khảm 12.000 vỏ chai bia. Vì ngôi chùa có kiến trúc khảm sành sứ đặc sắc nên rất nổi tiếng tại Đà Lạt, là một ngôi chùa độc nhất vô nhị với lối kiến trúc này tại Đà Lạt.

 

chùa linh phước đà lạt
Chánh điện chùa dài 33 m, rộng 12 m có 2 hàng cột rồng khảm sành, bên trên là nhiều bức phù điêu khảm sành giới thiệu về lịch sử Phật Thích Ca và những điển tích trong các kinh Pháp hoa, kinh A di đà.
chùa linh phước đà lạt
Phía sau Tổ đường có bức phù điêu Thập bát La Hán và Thập mục Ngưu đồ, tất cả đều có vẻ đẹp hoành tráng đến kì vĩ. Riêng lầu 1 có gian thờ 108 tượng “Thiên thủ thiên nhãn”, trong nội điện là tượng Phật Thích Ca cao 4,9m kể cả tòa sen, phía trước được làm bằng bê-tông cốt thép, bên ngoài thếp vàng, phía trước là bức “Cửu long môn” uốn mình chầu Phật
chùa linh phước đà lạt
Riêng lầu 1 có gian thờ 108 tượng “Thiên thủ thiên nhãn”, trong nội điện là tượng Phật Thích Ca cao 4,9m kể cả tòa sen, phía trước được làm bằng bê-tông cốt thép, bên ngoài thếp vàng, phía trước là bức “Cửu long môn” uốn mình chầu Phật.
chùa linh phước đà lạt
Trước sân chùa có tượng Phật Quan Thế Âm được kết bằng hoa bất tử cao 18 m, đây là một kỷ lục Châu Á được làm năm 2010, pho tượng được kết bằng 600 ngàn bông hoa bất tử do 600 phạt tử và 30 nghệ nhân làm việc trong 20 ngày, hiện nay vẫn còn giữ nguyên vẹn.

 

 

chùa linh phước đà lạt
Trước Hoa Long Viên là tòa Linh Tháp 7 tầng cao 36 m có treo Đại Hồng Chung cao 4,3 m, miệng chuông rộng 2,33 m, nặng 8.500 kg, được đúc vào năm 1999 và được xem là chuông nặng nhất Việt Nam.
chanhdien-0
Đại lão hòa thượng Minh Hạ Đức. Tượng được tạc bằng sáp và đặt tại chánh điện chùa Linh Phước từ tháng 12/2011.
chùa linh phước đà lạt
Đại lão Hòa thượng Minh Hạ Đức, thế danh Nguyễn Khắc Dần, sinh năm 1901 tại Quảng Ngãi. Năm 17 tuổi, ông xuất gia tu học tại chùa Sắc Tứ Phước Quang ở Quảng Ngãi. Ông là người rất tinh thông về Nho học và còn học thêm về đông y để cứu đời, khai đạo. Nhiều người lần đầu tiên nhìn thấy đã ngỡ ngàng vì pho tượng giống người thật ở mọi chi tiết như tóc, chân tóc, nếp nhăn…

 

 

 

 

7 điều cần biết trước khi ăn trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn là món ăn rất giàu dinh dưỡng. Nhưng không nên ăn bừa vì có thể chưa thấy tác dụng đâu mà lại chỉ thấy tác hại.
 7 điều cần biết trước khi ăn trứng vịt lộn

Thời điểm nên ăn

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng, tránh ăn vào buổi tối vì đây là món ăn khó tiêu, nếu ăn trứng vào buổi tối xong, khi đi ngủ sẽ bị khó chịu, đôi khi dẫn tới đầy hơi, không tiêu hóa được.

Trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn luộc bị coi là món ăn rùng rợn với du khách nước ngoài nhưng lại là món khoái khẩu của người dân Việt Nam. Ảnh: funtimesnews.

Số lượng hợp lý

Nghiên cứu dinh dưỡng hiện đại cũng cho thấy, trong một quả trứng vịt lộn có 182 kcal năng lượng, 13,6 g protein; 12,4 g lipit; 82 mg canxi; 212 g photpho và 600 mg cholesterol. Ngoài ra còn có rất nhiều beta carotene, các vitamin nhóm A, nhóm B và vitamin C, sắt…

Do đó ăn nhiều trứng vịt lộn mỗi ngày có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, là nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, huyết áp, đái tháo đường.

Nếu ăn một cách thường xuyên cũng khiến cơ thể bị dư thừa vitamin A, lượng vitamin A dư thừa này sẽ tích lũy dưới da, gan và làm vàng da, bong tróc da, ảnh hưởng xấu đến việc hình thành xương. Do vậy, mỗi người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 quả mỗi tuần.

Ăn cùng rau răm

Theo Đông y, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng, tán hàn. Rau răm còn có tác dụng làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt, lạnh bụng, say nắng… Do vậy, thứ rau này được dùng rất rộng rãi với vai trò là loại rau gia vị cho các món ăn.

Trứng vịt lộn là món bổ dưỡng, đồng thời được coi là món ăn bài thuốc có công hiệu dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể mau trưởng thành, cải thiện khả năng sinh lý.

Do vậy, việc ăn kèm rau răm với trứng vịt (trứng cút lộn) có khả năng là để giảm bớt ham muốn tình dục từ tác dụng của trứng vịt lộn, đem tới sự cân bằng âm dương cho cơ thể và giúp người ăn không bị lạnh bụng, đầy hơi, tránh được các trục trặc về tiêu hóa.

Giúp người gầy tăng cân

Trứng vịt lộn là một trong những lựa chọn ưu tiên của người gầy muốn cải thiện cân nặng. Trứng giàu vitamin A và chứa chất tiền vitamin A. Sử dụng trứng vịt lộn bạn cần phải nạp vào cơ thể lượng dầu mỡ cần thiết để hòa tan nó. Khi đó cơ thể bạn mới hấp thụ được một cách trọn vẹn.

Trứng vịt lộn cung cấp các dưỡng chất nuôi dưỡng cơ thể, giúp sản sinh nhiều năng lượng. Vì vậy đây là món ăn rất hữu hiệu đối với những người gầy yếu muốn tăng cân. Còn với những người đã béo sẵn mà muốn giảm cân thì tốt nhất nên tránh loại thực phẩm này.

7 điều cần biết trước khi ăn trứng vịt lộn
Trứng vịt lộn sốt me là món ăn biến tấu, được nhiều người yêu thích. Ảnh: daubeptihon.

Với trẻ em dưới 5 tuổi

Trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn trứng vịt lộn do hệ tiêu hóa của các bé còn chưa phát triển hoàn thiện, dễ dẫn tới trương bụng, rối loạn tiêu hóa, rất có hại cho sức khỏe. Trẻ từ 5 tuổi trở lên nếu cho ăn trứng vịt lộn thì chỉ nên cho ăn 1/2 quả mỗi lần, mỗi tuần từ 1 đến 2 lần là đủ (1/2 quả trứng vịt lộn tương đương 4-5 trứng cút lộn).

Với bà bầu

Trứng vịt lộn có lượng đạm cao, ăn nhiều chậm tiêu, sinh nhiều cholesterol. Giai đoạn cuối thai kỳ lại càng phải lưu ý vì bà bầu “nạp nhiều năng lượng” quá cũng không tốt, không nên ăn hằng ngày. Đối với phụ nữ có thai nên ăn 2 quả mỗi tuần tuần, nhưng không nên ăn 2 quả cùng lúc. Phải nhớ là bà bầu ăn trứng vịt lộn hoặc là ăn thật ít rau răm, hoặc không ăn vì rau răm có hại cho thai nhi.

Những người không nên ăn

Những người có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch, gout… nên kiêng trứng vịt lộn vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Những món ăn để trong ngày Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày Tết cổ truyền của Việt Nam.Cứ đến ngày này, các gia đình lại chuẩn bị những món ăn, hoa quả, bánh trái và thịt vịt là món ăn truyền thống không thể thiếu trong trong ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5.

banh-u-nuoc-tro1-
Bánh tro là món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam và một số nơi của Miền Bắc.
Tết Đoan Ngọ
Bánh tro có nhiều tên và hình dáng khác nhau như bánh ú, bánh gio, bánh âm và có vài biến thể khác nhau theo điệu phương. Bánh tro (gio) được bán nhiều nhất trong ngày Tết Đoan Ngọ bởi người ta luôn tin rằng khi ăn bánh tro, cũng như hoa quả và rượu nếp vào ngày này, bệnh tật trong người sẽ tiêu tan hết.
Tết Đoan Ngọ
Bánh gio của người miền Bắc thường không có nhân và được chấm với đường hoặc mật ong, mật mía.
Còn bánh ú tro của người miền Nam Trung Bộ trở vào thi có nhân ngọt (thường là đậu đỗ trộn đường nặn tròn hoặc nhân mặn có thêm thịt heo phía trong).
Còn bánh ú tro của người miền Nam Trung Bộ trở vào thi có nhân ngọt (thường là đậu đỗ trộn đường nặn tròn hoặc nhân mặn có thêm thịt heo phía trong).
Tết Đoan Ngọ
Chè trôi nước không chỉ là món chè truyền thống trong ngày 3/3 âm lịch, mà nó còn là món ăn được yêu thích vào ngày Tết Đoan ngọ. Từng viên chè tròn làm bằng bột nếp trắng, bên trong có nhân đậu xanh, ăn cùng với nước cốt dừa rất hấp dẫn.
Tết Đoan Ngọ
Cũng như bánh tro, cơm rượu nếp được bán rất nhiều trong Tết Đoan Ngọ. Người ta tin rằng, ăn rượu nếp (nhất là lúc bụng còn đang đói) sẽ làm cho các loại “sâu bọ” trong người “say” mà chết đi.Theo truyền thống của từng miền, vào ngày này, ngoài hoa quả, những món ăn cũng khác nhau. Tại Hà Nội và một số vùng của miền Bắc ngày này, rượu nếp, đặc biệt là rượu nếp cẩm, là món không thể thiếu. Người ta cho rằng, bộ phận tiêu hoá của con người thường có các loại ký sinh gây hại và chúng nằm sâu trong bụng nên không phải lúc nào cũng diệt được. Duy có ngày mồng 5/5 (âm lịch), các loại ký sinh này thường ngoi lên, con người có thể ăn thức ăn, hoa quả vị chua, chát và nhất là rượu nếp, có thể loại bỏ chúng.
Tết Đoan Ngọ
Không như cơm rượu của miền Bắc thường rời, cơm rượu miền Trung ép thành từng khối thì cơm rượu miền Nam được vo thành viên tròn. Bạn nhớ đừng tham cái vị ngọt lử của nếp mà ăn nhiều kẻo mình lại… say trước sâu
Tết Đoan Ngọ
Thịt vịt là món ăn truyền thống không thể thiếu trong trong ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5.
Tết Đoan Ngọ
Thường thì người ta kiêng ăn thịt vịt vào đầu tháng. Tuy nhiên, tới dịp tết Đoan ngọ, thịt vịt lại vô cùng đắt hàng. Theo kinh nghiệm của ông cha, sở dĩ thịt vịt được ưa chuộng là do vào tháng 5 Âm lịch, tiết trời oi bức, cơ thể người thường bị một số bệnh về thời tiết. Vịt là con vật sống dưới nước, có tính hàn, ăn vào sẽ giúp cơ thể mát mẻ, bổ dưỡng, cân bằng âm dương.
Tết Đoan Ngọ
Hoa quả được chọn để cúng và ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ chủ yếu là các loại quả mùa hè, tươi ngon và có vị chua chua, thơm nức. Đó là những trái mận, đào, vải, chôm chôm, xoài, dưa hấu, đặc biệt là mận và vải. Nếu thiếu đi những thứ hoa quả này thì Tết Đoan Ngọ sẽ mất đi nhiều ý nghĩa.

Nguồn gốc và Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ Ngày 5/5 Âm lịch của người Việt

Hằng năm, cứ đến mồng 5 tháng 5 (âm lịch), dân ta lại tổ chức ăn Tết Đoan Ngọ. Về nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ, đến nay nhiều người vẫn cho rằng có xuất xứ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, căn cứ vào một số công trình nghiên cứu văn hóa cho thấy, Tết Đoan Ngọ của người Việt hiện nay lại có một nguồn gốc hoàn toàn khác

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được dân gian gọi bằng một cái tên dân dã hơn: Tết Giết sâu bọ. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hoá phong phú. Không riêng gì Việt Nam hay Trung Quốc mà ở Triều Tiên, Hà Quốc cũng có Tết Đoan Ngọ. Từ đó cho thấy, Tết Đoan Ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông và gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.

Trong ca dao Việt Nam cũng có câu:

“Tháng tư đong đậu nấu chè,
Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng năm”

Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là Tết Đoan Ngọ của người Việt có liên quan gì đến Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc và gắn với truyền thuyết Khuất Nguyên như lâu nay từng quan niệm? Tết Đoan Ngọ còn được người Việt gọi bằng cái tên khác là “Tết Nửa Năm” (cũng có nơi là gọi là Giữa Năm). Đây được xem là tên gọi của riêng người Việt, không lẫn với tên gọi của các quốc gia khác. Vậy tại sao lại gọi là Tết Nửa năm, trong khi theo tính toán như lịch âm hiện nay thì “nửa năm” ở đây phải rơi vào tháng 6 âm lịch?

Về tên gọi Tết Nửa năm, tác giả Nguyễn Ngọc Thơ trong “Lại bàn về nguồn gốc tết Đoan Ngọ” giải thích: “Thời cổ đại, người Việt Nam dùng lịch kiến Tý, do vậy tháng mở đầu trong năm là tháng 11 âm lịch. Theo cách tính này, ngày 5 tháng năm rơi vào thời điểm nửa năm, do vậy dân gian Việt Nam rất chuộng tên gọi tết Nửa năm”.

Về nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Ngọc Thêm khẳng định: Tết Đoan Ngọ Việt Nam có cùng một khởi nguồn với vùng đất Bách Việt ở Nam Trung Hoa (vào khoảng vùng hạ lưu Dương Tử trở xuống) và Bắc Đông Dương.

Tác giả luận giải: Từ ngàn xưa đây vốn là vùng nông nghiệp lúa nước trù phú do các dân tộc Bách Việt gầy dựng nên. Do nằm dọc hai bên chí tuyến bắc, mùa hè ở đây oi bức, khó chịu, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người. May mắn, người nông dân với nghề lúa nước luôn đòi hỏi phải quan sát thời tiết, cố để tránh tối đa những tác hại của nó và tận dụng hữu hiệu những lợi thế mà tự nhiên mang lại, nhờ vậy phong tục tết Đoan ngọ hình thành, đánh dấu một cột mốc quan trọng của chu kỳ tuần hoàn thời tiết

Trong cuốn “Lễ tết Trung Hoa” của W. Eberhard (Chinese Festivals, N.Y. 1952) viết: “Đoan ngọ là tết của phương Nam, tết cầu may, tết của sự sống” (Double fifth is a Southern festival, lucky festival or festival of the living).

Tác giả Nghê Nông Thủy, thuộc Hội Dân tộc học Trung Quốc cũng thừa nhận: “Tết Đoan Ngọ là cống hiến to lớn của người Bách Việt đối với văn hóa Trung Hoa” (Hội Dân tộc học Trung Quốc, 2011).

Như vậy, có thể thấy, Tết Đoan Ngọ xưa là do nhân dân lao động cùng nhau sáng tạo, cùng hưởng thành quả và không ai làm tác giả cụ thể. Nó là thành quả từ trí tuệ của truyền thống nông nghiệp phương Nam của các bộ tộc Bách Việt. Về sau, cùng với việc xâm lấn và mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam sông Dương Tử, Tết Đoan Ngọ được người Hán tiếp nhận và hưởng ứng. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương khác nhau lại gắn vào nhiều điển tích khác nhau với các nhân vật như Ngũ Tử Tư, Việt vương Câu Tiễn, Khuất Nguyên đến Tào Nga, Trần Lâm…

“So với người Trung Quốc, người Việt Nam thiên hẳn về lối sống dân gian, tư duy tổng hợp – trừu tượng và truyền thống văn hóa truyền miệng đã giúp gìn giữ phong tục ngày tết này mà không cần thiết gắn liền với các nhân vật lịch sử. Ngược lại, Trung Quốc lớn, dân số đông, dân tộc đa dạng, việc chính thức hóa một phong tục dân gian bằng thao tác gắn chúng với các nhân vật lịch sử có chức năng tích cực, nhất là trong chức năng đại đoàn kết dân tộc” (trích An Nam phong tục sách, Mai Viên Đoàn Triển, NXB Hà Nội, 2008).

Nhìn lại lịch sử, suốt một nghìn năm Bắc thuộc, Việt Nam đã tiếp nhận văn hóa Trung Hoa, đặc biệt là dòng “văn hóa quan phương” gắn liền với hệ tư tưởng Nho gia và hệ thống chữ Hán. Do chính quyền đô hộ thực hiện chính sách “đồng hóa”, một số phong tục, tập quán của người Việt bị bắt phải bỏ hoặc thay đổi cho phù hợp với văn hóa Hán. Điều này đã được chính sử sách Trung Hoa chép lại (xem thêm “Ngô chí”).

Sự giao thoa và du nhập tự nhiên cùng với chính sách “cưỡng bức văn hóa” của chính quyền đô hộ phương Bắc đã tạo nên một hệ quả tất yếu đó là hình thành diện mạo văn hóa có phần “mới” của Việt Nam trong nhiều thời kì lịch sử sau đó. Tết Đoan Ngọ cũng không ngoại lệ. Nó được gắn vào khung lý luận chính thống cùng các ý nghĩa, chức năng mang tính quan phương khác như “tưởng nhớ Khuất Nguyên”, “tưởng nhớ Ngũ Tử Tư”, “tưởng nhớ Trần Luận và Nguyễn Thiệu” và kéo dài trong suốt nhiều năm.

Bởi vậy, không thể quan niệm Tết Đoan Ngọ của người Việt bắt nguồn từ Trung Quốc như một số người vẫn lầm tưởng như hiện nay.

Bánh ú nước tro, cơm rượu và chè trôi nước là món không thể thiếu trong mâm cỗ Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 Âm lịch)

 cơm rượu
Cơm rượu kiểu miền Nam

 

Bánh ú lá tre
Bánh ú lá tre ( bánh ú nước tro)
Bánh ú lá tre
Bánh ú lá tre
Chè xôi nuoc1
Chè xôi nước

 

Một số bài thuốc dân gian từ rau mồng tơi

Với những kinh nghiệm dân gian cùng những nghiên cứu khoa học người ta đã thấy được những giá trị dinh dưỡng của mồng tơi vô cùng có lợi cho sức khỏe.

mồng tơi

1. Thanh nhiệt, giải độc, chữa táo bón

Một bài thuốc rất đơn giản bằng rau mồng tơi là lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống một lần. Sau vài lần uống sẽ đại tiện dễ.

Hoặc rau mồng tơi 500 g, cho mắm, muối, tương nấu thành canh ăn cơm hằng ngày. Sử dụng vài ngày là đại tiện sẽ thông, không còn táo bón.

2. Giúp da tươi nhuận, hồng hào

Lá mồng tơi còn có tác dụng dưỡng da. Ăn rau mồng tơi giúp lưu thông khí huyết, nhuận tràng giúp da dẻ mịn màng, tươi trẻ. Hoặc để dưỡng da, làm mịn nếp nhăn ở mặt, chống thô ráp có thể lấy vài lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ.

 rau mồng tơi tím

3. Tăng sữa cho sản phụ sau sinh

Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt nên tốt cho thai phụ… Món ăn nấu từ mồng tơi với gà ác, đậu đen ninh nhừ ăn nóng sẽ giúp sản phụ nhiều sữa, mau hồi phục sức khỏe lại có làn da hồng hào, tóc đen mượt.

4. Trị bệnh trĩ

Nếu bạn bị trĩ nhẹ thì có thể sử dụng mồng tơi như sau: lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát nhuyễn cùng vài hạt muối đắp vào chỗ trĩ sưng, đồng thời nấu canh mồng tơi ăn với cá diếc (ăn cả nước và cái) rất hiệu nghiệm.

 rau mồng tơi

5. Chữa khí hư, suy nhược

Gà ác 1 con, lá mồng tơi 1 nắm, đậu đen 1 nắm, ninh nhừ ăn nóng cả nước và cái. Tuần ăn 1-2 lần. Khi thấy có kết quả, cho thêm một nắm đậu nành, 2 nắm lạc. Người bị đau dạ dày, ợ chua ăn cũng tốt.

6. Giảm chất béo, cholesterol

Chất nhầy của rau mồng tơi có tác dụng hấp thu cholesterol, cholesterol nội sinh và ngoại sinh đều bị giữ lại trong ruột. Vì cholesterol bị khóa hoạt tính nên chất béo trong thực phẩm không ngấm được qua màng ruột, cholesterol sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Do đó ăn rau mồng tơi giúp thải chất béo, tốt cho người có mỡ và đường trong máu cao.

7. Trị hơi thở nóng khó chịu

Nếu bị chứng mũi thở phì phò ra hơi nóng rất khó chịu thì nấu canh rau mồng tơi thái nhỏ cùng cua đồng giã nát lọc bã ăn vào các buổi trưa, cách này rất công hiệu lại mát bổ.

8. Chữa chảy máu cam do nhiệt

Mồng tơi tươi giã nát rồi lấy bông thấm vào nước cốt nhét vào lỗ mũi bên chảy máu. Máu sẽ cầm ngay.

9. Chữa đinh nhọt

Lá rau mồng tơi tươi, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh, ngày thay thuốc 2 – 3 lần.

10. Trị chứng đi tiểu nóng buốt

Khi tiểu tiện thấy nóng buốt và khó thì lấy lá mồng tơi cho vào cối sạch giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội và vài hạt muối rồi uống lúc sáng. Bã dùng để đắp vào bụng dưới (chỗ bàng quang). Chỉ sau vài lần làm như thế sẽ có kết quả.

* Món canh mồng tơi thường xuất hiện trong các mâm cơm mùa hè oi bức vừa dễ ăn lại có nhiều công dụng không ngờ.

 

Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp

Giống hoa lan kỳ lạ này có đầu và cánh hoa trắng muốt giống như chim hạc đang bay.

Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Hoa Pecteilis radiate khiến nhiều người liên tưởng tới những chú chim.
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Cánh hoa tua rua trắng muốt giống như cánh chim.
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Kết hợp với phần thân và đầu hoa, Pecteilis radiate hiện lên như phiên bản thực vật của một chú chim đang sải cánh
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Loài hoa lạ này có tên khoa học là Pecteilis radiate.
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Trông rất giống một con cò trắng đang sải cánh, hoa cò trắng một giống phong lan quý hiếm
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Đây là loài đặc hữu ở các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga.
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Pecteilis radiate có nhiều tên gọi như White Egret Flower, Fringed Orchid, Habenaria radiate, hay Sagiso.
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Ở Việt Nam, hoa được nhiều biết đến với tên gọi Lan Bạch Hạc hay Diệc Bạch.
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Hoa có vẻ đẹp quý phái và tinh tế.
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Sắc hoa trắng tinh khôi.
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Pecteilis radiate có chiều cao từ 15 đến 50cm.
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Hoa nở chủ yếu từ tháng 7 tới tháng 8 hàng năm.
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Mỗi bông có đường kính khoảng 3cm.
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Hoa thích hợp với vùng khí hậu ôn hòa và nhiều nước.
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Tuy nhiên loài hoa hiếm này đang đứng bên bờ tuyệt chủng.
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Nhiều nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu để cứu lấy loài hoa tuyệt đẹp này.

 

 

Cuộc sống cần lắm ‘đừng’ và ‘hãy’

Đừng để ai đó biết là mình yêu quý họ thật nhiều. Hãy dạy cho họ cách trân trọng tình cảm của mình.

Cuộc sống cần lắm 'đừng' và 'hãy'

 

Đừng tùy tiện xin lỗi người khác chỉ vì bạn cảm thấy trân trọng mối quan hệ đó.

Hãy dành lại đấy những cơ hội để xin lỗi chính bản thân bạn. Bạn có biết một lời xin lỗi lịch sự có thể hàn gắn một mối quan hệ rạn nứt, lời xin lỗi thứ 2 có thể xoa dịu đôi chút tổn thương của đối phương nhưng đến lần thứ 3 thì lời xin lỗi của bạn sẽ trở thành mặc định cho những lần sau và đến lần thứ 4 thì chính lời xin lỗi ấy đã lấy mất đi của bạn sự tự tôn trước mặt người khác. Hãy xây dựng một mối quan hệ bình đẳng và đừng biến mình là kẻ thiếu thốn cứ xảy ra chuyện gì đó là bạn phải nói lời xin lỗi để kéo lại người ấy. Khi thực sự như vậy thì bạn đang bạc đãi bản thân mình đấy, xin lỗi bản thân để lòng tự trọng được đánh thức bạn nhé.

Đừng tùy tiện khóc trước mặt người khác.

Hãy để nước mắt là tiếng thổn thức câm lặng nhưng đáng giá của nỗi buồn và là sự gào thét đáng trân trọng của nỗi đau chứ đừng để nước mắt là món tiền bạn bỏ ra để mua về cho mình sự thương hại và ánh mắt đáng thương của người khác. Bạn hãy để người khác nhìn thấy giọt nước mắt bạn rơi xuống vì hạnh phúc hay xúc động nhưng hãy giấu đi giọt nước mắt đang làm tim bạn đau nhói bởi chỉ như vậy, sự mạnh mẽ của bạn sẽ lớn dần qua những lần nén chịu và sau khi gạt phăng những giọt nước mắt ấy đi, bạn sẽ lại có thể đứng dậy và bước tiếp..

Đừng lén khóc dưới mưa.

Hãy đối diện với nó vào một ngày nắng đẹp. Khi bạn khóc dưới mưa, bạn chỉ có thể che mắt thiên hạ nhưng không thể giấu chính mình và dưới cơn mưa lạnh lẽo ấy, lòng bạn sẽ càng thêm buồn tủi mà thôi.Đừng nhậu say khi buồn.

Hãy tỉnh táo để nhận ra nơi mình vừa vấp ngã có chướng ngại gì và men say chỉ là liệu pháp tạm thời. Và nếu ai đã một lần tìm đến men khi buồn chắc chắn sẽ biết rằng, càng say ta sẽ lại càng nhớ và càng nhớ ta càng buồn, càng đau và và muốn khóc.

Đừng để ai đó biết là mình yêu quý họ thật nhiều.

Hãy dạy cho họ cách trân trọng tình cảm của mình, cho họ biết yêu thương là sự đồng điệu của hai trái tim chứ không phải là một thói quen mặc định trong cuộc sống. Chọ họ biết rằng, khi yêu nhau, họ có chỉ có quyền trân trọng chứ không có quyền sở hữu, có quyền quan tâm nhưng không quản lý, chăm sóc nhưng không áp đặt và có quyền nhớ nhưng không có quyền bắt ta có mặt bất cứ lúc nào họ cần.

Và bạn biết không, khi yêu thương đừng đặt người ấy vào trái tim bởi ở đó còn có rất nhiều những mối quan hệ cần bạn phải quan tâm mà hãy đặt tình yêu của mình vào tấm lòng để bạn có thể yêu họ hết lòng, chăm sóc họ hết lòng, nhớ họ hết lòng và mong muốn được ở bên họ hết tấm lòng mình. Chỉ có như vậy khi họ quay đi trái tim bạn mới không bị tổn thương và khi trái tim không bị tổn thương thì các mối quan hệ khác của bạn tại đó như gia đính, bạn bè mới không bị ảnh hưởng nỗi đau đó.

Một ranh giới có thể đưa ta đến cái chết thì cũng có thể kéo ta về với cuộc sống vậy nên hãy chọn cho mình nụ cười thay vì nước mắt, hạnh phúc thay vì khổ đau, yêu thương thay vì bất hạnh và chọn màu hồng thay vì màu đen bạn nhé.

Theo Lương Nhạn