Tag Archives: đô thị Sài Gòn

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Trải qua hơn 100 năm và qua 3 thế kỷ, Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, tên chính thức là Vương cung Thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội (Immaculate Conception Cathedral Basilica) vẫn đẹp lộng lẫy, tráng lệ và uy nghiêm; được coi là một tuyệt tác kiến trúc đô thị Sài Gòn.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Đây là một công trình nhà thờ Công giáo nói riêng và tôn giáo nói chung rất đặc sắc, có quy mô thuộc loại lớn nhất ở Việt Nam. Cùng với một số công trình lân cận ở quận 1 như Nhà Bưu Điện trung tâm, Nhà hát thành phố, Bệnh viện Nhi Đồng 2…; Nhà thờ Đức Bà là một công trình tiêu biểu tạo nên bộ mặt kiến trúc đô thị Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Nhà thờ – một kiến trúc đi cùng một loại hình tôn giáo mới đã được các nhà truyền giáo du nhập vào nước ta từ thế kỷ 16. Tới thế kỷ 19, nhà thờ và đạo Thiên chúa phát triển mạnh mẽ theo chân các đoàn quân viễn chinh Pháp. Ngay sau khi người Pháp chiếm Sài Gòn – Gia Định lần thứ 2 (năm 1862), cùng với việc xây dựng đô thị, phát triển Sài Gòn thành thủ phủ của Nam Kỳ, chính quyền Pháp đã cho xây dựng nhà thờ để làm nơi hành lễ cho các tín đồ Công giáo. Nhà thờ đầu tiên được xây dựng ở đường số 5 (nay là đường Ngô Đức Kế), vốn là một ngôi chùa cũ của người Việt bị bỏ hoang do chiến tranh.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được xây năm 1877,với tổng kinh phí khoảng 2,5 triệu France Pháp theo tỷ giá thời bấy giờ. Công trình dài 91 m; rộng 35,5 m; vòm mái chính cao 21 m và hai tháp chuông cao gần 57 m. Toàn bộ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Sau 3 năm xây dựng, vào dịp lễ Phục sinh, ngày 11 tháng 4 năm 1880, lễ cung hiến và khánh thành công trình được cố đạo Colombert tổ chức trọng thể với sự có mặt của Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
. Mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch làm tại Marseille để trần, không tô trát, không bám bụi rêu (đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi).
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Ban đầu, kiến trúc hai tháp chuông nhà thờ không như bây giờ. Hai tháp chuông này được xây dựng bổ sung mái chóp năm 1895. Tháp chuông nằm phía mặt trước, đối xứng hai bên, sau khi hoàn thành có chiều cao 57,6m; chứa 6 quả chuông đồng lớn có tổng trọng lượng 28,85 tấn. Trên đỉnh mỗi tháp có thánh giá, chiều cao từ mặt đất tới đỉnh thánh giá là 60,5m. Hai tháp chuông tuy được hoàn thiện sau nhưng lại góp phần làm tăng giá trị kiến trúc của công trình, làm công trình trở nên hoàn mỹ.
nha-tho-duc-ba (9)
Trước Nhà thờ là một vườn hoa ngăn cách với sảnh Nhà thờ bằng một lối giao thông trên quảng trường. Năm 1903, chính quyền Pháp cho xây dựng bức tượng đồng Pigneau de Béhaine (còn gọi là Giám mục Adran vì vị này làm Giám mục hiệu tòa Adran) dẫn hoàng tử Cảnh (con vua Gia Long) để ca ngợi công lao của nước Pháp “bảo hộ”, “khai hóa” cho Việt Nam. Tới năm 1945, bức tượng đồng này bị phá bỏ, nhưng phần bệ tượng hình trụ bằng đá hoa cương màu đỏ vẫn còn. Năm 1959, Linh mục GiPhạm Văn Thiên, cai quản Giáo xứ Sài Gòn bấy giờ, đi dự đại hội Thánh Mẫu ở Vatican, đã đặt tạc một tượng Đức Mẹ Hòa Bình bằng loại đá cẩm thạch quý hiếm. Tượng được gửi từ Roma – Ý về Sài Gòn – Việt Nam bằng đường thủy. Ngày 16 tháng 2 năm 1959, Linh mục GiPhạm Văn Thiên đã làm lễ dựng tượng trên bệ đài (vẫn còn để trống kể từ năm 1945) và dâng tước hiệu Nữ Vương Hòa Bình. Sau đó 1 ngày (17/2/1959), Hồng y Aganianian từ Roma tới Sài Gòn để chủ tọa lễ bế mạc Đại hội Thánh Mẫu, đã làm phép cho bức tượng. Và từ đó Nhà thờ có tên là Nhà thờ Đức Bà.

 

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Lối vào Thánh Đường-Nơi những đôi uyên ương thường đến ghi lại hình ảnh kỷ niệm . Sau gần 140 năm, nhà thờ Đức Bà đã trở thành một công trình kiến trúc biểu tượng của Sài Gòn. Nằm ở trung tâm quận 1, lại là nhà thờ Chánh tòa của Tổng giáo phận TP HCM nên đây là địa điểm người dân thường tập trung về vào các dịp lễ, Tết, nhất là Noel.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Nội thất thánh đường bao gồm chính điện (gian chính) ở giữa, và hai gian phụ hai bên, tiếp theo là dãy nhà nguyện. Chính điện có chiều cao 21m, ngăn cách với hai không gian phụ bằng hàng cột cuốn vòm kết hợp với trụ thép đỡ vòm mái. Không gian làm lễ và cầu nguyện này có thể chứa được 1200 người. Dãy nhà nguyện hai bên là nơi đặt những bàn thờ nhỏ, có những bệ thờ và tượng thánh bằng đá tinh xảo. Bàn thờ chính nơi Cung Thánh được làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối có hình 6 vị thiên thần đỡ mặt bàn thờ. Bệ thờ được chia làm 3 khoang, cũng là những tác phẩm điêu khắc có nội dung điển tích đạo Thiên chúa. Trên tường có 56 ô cửa kính màu có nội dung mô tả các nhân vật, sự kiện trong Kinh Thánh, nhưng cũng xen kẽ rất nhiều họa tiết và hình tượng phương Đông. Đáng tiếc các ô cửa kính nay còn nguyên vẹn rất ít.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Kiến trúc của thánh đường đã tạo nên một hiệu ứng ánh sáng tuyệt vời trong nội thất, cho một cảm giác tĩnh lặng, thánh thiện và trang nghiêm. Ánh sáng huyền ảo cũng làm các chi tiết kiến trúc, nội thất bên trong thánh đường nổi bật và đẹp hơn.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

 

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Các góc nguyện trong thánh đường.
nha-tho-duc-ba (8)
Ngoài kiến trúc đặc sắc, bên trong nhà thờ Đức Bà còn có những “cổ vật” đặc biệt mà không nhiều người được biết, ở 2 tháp chuông cao gần 58 m và gác đàn nằm tại ngọn tháp này (đối diện bàn thờ chính). Trong ảnh là cầu thang duy nhất dẫn lên tháp chuông nhà thờ, rộng khoảng 40 cm.
nha-tho-duc-ba (1)
Tháp chuông ban đầu của nhà thờ chỉ cao có 36,6m và không có mái. Sau khi phần tháp chuông được cải tạo và xây thêm mái chóp (năm 1895); có chiều cao là 57,6m – là tháp chuông nhà thờ cao nhất Việt Nam. Hai tháp chuông chứa 6 quả chuông lớn (6 âm):Ba quả chuông to nhất là Son nặng 8.745 kg, chuông La nặng 5.931 kg, Si nặng 4.184 kg kg, Đô nặng 4.315 kg, Rê nặng 2.194 kg và chuông Mi nặng 1.646 kg. Tổng trọng lượng các quả chuông là gần 30 tấn, đều được đúc ở Pháp năm 1879. Đặc điểm của chuông nhà thờ là có âm sắc riêng không thể lẫn vào đâu.
nhà thờ đức bà sài gòn
Sàn được lót sơ sài bằng những miếng gỗ nhỏ cách khoảng, nhìn xuống sâu hút, lạnh người. Tháp bên phải chứa 4 quả, là các âm sol, si, rê, mi; tháp bên trái chứa 2 quả, là các âm la, đô. Bộ chuông này được chế tạo ở Pháp và có những họa tiết rất tinh xảo. Chỉ vào đêm Giáng sinh, tất cả 6 quả chuông mới cùng vang lên, tiếng chuông ngân xa tới 10km…
nha-tho-duc-ba (3)
Giữa 4 quả chuông của tháp bên phải (phía Bưu điện thành phố) là một cầu thang nhỏ dẫn lên đỉnh ngọn tháp. Trên đó có 4 cửa và ban công, từ đây có thể ngắm mọi hướng của thành phố. Hiện, cả 2 tháp chuông đều bị xuống cấp nghiêm trọng, mỗi lần mưa nước đều tạt vào trong.
nha-tho-duc-ba (10)
Những chiếc chuông được điều khiển bằng điện từ bên dưới. Riêng ba quả chuông lớn trước khi đánh đều được khởi động bằng cách đạp (vì quá nặng) cho lắc trước khi bật rờle điện.
nha-tho-duc-ba (6)
Ở mặt trước công trình, giữa hai tháp chuông, dưới đỉnh mái có một đồng hồ. Nhìn trên mặt đứng công trình, mặt của chiếc đồng hồ này như một ô cửa sổ, nhưng bên trong nó là một bộ máy khá đồ sộ, nặng tới hơn 1 tấn. Chiếc đồng hồ này được sản xuất tại Thụy Sỹ năm 1887, và dù cũ kỹ và thô sơ, nó vẫn hoạt động khá chính xác.
nha-tho-duc-ba (4)
Để điều chỉnh đồng hồ, phía sau máy có một chiếc đồng hồ to cỡ đồng hồ báo thức. Chỉ cần theo dõi chiếc đồng hồ con này, có thể biết đồng hồ lớn chạy chậm, nhanh, đúng hay sai giờ
nha-tho-duc-ba (5)
Bộ máy đồng hồ to như một chiếc tủ loại lớn, cao khoảng 2,5 m, dài khoảng 3 m và ngang độ hơn một mét.
nha-tho-duc-ba (7)
Phía trên cửa chính là gác đàn – nơi chứa cây đàn organ ống, một trong những cây đàn cổ nhất Việt Nam. Đây là cây đàn được sản xuất thủ công hoàn toàn, phục vụ cho những nghi lễ của Nhà thờ. Nó được các chuyên gia nước ngoài làm thủ công, thiết kế riêng để âm thanh đủ cho cả nhà thờ nghe, không nhỏ mà cũng không ồn. Phần thân đàn cao khoảng 3 m, ngang chừng 4 m, dài 2 m chứa những ống hơi bằng nhôm đường kính khoảng 10 cm.Nhưng hiện nay cây đàn đã bị hỏng hoàn toàn do bị mối ăn phần gỗ bàn phím điều khiển bằng tay.

 

nha-tho-duc-ba (11)
Phần điều khiển đàn nằm riêng nối với thân đàn bằng những trục, có những phím đàn như đàn organ bình thường hiện nay dùng tay gõ và những phím to đặt dưới sàn nhà (dài chừng 3m, ngang khoảng 1m) để người điều khiển đàn đạp lên khi dùng nốt trầm. Bên trong đàn được thiết kế tương tự đàn piano nhưng phức tạp hơn. Đàn còn có những thanh gõ lớn để đập vào phần dưới các ống hơi phát ra âm thanh, tương tự kiểu đánh đàn K’lông Pút của Tây Nguyên. Tuy nhiên, do thiếu bảo quản nên đàn đã hỏng hoàn toàn (bị mối ăn phần gỗ bàn phím điều khiển bằng tay).
Nha tho Duc Ba
Mặt trước thánh đường là một công viên với bốn con đường giao nhau tạo thành hình thánh giá. Trung tâm của công viên là bức tượng Đức Mẹ Hòa bình (hay Nữ vương Hòa bình). Tượng do nhà điêu khắc G. Ciocchetti thực hiện năm 1959. Tên của tác giả được ở trên tà áo dưới chân, phía bên trái của bức tượng. Bức tượng cao 4,6 m, nặng 8 tấn, bằng đá cẩm thạch trắng của Ý, được tạc với chủ đích để nhìn từ xa nên không đánh bóng, vì vậy mà toàn thân tượng, kể cả vùng mặt vẫn còn những vết điêu khắc thô. Tượng Đức Mẹ trong tư thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu, trên trái địa cầu có đính cây thánh giá, mắt Đức Mẹ đăm chiêu nhìn lên trời như đang cầu nguyện cho Việt Nam và cho thế giới được hoà bình. Chân Đức Mẹ đạp đầu con rắn (mà hiện nay, đầu con rắn đã bị bể mất cái hàm trên). Trên bệ đá, phía trước bức tượng, người ta có gắn một tấm bảng đồng với hàng chữ Latinh: REGINA PACIS – OPRA PRONOBIS – XVII. II. MCMLIX Nghĩa là: NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH – CẦU CHO CHÚNG TÔI – 17.02.1959 Phía dưới bệ đá, người ta đã khoét một cái hốc chỗ giáp với chân tượng Đức Mẹ, trong đó có một chiếc hộp bằng bạc, chứa những lời kinh cầu nguyện cho hoà bình của Việt Nam và thế giới. Những lời cầu nguyện đó được viết lên trên những lá mỏng bằng những chất liệu khác nhau như bằng vàng, bạc, thiếc, nhôm, giấy, da và đồng, được gởi tới từ nhiều miền của Việt Nam, kể cả từ một số vùng ngoài miền Bắc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn là một trong những di tích kiến trúc – lịch sử-văn hóa có vị thế quan trọng bậc nhất của thành phố. Cái vị thế đó đảm bảo cho nó mãi mãi là một thứ di sản trong tâm linh, tình cảm và ký ức mọi người.