Dạo quanh một vòng đường hoa Tết Nguyễn Huệ chào đón Bính Thân

Dạo quanh một vòng đường hoa Tết Nguyễn Huệ chào đón Bính Thân, một clip ngắn giới thiệu về không khí đường hoa Tết vui, cảnh người dân thành phố dạo phố và chụp ảnh lưu niệm trong không khí hân hoan đón một năm mới.

Đường hoa được tổ chức trên phố đi bộ Nguyễn Huệ xen kẻ giữa khu phun nước vẫn do Saigon Tourist thực hiện

Nguồn: myphoto.com.vn

Câu đối tết món quà Xuân

Năm hết tết đến theo truyền thống người Việt Nam, câu đối Tết như một món quà Xuân đầy ý nghĩa  gửi tặng bạn bè, người thân những câu đối tết hay dí dỏm chúc nhau.

Thiệp xuân đẹp gửi tặng người thân

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Tối ba mươi, nợ réo tít mù, ấy mới Tết,
Sáng mồng một, rượi tràn quí tị, ái chà Xuân.

2. Chúc Tết đến trăm điều như ý
Mừng Xuân sang vạn sự thành công

3. Ðấp gốc cây cao, Tết đến thắp hương thơm đèn sáng,
Khơi nguồn nước mát, Xuân về dâng trái ngọt hoa thơm.

4. “Tối ba mươi khép cánh càn khôn, ních chặt lại kẻo Ma vương đưa quỷ tới,
Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ rước Xuân vào”

5. “Thiên tăng tuế nguyệt, niên tăng thọ
Xuân mãn càng khôn, phúc mãn đường”

(Trời thêm tuổi mới, năm thêm thọ
Xuân khắp càn khôn, phúc khắp nhà)

6. Phước thâm tự hải (hạnh phúc nhiều sâu như biển)
Lộc cao như sơn (của cải nhiều cao như núi)

7. “Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái Tết
Ước gì nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa Xuân”

8. Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ
Nhân bách hạnh hiếu vi tiên.

Năm có bốn mùa, mở đầu bằng mùa Xuân;
Người ta có trăm tính nhưng tính hiếu thảo là cần trước hết.

9. Ðấp gốc cây cao, Tết đến thắp hương thơm đèn sáng,
Khơi nguồn nước mát, Xuân về dâng trái ngọt hoa thơm.

10. Tân niên hạnh phúc bình an tiến
Xuân nhật vinh hoa phú quý lai
Nghĩa là:
Năm mới hạnh phúc bình an đến
Ngày Xuân vinh hoa phú quý về

11. Trời thêm tuổi mới, người thêm thọ
Xuân khắp mọi nơi, phúc khắp nhà

12. Đa phúc đa tài đa phú quý
Đắc tài đắc lộc đắc nhân tâm

13. Tết đến, rượu ngon đưa mấy chén
Xuân về, bút mới thử vài trang
Tranh pháo vui xem đàn trẻ nhỏ
Tóc râu thêm một sợi tuổi trời cao.

14. Niên hữu tứ thời, xuân vi thủ
Nhân sinh bách hạnh, hiếu vi tiên

15. Ngào ngạt mùi hương, dẫu tại đất người, không mất gốc,
Lung linh ánh lữa, dù xa quê cũ, chẳng quên nguồn.

16. An khang phú quý thái thái bình
Bách lão bá niên trường trường thọ
Chiều ba mươi nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa,
Sáng mồng một rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà”
(Nguyễn Công Trứ)

“Tối ba mươi, giơ cẳng đụng cây nêu
Ủa ! Tết !
Sáng mồng một, lắng tai nghe lời chúc
Ồ ! Xuân !” ()
“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” ()

– Phước thâm tự hải (hạnh phúc nhiều sâu như biển)
– Lộc cao như sơn (của cải nhiều cao như núi)

Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái Tết
Ước gì nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa Xuân. ()

Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ
Nhân bách hạnh hiếu vi tiên.
Tạm dịch :
(Năm có bốn mùa, mở đầu bằng mùa Xuân;
Người ta có trăm tính nhưng tính hiếu thảo là cần trước hết.)

Xuân tha hương, nhấp giọt rượu sầu, nhớ vòm trời đất nước !
Tết xứ người, hớp ngụm cafe đắng, thương mảnh đất quê nhà !

(Quảng Ngôn)

Thiệp chúc tết Ất Mùi 2015 đẹp

Cạn ly mừng năm qua đắc lộc
Nâng cốc chúc năm mới phát tài
Xuân Triêu hạ bút ức tiền nhân
Quế mộ cử bôi hoài cựu hữu
Tân niên hạnh phúc bình an tiến
Xuân nhật vinh hoa phú quý lai
Tạm dịch :
Năm mới hạnh phúc bình an đến
Ngày Xuân vinh hoa phú quý về.
Ðuột trời ngất một cây nêu, tối ba mươi ri là Tết
Vang đất đùng ba tiếng pháo, rạng ngày mồng một rứa cũng Xuân
(Nguyễn Công Trứ)

Ðấp gốc cây cao, Tết đến thắp hương thơm đèn sáng,
Khơi nguồn nước mát, Xuân về dâng trái ngọt hoa thơm.

Tối ba mươi, nợ réo tít mù, ấy mới Tết,
Sáng mồng một, rượi tràn quí tị, ái chà Xuân.

Tết có cóc gì đâu, uống một vài be củ tỏi,
Nợ đâm ương ra đó, nói ba bốn chuyện cà riềng.

(Nguyễn Công Trứ)

Ba vạn sáu ngàn ngày, góp lại chốc đà trăm bận Tết,
Một năm muời hai tháng, ước chi đủ cả bốn mùa Xuân.

Nực cười thay! Nêu không, pháo không, vôi bột cũng không, mà Tết,
Thôi cũng được! Rượu có, nem có, bánh chưng đều có, thừa Xuân.

(Tú Xương)

Ủa! Tết đến rồi đó, chẳng lẽ trơ cùi cùng tuế nguyệt,
Kìa! Xuân sang đấy ư, thôi đành mở múi với giang sơn.

Ngào ngạt mùi hương, dẫu tại đất người, không mất gốc,
Lung linh ánh lữa, dù xa quê cũ, chẳng quên nguồn.

Xuân vẫn còn dài, hướng đến tương lai vùng đất mới,
Tết dù đã ngắn, quay nhìn dĩ vãng cảnh người xưa.

Già trẻ gái trai đều khoái Tết,
Cỏ cây hoa lá cũng mừng Xuân.

Chúng nó dại vô cùng, pháo nổ đì đùng thêm mất chó,
Ông đây khôn bất trị, rượu say túy lúy lại nằm mèo
(Nguyễn Khuyến)

Đêm 30 nghe tiếng pháo nổ… Đùng !… ờ ờ… Tết
Sáng mùng 1 ra chạm niêu đánh… Cộc !… á à… Xuân

Xuân tha hương, sầu thương về quê mẹ
Tết xa nhà, buồn bã nhớ quê cha

Tết với chả xuân, sáng mì gói tối mì gói, sợ vợ buồn ngán mà không bỏ nuốt vội để mà no
Dậu rồi thì Tuất, xưa kéo cày nay kéo cày, lo chủ đuổi mệt chẳng dám ngưng làm nhanh không mất việc.

Số lông vịt xác xơ, tiền chỉ mấy xu, sắm nào được gì, nên không mong tết
Đời ve chai tan nát, tuổi đà dăm bó, cho có ai thèm, mới chẳng tiếc xuân.

Đêm ba mươi, đếm tờ lịch, ba mươi tờ buồn xa tháng cũ
Sáng mồng một, ngắm cành mai, đơn một cành vui đón năm mới.

Khoai lang sùng nhúng bột… chiên, đậm đà vị mứt mốc, thẫn thờ tưởng nhớ tết quê cha
Hột mít sượng lùi tro… nướng, thoang thoảng mùi chè thiu, đờ đẫn mơ màng xuân đất mẹ.

Tết tha hương có bánh chưng, bánh tét sao không thấy tết
Xuân viễn xứ cũng cành đào, cành mai mà chẳng gặp xuân.

Trời thêm tuổi mới, người thêm thọ
Xuân khắp mọi nơi, phúc khắp nhà

Niên hữu tứ thời, xuân vi thủ
Nhân sinh bách hạnh, hiếu vi tiênhinh-nen-hoa-mai-4

Sự tích ông Công, ông Táo

Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.

Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo TC nhưng được Việt hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

ông Táo

Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khác nhau về tình tiết, nội dung chính được tóm tắt như sau:

Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang.

Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.

Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.

Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn.

Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.

Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.

Ngọc Hoàng trên cao cảm động trước mối chân tình của cả ba người, (2 ông, 1 bà), và cũng cảm thương cái chết trong lửa nóng của họ, ngài cho phép họ được ở bên nhau mãi mãi bèn cho ba người hóa thành “ba đầu rau” hay “chiếc kiềng 3 chân” ở nơinhà bếp của người Việt ngày xưa.

Từ đó, ba người ấy được phong chức Táo Quân, trông coi và giữ lửa cho mọi gia đình, đồng thời có nhiệm vụ trông nom mọi việc lành dữ, phẩm hạnh của con người.

Táo Quân, còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ cho cuộc sống gia đình, thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp.

Từ xa xưa, người dân Việt đã ngưỡng mộ lòng chung thủy của Ông Táo và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ “bếp lửa” trong gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc.

ông Táo

Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng.

Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.

Vị Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người, cho nên để Vua Bếp “phù trợ” cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể.

Người ta thường mua hai mũ Ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo Bà không có cánh chuồn, ba cái áo bằng giấy cùng một con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy, hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã gọi là “cò bay ngựa chạy”) để làm phương tiện cho “Vua Bếp” lên chầu trời.

ông Táo

Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa, sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống.

ông Táo

Các tin nhắn chúc mừng năm mới mỗi khi Tết đến

Các lời chúc Tết thường được sử dụng trong tin nhắn mỗi khi Tết đến, tuy mộc mạc, đơn giản ẩn chứa nhiều điều gởi gắm tốt đẹp đến bạn bè, người thân và gia đình.

 

– Chúc bạn có 1 bầu trời sức khỏe, 1 Biển cả tình thương, 1 Đại dương tình bạn, 1 Điệp khúc tình yêu, 1 Người yêu chung thủy, 1 Sự nghiệp sáng ngời, 1 Gia đình thịnh vượng.

– Chúc cả gia đình bạn vạn sự như ý, Tỉ sự như mơ, Triệu triệu bất ngờ, Không chờ cũng đến!

– Năm mới Tết đến. Rước hên vào nhà. Quà cáp bao la. Mọi nhà no đủ. Vàng bạc đầy hũ. Gia chủ phát tài. Già trẻ gái trai. Sum vầy hạnh phúc. Cầu tài chúc phúc. Lộc đến quanh năm. An khang thịnh vượng!

– Chúc một năm mới vui vẻ, 12 tháng sức khoẻ, 52 tuần thành công, 365 ngày hạnh phúc, 8.760 giờ tốt lành, 525.600 phút may mắn, 31.536.000 giây như ý…

– Đong cho đầy hạnh phúc – Gói cho trọn lộc tài – Giữ cho mãi an khang – Thắt cho chặt phú quý…

– Hoa đào nở, chim én về, mùa Xuân lại đến. Chúc nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc…

– Cung chúc tân niên, Sức khỏe vô biên, thành công liên miên, hạnh phúc triền miên, túi luôn đầy tiền, sung sướng như tiên.

– Today 3 people ask me about you. I gave them your details and contact. They’ll be finding you soon. Their names are Happiness, Wealth and Love. Cheers – Happy New Year”. (Hôm nay có 3 người hỏi tôi về bạn và tôi đã giúp để họ tìm đến với bạn ngay. Tên của 3 người ấy là Hạnh phúc, Thịnh vượng và Tình yêu”.

Hình ảnh hoa đào ngày Tết đón Tết 2016

Hình ảnh hoa đào ngày Tết đón Tết 2016. Hoa đào là biểu tượng cho Tết miền Bắc, nhân dịp Tết 2016 sắp về cùng chiêm ngưỡng loài hoa vô cùng thiêng liêng này.

Hoa đào ngày Tết đón Tết 2015

Sự tích hoa đào ngày tết

Ngày xưa, ở phía đông núi Sóc Sơn thuộc Bắc Việt, có một cây đào mọc đã lâu đời. Cành lá đào xum xuê, to lớn khác thường, bóng rậm che phủ cả một vùng rộng. Có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây đào khổng lồ này, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng.Quỷ dữ hay ma quái nào bén mảng lui đến ắt khó mà tránh khỏi sự trừng phạt của 2 vị thần linh. Ma quỷ rất khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần, đến nỗi sự luôn cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành đào là bỏ chạy xa bay.Ðến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Lũy phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Trong mấy ngày Tết, 2 thần vắng mặt ở trần gian, ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái.Ðể ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã đi bẻ cành đào về cắm trong lọ, nhỡ ai không bẻ được cành đào thì lấy giấy đỏ hồng điều vẽ hình 2 vị thần linh dán ở cột trước nhà, để xua đuổi ma quỷ.

Hoa đào ngày Tết đón Tết 2015

Từ đó, hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều cố gắng đi bẻ cành đào về cắm trong nhà trừ ma quỷ, Lâu dần, người Việt quên mất ý nghĩa thần bí của tục lệ này, không còn tin mấy ở ma quỷ thần linh như tổ tiên ngày xưa. Ngày nay, hoa đào hoa mai tươi thắm khắp nhà nhà vào dịp Tết, và sắc giấy đỏ hồng điều với câu đối hòa hợp được trang trí mấy ngày Xuân trong không khí vui vẻ, trong sáng.

Bộ sưu tập hình ảnh hoa đào ngày Tết

Hoa đào ngày Tết đón Tết 2015
Hình ảnh hoa đào ngày Tết
Hoa đào ngày Tết đón Tết 2015
Cận cảnh những bông hoa đào tuyệt đẹp. Những cành đào nở nhiều hoa và lộc này rất được ưa chuộng bởi một số người dân Thủ đô vẫn có thú chơi đào sớm.
Hoa đào ngày Tết đón Tết 2015
Tết 2015 đang về, và hoa đào ở các vườn đào cũng đang nở rộ đón không khí Xuân đang tràn về.
Hoa đào ngày Tết đón Tết 2015
Ngày tết ở miền Bắc, nhà nhà đều có cành đào khoe sắc trong nhà.
Hoa đào ngày Tết đón Tết 2015
Những cành đào vẫn đỏ thắm trong tiết trời lạnh.
Hoa đào ngày Tết đón Tết 2015
Những cánh hoa đào ngày Tết đón Tết 2015 khoe sắc trong nắng
Hoa đào ngày Tết đón Tết 2015
Gốc đào đào cổ thụ đã bung nở rực rỡ trước dịp tết Dương lịch.
Hoa đào ngày Tết đón Tết 2015
Những cánh đào thắm bung nở khoe sắc trong các vườn đào.

Hoa đào ngày Tết đón Tết 2015

Những gốc đào cổ thụ của làng đào Nhật Tân.

Hoa đào ngày Tết đón Tết 2015
Hoa đào ở Nhật Tân đã bung nở hoa từ rất sớm.
Hoa đào ngày Tết đón Tết 2015
Thiếu nữ với áo dài tinh khôi bên hoa đào.

 

 

Mứt gừng có vị cay nồng cho ngày tết.

Mứt gừng có vị cay nồng cho ngày tết, là món rất thích hợp sau khi thưởng thức những thức ăn nhiều chất béo trong ngày Tết.

Mứt gừng có vị cay nồng cho ngày tết

Nguyên liệu :

-1kg gừng thành phẩm

-Đường 500g

-chanh 1 trái

Cách làm :

Mứt gừng có vị cay nồng cho ngày tết
Ảnh mượn minh họa

 

– Gừng chọn củ vừa phải không lấy gừng quá non  khi ngâm với đường sẽ ra nhiều nước và  mà miếng mứt mềm. Rửa gừng cho sạch đất rồi cạo vỏ  rửa  sạch .

-Chanh vắt lấy nước cốt, bỏ hạt

-Vớt gừng ra  rồi cắt lát mỏng  ( có thể dùng dao 2 lưỡi bản to), không cắt dày quá  gừng sẽ không ngấm đủ đường hay mỏng quá khi xên sẽ không đẹp. Tiếp đó, bạn cho  gừng miếng vào nước sôi trụng khoảng 5-10 phút để miếng gừng bớt cay nồng ,Ở lần luộc cuối cùng bạn cho thêm nước cốt chanh vào nước luộc gừng để gừng được trắng.xong cho ngay vào nước lạnh xả lại  cho sạch ( nếu không thích cay nhiều có thể trụng lại 1,2 lần  khi ăn thử thấy gừng bớt cay thì bạn đổ gừng ra rổ cho thật ráo nước.

-Vớt ra rổ để cho thật ráo nước, tiếp tục cho đường vào ướp trộn đều, ướp đến khi phần đường tan chảy hoàn toàn.

Mứt gừng có vị cay nồng cho ngày tết
Ảnh mượn minh họa
Mứt gừng có vị cay nồng cho ngày tết
Ảnh mượn minh họa

-Cho gừng vào chảo lớn hay nồi lớn đáy dầy (có thể chia ra làm 2 lần nếu không có nồi lớn), đặt lên bếp đun lửa hơi to, thỉnh thoảng dùng sạn đảo đều.

-Sau khi đã sôi bùng các bạn hạ lửa xuống riu riu cho đến khi gần cạn  đường kéo sợi thì bạn tiếp tục đảo đều tay cho đến lúcđường khô và bám vào đều ngoài miếng gừng thì tắt bếp và đảo nhẹ vài phút.  Cho ra khay tải mỏng cho nguội cất vào hủ ăn dần.

-Thành phẩm là những miếng mứt gừng có màu hơi vàng, có vị hơi cay nhẹ và thơm mùi gừng. Mứt gừng thường được mọi người thích ăn vì ấm bụng, giúp chống đầy hơi, khó tiêu và giảm đường máu, mỡ máu.

  • Chúc các bạn món mứt gừng thành công

 

Cách muối hành củ ngon

Mâm cơm ngày Tết không thể thiếu đĩa dưa hành để chống ngán.Cách muối hành củ cho vưa ngon, vừa trắng, ăn lại không hăng không phải là quá khó đối với bà nội trợ.

dua-hanh

Nguyên liệu:

– 1 kg hành củ (chọn hành tía hoặc hành trắng, củ đều là ngon nhất)

– Đường

– Muối hột ( kinh nghiệm mẹ mình )

-Giấm hay rượu trắng

Cách làm:

hanh-tim-1024x726 1 kg hành củ  chọn loại đều

Hành củ chọn loại đều, chắc củ ngâm vào nước gạo hay nước tro 1 đêm , bóc lớp vỏ hành  ở bên ngoài, cắt bớt rễ, không cắt sát gốc để tránh hành bị mềm nhũn.

cach-muoi-hanh-cu-ngon-1

-Hôm sau bạn cắt sạch phần gốc hành, đầu hành cho ngắn bớt rồi lột bỏ vỏ ngoài của  củ hành , chỉ lấy phần hành củ tươi ở phía bên trong. Rửa sạch cho hành ra rổ cho ráo nước , sau đó thay bằng nước lạnh pha muối ngâm thêm 1-2 ngày để hành ra nước đen và  rửa qua nước muối loãng cho sạch.

Chua_suy_than_bang_hanh_tim_can_tay

– Đổ hành ra rổ,  tải mỏng để khô ráo khi muối hành nước sẽ trong và thơm. Xếp củ hành vào hủ hay lọ thủy tinh thêm vài miếng ớt xắt lát cho đẹp.

hanh-muoi-ngon

-Nấu 1lít nước  với đường và muối  (pha muối 1lít khoảng 50g muối  hột và khoảng 100g đường cát trắng), nếu muốn chua nhanh có thể cho chút rượu trắng hoặc dấm.

-Để nước nguội còn âm ấm bớt trước khi muối hành.Đổ nước muối đã pha lên ngập củ hành trong lọ rồi dùng vỉ tre gài chặt hay dùng vật nặng nén chặt không để hành nổi lên sẽ bị hư. Đậy nắp kín, để khoảng 7 – 10 ngày là ăn được.

(Ảnh mượn minh họa)

Mứt dừa thơm ngon

Những sợi mứt dừa trắng tinh, dai dai,  béo ngọt  luôn là một món ăn vặt được yêu thích của chi em nhâm nhi. Tết đến để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,  chi em ta tự làm mứt dừa để ăn,cách làm mứt dừa lại không hề quá khó, hay cầu kì chút nào đâu hãy bỏ chút thời gian ra làm mứt dừa chiêu đãi khách.

mứt dừaẢnh minh họa

Nguyên liệu :

  • Cơm dừa: 1kg dừa thành phẩm
  • Đường trắng: 500g ( có thể thêm 200g sữa đặc )
  • Vani: 1 – 2 ống nhỏ

Cách làm :

  • Mua dừa  hơi cứng đập lấy nước ra. xong cho lên bếp hơ nóng dễ cậy. Gọt bỏ lớp vỏ nâu của dừa rồi nạo dừa thành những sợi mỏng dài ( các bạn có thể mua về rồi tự bào hoặc mua dừa bào sẳn không  mất thời gian)mứt dừa
  • Cho vào nước rửa cho hết nước đục là được vớt ra rổ để cho ráo nước,sau dó trộn đường để khoảng 2-3 tiếng ( các bạn có thể ngâm dừa qua đêm) cho đường chảy hết thành nước, sợi dừa thấm đường trở nên trong thì mang dừa đi sên ( trong quá trình ngâm, đảo dừa vài lần cho dừa ngấm đều đường nhé)
  • Bạn cũng có thể rửa sạch phần sợi dừa với nước ấm để loại bớt dầu có trong cơm dừa nhanh hơn.mứt dừa
    • Cho dừa vào một chiếc chảo hay nồi đáy dày, và thêm sữa đặc vào đặt lên bếp, sên dừa với lửa vừa
    • Trong quá trình sên dừa nếu nước đường nhiều cho lửa hơi to lâu lâu đảo cho đều cho đến khi thấy nước đường kéo sợi, chúng ta  bớt lửa để riu riu và đảo nhẹ đều tay cho đến lúc khi khô, từng sợi dừa rời ra cho vani vào đảo đều và tắt bếp.
    • Cuối cùng đổ ra khay lớn tải mỏng ra cho nguội , cất vào hộp
    • Các bạn có thể làm mứt dừa cà phê , ca cao hay trà xanh (Đun cho đường kéo sợi  thì cho cacao hay cà phê vào, dùng đũa đảo đều và hạ lửa liu riu. Tiếp tục làm tương tự như mứt dừa )