Tag Archives: ngày Tết

Cách muối hành củ ngon

Mâm cơm ngày Tết không thể thiếu đĩa dưa hành để chống ngán.Cách muối hành củ cho vưa ngon, vừa trắng, ăn lại không hăng không phải là quá khó đối với bà nội trợ.

dua-hanh

Nguyên liệu:

– 1 kg hành củ (chọn hành tía hoặc hành trắng, củ đều là ngon nhất)

– Đường

– Muối hột ( kinh nghiệm mẹ mình )

-Giấm hay rượu trắng

Cách làm:

hanh-tim-1024x726 1 kg hành củ  chọn loại đều

Hành củ chọn loại đều, chắc củ ngâm vào nước gạo hay nước tro 1 đêm , bóc lớp vỏ hành  ở bên ngoài, cắt bớt rễ, không cắt sát gốc để tránh hành bị mềm nhũn.

cach-muoi-hanh-cu-ngon-1

-Hôm sau bạn cắt sạch phần gốc hành, đầu hành cho ngắn bớt rồi lột bỏ vỏ ngoài của  củ hành , chỉ lấy phần hành củ tươi ở phía bên trong. Rửa sạch cho hành ra rổ cho ráo nước , sau đó thay bằng nước lạnh pha muối ngâm thêm 1-2 ngày để hành ra nước đen và  rửa qua nước muối loãng cho sạch.

Chua_suy_than_bang_hanh_tim_can_tay

– Đổ hành ra rổ,  tải mỏng để khô ráo khi muối hành nước sẽ trong và thơm. Xếp củ hành vào hủ hay lọ thủy tinh thêm vài miếng ớt xắt lát cho đẹp.

hanh-muoi-ngon

-Nấu 1lít nước  với đường và muối  (pha muối 1lít khoảng 50g muối  hột và khoảng 100g đường cát trắng), nếu muốn chua nhanh có thể cho chút rượu trắng hoặc dấm.

-Để nước nguội còn âm ấm bớt trước khi muối hành.Đổ nước muối đã pha lên ngập củ hành trong lọ rồi dùng vỉ tre gài chặt hay dùng vật nặng nén chặt không để hành nổi lên sẽ bị hư. Đậy nắp kín, để khoảng 7 – 10 ngày là ăn được.

(Ảnh mượn minh họa)

Mứt dừa thơm ngon

Những sợi mứt dừa trắng tinh, dai dai,  béo ngọt  luôn là một món ăn vặt được yêu thích của chi em nhâm nhi. Tết đến để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,  chi em ta tự làm mứt dừa để ăn,cách làm mứt dừa lại không hề quá khó, hay cầu kì chút nào đâu hãy bỏ chút thời gian ra làm mứt dừa chiêu đãi khách.

mứt dừaẢnh minh họa

Nguyên liệu :

  • Cơm dừa: 1kg dừa thành phẩm
  • Đường trắng: 500g ( có thể thêm 200g sữa đặc )
  • Vani: 1 – 2 ống nhỏ

Cách làm :

  • Mua dừa  hơi cứng đập lấy nước ra. xong cho lên bếp hơ nóng dễ cậy. Gọt bỏ lớp vỏ nâu của dừa rồi nạo dừa thành những sợi mỏng dài ( các bạn có thể mua về rồi tự bào hoặc mua dừa bào sẳn không  mất thời gian)mứt dừa
  • Cho vào nước rửa cho hết nước đục là được vớt ra rổ để cho ráo nước,sau dó trộn đường để khoảng 2-3 tiếng ( các bạn có thể ngâm dừa qua đêm) cho đường chảy hết thành nước, sợi dừa thấm đường trở nên trong thì mang dừa đi sên ( trong quá trình ngâm, đảo dừa vài lần cho dừa ngấm đều đường nhé)
  • Bạn cũng có thể rửa sạch phần sợi dừa với nước ấm để loại bớt dầu có trong cơm dừa nhanh hơn.mứt dừa
    • Cho dừa vào một chiếc chảo hay nồi đáy dày, và thêm sữa đặc vào đặt lên bếp, sên dừa với lửa vừa
    • Trong quá trình sên dừa nếu nước đường nhiều cho lửa hơi to lâu lâu đảo cho đều cho đến khi thấy nước đường kéo sợi, chúng ta  bớt lửa để riu riu và đảo nhẹ đều tay cho đến lúc khi khô, từng sợi dừa rời ra cho vani vào đảo đều và tắt bếp.
    • Cuối cùng đổ ra khay lớn tải mỏng ra cho nguội , cất vào hộp
    • Các bạn có thể làm mứt dừa cà phê , ca cao hay trà xanh (Đun cho đường kéo sợi  thì cho cacao hay cà phê vào, dùng đũa đảo đều và hạ lửa liu riu. Tiếp tục làm tương tự như mứt dừa )

Lễ hội Chol Chnam Thmay

Lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. Lễ Chôl Chnăm Thmay cũng là những ngày Tết của Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma, Sri Lanka.

Chol Chnam Thmay

Ngoài tôn giáo chính là Phật giáo, người Khmer còn tin rằng mỗi năm có một vị thần trên trời (Têvôđa) được sai xuống để chăm lo cho cuộc sống và con người trong năm đó, hết năm lại về trời để vị thần khác xuống hạ giới.

Thường tổ chức khoảng đầu tháng Chét của lịch Phật giáo Khmer (khoảng giữa tháng 4 dương lịch). Kéo dài trong 3 ngày, năm nhuận kéo dài 4 ngày, tên gọi mỗi ngày tết khác nhau.

  • Ngày đầu tiên có tên: Moha Songkran (Chôl sangkran Chmây)
  • Ngày thứ hai có tên: Wanabat (Wonbơf)
  • Ngày thứ ba có tên: Tngai Laeung Saka (Lơm săk)
  • Nếu năm nhuận cũng có tên là: wonbơf

Chol Chnam Thmay

 

 

 

 

 

 

 

  • Đi đến những khu vực có đông đồng bào Khmer sinh sống trong nhưng ngày tết, chúng ta sẽ bắt gặp không khí náo nhiệt của bà con chuẩn bị Tết cổ truyền của mình. Nào là chuẩn bị ăn mặc gọn đẹp, nhang, đèn, gạo, rượu, thịt, làm bánh…để phục vụ cho việc ăn uống, đãi khách và dâng cho nhà chùa. Mọi người sửa sang bàn thờPhật, trang hoàng nhà cửa, quét dọn sân nhà, kết cổng chào…Trong đêm giao thừa, trên bàn thờ có bày sẵn 5 nhánh hoa, 5 đèn cầy, 5 cây nhang, 5 hạt cốm và nhiều loại trái cây. Cha mẹ, ông bà tập hợp con cháu lại , ngồi xếp chân về một phía trước bàn thờ tổ tiên, đốt nhang đèn, vái ba cái để tiễn đưa Têvêđa cũ và rước Têvêđa mới, mong được ban phúc lành. Họ tin rằng Têvêđa là ông tiên được trời sai xuống chăm sóc dân chúng trong thời gian.Tết Chôl Chnăm Thmây diễn ra trong ba ngày.
  • Chol Chnam Thmay

 

 

 

 

 

 

  •  

    Ngày thứ nhất :  gọi là Thngay Chôl Chnăm Thmây (ngày vào năm mới) (lễ rước “Mâh Sangkran mới”). Lễ này có thể tổ chức sớm hay muộn trong ngày, miễn là chọn đúng giờ tốt, theo quan niệm của người Khơme. Mọi người được tắm gội, mặc quần áo đẹp, mang nhang đèn, lễ vật đến chùa dâng lên các vị sư và được nghe các vị chúc tụng năm mới. Dưới sự điều hành của ông Acha, mọi người xếp hàng đi vòng quanh chính điện 3 lần để làm lễ chào mừng năm mới. Đêm lại, nghe các vị sưtụng kinh cầu an năm mới, cầu cho “Quốc thái dân an” và hưởng được 4 pháp của đức Phật (sống lâu, sắc đẹp, an vui và sức mạnh), rồi được nghe các vị thuyết pháp về ý nghĩa của lễ Chôl Chnăm Thmây và sau đó thanh niên nam nữ cùng nhau múa hát trước sân chùa

  • Chol Chnam Thmay
  • Ngày thứ hai : gọi là Thngay Von-boch: mỗi gia đình làm lễ dâng cơm buổi sớm và buổi trưa cho các vị sư sãi. Theo đạo Phật Tiểu thừa, thì các ngày lễ tín đồ đi chùa lạy Phật có bổn phận mang cơm và thức ăn dâng cho sư sãi và lắng nghe các vị chúc tụng, cầu an, thuyết pháp giảng đạo, rồi các thanh niên nam nữ vui chơi trước sân chùa. Buổi chiều, người ta làm lễ “đắp núi cát” (Puôn phnôm khsach) ngay tại khuôn viên chùa, để mong gặp được điều lành. Tập tục này cũng bắt nguồn từ một sự tích của một thợ săn bắn gắn với ma thuật cầu mùa của người xưa.
  • Chol Chnam Thmay

Chol Chnam Thmay

 

 

 

 

 

 

 

  • Ngày thứ ba : gọi là Thngay Lơn-săk (ngày thêm tuổi), mới chính là
  • ngày chánh cũng là ngày cuối tết, tương tự như hai ngày đầu, sau khi đã dâng cơm sáng cho các vị sư ở chùa, người ta làm lễ tắm tượng Phật bằng nước có ướp hương thơm, rồi sau đó tắm cho các vị sư cao niên ở chùa, nhằm rửa sạch hết cái cũ, những bụi bặm của trần thế trong năm cũ, để bước sang năm mới với một thân thể sạch sẽ và hoàn toàn mới. Tiếp theo đó là lễ cầu siêu (Băng Skôl), các vị sư được mời đến tháp lưu giữ hài cốt của những người quá cố để cầu kinh, mong vong linh của họ sớm được siêu thoát. Đến trưa, mọi người về nhà để làm lễ tắm tượng Phật thờ trong từng gia đình, để tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn đức Phật, rồi chúc mừng cha mẹ, ông bà, dâng bánh trái để tạ ơn, đồng thời cũng để rửa những điều không may của năm cũ để sang năm mới vạn sự như ý. Tết Chôl Chnăm Thmây được kết thúc
  • Chol Chnam Thmay

Chol Chnam Thmay

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Trong ba ngày hội Chôl Chnăm Thmây, bà con Khmer còn đi thăm hỏi, mừng tuổi năm mới cho nhau, chúc nhau sức khỏe, cuộc sống yên vui, phát đạt. Tối đến, người ta đốt pháo thăng thiên, thả diều, đánh quay lửa… Các cụ già kể chuyện thần thoại, cổ tích cho con cháu. Gái, trai tham gia các cuộc hát đối đáp aday, hát dùkê, múa rômvông./.

Chol Chnam Thmay

 

Kiêng kỵ gì khi lau dọn ban thờ, bát hương ngày Tết?

Dịch chuyển bát hương khi lau dọn ban thờ gia tiên khi năm hết tết đến là việc tuyệt đối không được làm vì sẽ bất kính với tổ tiên và ảnh hưởng đến con cháu. Quan niệm này đúng hay chỉ là mê tín dị đoan?

Thờ cúng tổ tiên là nét văn hoá truyền thống của người Việt Nam từ bao đời nay và đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tín ngưỡng của người Việt.

Kiêng kỵ gì khi lau dọn ban thờ tổ tiên

Có nên di chuyển bát hương khi lau dọn ban thờ vào những ngày Tết?

Thế nhưng, xung quanh vấn đề này vẫn còn nhiều những trăn trở giữa niềm tin và sự mê tín. Ví như việc lau dọn ban thờ, sắp xếp lại bát hương cho sạch sẽ gọn gàng để chuẩn bị đón một năm mới đến, tiễn năm cũ qua đi là điều cần thiết. Nhưng nhiều người lại tin rằng việc dọn ban thờ phải kiêng kỵ rất nhiều việc như không được dịch chuyển bát hương vì điều đó là bất kính với tổ tiên, sẽ làm ảnh hưởng đến con cháu trong nhà. Vậy có nên tin rằng điều đó là đúng?

Để làm rõ vấn đề này, PV đã có cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu Văn hoá dân gian Nguyễn Hùng Vĩ (Tiến sĩ, giảng viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn).

Kiêng kỵ gì khi lau dọn ban thờ tổ tiên

Theo ông quan niệm về việc dịch chuyển bát hương khi lau dọn ban thờ sẽ làm ảnh hưởng đến tổ tiên và không tốt cho con cháu trong nhà. Điều đó trong văn hoá tín ngưỡng có đúng không ạ?

Theo tôi, đó chỉ là thói quen của nhiều người và lâu dần họ coi đó là việc cấm kỵ nên tránh. Đó là mê tín dị đoan, chưa có một tài liệu sách vở nào có ghi chép về việc này. Thậm chí, trong tín ngưỡng, việc này cũng không đúng. Tuy nhiên, về mặt tâm linh, chúng ta vẫn nên tôn trọng thói quen đó của họ.

Việc có nên xê dịch hay không là tuỳ từng gia đình, đó là lựa chọn của từng người. Nhưng tôi nghĩ, người ta có thể thay được bát hương khi chúng bị hư hỏng hoặc quá cũ thì việc chỉ xê dịch vị trí để lau dọn thì chẳng có gì quan trọng.

Kiêng kỵ gì khi lau dọn ban thờ tổ tiênTheo nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, không được dịch chuyển bát hương khi dọn ban thờ là mê tín dị đoan

Nhưng nếu xê dịch bát hương mà Việt Nam có thể chế được tàu ngầm thì nên xê dịch. Còn không xê dịch mà cứ đói nghèo thì làm để làm gì. Một đất nước đói nghèo như nước ta mà cứ bám víu lấy những niềm tin hư ảo như vậy thì đến bao giờ mới phát triển được. Động tác xê dịch hay không cũng chẳng bảo lưu được truyền thống tốt đẹp gì cả cho dân tộc.

Vậy theo ông, việc lau dọn bàn thờ, bát hương cần lưu ý những gì để tránh những điều mê tín dị đoan?

Việc lau dọn bát hương, ban thờ gia tiên là việc nên làm vì nơi đó là nơi thắp hương cho tổ tiên cần được làm sạch không chỉ mang ý nghĩa về mặt tín ngưỡng mà nó còn ảnh hưởng đến vấn đề sức khoẻ của chính chúng ta vì đó cũng là một phần trong môi trường sống hàng ngày của các thành viên trong gia đình.

Không chỉ ở trong không gian gia đình mà trong các đển chùa, miếu mạo, không gian thờ tự công cộng, việc này cũng thường xuyên phải làm. Trong tín ngưỡng gọi là lễ “mộc dục” (lễ tắm rửa cho tượng). Việc này được diễn ra trong những không gian riêng như hồ bán nguyệt, bến nước riêng.

Còn lễ trong gia đình gọi là lễ “bao sái” (lễ tẩy rửa). Lúc này, người ta lau dọn sạch sẽ tất cả những vật thờ tự. Theo quan niệm cổ truyền, việc này là việc của đàn ông, nam giới trong nhà. Nhưng ngày nay, việc này thì phụ nữ hay đàn ông đều có thể làm được.

Trước khi tiến hành, nên thắp hương để “xin phép” ông bà tổ tiên. Đây là quan niệm thể hiện sự tôn trọng, kính hiếu với gia tiên kể cả khi họ đã mất. Đó là truyền thống tốt đẹp, nên duy trì.

Sau đó, tuỳ từng vật dụng thờ tự mà chúng ta có những cách vệ sinh, lau rửa phù hợp sao cho được sạch sẽ nhất. Nếu bát hương cần bỏ bớt chân hương và tàn tro thì có thể bỏ đi để tiện cho việc thắp hương những lần sau.

Một điều vô cùng quan trọng là chúng ta phải làm việc này một cách thành tâm, nghiêm túc để thể hiện lòng thành kính với người trên để làm gương cho con cháu.

Cách giữ hoa tươi lâu trong ngày Tết

Không khí ngày xuân trong ngôi nhà bạn sẽ thêm sinh động và ấm cúng với sự hiện diện của những lọ hoa tươi rực rỡ. Tuy nhiên, nếu không biết cách chăm sóc, hoa sẽ mau tàn. Làm sao để giữ hoa tươi lâu?

 

Cách giữ hoa tươi lâu trong ngày Tết

Bí quyết 1: Chọn mua hoa tươi

Muốn có bình hoa đẹp, nở đều và tươi lâu, trước hết phải mua hoa còn tươi. Chọn những bông hoa đủ cành lá. Cành xanh cứng, không bị giập. Lá không héo úa. Hoa có màu tươi sáng, cánh hoa khỏe, không nở toét. Ngoài ra, nên xem kỹ vết cắt, nếu vết cũ thâm đen là hoa đã được cắt lâu.

 

Cách giữ hoa tươi lâu trong ngày Tết

 

Bí quyết 2: Ngâm hoa vào nước

Hoa để bên ngoài càng lâu càng mau héo, vì vậy nếu mua hoa ở nơi xa nhà, nên dùng khăn ẩm bọc hoa lại. Ngoài ra, khi về nhà, nếu quá bận rộn, chưa cắm hoa vào bình chưng ngay thì nên đổ nước ấm vào xô hoặc thau, cho thêm viên thuốc Aspirin rồi ngâm hoa vào đó để hoa có thể tươi lâu.

Bí quyết 3: Cắt tỉa hoa

Trước khi cắm hoa vào bình, nên cắt bỏ hết những lá héo, giập nát và cả những lá ở dưới sẽ ngập trong nước, để tránh lá bị phân hủy làm nước bị nhiễm khuẩn, gây mùi hôi và làm hoa mau héo. Ngoài ra, khi cắt bớt cành để trang trí, nên để cành hoa trong nước ấm, dùng dao thật bén cắt bớt cành, nhớ là cắt xéo để tăng diện tích tiếp xúc với nước, hoa sẽ hút được nhiều nước hơn và tươi lâu hơn.

Bí quyết 4: Lọ cắm sạch

Nên rửa bình hoa thật sạch trước khi cắm hoặc khi thay nước, cọ rửa kỹ bên trong để bình không còn nhớt hoặc xà bông vì xà bông làm thay đổi nồng độ pH của nước, làm hoa mau hư. Hòa thêm các chất bảo quản vào nước cắm cũng là cách giúp hoa tươi lâu hơn.

Cách giữ hoa tươi lâu trong ngày Tết

 

Bí quyết 5: Dùng chất bảo quản

Có nhiều chất bảo quản giúp hoa được tươi lâu, chọn lựa tùy theo sự thuận tiện của bạn. Mỗi khi thay nước nhớ cho chất bảo quản mới vào.

– Thuốc Aspirin: Nghiền mịn một viên thuốc Aspirin rồi cho vào nước cắm.

–  Đường: Cho một-hai muỗng đường vào nước cắm hoặc có thể thay thế đường bằng 1/4 tách nước giải khát có gas.

– Giấm táo hoặc chanh: Hòa hai muỗng canh giấm táo hoặc nước cốt chanh với một lít nước.

–  Rượu trắng: Nhỏ vài giọt rượu trắng cùng với một muỗng cà phê đường cho một bình cắm.

–  Thuốc tẩy: Pha một muỗng cà phê nước thuốc tẩy vào nước cắm.

Bí quyết 6: Cắm hoa

Tùy theo bình lớn hoặc nhỏ mà cắm nhiều hay ít hoa. Cắm từng cành một, không để nhiều cành chèn nhau, làm gãy giập và nhớ chừa chỗ trống cho hoa có không khí để “thở”.

Cắm hoa Tết, nên chọn kiểu cầu kỳ hơn so với ngày thường, bình hoa cũng lớn hơn để tạo cảnh quan tươi đẹp và rực rỡ. Nên chọn những loại hoa có sắc màu tươi sáng như vàng, đỏ… phù hợp với không khí ngày Tết. Tuy nhiên, cũng tránh cắm quá nhiều loại hoa khác màu trong cùng một bình, dễ rối mắt.

Bí quyết 7: Chưng hoa nơi thích hợp

Chưng hoa ở nơi thoáng mát nhưng kín gió để hoa không bị mất nước. Ngoài ra, cần tránh chưng hoa gần những nơi quá nóng như ti vi, các thiết bị điện khác và đặc biệt cần tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào làm hoa nhanh héo úa.

Bí quyết 8: Chăm sóc hoa

Mỗi sáng sớm, chịu khó thay nước bình cắm. Buổi tối thì mang ra ngoài sân để hoa hứng những giọt sương mai tinh khiết và thêm sức sống. Mỗi lần thay nước, nên cắt cành để hoa hút nước tốt hơn. Khi trong bình có bông hoa nào héo, nên lấy ra ngay, nếu không dễ làm những bông hoa khác bị héo lây.

Bí quyết 9: Giữ hoa nở theo ý muốn

Nếu muốn hoa nở nhanh cho kịp chưng trong ngày Tết, đem ngâm hoa với nước ấm trong khoảng vài phút, nước ấm sẽ kích thích hoa mau nở. Ngoài ra, nên thay nước mỗi ngày hai lần hoặc vẩy nước lên cánh hoa, giúp hoa mau nở. Trường hợp hoa bị héo, có thể ngâm trong nước lạnh vài giờ, hoa sẽ tươi trở lại.