Tag Archives: chim hạc

Chùa Phước Kiểng và ba điều lạ ( trong đó hoa sen vua)

Chùa Phước Kiểng Tự, tọa lạc tại xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp có khuôn viên không lớn cũng không bé, nằm ngoảnh mặt ra hướng bờ sông nổi danh bởi những chuyện lạ về sen, về rùa (quy) và cả chim hạc…

Chùa Phước Kiểng Tự

Chùa Phước Kiển (Phước Kiển Tự) được thành lập trước thời vua Thiệu Trị, là cơ sở hoạt động cách mạng trong 2  cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Tuy nhiên, người dân trong vùng vẫn thường gọi chùa bằng cái tên dân dã “Chùa sen vua” bởi ở đây có nhiều cây sen khổng lồ trong ao chùa.

Chùa Phước Kiểng Tự

Từ nhiều năm nay, ngôi chùa nhỏ nằm trên vùng Nha Mân, được biết đến là cái nôi sản sinh con gái đẹp nổi tiếng phương Nam luôn tấp nập khách thập phương. Họ đến để tận mắt ngắm loài hoa sen khổng lồ có một không hai trên đất Việt Nam. Và, để trải nghiệm cảm giác ngồi trên lá sen dập dềnh trên mặt nước, tha hồ ngắm đất trời, cây cỏ và những loài cá hiền hòa dưới lòng hồ.

Sen "cõng người" trong Phước Kiển Tự

Vì sao lá sen có khả năng chịu đựng trọng lượng của một con người? Vì sao lá sen khổng lồ ấy lại chỉ mọc trong ao một ngôi chùa nhỏ tận vùng Đồng Tháp? Câu hỏi đó, hiện nay đang là đề tài nghiên cứu hấp dẫn và hóc búa của giới khoa học trong và ngoài nước.

Chùa Phước Kiểng và ba điều lạ

Từ chợ Nha Mân, chúng tôi dễ dàng hỏi thăm về nơi đang giữ huyền tích lá sen khổng lồ, người dân vui cười chỉ dẫn tường tận và sẵn sàng xác nhận rằng, lá sen “cõng người” là sự thật. Hầu hết bà con ở quanh vùng đều ít nhiều được đứng hay ngồi chễm chệ trên là sen.

Chùa Phước Kiểng và ba điều lạ

Chủ nhân của ngôi chùa nhiều dị biệt ấy, sư thầy trụ trì đời thứ 4 Thích Huệ Từ (75 tuổi) là người am tường sự việc nhất. Đã nhiều năm nay, ông không còn lạ lẫm gì với những câu hỏi và sự ngạc nhiên của bàn dân thiên hạ đồn đoán về loài sen khổng lồ trong ao chùa. Theo sư thầy, thì đó chỉ là sự ngẫu nhiên, một đột biến dị thể của loài sen.

Sen "cõng người" trong Phước Kiển Tự

Đó là một buổi sáng trong lành ngày 8/1/1992 (âm lịch), như bao buổi sáng khác ở làng quê Đồng Tháp. Sư thầy xắn tay áo xuống hồ nhổ ngó sen ra chợ bán như thường lệ, ra tới giữa hồ, sư thầy phát hiện một bông sen nở to khác thường, lại có gai bao bọc xung quanh. Hoa sen mang màu đỏ thắm phía ngoài, trong lại có màu trắng tuyết, nhiều gai. Sư thầy lặng lẽ quan sát, thì phát hiện ra đây không phải là bông hoa bình thường, vì hoa đổi màu liên tục theo thời gian trong ngày.

Chùa Phước Kiểng và ba điều lạ

Buổi sáng, sen nở màu trắng ngà, đến tầm 9 giờ thì chuyển màu hồng rồi cúp lại. 3 giờ chiều sen nở ra màu đỏ thắm rồi chuyển dần sang màu tím, khi hoàng hôn vừa khuất núi, sen chuyển hẳn sang màu hồng và cúp lại. Vòng đời của sen tồn tại trong vòng ba ngày, ngắn hơn sen bình thường.

Vậy mới có câu chuyện, có hai người khách vào chùa ngắm sen. Một ông ngắm buổi sáng thấy hoa màu trắng, ông ngắm buổi chiều thấy hoa màu hồng. Hai ông này về kể lại cho bà con thì mỗi người một kiểu, họ cự cãi nhau, tranh luận rất gay gắt. Họ kéo đến hỏi sư thầy cho rõ ngọn ngành và phân đúng sai. Sư Thích Huệ Từ mỉm cười: “Cả hai ông đều đúng, sen trong chùa thay đổi màu theo thời gian trong ngày”. Từ đó, tin đồn về loài sen lạ nhanh chóng lan đi, phật tử và khách thập phương tìm về chùa ngày một đông.

Sen lạ trong Phước Kiển Tự vẫn không ngừng sinh sôi nảy nở, nhưng lạ thay loài sen này chỉ sống được ở ao của chùa. Nhiều người đến xin giống về trồng nhưng đều thất bại, sen không sống nổi ở bất cứ nơi ào, vùng nào”.

Mối lương duyên định mệnh của Rùa và Hạc giữa ao sen

Xung quanh câu chuyện về loài sen khổng lồ, người dân nơi đây vẫn kể cho nhau về tình bạn giữa Rùa và Hạc trong Phước Kiển Tự. Đây không phải câu chuyện cổ tích, mà đây là câu chuyện có thật mới xảy ra trong chùa, giữa ao sen.

Hạc và Rùa là hai con vật được thầy Thích Huệ Từ mang về nuôi trong chùa nhiều năm trời. Trong đó, Rùa đến trước và sống lâu năm hơn Hạc. Rùa theo chủ nhân của nó từ thời chiến tranh, một thời gian chạy loạn, thầy Thiện Từ bị thất lạc mất chú rùa. Sau khi trở về, thầy cất công đi tìm nhưng mãi không thấy.

 Mối lương duyên định mệnh của Rùa và Hạc giữa ao sen

Một hôm, thầy đến nhà người dân có việc, bỗng thầy nghe tiếng dây xích cạ vào nhau loảng xoảng, thầy nhìn xuống thì hóa ra chú Rùa ngày nọ của mình. Người chủ yêu cầu thầy chuộc lại Rùa với giá 1.500 đồng. Thời trước giải phóng, đó là số tiền không nhỏ. Rùa sống hiền hòa bên ngôi chùa nhỏ cùng người thầy ngày ngày tụng kinh niệm Phật. Người dân gọi Rùa là “ông Quy”.

Mối lương duyên định mệnh của Rùa và Hạc giữa ao sen

Năm 1999, khi đang ra chợ, thầy Huệ Từ thấy con Hạc bị người thợ săn trói thắt cổ đem rao bán. Nhìn thương quá, thầy bỏ tiền mua chú Hạc rồi cởi trói và phóng thích Hạc về rừng. Nhưng Hạc không bay, nó lủi thủi theo chân thầy về tận chùa. Vậy là từ đó, thầy Huệ Từ có hai con vật làm bạn là Rùa và Hạc.

Từ ngày có Hạc, Rùa nhanh nhẹn hẳn lên, hễ thầy đi đâu, làm gì đều có hai con vật theo cùng. Hơn 3 năm ngày Hạc về chùa, thì nó phạm giới cấm của nhà Phật. Buổi sáng hôm đó, Hạc đứng hít khí trời trên lá sen, bỗng nó thấy con cá liền thò mỏ xuống rỉa và nuốt sống chú cá. Sư thầy trông thấy cảnh Hạc phạm giới, ông lặng lẽ quay vào đọc hết bài kinh. Rồi ông “nói” với Hạc hãy bay đi. Ở đây, không chấp nhận việc làm đó của Hạc. Hạc bay vòng vo mấy lượt quanh chùa, nó đậu trên ngọn cây bồ đề kêu lên thảm thiết một hồi mới cất cánh bay về hướng Nam.

Mối lương duyên định mệnh của Rùa và Hạc giữa ao sen

Rùa ngay sau đó không còn hăng hái đi theo sư thầy ra vườn, hay tụng kinh hàng giờ nữa. Nó nằm thu mình trong một góc, không ăn không uống ba ngày thì chết. Sư thầy Huệ Từ cảm thương Rùa và Hạc, lập bàn thờ chúng ngay trong chùa và ngày ngày tụng kinh cho chúng siêu thoát. Trên tấm bia khắc tưởng niệm Rùa, Hạc, thầy Huệ Từ khắc “1948 – 29/7/2002”.

Lá sen “cõng người”, chuyện tình Rùa Hạc là những câu chuyện có thật trong Phước Kiển Tự. Trong cõi nhân gian này, không thiếu những sự kiện ly kỳ khó lý giải, và ở nơi này nơi kia, vào thời gian này thời gian nọ, biến động của cuộc sống luôn chứa đựng những bí ẩn trông chờ các nhà khoa học giải mã.

Một hiện tượng lạ, một câu chuyện lạ, để thấy rằng, cuộc sống này có rất nhiều điều con người chưa khám phá hết.

 

 

 

 

 

Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp

Giống hoa lan kỳ lạ này có đầu và cánh hoa trắng muốt giống như chim hạc đang bay.

Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Hoa Pecteilis radiate khiến nhiều người liên tưởng tới những chú chim.
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Cánh hoa tua rua trắng muốt giống như cánh chim.
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Kết hợp với phần thân và đầu hoa, Pecteilis radiate hiện lên như phiên bản thực vật của một chú chim đang sải cánh
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Loài hoa lạ này có tên khoa học là Pecteilis radiate.
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Trông rất giống một con cò trắng đang sải cánh, hoa cò trắng một giống phong lan quý hiếm
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Đây là loài đặc hữu ở các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga.
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Pecteilis radiate có nhiều tên gọi như White Egret Flower, Fringed Orchid, Habenaria radiate, hay Sagiso.
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Ở Việt Nam, hoa được nhiều biết đến với tên gọi Lan Bạch Hạc hay Diệc Bạch.
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Hoa có vẻ đẹp quý phái và tinh tế.
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Sắc hoa trắng tinh khôi.
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Pecteilis radiate có chiều cao từ 15 đến 50cm.
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Hoa nở chủ yếu từ tháng 7 tới tháng 8 hàng năm.
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Mỗi bông có đường kính khoảng 3cm.
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Hoa thích hợp với vùng khí hậu ôn hòa và nhiều nước.
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Tuy nhiên loài hoa hiếm này đang đứng bên bờ tuyệt chủng.
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Nhiều nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu để cứu lấy loài hoa tuyệt đẹp này.