Category Archives: Ảnh đẹp

Halloween là ngày nào?Ý nghĩa nguồn gốc của lễ hội Halloween

Trong dịp lễ hội Halloween này giới trẻ sẽ có những buổi tiệc tùng hóa trang với những hình thù độc đáo và kỳ bí. Những hình ảnh hóa trang rợn người là tâm điểm thu hút được nhiều bạn trẻ hưởng ứng trong mùa lễ hội Halloween.

1001x380x2_compass_native_english_teachers_halloween_copy.jpg.pagespeed.ic.t-E3pywOFL

Ngày Halloween là ngày mấy?

Ngày cuối cùng của tháng Mười dương lịch là ngày Halloween. Đây là một lễ hội bắt đầu vào buổi chiều tối ngày 31-10 cho tới 12 giờ đêm.Trong dịp lễ hội Halloween này giới trẻ sẽ có những buổi tiệc tùng hóa trang với những hình thù độc đáo và kỳ bí. Những hình ảnh hóa trang rợn người là tâm điểm thu hút được nhiều bạn trẻ hưởng ứng trong mùa lễ hội Halloween.

Các cuộc vui chơi trong ngày lễ Halloween thường bắt đầu từ những câu chuyện ma quỷ phù thủy và những chuyện may rủi trong cuộc sống…

 nhung_dieu_thu_vi_ve_le_hoi_halloween20131031190208

Nguồn gốc của chữ Halloween ?

Theo Wikipedia thì “Halloween (viết rút gọn từ “All Hallows’ Eve”, nghĩa là ‘Buổi tối vọng (Lễ) Chư Thánh’) là một lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày 31 tháng 10 hàng năm, vào buổi tối trước Lễ Các Thánh trong Kitô giáo Tây phương. Đây là ngày bắt đầu Tam nhật Mùa Các Thánh (Allhallowtide) – khoảng thời gian trong năm phụng vụ dành để tưởng nhớ những người đã chết, gồm các thánh, các vị tử đạo và tất cả các tín hữu trung kiên đã qua đời. Trọng tâm theo truyền thống của Halloween xoay quanh chủ đề sử dụng “sự hài hước và chế giễu để đối đầu với quyền lực của sự chết”

Những món ăn truyền thống lễ Halloween:

Ngày lễ Halloween có những món ăn truyền thống, mang ý nghĩa riêng như kẹo táo, bánh linh hồn, súp bí đỏ, Barnbrack, Colcannon…

Biểu tượng của ngày Halloween :

Quả bí ngô đã trở thành một biểu tượng nổi bật nhất của lễ hội Halloween. Chính vì thế ngành kinh doanh bí ngô đã trở thành một ngành kinh doanh lớn, mang lại vụ mùa giá trị hằng năm cho nông dân ở Hoa Kỳ, Canada, Anh, Bắc Ireland, Úc….khi vào mùa lễ Halloween.

Theo một thần thoại của người Ai Len, Jack-O`-Lantern là biệt hiệu của một gã tên Jack. Anh chàng này rất lém lỉnh, rắn mắt, chỉ thích đi lừa người khác. Gặp ai gã cũng lừa và quỷ cũng chẳng chừa. Một lần Jack lừa một con quỷ trèo lên cây sau khi nó định cướp lấy linh hồn của Jack. Quỷ trèo lên cây rồi, Jack khắc hình thánh giá quanh thân cây. Quỷ không thể trèo xuống vì nó rất sợ hình chữ thập, thế là quỷ bắt đầu van xin. Nó thề sẽ không bao giờ cướp linh hồn Jack nữa nếu gã chịu xóa hết các hình thánh giá trên cây để nó leo xuống. Thỏa thuận được móc ngoéo và chuyện tạm dừng ở đấy.

                                               Hình ảnh Halloween là ngày nào?Ý nghĩa nguồn gốc của lễ hội Halloween số 2

Thế rồi cuối cùng quỷ cũng bắt được linh hồn của Jack. Jack chết, thiên đường không mở cửa cho gã bởi quá khứ toàn đi lừa người thế là gã lủi thủi đi xuống địa ngục. Nhưng khi tới cổng địa ngục, quỷ nhận ra Jack và nhớ tới thỏa thuận khi xưa nên Jack không được vào trú ngụ. Thế là linh hồn của Jack chẳng còn nơi định cư và cứ quanh quẩn chẳng biết đi về đâu. Cứ phải quờ quạng trong đêm tối, Jack xin quỷ chút lửa để soi đường. Cuối cùng quỷ thương tình ném cho anh chàng hòn than lấy từ bếp lửa địa ngục không bao giờ tắt. Và Jack lấy một củ cải đỏ (turnip) đem khoét rỗng thành hình mặt quỷ, bên trong đặt hòn than. Và cứ thế mà Jack mãi lang thang trong lằn ranh thực-hư, giữa thiên đường và địa ngục, với chiếc lồng đèn trên tay…

Truyền thống này đã được đổi khi những di dân từ Ailen và Anh quốc tới Hoa Kỳ, họ thấy rằng quả bí đỏ, tức bí ngô hay bí rợ, một loại quả đặc sản được trồng rất nhiều ở Bắc Mỹ (đây cũng là loại quả tượng trưng cho hoa màu sum suê ở nước Mỹ). Loại quả màu da cam này là nguyên liệu thích hợp nhất để họ khoét ruột tỉa hình mặt anh chàng Jack-O’Lantern láu cá, hơn nữa khi thắp đèn trong quả bí ngô họ thấy sáng hơn là thắp đèn bên trong củ cải, khoai tây hay bí đao nên quả bí ngô trở thành biểu tượng cho ngày lễ Halloween (a symbol for Halloween) là bắt nguồn như thế.

Ý nghĩa của ngày Halloween

le-hoi-hoa-trangHalloween 2014 được đông đảo giới trẻ Việt Nam hưởng ứng

Trong dịp này, trẻ em và thiếu niên được mặc “y phục lễ Halloween” để đi đến từng nhà, gõ cửa để nhận kẹo và chúc tụng… Theo tục lệ, các em nhỏ thường cầm theo lồng đèn làm bằng vỏ quả bí ngô được đục theo hình mặt người để ánh sáng xuyên ra ngoài…

chỉ mục

Truyền Thuyết Về Halloween

Theo truyền thuyết của nước Ái Nhĩ Lan (Ireland) thì từ ngữ “Jack-ó-lanterns” đến từ một người có tên là Jack. Jack là một chàng thiếu niên đã chết nhưng linh hồn không được phép vào Thiên Đàng vì lý do: lúc sống, anh ta vốn là một người tham lam, bủn xỉn, thường cất giấu tiền bạc, keo kiệt không hề bố thí cho ai một chút gì. Thế nhưng anh ta lại cũng không thể vào Địa Ngục vì lúc còn sống anh ta đã từng chơi đùa với ma quỷ, nên quỷ không bắt anh.Chuyện kể rằng: một hôm có con quỷ đến quấy phá một vùng dân cư, chẳng may bị báo động, người ta đến cầu cứu các vị tu sĩ đem các vật thánh đến “yểm” và “khóa các cửa” ra vào.

halloween-2014-halloween-la-ngay-nao5

Halloween diễn ra vào ngày cuối tháng 10 – 31/10

 Thế là con quỷ bị bắt… Jack đã nhận ra đó là con quỷ thường vui đùa với mình và Jack đã tìm cách gỡ vật “yểm ma quỷ” mở đường cho quỷ chạy thoát.Lich su va y nghia le hoi HalloweenĐể đền ơn cứu mạng, quỷ hứa với Jack là sẽ không bắt hồn Jack về Địa Ngục. Do đó, khi Jack chết vì một tai nạn, hồn Jack bị Thiên Đường từ chối. Jack liền tìm đến Địa Ngục, nhưng quỷ không cho vào… vì lời hứa trước. Thấy Jack lạnh lùng khổ sở, quỷ bèn lấy một ít than hồng ở Địa Ngục bỏ vào trong ruột một quả bí ngô và đưa cho Jack để sưởi ấm… trên đường trở lại trần gian. Để cho không khí thông vào nuôi lửa, Jack phải đục thủng quả bí ngô.. và ánh lửa từ trong đã chiếu ra soi sáng nẻo đường lang thang của Jack. Có lẽ Jack phải cầm đèn đi lang thang trên mặt đất cho đến ngày phán xét cuối cùng của nhân loại.

halloween-2014-halloween-la-ngay-nao1

Những việc nên làm trong lễ Halloween

Trong dịp này, trẻ em và thiếu niên được mặc “y phục lễ Halloween” để đi đến từng nhà, gõ cửa để nhận kẹo và chúc tụng… Theo tục lệ, các em nhỏ thường cầm theo lồng đèn làm bằng vỏ quả bí ngô được đục theo hình mặt người để ánh sáng xuyên ra ngoài…

Những cuộc hội hè vui chơi trong ngày Halloween thường xoay quanh các đề tài như chuyện may rủi trên đời, các chuyện kể về ma quỷ và phù thủy…

Những loại trang phục Halloween

Trang phục Halloween truyền thống theo mô hình nhân vật siêu nhiên như những con quái vật, ma quỷ, bộ xương, phù thủy,… Theo thời gian, việc lựa chọn trang phục mở rộng và bao gồm các nhân vật nổi tiếng từ tiểu thuyết, người nổi tiếng, và các nguyên mẫu chung chung như ninja và công chúa.

Những trang phục Halloween truyền thống như phù thủy, người nhện, người dơi được bày bán với mức giá trung bình từ 200k-500k.Những trang phục Halloweeen được bày bán rất nhiều trên các con phố bạn có thể tìm mua một cách dễ dàng và có được món đồ cho buổi tối Halloween thật ý nghĩa.

Hình ảnh Halloween là ngày nào?Ý nghĩa nguồn gốc của lễ hội Halloween số 5

Những trang phục Halloween truyền thống

Hình ảnh Halloween là ngày nào?Ý nghĩa nguồn gốc của lễ hội Halloween số 6

Những cách trang điểm trong mùa lễ hội Halloween :

Hóa trang trang điểm cho ngày lễ hội Halloween là một công việc thú vị và độc đáo được giới trẻ hưởng ứng cao trong ngày này. Những cách trang điểm thành các hình thù độc đáo, gây ấn tượng bạn có thể cùng theo dõi và xem một vài hướng dẫn trang điểm ngày Halloween dưới đây :

trang điểm trong mùa lễ hội HalloweenGương mặt đối lập thiên thần và ác quỷ

trang điểm trong mùa lễ hội HalloweenTrang điểm gương mặt ma cà rồng các bạn trẻ yêu thíchtrang điểm trong mùa lễ hội HalloweenTrang điểm trọng tâm và đôi mắt

trang điểm trong mùa lễ hội HalloweenPunk Puppet

trang điểm trong mùa lễ hội HalloweenAFine Fawn

trang điểm trong mùa lễ hội HalloweenPhù thủy cho đêm Halloween

trang điểm trong mùa lễ hội HalloweenGương mặt ma quái

trang điểm trong mùa lễ hội HalloweenCách trang điểmHalloween sáng tạo

trang điểm trong mùa lễ hội HalloweenGương mặt Troy ghê sợ

trang điểm trong mùa lễ hội HalloweenCông chúa bị đầu độc

trang điểm trong mùa lễ hội HalloweenHidden beauty

Vịt uyên ương quý hiếm ở VN

Vịt uyên ương không chỉ được biết đến là 1 trong 10 loài vật đẹp nhất hành tinh mà còn là biểu tượng cho tình yêu chung thủy, bền vững.

Vịt uyên ương quý hiếm ở VN
Là trại đang sở hữu loài vịt trời quý hiếm có một không hai ở Việt Nam, anh Trần Nhữ Giáp – Chủ trại nuôi sinh sản và bảo tồn Vườn chim Việt ở xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội cho biết, vịt uyên ương thuộc dòng di cư, gốc xứ lạnh như Nga, Trung Quốc.
Vịt uyên ương quý hiếm ở VN
Con trống (thường gọi là uyên) lông nhiều màu sắc, mắt và mỏ màu đỏ. Con mái (hay gọi là ương) màu lông không đẹp bằng con trống.
Vịt uyên ương quý hiếm ở VN
Loài vịt quý hiếm này có màu ngũ sắc rất sặc sỡ…
Vịt uyên ương quý hiếm ở VN
…và thường ăn, ngủ theo cặp với nhau rất tình cảm

Vịt uyên ương quý hiếm ở VN

 

Vịt uyên ương quý hiếm ở VN
Khi con mái ấp, cặp đôi mới tạm thời xa nhau và nhanh chóng quay lại khi vịt mái hết thời kỳ ấp. “Một con mái chỉ chung thủy với một con trống. Do vậy, nó được giới chơi vật cảnh coi là biểu trưng cho hạnh phúc. Khách chơi vịt uyên ương thường chơi theo cặp, một trống, một mái, tượng trưng cho cặp vợ chồng”
Vịt uyên ương quý hiếm ở VN
Do đặc tính của vịt uyên ương tự nhiên là biết bay, sinh sản trong các khu vực nhiều cây cối gần các ao, hồ nước nông, đầm lầy. Do đó, người chơi không nuôi trong lồng treo mà chỉ phù hợp với bể tiểu cảnh, biệt thự hoặc nhà vườn. Với những khu biệt thự có sân vườn rộng lớn, phong cảnh, thác nước xây dựng giống hòn non bộ hoặc hồ thủy tạ sẽ thích hợp nuôi vịt này.
Vịt uyên ương quý hiếm ở VN
Mặc dù nhốt cả bầy trong lồng nhưng vịt uyên ương bao giờ cũng ngủ theo cặp. Chúng gắn bó thành đôi, không bao giờ chịu rời xa nhau. loài vịt này không đòi hỏi sự kỳ công chăm sóc quá nhiều, tuy nhiên vì là vịt trời nên khi nuôi cần rào chắn kỹ càng.

 

Thánh đường Cù Lao Giêng

Giữa dòng sông Tiền mênh mông, Cù Lao Giêng với diện tích hơn 80 km2 hiện ra trước mắt với màu xanh mát của những vườn cây trái tươi tốt và thấp thoáng những kiến trúc cổ đặc sắc. 

Vùng Cù Lao Giêng thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang được xem là xứ đạo. Nơi đây vào thời thuộc Pháp đã xây dựng nên một nhà thờ thuộc họ đạo thiên chúa và dân địa phương đặt tên là nhà thờ Giêng vì tọa lạc trên đất Cù Lao Giêng. Đây là công trình kiến trúc do Pháp xây dựng tại xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới.

01-Giao-Phan-LongXuyen-CuLaoGieng-01-1

Theo truyền thuyết kể lại vào đầu thế kỷ XVIII, đã có một số người công giáo sinh sống, trong thời bắt đạo họ trốn tránh ở đó. Các cố Tây bị ruồng bắt. Khi bình yên họ Đầu Nước phát triển tăng, các cố Tây làm cha sở. Sau khi cha Maille chết, cha Augustin Gazignol, MEP về coi sóc họ Cù Lao Giêng, các họ chung quanh được mở ra và là họ lẻ của Cù Lao Giêng.

Nhà thờ Cù Lao Giêng là kiến trúc cổ, được giám mục Gafignol( tên thường gọi cha Nho ) được khởi công  xây dựng từ năm Ất Hợi 1875- đời Tự Đức nhị  thập bát niên.

Thánh đường Cù Lao Giêng

Việc xây dựng nhà thờ lớn ở một vùng đất cù lao hầu như cách biệt với thế giới bên ngoài lúc bấy giờ vô cùng khó khăn. Phần lớn các nguyên vật liệu được đem từ Pháp sang. Năm Đinh Hợi 1887 đời Đồng Khánh, công trình hoàn thành.

Thánh đường Cù Lao Giêng

Nhà thờ Cù Lao Giêng uy nghi thâm nghiêm với  tháp chuông cao vút, các trụ cột tròn vững chắc kiên cố liên kết cùng các cùng các ô cửa , vòm gió và các tháp nhỏ hình khối đa giác, các cửa giả hình chữ U ngược , tạo thành một công trình mỹ thuật bề thế mang phong cách kiến trúc Romane.

P1050752Hơn 120 năm qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, nhà thờ vẫn tồn tại gần như nguyên vẹn. Theo tư liệu cũ, đây là ngôi thánh đường đầu tiên của xứ Nam kỳ xây dựng trước nhà thờ Đức Bà Sài Gòn đến 13 năm.

image027

Ngày 08/05/1917 Ngài mất, phần mộ tại giữa nhà thờ Cù Lao Giêng.

image020

Vùng Cù lao Giêng thuộc huyện Chợ Mới được xem là xứ đạo. Nơi đây vào thời thuộc Pháp đã xây dựng nên một nhà thờ thuộc họ đạo thiên chúa và dân địa phương đặt tên là nhà thờ Giêng vì toạ lạc trên đất Cù Lao Giêng.

Thánh đường Cù Lao Giêng

Khi bước qua khỏi cánh cửa lớn làm bằng gỗ thấy ngay mái vòm ngôi nhà thờ cao vút. Hai bên là những hàng cột uy nghi và sang trọng, tạo cho người ta có cảm giác như đang bước vào không gian cổ xưa của châu Âu.

Thánh đường Cù Lao Giêng

…và  bước vào bên trong  chúng ta nhìn thấy gạch lót nền suốt hơn trăm năm qua vẫn còn giữ nguyên màu sắc, hoa văn.

Thánh đường Cù Lao Giêng

Hay bên trái  nhà xứ một gian dành cho cha sở tại nghỉ ngơi và làm việc với đầy đủ tiện nghi và được bố trí rất đẹp theo phong cách Tây phương.

P1050747

Cù lao Giêng, còn có những ngôi nhà được xây dựng từ đầu thế kỷ 20, theo kiến trúc truyền thống với rường gỗ ba gian hai chái, tường gạch bao quanh bốn phía.

image018

 

 

 

Sân nhà thường có những chậu kiểng cổ với nhiều dáng hình mang màu sắc triết lý cuộc sống như thế “tam cang ngũ thường”, “tam đa”, “Thái sơn”, “mẫu tử”, “cầu hiền”… rất đa dạng và phong phú.

DatThanh_1

Đi vòng ra phía sau nhà thờ  là khu Đất Thánh với con đường lót lát gạch đỏ thẳng tắp(nhìn  phía sau Nhà Thờ).

image025

Khi bước vào nhà thờ bắt gặp cầu thang hình xoắn ốc mang phong cách Pháp,dẫn lên gác đàn dành cho ca đoàn hát thánh ca trong những buổi lễ.

Thánh đường Cù Lao Giêng

Nhìn lên với mái vòm bán cầu thật là sắc sảo theo lối kiến trúc Roman, là loại hình kiến trúc trải dài trên bình diện rộng phát triển chủ yếu ở các nước Tây Âu

Thánh đường Cù Lao Giêng

Thánh đường Cù Lao Giêng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kế đến những dãy hàng  bàn ghế thẳng bóng loáng… với sức chứa khoảng 300 người được bố trí rất trang nghiêm…

Thánh đường Cù Lao Giêng

P1050751

P1050750

P1050746

 

… hàng năm vào dịp lễ giáng sinh nơi đây được các giáo dân trang trí rấtđẹp các đèn được kết từ đỉnh tháp dài xuống tới đất trông thật kỳ vĩ. Hàng năm vào ngày lễ lớn nơi đây tập trung hơn 1.000 giáo dân đến hành lễ.

Thánh đường Cù Lao Giêng

Bàn thờ Thánh Quí và Thánh Phụng

 

Tượng đài Chúa Giêsu xây dựng năm 1956

Tượng đài Chúa Giêsu xây dựn năm 1956

DaiDucMe_3

Thánh đường Cù Lao Giêng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đức Mẹ phù hộ các giáo hữu xây dựng năm 1956

DaiDucMe_2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đài Đức Mẹ Fatima xây dựng từ năm 1941

DatThanh_3

Tượng đài Chúa chịu nạn ở Đất Thánh, phía trước là mộ Cha GB Hồ Văn Đợi

Họ đạo Cù Lao Giêng hiện nay có phần mộ của Thánh Tử Đạo Emmanuel Lê Văn Phụng, nơi đây nhiều bà con tới khấn vái và được chữa lành nhiều bệnh.

ThanhPhung

Mộ thánh Phụng trước 1975

Thánh nhân sinh khoảng năm 1796 tại vùng Đồng Nai, Biên Hoà. Cho đến nay chưa ai biết rõ gốc gác cha mẹ của ông. Trong thời bắt đạo, ông đã trốn về ở tại họ Đầu Nước cũng gọi là Cù Lao Giêng thuộc Tỉnh An Giang.

thanh-Phung

Mộ thánh Phụng hiện nay

thanh-Phung%201

* Với tính cương trực, nhiệt thành, và nhờ uy tín, ông được bà con bầu chọn làm ông câu biện. Chính nhờ tài đức của ông, họ đạo đã được củng cố, ông chăm lo việc nhà thờ, cất nhà cho các nữ tu. Chính nhà ông là nơi trú ngụ cho các giáo sĩ, nhất là các cố Tây.Nhờ ông có quan hệ địa phương tốt nên quan huyện làm ngơ, và được báo trước khi có lệnh khám xét.

ThanhPhung%201

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Sáng 07/01/1859 ông bị bắt cùng Cha Phêrô Đoàn Công Quý và 32 giáo dân, giải về Châu Đốc, còn Cha Pernot kịp trốn thoát.

thanh-Phung%202

    Từ trong nhìn ra

* Ngày 30/07/1859 tuyên án, ngày 31/07/1859 ông bị thắt cổ chết tại pháp trường Châu Đốc

image034 image038

Nhà sinh hoạt hiện nay

Bên phải của nhà thờ là khu dành riêng cho các sơ của dòng Chúa Quan Phòng

Nhà các Sơ Chúa Quan Phòng Nhà các Sơ Chúa Quan Phòng

Và đối diện với nhà thờ là trường học với tên Trường Vạn Xuân xưa

truonghoc_4

Trường Vạn Xuân xưa, xây dựng từ năm 1927, khoảng cuối thập niên 50, Cha Bênađô Phạm Hồng Sơn lúc đó còn là Thầy
(sau này là giáo sư dạy TCV P. Minh VL) có dạy ở trường này.Sau là trường tiểu hoc

truonghoc_3

Trước 1975 thời kỳ này xây dựng trường trung học Vạn Xuân, với tên trường ” Trung học tư thục Vạn Xuân”

truonghoc_2 Tường rào trường Vạn Xuân xưa , bây giờ là trường nhà nước

 Tượng đài Thánh Giuse còn lại trong khuôn viên trường hiện nay

Tượng đài Thánh Giuse còn lại trong khuôn viên trường hiện nay. Trước năm 1975 là hồ nuôi cá.

Chung quanh họ đạo còn xây dựng những tượng đài Đức Mẹ theo năm thángDucMe_1

Tượng đài Đức Me khu 2 xây dựng năm 1961

Tượng đài Đức Me khu 2 xây dựng năm 1961

Tượng đài Đức Mẹ khu 1 xây dựng năm 2000

DucMe_3

Tượng đài Đức Mẹ khu 3 xây dựng năm 2002

   DucMe_4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tượng đài Đức Mẹ khu 4 xây dựng năm 2001

 

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Trải qua hơn 100 năm và qua 3 thế kỷ, Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, tên chính thức là Vương cung Thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội (Immaculate Conception Cathedral Basilica) vẫn đẹp lộng lẫy, tráng lệ và uy nghiêm; được coi là một tuyệt tác kiến trúc đô thị Sài Gòn.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Đây là một công trình nhà thờ Công giáo nói riêng và tôn giáo nói chung rất đặc sắc, có quy mô thuộc loại lớn nhất ở Việt Nam. Cùng với một số công trình lân cận ở quận 1 như Nhà Bưu Điện trung tâm, Nhà hát thành phố, Bệnh viện Nhi Đồng 2…; Nhà thờ Đức Bà là một công trình tiêu biểu tạo nên bộ mặt kiến trúc đô thị Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Nhà thờ – một kiến trúc đi cùng một loại hình tôn giáo mới đã được các nhà truyền giáo du nhập vào nước ta từ thế kỷ 16. Tới thế kỷ 19, nhà thờ và đạo Thiên chúa phát triển mạnh mẽ theo chân các đoàn quân viễn chinh Pháp. Ngay sau khi người Pháp chiếm Sài Gòn – Gia Định lần thứ 2 (năm 1862), cùng với việc xây dựng đô thị, phát triển Sài Gòn thành thủ phủ của Nam Kỳ, chính quyền Pháp đã cho xây dựng nhà thờ để làm nơi hành lễ cho các tín đồ Công giáo. Nhà thờ đầu tiên được xây dựng ở đường số 5 (nay là đường Ngô Đức Kế), vốn là một ngôi chùa cũ của người Việt bị bỏ hoang do chiến tranh.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được xây năm 1877,với tổng kinh phí khoảng 2,5 triệu France Pháp theo tỷ giá thời bấy giờ. Công trình dài 91 m; rộng 35,5 m; vòm mái chính cao 21 m và hai tháp chuông cao gần 57 m. Toàn bộ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Sau 3 năm xây dựng, vào dịp lễ Phục sinh, ngày 11 tháng 4 năm 1880, lễ cung hiến và khánh thành công trình được cố đạo Colombert tổ chức trọng thể với sự có mặt của Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
. Mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch làm tại Marseille để trần, không tô trát, không bám bụi rêu (đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi).
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Ban đầu, kiến trúc hai tháp chuông nhà thờ không như bây giờ. Hai tháp chuông này được xây dựng bổ sung mái chóp năm 1895. Tháp chuông nằm phía mặt trước, đối xứng hai bên, sau khi hoàn thành có chiều cao 57,6m; chứa 6 quả chuông đồng lớn có tổng trọng lượng 28,85 tấn. Trên đỉnh mỗi tháp có thánh giá, chiều cao từ mặt đất tới đỉnh thánh giá là 60,5m. Hai tháp chuông tuy được hoàn thiện sau nhưng lại góp phần làm tăng giá trị kiến trúc của công trình, làm công trình trở nên hoàn mỹ.
nha-tho-duc-ba (9)
Trước Nhà thờ là một vườn hoa ngăn cách với sảnh Nhà thờ bằng một lối giao thông trên quảng trường. Năm 1903, chính quyền Pháp cho xây dựng bức tượng đồng Pigneau de Béhaine (còn gọi là Giám mục Adran vì vị này làm Giám mục hiệu tòa Adran) dẫn hoàng tử Cảnh (con vua Gia Long) để ca ngợi công lao của nước Pháp “bảo hộ”, “khai hóa” cho Việt Nam. Tới năm 1945, bức tượng đồng này bị phá bỏ, nhưng phần bệ tượng hình trụ bằng đá hoa cương màu đỏ vẫn còn. Năm 1959, Linh mục GiPhạm Văn Thiên, cai quản Giáo xứ Sài Gòn bấy giờ, đi dự đại hội Thánh Mẫu ở Vatican, đã đặt tạc một tượng Đức Mẹ Hòa Bình bằng loại đá cẩm thạch quý hiếm. Tượng được gửi từ Roma – Ý về Sài Gòn – Việt Nam bằng đường thủy. Ngày 16 tháng 2 năm 1959, Linh mục GiPhạm Văn Thiên đã làm lễ dựng tượng trên bệ đài (vẫn còn để trống kể từ năm 1945) và dâng tước hiệu Nữ Vương Hòa Bình. Sau đó 1 ngày (17/2/1959), Hồng y Aganianian từ Roma tới Sài Gòn để chủ tọa lễ bế mạc Đại hội Thánh Mẫu, đã làm phép cho bức tượng. Và từ đó Nhà thờ có tên là Nhà thờ Đức Bà.

 

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Lối vào Thánh Đường-Nơi những đôi uyên ương thường đến ghi lại hình ảnh kỷ niệm . Sau gần 140 năm, nhà thờ Đức Bà đã trở thành một công trình kiến trúc biểu tượng của Sài Gòn. Nằm ở trung tâm quận 1, lại là nhà thờ Chánh tòa của Tổng giáo phận TP HCM nên đây là địa điểm người dân thường tập trung về vào các dịp lễ, Tết, nhất là Noel.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Nội thất thánh đường bao gồm chính điện (gian chính) ở giữa, và hai gian phụ hai bên, tiếp theo là dãy nhà nguyện. Chính điện có chiều cao 21m, ngăn cách với hai không gian phụ bằng hàng cột cuốn vòm kết hợp với trụ thép đỡ vòm mái. Không gian làm lễ và cầu nguyện này có thể chứa được 1200 người. Dãy nhà nguyện hai bên là nơi đặt những bàn thờ nhỏ, có những bệ thờ và tượng thánh bằng đá tinh xảo. Bàn thờ chính nơi Cung Thánh được làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối có hình 6 vị thiên thần đỡ mặt bàn thờ. Bệ thờ được chia làm 3 khoang, cũng là những tác phẩm điêu khắc có nội dung điển tích đạo Thiên chúa. Trên tường có 56 ô cửa kính màu có nội dung mô tả các nhân vật, sự kiện trong Kinh Thánh, nhưng cũng xen kẽ rất nhiều họa tiết và hình tượng phương Đông. Đáng tiếc các ô cửa kính nay còn nguyên vẹn rất ít.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Kiến trúc của thánh đường đã tạo nên một hiệu ứng ánh sáng tuyệt vời trong nội thất, cho một cảm giác tĩnh lặng, thánh thiện và trang nghiêm. Ánh sáng huyền ảo cũng làm các chi tiết kiến trúc, nội thất bên trong thánh đường nổi bật và đẹp hơn.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

 

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Các góc nguyện trong thánh đường.
nha-tho-duc-ba (8)
Ngoài kiến trúc đặc sắc, bên trong nhà thờ Đức Bà còn có những “cổ vật” đặc biệt mà không nhiều người được biết, ở 2 tháp chuông cao gần 58 m và gác đàn nằm tại ngọn tháp này (đối diện bàn thờ chính). Trong ảnh là cầu thang duy nhất dẫn lên tháp chuông nhà thờ, rộng khoảng 40 cm.
nha-tho-duc-ba (1)
Tháp chuông ban đầu của nhà thờ chỉ cao có 36,6m và không có mái. Sau khi phần tháp chuông được cải tạo và xây thêm mái chóp (năm 1895); có chiều cao là 57,6m – là tháp chuông nhà thờ cao nhất Việt Nam. Hai tháp chuông chứa 6 quả chuông lớn (6 âm):Ba quả chuông to nhất là Son nặng 8.745 kg, chuông La nặng 5.931 kg, Si nặng 4.184 kg kg, Đô nặng 4.315 kg, Rê nặng 2.194 kg và chuông Mi nặng 1.646 kg. Tổng trọng lượng các quả chuông là gần 30 tấn, đều được đúc ở Pháp năm 1879. Đặc điểm của chuông nhà thờ là có âm sắc riêng không thể lẫn vào đâu.
nhà thờ đức bà sài gòn
Sàn được lót sơ sài bằng những miếng gỗ nhỏ cách khoảng, nhìn xuống sâu hút, lạnh người. Tháp bên phải chứa 4 quả, là các âm sol, si, rê, mi; tháp bên trái chứa 2 quả, là các âm la, đô. Bộ chuông này được chế tạo ở Pháp và có những họa tiết rất tinh xảo. Chỉ vào đêm Giáng sinh, tất cả 6 quả chuông mới cùng vang lên, tiếng chuông ngân xa tới 10km…
nha-tho-duc-ba (3)
Giữa 4 quả chuông của tháp bên phải (phía Bưu điện thành phố) là một cầu thang nhỏ dẫn lên đỉnh ngọn tháp. Trên đó có 4 cửa và ban công, từ đây có thể ngắm mọi hướng của thành phố. Hiện, cả 2 tháp chuông đều bị xuống cấp nghiêm trọng, mỗi lần mưa nước đều tạt vào trong.
nha-tho-duc-ba (10)
Những chiếc chuông được điều khiển bằng điện từ bên dưới. Riêng ba quả chuông lớn trước khi đánh đều được khởi động bằng cách đạp (vì quá nặng) cho lắc trước khi bật rờle điện.
nha-tho-duc-ba (6)
Ở mặt trước công trình, giữa hai tháp chuông, dưới đỉnh mái có một đồng hồ. Nhìn trên mặt đứng công trình, mặt của chiếc đồng hồ này như một ô cửa sổ, nhưng bên trong nó là một bộ máy khá đồ sộ, nặng tới hơn 1 tấn. Chiếc đồng hồ này được sản xuất tại Thụy Sỹ năm 1887, và dù cũ kỹ và thô sơ, nó vẫn hoạt động khá chính xác.
nha-tho-duc-ba (4)
Để điều chỉnh đồng hồ, phía sau máy có một chiếc đồng hồ to cỡ đồng hồ báo thức. Chỉ cần theo dõi chiếc đồng hồ con này, có thể biết đồng hồ lớn chạy chậm, nhanh, đúng hay sai giờ
nha-tho-duc-ba (5)
Bộ máy đồng hồ to như một chiếc tủ loại lớn, cao khoảng 2,5 m, dài khoảng 3 m và ngang độ hơn một mét.
nha-tho-duc-ba (7)
Phía trên cửa chính là gác đàn – nơi chứa cây đàn organ ống, một trong những cây đàn cổ nhất Việt Nam. Đây là cây đàn được sản xuất thủ công hoàn toàn, phục vụ cho những nghi lễ của Nhà thờ. Nó được các chuyên gia nước ngoài làm thủ công, thiết kế riêng để âm thanh đủ cho cả nhà thờ nghe, không nhỏ mà cũng không ồn. Phần thân đàn cao khoảng 3 m, ngang chừng 4 m, dài 2 m chứa những ống hơi bằng nhôm đường kính khoảng 10 cm.Nhưng hiện nay cây đàn đã bị hỏng hoàn toàn do bị mối ăn phần gỗ bàn phím điều khiển bằng tay.

 

nha-tho-duc-ba (11)
Phần điều khiển đàn nằm riêng nối với thân đàn bằng những trục, có những phím đàn như đàn organ bình thường hiện nay dùng tay gõ và những phím to đặt dưới sàn nhà (dài chừng 3m, ngang khoảng 1m) để người điều khiển đàn đạp lên khi dùng nốt trầm. Bên trong đàn được thiết kế tương tự đàn piano nhưng phức tạp hơn. Đàn còn có những thanh gõ lớn để đập vào phần dưới các ống hơi phát ra âm thanh, tương tự kiểu đánh đàn K’lông Pút của Tây Nguyên. Tuy nhiên, do thiếu bảo quản nên đàn đã hỏng hoàn toàn (bị mối ăn phần gỗ bàn phím điều khiển bằng tay).
Nha tho Duc Ba
Mặt trước thánh đường là một công viên với bốn con đường giao nhau tạo thành hình thánh giá. Trung tâm của công viên là bức tượng Đức Mẹ Hòa bình (hay Nữ vương Hòa bình). Tượng do nhà điêu khắc G. Ciocchetti thực hiện năm 1959. Tên của tác giả được ở trên tà áo dưới chân, phía bên trái của bức tượng. Bức tượng cao 4,6 m, nặng 8 tấn, bằng đá cẩm thạch trắng của Ý, được tạc với chủ đích để nhìn từ xa nên không đánh bóng, vì vậy mà toàn thân tượng, kể cả vùng mặt vẫn còn những vết điêu khắc thô. Tượng Đức Mẹ trong tư thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu, trên trái địa cầu có đính cây thánh giá, mắt Đức Mẹ đăm chiêu nhìn lên trời như đang cầu nguyện cho Việt Nam và cho thế giới được hoà bình. Chân Đức Mẹ đạp đầu con rắn (mà hiện nay, đầu con rắn đã bị bể mất cái hàm trên). Trên bệ đá, phía trước bức tượng, người ta có gắn một tấm bảng đồng với hàng chữ Latinh: REGINA PACIS – OPRA PRONOBIS – XVII. II. MCMLIX Nghĩa là: NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH – CẦU CHO CHÚNG TÔI – 17.02.1959 Phía dưới bệ đá, người ta đã khoét một cái hốc chỗ giáp với chân tượng Đức Mẹ, trong đó có một chiếc hộp bằng bạc, chứa những lời kinh cầu nguyện cho hoà bình của Việt Nam và thế giới. Những lời cầu nguyện đó được viết lên trên những lá mỏng bằng những chất liệu khác nhau như bằng vàng, bạc, thiếc, nhôm, giấy, da và đồng, được gởi tới từ nhiều miền của Việt Nam, kể cả từ một số vùng ngoài miền Bắc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn là một trong những di tích kiến trúc – lịch sử-văn hóa có vị thế quan trọng bậc nhất của thành phố. Cái vị thế đó đảm bảo cho nó mãi mãi là một thứ di sản trong tâm linh, tình cảm và ký ức mọi người.

Chùa Linh Phước – chùa Ve Chai

Linh Phước tự tọa lạc trên một khu đất nằm bên phải quốc lộ 20 – đường từ Đà Lạt đi Cầu Đất, thuộc địa bàn Trại Mát, phường 11.Cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 8 km về phía Đông Bắc. Chùa có diện tích 6.666,84 m2.

chùa linh phước đà lạt
Năm 1990 dưới sự thiết kế và chỉ huy thi công của Thầy Trụ trì đời thứ năm là Thượng Tọa Thích Tâm Vị và sự đóng góp của Phật tử địa phương cùng Phật tử các nơi, Chùa đã được xây dựng lại toàn bộ như ngày nay.

chùa linh phước đà lạt
Chùa được khởi công xây dựng vào năm 1949 và hòan thành vào năm 1952 do Phật tử địa phương phát tâm đóng góp.

chùa linh phước đà lạt

 

 

 

 

chùa linh phước đà lạt
Chùa Linh Phước được xây dựng năm 1949 đến năm 1950 mới hoàn thành, chùa còn được gọi là “Chùa Ve Chai” vì chùa được khảm bằng những mảnh sành sứ khá độc đáo và bắt mắt, chỉ riêng tượng con rồng dài 49 m mà lượn vòng ngoài sân chùa được khảm 12.000 vỏ chai bia. Vì ngôi chùa có kiến trúc khảm sành sứ đặc sắc nên rất nổi tiếng tại Đà Lạt, là một ngôi chùa độc nhất vô nhị với lối kiến trúc này tại Đà Lạt.

 

chùa linh phước đà lạt
Chánh điện chùa dài 33 m, rộng 12 m có 2 hàng cột rồng khảm sành, bên trên là nhiều bức phù điêu khảm sành giới thiệu về lịch sử Phật Thích Ca và những điển tích trong các kinh Pháp hoa, kinh A di đà.
chùa linh phước đà lạt
Phía sau Tổ đường có bức phù điêu Thập bát La Hán và Thập mục Ngưu đồ, tất cả đều có vẻ đẹp hoành tráng đến kì vĩ. Riêng lầu 1 có gian thờ 108 tượng “Thiên thủ thiên nhãn”, trong nội điện là tượng Phật Thích Ca cao 4,9m kể cả tòa sen, phía trước được làm bằng bê-tông cốt thép, bên ngoài thếp vàng, phía trước là bức “Cửu long môn” uốn mình chầu Phật
chùa linh phước đà lạt
Riêng lầu 1 có gian thờ 108 tượng “Thiên thủ thiên nhãn”, trong nội điện là tượng Phật Thích Ca cao 4,9m kể cả tòa sen, phía trước được làm bằng bê-tông cốt thép, bên ngoài thếp vàng, phía trước là bức “Cửu long môn” uốn mình chầu Phật.
chùa linh phước đà lạt
Trước sân chùa có tượng Phật Quan Thế Âm được kết bằng hoa bất tử cao 18 m, đây là một kỷ lục Châu Á được làm năm 2010, pho tượng được kết bằng 600 ngàn bông hoa bất tử do 600 phạt tử và 30 nghệ nhân làm việc trong 20 ngày, hiện nay vẫn còn giữ nguyên vẹn.

 

 

chùa linh phước đà lạt
Trước Hoa Long Viên là tòa Linh Tháp 7 tầng cao 36 m có treo Đại Hồng Chung cao 4,3 m, miệng chuông rộng 2,33 m, nặng 8.500 kg, được đúc vào năm 1999 và được xem là chuông nặng nhất Việt Nam.
chanhdien-0
Đại lão hòa thượng Minh Hạ Đức. Tượng được tạc bằng sáp và đặt tại chánh điện chùa Linh Phước từ tháng 12/2011.
chùa linh phước đà lạt
Đại lão Hòa thượng Minh Hạ Đức, thế danh Nguyễn Khắc Dần, sinh năm 1901 tại Quảng Ngãi. Năm 17 tuổi, ông xuất gia tu học tại chùa Sắc Tứ Phước Quang ở Quảng Ngãi. Ông là người rất tinh thông về Nho học và còn học thêm về đông y để cứu đời, khai đạo. Nhiều người lần đầu tiên nhìn thấy đã ngỡ ngàng vì pho tượng giống người thật ở mọi chi tiết như tóc, chân tóc, nếp nhăn…

 

 

 

 

Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp

Giống hoa lan kỳ lạ này có đầu và cánh hoa trắng muốt giống như chim hạc đang bay.

Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Hoa Pecteilis radiate khiến nhiều người liên tưởng tới những chú chim.
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Cánh hoa tua rua trắng muốt giống như cánh chim.
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Kết hợp với phần thân và đầu hoa, Pecteilis radiate hiện lên như phiên bản thực vật của một chú chim đang sải cánh
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Loài hoa lạ này có tên khoa học là Pecteilis radiate.
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Trông rất giống một con cò trắng đang sải cánh, hoa cò trắng một giống phong lan quý hiếm
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Đây là loài đặc hữu ở các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga.
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Pecteilis radiate có nhiều tên gọi như White Egret Flower, Fringed Orchid, Habenaria radiate, hay Sagiso.
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Ở Việt Nam, hoa được nhiều biết đến với tên gọi Lan Bạch Hạc hay Diệc Bạch.
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Hoa có vẻ đẹp quý phái và tinh tế.
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Sắc hoa trắng tinh khôi.
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Pecteilis radiate có chiều cao từ 15 đến 50cm.
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Hoa nở chủ yếu từ tháng 7 tới tháng 8 hàng năm.
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Mỗi bông có đường kính khoảng 3cm.
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Hoa thích hợp với vùng khí hậu ôn hòa và nhiều nước.
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Tuy nhiên loài hoa hiếm này đang đứng bên bờ tuyệt chủng.
Loài hoa hình chim hạc sải cánh tuyệt đẹp
Nhiều nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu để cứu lấy loài hoa tuyệt đẹp này.

 

 

Công dụng chữa bệnh của các loài hoa

Mỗi loài hoa lại có một công dụng chữa bệnh khác nhau. Thậm chí có loài hoa còn chữa được cả những bệnh nan y mà y học hiện đại bó tay.

Kim cúc (cúc hoa vàng)

Hoa cúc vàng

 

Kim cúc còn gọi là cúc hoa vàng hay hoàng cúc Đông y cho rằng kim cúc vị đắng – cay, tính hơi ôn, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt sưng đau, đau mắt đỏ có sưng, đau đầu chóng mặt, chữa cảm lạnh, cúm, viêm não nhẹ, viêm mũi, viêm da mủ, viêm vú, hoa mắt, huyết áp cao, viêm gan, kiết lỵ, chảy nước mắt nhiều…

Lan phi điệp

Lan Phi Diệp còn có tên gọi khác như Hoàng thảo đùi gàCông dụng chữa bệnh của các loài hoa (P1), Sức khỏe đời sống, Hoa chua benh, cong dung chua benh, hoa kim cuc, hoa lan, hoa ngoc lan, hoa mau don, hoa do quyen, hoa beo tay, hoa hong, suc khoe, bao
Lan Phi Diệp còn có tên gọi khác như Hoàng thảo đùi gà

 

Lan Phi Diệp còn có tên gọi khác như Hoàng thảo đùi gà, Hoàng thảo cẳng gà, Hoàng thảo dẹt, Huỳnh thảo, Co vàng sào (Thái), lan Phi điệp, Phi điệp kép. Cây được dùng trong y học  cổ truyền với tên thuốc là Thạch hộc hay Kẹp thảo. Có tác dụng chữa chứng suy nhược cơ thể, thần kinh suy nhược, đau họng và yếu sinh lý ở nam giới. Cây được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là thạch hộc hay kẹp thảo.

Hoa ngọc lan

Hoa ngọc lan

Hoa ngọc lan chủ yếu dùng để uống trà, trà hoa ngọc lan có công dụng làm đẹp da, giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể được tốt hơn.

Hoa mẫu đơn

Hoa mẫu đơn

Mẫu đơn là loài hoa vương giả sang trọng ở Trung Quốc biểu tượng cho sự giàu có, thịnh vượng, sắc đẹp. Ở Nhật Bản, Mẫu Đơn tượng trưng cho cuộc hôn nhân hạnh phúc với nhiều con cháu.

Hoa đỗ quyên

Hoa đỗ quyên

Vị chua ngọt, tính ấm, sắc nước ấm, sắc nước uống có tác dụng trị nôn ra máu, chảy máu mũi. Hoa đỗ quyên trắng hầm với móng giò lợn, chữa chứng ra khí hư…

Hoa bèo tây

Hoa bèo tây( hay hoa lục bình)

Hoa hơi ngọt, tính mát, có tác dụng an thần, lợi tiểu, giải độc, trừ phong nhiệt. Khi ho hen ho đàm hoặc ho gió, chưng một nắm hoa với đường phèn uống, kết hợp thêm hoa hoè hoa khế càng tốt. Người cao huyết áp mãn tính dùng hoa chế trà uống mỗi ngày cũng có tác dụng bình ổn.

Hoa hồng

Hoa hồng

Theo y học cổ truyền, hoa hồng có vị ngọt, tính ấm,tác dụng hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, tiêu sưng. Người Trung Quốc và nhiều nước châu Á đã dùng hoa hồng để chữa bệnh từ rất lâu đời.

Hoa quỳnh

Hoa quỳnh

Hoa quỳnh chữa được rất nhiều bệnh như: sỏi thận, niệu quản, bàng quang theo kinh nghiệm dân gian: Hoa quỳnh thu hái lúc mới nở, để tươi hoặc phơi, thái nhỏ, tẩm mật, sao vàng. Hãm với nước sôi như pha trà hoặc sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống 1 lần trong ngày. Liều dùng hằng ngày: 20-30 g, dùng liền trong vài tuần.

Hoa kim ngân

Hoa kim ngân

Hoa kim ngân là vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc…

Hoa dâm bụt
Hoa dâm bụt: Dược liệu này vị ngọt, trơn nhầy, tính bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, tiêu sưng…

Hoa nhài ( Hoa lài)
Hoa nhài: Hoa nhài có thể trị đau đầu và ho. Biện pháp sử dụng hoa nhài đơn giản nhất là uống trà hoa nhài. Trà hoa nhài có thể được sử dụng để điều trị đau đầu, ho và bệnh thấp khớp…
Hoa cúc bách nhật ( Hoa cúc áo)
Hoa cúc bách nhật: Theo y học cổ truyền, cúc bách nhật vị ngọt tính bình có công dụng thanh can tán kết (làm mát tạng can và làm mất hiện tượng kết tụ), làm sáng mắt, ngừng ho hen, chữa đau đầu….
Hoa mào gà

Hoa mào gà: Theo Đông y, hoa mào gà đỏ có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, chỉ huyết, chỉ lỵ. Dùng chữa trĩ lậu hạ huyết, xích bạch hạ lỵ, thổ huyết.

Hoa Sim tímSim: Theo tài liệu Đông y, cây sim rừng chứa khá nhiều chất sắc. Bên cạnh những sản phẩm từ sim rừng như trà hoa sim, rượu, mật, xi-rô… Không dừng lại ở những ứng dụng trong lĩnh vực thực phẩm, các bộ phận của cây sim rừng, từ thân, lá, rễ đến quả, hoa còn là những bị thuốc tốt đối với sức khỏe.

Hoa thủy tiên
Hoa thủy tiên: Ít ai có thể biết rằng thủy tiên với vẻ đẹp quý phái, hương thơm dịu mát không chỉ tô điểm cho hương vị ngày xuân thêm ấm áp mà còn được dùng làm thuốc.
Cong dung chua benh cua cac loai hoa P1

Theo dược học cổ truyền, Hoa thủy tiên vị đạm, tính mát; rễ cây hoa vị đắng, tính lạnh, có công dụng khứ phong, thanh nhiệt, hoạt huyết điều kinh, tiêu thũng giải độc. Được dùng chữa kinh nguyệt không đều, mụn nhọt, viêm loét tuyến vú, quai bị viêm hạch…

Tóc tiên leo
Tóc tiên leo: Theo Đông y, tóc tiên leo có vị ngọt đắng, tính hàn, có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận táo, sinh tân hóa đờm, lợi tiểu. Hạt có tác dụng nhuận tràng. Một số bài thuốc thường dùng: Chữa cảm sốt gây háo khát; Chữa táo bón; Chữa các chứng tân dịch hao tổn, miệng khô khát sau ốm dậy, da xanh, gầy, người mệt mỏi …
Hoa cúc trắng
Hoa cúc trắng: Đây cũng là loại hoa dùng để pha trà rất tốt cho sức khỏe. trà này có công dụng làm nhuận da khiến da trở nên hồng hào và thanh nhiệt, giải độc.

Cúc vạn thọ
Cúc vạn thọ: Hoa cúc vạn thọ rất được ưa chuộng và được trồng phổ biến ở Việt Nam dùng để trang trí sân vườn, làm cây cảnh, phục vụ cúng, lễ và trưng bày trong dịp Tết Nguyên đán. Ngoài ra vạn thọ còn có tác dụng xua đuổi côn trùng có hại, dùng lá để chữa bệnh nấc cụt.
Cong dung chua benh cua cac loai hoa P1
Theo kinh nghiệm dân gian, dùng hoa cúc vạn thọ, giã nát, trộn với ít đường, hấp chín, nghiền nát, chắt nước uống, có tác dụng chữa kiết lỵ. Nếu phối hợp với húng chanh, hoa đu đủ đực, đường phèn, hấp chín, chắt lấy nước uống có tác dụng chữa go gà và viêm phế quản.
Bồ công anh

Bồ công anh: Hàm lượng magiê cao trong bồ công anh rất tốt cho những bệnh nhân loãng xương, còi xương. Bồ công anh có tác dụng nâng đỡ và tăng cường hoạt động của các cơ quan nội tạng trong cơ thể, chữa suy nhược, biếng ăn.
Bồ công anh

Bồ công anh còn có tính lọc máu, tẩy độc cho cơ thể và làm gia tăng sức đề kháng. Bồ công anh còn chữa viêm loét dạ dày, ung thư vú, mụn nhọt, ghẻ lở, các bệnh ngoài da, giúp làn da tươi sáng, trẻ hóa, ngừa ung thư nhờ tác dụng tăng cường thải độc cho gan.
Hoa đại (hoa sứ)
Hoa đại (hoa sứ): Cây hoa đại hay còn gọi là bông sứ, tên khoa học của cây là Plumeria rubra L.var.acutiforia Bailey, thuộc họ Trúc Đào. Theo Đông y, hoa đại có tác dụng thông phế khí, tiêu đàm, thanh nhiệt, giải độc. Thời xưa, dân gian sử dụng hoa đại phơi khô để dùng làm thuốc chữa ho, kiết lị, đi lỏng. Ngày nay, hoa đại còn được dùng để trị cao huyết áp…
Hoa atisô
Hoa atisô: Trong đông y, hoa atisô dùng trong các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, tiểu đường thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể… Hoa atisô có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh.
Hoa atisô
Hoa atiso chứa protein, lipid, glucid (chủ yếu là inulaza rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường), mangan, sắt, các vitamin A, B1, B2 và vitamin C, giúp ăn ngon, bổ tâm can, lọc máu giải độc. Người ta còn chẻ hoa atisô nhỏ ra, rồi hầm với xương, thịt heo hoặc thịt bò ăn rất tốt.

Lăng mộ tiền tỷ của người cõi âm – Huế

Đi qua làng An Bằng (xã Vinh An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên- Huế) theo đường tỉnh lộ 49 xuôi từ biển Thuận An về Phá Tam Giang, người ta dễ dàng bắt gặp những ngôi mộ được xây vô cùng cầu kỳ và tốn kém.

ngôi mộ tiền tỉ trên đất Huế
Theo phong tục từ xưa của các xã vùng biển nơi này, người dân có tục lệ thể hiện chữ hiếu bằng việc xây lăng mộ hoành tráng cho người chết. ‘Tại đây có mấy nghìn cái lăng, cái mô cũng từ 200 triệu trở lên, cái đắt hơn tầm 2 tỷ hoặc hơn nữa’, người dân .
ngôi mộ tiền tỉ trên đất Huế
Hầu hết khu mộ đều có những cột trụ hoành tráng hay lối vào được đắp rồng phượng để thể hiện sự cường thịnh về một dòng họ nào đó ở làng An Bằng
ngôi mộ tiền tỉ trên đất Huế
Từ đầu làng là những căn biệt thự đẹp đẽ nhưng bỏ hoang, rồi nở rộng ra đến tận sát ven biển là hàng trăm những ngôi mộ lớn nhỏ được xây màu sắc và bề thế. Các ngôi mộ được xây dựng theo nguyên mẫu của các lăng tẩm Huế được thu nhỏ, mức độ tinh xảo không hề thua kém.
ngôi mộ tiền tỉ trên đất Huế
Người dân các xã vùng biển của tỉnh Thừa Thiên- Huế còn có ý nghĩ lăng mộ cho người quá cố như “manh chiếu giữa làng”. Vì vậy họ thường xây lăng thật đẹp, hơn lăng của những gia đình khác nên chuyện đập lăng cũ xây lăng mới là chuyện thường diễn ra. Mới đây, gia đình ông Nguyễn Văn Kiêm ở làng An Bằng đã đập bỏ lăng cũ được xây chừng dăm năm trước với kinh phí gần 300 triệu đồng để xây một lăng mới trị giá gần 1 tỷ đồng.
thanh_pho_lang_AnBang
Không chỉ những gia đình giàu có, có sự giúp sức của Việt kiều mới xây lăng mộ hoành tráng. Trên thực tế, rất nhiều gia đình nghèo khó ở những địa phương này vẫn xây biệt thự lăng mộ để báo hiếu theo tục lệ.

 

ngôi mộ tiền tỉ trên đất Huế
Từ trên tháp chuông của nhà thờ An Bàng nhìn xuống một góc nghĩa trang trong làng.
thanh_pho_ma_An_Bang
Đi vào khu lăng mộ được gọi là “Thành phố người âm” này không hề khiến bạn có cảm giác âm khí hay hoảng sợ khi vào nghĩa trang mà thấy tò mò bởi những thành quách, phù điêu, tượng phật được chạm khắc tỉ mỉ cùng màu sắc bắt mắt, rồng phượng quấn quanh xà cột cùng đủ loài tứ linh canh giữ.
thanh_pho_lanh_An_Bang
Mỗi lăng mộ được xây một kiểu với số tiền tỷ, có những ngôi mộ lên đến nhiều tỷ đồng. Khu lăng mộ này được người ta kháo nhau là đi ba ngày không hết và không có người dẫn chắc chắn sẽ lạc đường trong mê cung.
lanh_mo_o_An_Bang
Người ta đổ ra hàng đống tiền để xây nên những ngôi mộ như thế này. Có thể là mộ của một người hoặc của một dòng tộc cùng tập trung lại.
lang_An_Bang
“Cuộc sống trần gian chỉ là tạm bợ, chóng qua, còn cuộc sống bên kia thế giới mới là vĩnh cửu”. – Lý giải này đã khiến người ta mỗi ngày một xây mộ to hơn ở An Bàng – vùng đất của những người dân chài với khá nhiều Việt kiều quay trở về xây dựng mộ trên quê hương bản quán.
ngôi mộ tiền tỉ trên đất Huế
Ở nghĩa trang Vĩnh Hằng (Ba Vì, Hà Nội) những khu lăng mộ với lối vào hoàng tráng cầu kỳ như thế này rất nhiều
ngôi mộ tiền tỉ trên đất Huế
Vào bên trong nghĩa trang , nhiều người choáng ngợp trước sự đồ sộ, lối kiến trúc cầu kỳ của nhưng khu mộ phần mà người còn sống xây dựng cho người đã khuất hoặc “để dành” lúc bản thân mình “nằm xuống”.
ngôi mộ tiền tỉ trên đất Huế
Những khu lăng mộ đẹp đẽ với cây xanh, ghế đá, thảm cỏ xanh mướt…
ngôi mộ tiền tỉ trên đất Huế
…nếu không tận mắt thấy, ít ai ngờ được rằng đây lại là khuôn viên trong nghĩa trang dành cho người mất
ngôi mộ tiền tỉ trên đất Huế
Với những ngôi mộ đẹp đẽ như biệt thự ở nghĩa trang Vĩnh Hằng, nhiều gia đình còn thuê cả người làm để hương khói cho người đã khuất đồng thời hàng ngày dọn dẹp chăm sóc cây cảnh
chua_o_An_Bang
Ngôi chùa nhỏ cuối làng nhìn ra biển khơi, nơi trước kia từng là một làng chài, nay là nghĩa trang khổng lồ cho những người con đất biển.

 

 

6 chợ nổi độc đáo ở miền Tây

Chợ nổi là một nét đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ. Nếu có dịp về đây, bạn đừng quên ghé qua các khu chợ nổi, mang về thật nhiều hoa quả.

Ở Nam Bộ với mạng lưới kênh rạch chằng chịt, con người gắn bó với cuộc sống sông nước miệt vườn. Chợ nổi là một hình thức sinh hoạt độc đáo. Đồng bằng sông Cửu Long có 6 chợ nổi lớn: chợ nổi Cái Răng Cần Thơ, chợ nổi Phụng Hiệp Hậu Giang và chợ nổi Cái Bè Tiền Giang….. Trong đó, chợ nổi Phụng Hiệp được xem là chợ nổi độc đáo nhất và lớn nhất.

1. Chợ nổi Ngã Bảy – Hậu Giang

Chợ Ngã Bảy, còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp, là một chợ nổi thuộc thị xã Ngã Bảy được hình thành từ năm 1915. Đây là chợ nổi nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân miền sông nước đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây không chỉ nơi buôn bán hàng hóa mà còn là địa điểm thu hút khách du lịch.

6 chợ nổi độc đáo ở miền Tây

Chợ hình thành từ năm 1915, hầu hết các con sông đều đổ ra Ngã Bảy. Lúc bấy giờ, có hơn 300 chiếc thuyền tụ tập về đây mỗi ngày. Đây có thể được xem là trung tâm đầu mối và là chợ nổi khá sầm uất. Cũng chính ngay chợ Ngã Bảy đã hình thành nghề xóm làm ghe (chèo), làng nghề đóng ghe truyền thống ở đầu “doi” Tân Thới Hoà, doi Chành, doi Cát dài hơn 1 km tồn tại trên nửa thế kỷ với mấy trăm hộ ăn nên làm ra cũng nhờ chợ Ngã Bảy

Chợ nổi Ngã Bảy – Hậu Giang

Chợ nổi Ngã Bảy ra đời sau 10 năm đào kinh xáng, bảy ngã sông hình thành (Cái Côn, Búng Tàu, Mang Cá, Sóc Trăng, Lái Hiếu, Xẻo Môn, Xẻo Dong). Do sức lan toả, tác động quá lớn, vùng trung tâm lập tức trở thành đầu mối giao thông thuỷ lớn nhất Nam Kỳ song hành với một trung tâm giao thương hàng hoá lớn của cả miền cực Nam, tác động mạnh đến thị trường nông sản miền Tây. “Ngôi sao Phụng Hiệp” – như người Pháp thường gọi – còn được dự kiến lập thành thương cảng cho cả vùng Hậu Giang mênh mông ngày trước.

Chợ nổi Ngã Bảy – Hậu Giang

Chợ nổi Ngã Bảy là chợ đầu mối chuyên mua bán sỉ các loại trái cây, hàng nông sản của địa phương. Hàng hoá tập trung ở đây với số lượng lớn. Mỗi mặt hàng đã được phân loại cho đồng đều về chất lượng, kích cỡ và đóng vào thùng giấy. Nếu như dân địa phương và các vùng lân cận thường sử dụng các ghe, xuồng chở các mặt hàng nông sản đến đây tiêu thụ, thì những ghe có trọng tải lớn là của thương lái thu mua trái cây tỏa đi khắp nơi.

Du khách sẽ được thấy cảnh bạt ngàn màu sắc của trái cây, rau quả, các đồ dùng sinh hoạt miền sông nước. Đặc biệt là màu đỏ tươi của chôm chôm, măng cụt, vị thơm của sầu riêng. Mỗi thuyền chỉ bán một loại trái cây hay mặt hàng thì nó sẽ được treo lơ lửng trên một cây sào cao gọi là cây bẹo như là một cách quảng cáo

2. Chợ nổi Ngã Năm – Sóc Trăng

Là tên gọi của khu chợ nổi tiếng ở thị trấn Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, nằm ở vị trí giao nhau của năm con sông: Cà Mau, Vĩnh Quới, Long Mỹ, Thạnh Trị và Phụng Hiệp. Đây là chợ nổi khá lâu đời và cũng nhộn nhịp nhất đồng bằng sông Cửu Long.

Chợ nổi Ngã Năm – Sóc Trăng

Ngay khi mới hình thành Ngã Năm, người dân nơi đây cũng đã nhanh chóng tụ họp giao thương buôn bán tại khu vực này và chợ nổi Ngã Năm xuất hiện kể từ đó. Người bán, kẻ mua đều dùng xuồng, ghe để di chuyển và thực hiện các giao dịch trên sông.

Chợ nổi Ngã Năm – Sóc Trăng

Khác với những khu chợ nổi khác, chợ Ngã Năm bắt đầu họp từ lúc 3h sáng, đến 5h thì chợ đông đúc hơn nhưng 8h phiên chợ bắt đầu tan. Từ xa xa du khách sẽ thấy những cây bẹo treo lủng lẳng hàng hóa như cải bắp, khoai tây, cà chua, hành, tỏi, ớt…

 

6 chợ nổi độc đáo ở miền Tây

Ghe tàu từ các nơi đến đây để mua bán, trao đổi đủ loại hàng hoá. Vào những ngày giáp tết Nguyên Ðán, cảnh chợ càng nhộn nhịp, náo nhiệt hơn.

Chợ nổi Ngã Năm – Sóc Trăng

Tờ mờ sáng sớm, chợ nổi Ngã Năm đã hoạt động, khu vực trung tâm của chợ nổi Ngã Năm, có đến hàng trăm ghe, tàu đủ loại đậu san sát nhau.

Có thể nói chợ nổi Ngã Năm có hầu hết sản vật của đồng bằng sông Cửu Long từ các loại gạo nổi tiếng của vựa lúa miền Tây đến các loại rau củ quả của miệt vườn Nam Bộ đến tôm, cua, cá sản vật đặc trưng của vùng sông nước. Chợ đông vui với những lời mời gọi của các bạn ghe, những hàng quán bồng bềnh di động như cháo, hủ tiếu, bún cá, cà phê…phục vụ nhu cầu cho du khách tham quan thưởng thức.

Ðứng trên bờ nhìn xuống, chợ nổi lung linh với đủ loại màu sắc của ánh đèn. Hàng hoá ở chợ nổi Ngã Năm hầu như không thiếu món gì. Nếu như khu vực dưới sông chủ lực là thực phẩm tươi sống, lúa gạo, trái cây… thì khu vực trên bờ các cửa hàng cũng đầy ắp tivi, đầu video, tủ lạnh, máy giặt…

Ðến nay chợ nổi Ngã Năm vẫn giữ được nét sinh hoạt đặc trưng văn hoá của chợ nổi khu vực đồng bằng Nam Bộ. Chợ nổi Ngã Năm là một địa chỉ du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

3. Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ

Là khu chợ nổi tiếng của mảnh đất Tây Đô thu hút đông đảo lượng du khách ghé đến mỗi khi có dịp du lịch Cần Thơ. Chỉ cách bến Ninh Kiều khoảng 6 km, du khách mất chừng 30 phút cho một hành trình bằng đường thủy từ bến Ninh Kiều.

 Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ

Nét độc đáo và đặc điểm chính của chợ nổi Cái Răng là chuyên buôn bán các loại trái cây, đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thuở xưa, chợ nổi hình thành là vì đường bộ và phương tiện lưu thông đường bộ chưa phát triển, trong khi đó nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa, người ta tụ tập trên sông và bằng các phương tiện như xuồng, ghe, tắc ráng….

  Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ

Ngày nay, dù mạng lưới giao thông đường bộ đã phát triển rộng khắp nhưng chợ nổi vẫn tồn tại và phát triển ngày một sầm uất hơn.

  • Chợ Cái Răng thường họp khá sớm, thường từ lúc mờ sáng và đến khoảng 8, 9 giờ thì vãn.
  • Khách tham quan nên đi vào khoảng 7-8 giờ là tốt vì có thể tham quan đúng vào lúc chợ hoạt động đông đúc nhất.
  • Chợ không hoạt động và hoạt động rất ít vào các ngày Tết Âm Lịch (mồng 1 và mồng 2 Tết, Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng Năm âm lịch).

 Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ

  • Do nhu cầu của người đi chợ nên không chỉ có các xuồng trái cây, nông sản phẩm mà còn có nhiều loại dịch vụ khác: phở, hủ tiếu, cà phê, quán nhậu nổi… Các xuồng dịch vụ (thường là thuyền nhỏ) len lõi phục vụ khách đi chợ và cả khách tham quan.

 Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ

Chợ bắt đầu từ 5h sáng, đến 6h ghe thuyền các nơi đã đậu tấp nập và sầm uất. Nét đặc biệt ở chợ này chính là buôn bán các loại trái cây nổi tiếng của vùng đất phương Nam từ bưởi năm roi Vĩnh Long đến quýt hồng Lai Vung hay sầu riêng Cái Mơn…

Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ

Đây là cây bẹo – nhìn vào cây bẹo, có thể biết chủ thuyền bán gì, thuyền này bán: bí đỏ, củ hành, sắn, v.v…

4. Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang

Chợ nổi Cái Bè thuộc huyện Cái Bè, Tiền Giang, ở cù lao Tân Phong trên sông Tiền rộng lớn giáp ranh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre. Chợ là nơi mua bán trao đổi hàng hóa, làm trạm trung chuyển trái cây, sản vật đi khắp mọi miền và đồng thời cũng là điểm tham quan hấp dẫn của tỉnh Tiền Giang.

Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang

Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang

 Đây là một trong những chợ đầu mối lớn nhất miền Tây Nam Bộ. Chợ họp trên sông với phương tiện giao thông là ghe, thuyền. Hàng hoá ở đây rất đa dạng và phong phú, nổi bật nhất là trái cây bởi Cái Bè là nơi có nhiều vườn trái nhất tỉnh Tiền Giang.  Bên cạnh những hàng hoá mua bán, trao đổi, thì chợ Cái Bè cũng cung cấp đầy đủ các nhu yếu phẩm và các dịch vụ cho cư dân chợ nổi.  Bên cạnh những hàng hoá mua bán, trao đổi, thì chợ Cái Bè cũng cung cấp đầy đủ các nhu yếu phẩm và các dịch vụ cho cư dân chợ nổi.

Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang

Chợ Cái Bè họp suốt ngày đêm, đông nhất là từ nửa đêm tới rạng sáng. Ghe thuyền tấp nập trên mặt sông và hoạt động mua bán diễn ra náo nhiệt trên mênh mông sông nước. Chợ nổi Cái Bè là một điểm du lịch hấp dẫn mang sắc thái đậm nét của miền Tây Nam Bộ.

Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang

Chợ nổi Cái Bè là một trong nhiều chợ Nổi ở khu vực Ðồng Bằng Sông Cửu Long. Trong đó nhộn nhịp và sung túc nhất là các chợ Nổi Cái Răng, Phong Ðiền, Phụng Hiệp (chợ Ngã Bảy) và Cái Bè. Cho đến ngày nay, vẫn chưa có ai biết rõ chợ nổi Cái Bè được hình thành bắt đầu từ năm nào. Có lẽ nó đã được nhen nhóm từ khi có bước chân của lưu dân người Việt (chủ yếu đến từ vùng Ngũ Quảng) vào khai phá vùng đất này vào khoảng cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18. Theo sách Gia Ðịnh Thành Thông Chí thì vào năm 1732, Chúa Nguyễn hạ chỉ cho dựng Dinh Long Hồ tại Cái Bè (gọi là Cái Bè Dinh), lúc bấy giờ, vàm Cái Bè được miêu tả là nơi “Sông sâu nước chảy”, có rất nhiều ghe xuồng từ khắp nơi đổ về tập trung buôn bán rất nhộn nhịp.
5. Chợ nổi Long Xuyên – An Giang
Chợ nổi Long Xuyên không lớn như các khu chợ khác nhưng là một điểm du khách nên đến trong chuyến tham quan chợ nổi để tìm về nét bình dị, yên ả, nguyên sơ của con người và sông nước nơi đây. Chợ cách thành phố Long Xuyên khoảng 2 km, nằm dọc theo một bên của dòng sông Hậu đỏ nặng phù sa.

Chợ nổi Long Xuyên (1)

Chợ nổi Long Xuyên (2)

Chợ nổi Long Xuyên (3)

Chợ nổi Long Xuyên (4)

Chợ nổi Long Xuyên (5)

Chợ nổi Long Xuyên (6)

Chợ nổi Long Xuyên (7)

Chợ nổi Long Xuyên (8)

6. Chợ nổi Trà Ôn – Vĩnh Long

Chợ nổi Trà Ôn là khu chợ nổi cuối cùng nằm trên dòng sông Hậu của huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long. Đây là một trong những khu chợ tồn tại lâu đời nhất cũng như gắn liền với nhiều nét sinh hoạt văn hóa của người dân trong khu vực.

 Chợ nổi Trà Ôn – Vĩnh Long

 Chợ nổi Trà Ôn – Vĩnh LongChợ nổi Trà Ôn với những nét văn hoá sông nước đã tác động vào tâm thức bao người. Những người dân sinh ra và lớn lên tại tại dòng sông thuộc vùng đất Trà Ôn rất tự hào về chợ nổi quê mình. Tuổi thơ của họ đã gắn chặt với chợ nổi, với tiếng ghe thuyền xào xạo, tiếng người quen í ới gọi nhau vốn là nét đặc trưng của chợ. Dòng sông và chợ nổi đã trở nên thân thương. Đó là món quà quí mà thiên nhiên đã tặng cho người dân Trà Ôn. Các sản phẩm cây ăn trái bán trên chợ nổi đối với họ hiện nay là sản phẩm đẹp để phục vụ cho du lịch. Du khách đến đây, dẫu là người Việt Nam hay người ngoại quốc cũng thấy thích thú đến đam mê và không nỡ dời chân, bởi khó tìm được nơi đâu đẹp và thú vị bằng.

 

Chợ nổi là một nét đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ. Nếu có dịp về đây, bạn đừng quên ghé qua các khu chợ nổi, mang về thật nhiều hoa quả.

Ở Nam Bộ với mạng lưới kênh rạch chằng chịt, con người gắn bó với cuộc sống sông nước miệt vườn. Chợ nổi là một hình thức sinh hoạt độc đáo. Đồng bằng sông Cửu Long có 6 chợ nổi lớn: chợ nổi Cái Răng Cần Thơ, chợ nổi Phụng Hiệp Hậu Giang và chợ nổi Cái Bè Tiền Giang….. Trong đó, chợ nổi Phụng Hiệp được xem là chợ nổi độc đáo nhất và lớn nhất.

1. Chợ nổi Ngã Bảy – Hậu Giang

Chợ Ngã Bảy, còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp, là một chợ nổi thuộc thị xã Ngã Bảy được hình thành từ năm 1915. Đây là chợ nổi nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân miền sông nước đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây không chỉ nơi buôn bán hàng hóa mà còn là địa điểm thu hút khách du lịch.

6 chợ nổi độc đáo ở miền Tây

Chợ hình thành từ năm 1915, hầu hết các con sông đều đổ ra Ngã Bảy. Lúc bấy giờ, có hơn 300 chiếc thuyền tụ tập về đây mỗi ngày. Đây có thể được xem là trung tâm đầu mối và là chợ nổi khá sầm uất. Cũng chính ngay chợ Ngã Bảy đã hình thành nghề xóm làm ghe (chèo), làng nghề đóng ghe truyền thống ở đầu “doi” Tân Thới Hoà, doi Chành, doi Cát dài hơn 1 km tồn tại trên nửa thế kỷ với mấy trăm hộ ăn nên làm ra cũng nhờ chợ Ngã Bảy

Chợ nổi Ngã Bảy – Hậu Giang

Chợ nổi Ngã Bảy ra đời sau 10 năm đào kinh xáng, bảy ngã sông hình thành (Cái Côn, Búng Tàu, Mang Cá, Sóc Trăng, Lái Hiếu, Xẻo Môn, Xẻo Dong). Do sức lan toả, tác động quá lớn, vùng trung tâm lập tức trở thành đầu mối giao thông thuỷ lớn nhất Nam Kỳ song hành với một trung tâm giao thương hàng hoá lớn của cả miền cực Nam, tác động mạnh đến thị trường nông sản miền Tây. “Ngôi sao Phụng Hiệp” – như người Pháp thường gọi – còn được dự kiến lập thành thương cảng cho cả vùng Hậu Giang mênh mông ngày trước.

Chợ nổi Ngã Bảy – Hậu Giang

Chợ nổi Ngã Bảy là chợ đầu mối chuyên mua bán sỉ các loại trái cây, hàng nông sản của địa phương. Hàng hoá tập trung ở đây với số lượng lớn. Mỗi mặt hàng đã được phân loại cho đồng đều về chất lượng, kích cỡ và đóng vào thùng giấy. Nếu như dân địa phương và các vùng lân cận thường sử dụng các ghe, xuồng chở các mặt hàng nông sản đến đây tiêu thụ, thì những ghe có trọng tải lớn là của thương lái thu mua trái cây tỏa đi khắp nơi.

Du khách sẽ được thấy cảnh bạt ngàn màu sắc của trái cây, rau quả, các đồ dùng sinh hoạt miền sông nước. Đặc biệt là màu đỏ tươi của chôm chôm, măng cụt, vị thơm của sầu riêng. Mỗi thuyền chỉ bán một loại trái cây hay mặt hàng thì nó sẽ được treo lơ lửng trên một cây sào cao gọi là cây bẹo như là một cách quảng cáo

2. Chợ nổi Ngã Năm – Sóc Trăng

Là tên gọi của khu chợ nổi tiếng ở thị trấn Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, nằm ở vị trí giao nhau của năm con sông: Cà Mau, Vĩnh Quới, Long Mỹ, Thạnh Trị và Phụng Hiệp. Đây là chợ nổi khá lâu đời và cũng nhộn nhịp nhất đồng bằng sông Cửu Long.

Chợ nổi Ngã Năm – Sóc Trăng

Ngay khi mới hình thành Ngã Năm, người dân nơi đây cũng đã nhanh chóng tụ họp giao thương buôn bán tại khu vực này và chợ nổi Ngã Năm xuất hiện kể từ đó. Người bán, kẻ mua đều dùng xuồng, ghe để di chuyển và thực hiện các giao dịch trên sông.

Chợ nổi Ngã Năm – Sóc Trăng

Khác với những khu chợ nổi khác, chợ Ngã Năm bắt đầu họp từ lúc 3h sáng, đến 5h thì chợ đông đúc hơn nhưng 8h phiên chợ bắt đầu tan. Từ xa xa du khách sẽ thấy những cây bẹo treo lủng lẳng hàng hóa như cải bắp, khoai tây, cà chua, hành, tỏi, ớt…

 

6 chợ nổi độc đáo ở miền Tây

Ghe tàu từ các nơi đến đây để mua bán, trao đổi đủ loại hàng hoá. Vào những ngày giáp tết Nguyên Ðán, cảnh chợ càng nhộn nhịp, náo nhiệt hơn.

Chợ nổi Ngã Năm – Sóc Trăng

Tờ mờ sáng sớm, chợ nổi Ngã Năm đã hoạt động, khu vực trung tâm của chợ nổi Ngã Năm, có đến hàng trăm ghe, tàu đủ loại đậu san sát nhau.

Có thể nói chợ nổi Ngã Năm có hầu hết sản vật của đồng bằng sông Cửu Long từ các loại gạo nổi tiếng của vựa lúa miền Tây đến các loại rau củ quả của miệt vườn Nam Bộ đến tôm, cua, cá sản vật đặc trưng của vùng sông nước. Chợ đông vui với những lời mời gọi của các bạn ghe, những hàng quán bồng bềnh di động như cháo, hủ tiếu, bún cá, cà phê…phục vụ nhu cầu cho du khách tham quan thưởng thức.

Ðứng trên bờ nhìn xuống, chợ nổi lung linh với đủ loại màu sắc của ánh đèn. Hàng hoá ở chợ nổi Ngã Năm hầu như không thiếu món gì. Nếu như khu vực dưới sông chủ lực là thực phẩm tươi sống, lúa gạo, trái cây… thì khu vực trên bờ các cửa hàng cũng đầy ắp tivi, đầu video, tủ lạnh, máy giặt…

Ðến nay chợ nổi Ngã Năm vẫn giữ được nét sinh hoạt đặc trưng văn hoá của chợ nổi khu vực đồng bằng Nam Bộ. Chợ nổi Ngã Năm là một địa chỉ du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

3. Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ

Là khu chợ nổi tiếng của mảnh đất Tây Đô thu hút đông đảo lượng du khách ghé đến mỗi khi có dịp du lịch Cần Thơ. Chỉ cách bến Ninh Kiều khoảng 6 km, du khách mất chừng 30 phút cho một hành trình bằng đường thủy từ bến Ninh Kiều.

 Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ

Nét độc đáo và đặc điểm chính của chợ nổi Cái Răng là chuyên buôn bán các loại trái cây, đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thuở xưa, chợ nổi hình thành là vì đường bộ và phương tiện lưu thông đường bộ chưa phát triển, trong khi đó nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa, người ta tụ tập trên sông và bằng các phương tiện như xuồng, ghe, tắc ráng….

  Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ

Ngày nay, dù mạng lưới giao thông đường bộ đã phát triển rộng khắp nhưng chợ nổi vẫn tồn tại và phát triển ngày một sầm uất hơn.

  • Chợ Cái Răng thường họp khá sớm, thường từ lúc mờ sáng và đến khoảng 8, 9 giờ thì vãn.
  • Khách tham quan nên đi vào khoảng 7-8 giờ là tốt vì có thể tham quan đúng vào lúc chợ hoạt động đông đúc nhất.
  • Chợ không hoạt động và hoạt động rất ít vào các ngày Tết Âm Lịch (mồng 1 và mồng 2 Tết, Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng Năm âm lịch).

 Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ

  • Do nhu cầu của người đi chợ nên không chỉ có các xuồng trái cây, nông sản phẩm mà còn có nhiều loại dịch vụ khác: phở, hủ tiếu, cà phê, quán nhậu nổi… Các xuồng dịch vụ (thường là thuyền nhỏ) len lõi phục vụ khách đi chợ và cả khách tham quan.

 Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ

Chợ bắt đầu từ 5h sáng, đến 6h ghe thuyền các nơi đã đậu tấp nập và sầm uất. Nét đặc biệt ở chợ này chính là buôn bán các loại trái cây nổi tiếng của vùng đất phương Nam từ bưởi năm roi Vĩnh Long đến quýt hồng Lai Vung hay sầu riêng Cái Mơn…

Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ

Đây là cây bẹo – nhìn vào cây bẹo, có thể biết chủ thuyền bán gì, thuyền này bán: bí đỏ, củ hành, sắn, v.v…

4. Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang

Chợ nổi Cái Bè thuộc huyện Cái Bè, Tiền Giang, ở cù lao Tân Phong trên sông Tiền rộng lớn giáp ranh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre. Chợ là nơi mua bán trao đổi hàng hóa, làm trạm trung chuyển trái cây, sản vật đi khắp mọi miền và đồng thời cũng là điểm tham quan hấp dẫn của tỉnh Tiền Giang.

Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang

Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang

 Đây là một trong những chợ đầu mối lớn nhất miền Tây Nam Bộ. Chợ họp trên sông với phương tiện giao thông là ghe, thuyền. Hàng hoá ở đây rất đa dạng và phong phú, nổi bật nhất là trái cây bởi Cái Bè là nơi có nhiều vườn trái nhất tỉnh Tiền Giang.  Bên cạnh những hàng hoá mua bán, trao đổi, thì chợ Cái Bè cũng cung cấp đầy đủ các nhu yếu phẩm và các dịch vụ cho cư dân chợ nổi.  Bên cạnh những hàng hoá mua bán, trao đổi, thì chợ Cái Bè cũng cung cấp đầy đủ các nhu yếu phẩm và các dịch vụ cho cư dân chợ nổi.

Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang

Chợ Cái Bè họp suốt ngày đêm, đông nhất là từ nửa đêm tới rạng sáng. Ghe thuyền tấp nập trên mặt sông và hoạt động mua bán diễn ra náo nhiệt trên mênh mông sông nước. Chợ nổi Cái Bè là một điểm du lịch hấp dẫn mang sắc thái đậm nét của miền Tây Nam Bộ.

Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang

Chợ nổi Cái Bè là một trong nhiều chợ Nổi ở khu vực Ðồng Bằng Sông Cửu Long. Trong đó nhộn nhịp và sung túc nhất là các chợ Nổi Cái Răng, Phong Ðiền, Phụng Hiệp (chợ Ngã Bảy) và Cái Bè. Cho đến ngày nay, vẫn chưa có ai biết rõ chợ nổi Cái Bè được hình thành bắt đầu từ năm nào. Có lẽ nó đã được nhen nhóm từ khi có bước chân của lưu dân người Việt (chủ yếu đến từ vùng Ngũ Quảng) vào khai phá vùng đất này vào khoảng cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18. Theo sách Gia Ðịnh Thành Thông Chí thì vào năm 1732, Chúa Nguyễn hạ chỉ cho dựng Dinh Long Hồ tại Cái Bè (gọi là Cái Bè Dinh), lúc bấy giờ, vàm Cái Bè được miêu tả là nơi “Sông sâu nước chảy”, có rất nhiều ghe xuồng từ khắp nơi đổ về tập trung buôn bán rất nhộn nhịp.
5. Chợ nổi Long Xuyên – An Giang
Chợ nổi Long Xuyên không lớn như các khu chợ khác nhưng là một điểm du khách nên đến trong chuyến tham quan chợ nổi để tìm về nét bình dị, yên ả, nguyên sơ của con người và sông nước nơi đây. Chợ cách thành phố Long Xuyên khoảng 2 km, nằm dọc theo một bên của dòng sông Hậu đỏ nặng phù sa.

Chợ nổi Long Xuyên (1)

Chợ nổi Long Xuyên (2)

Chợ nổi Long Xuyên (3)

Chợ nổi Long Xuyên (4)

Chợ nổi Long Xuyên (5)

Chợ nổi Long Xuyên (6)

Chợ nổi Long Xuyên (7)

Chợ nổi Long Xuyên (8)

6. Chợ nổi Trà Ôn – Vĩnh Long

Chợ nổi Trà Ôn là khu chợ nổi cuối cùng nằm trên dòng sông Hậu của huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long. Đây là một trong những khu chợ tồn tại lâu đời nhất cũng như gắn liền với nhiều nét sinh hoạt văn hóa của người dân trong khu vực.

 Chợ nổi Trà Ôn – Vĩnh Long

 Chợ nổi Trà Ôn – Vĩnh LongChợ nổi Trà Ôn với những nét văn hoá sông nước đã tác động vào tâm thức bao người. Những người dân sinh ra và lớn lên tại tại dòng sông thuộc vùng đất Trà Ôn rất tự hào về chợ nổi quê mình. Tuổi thơ của họ đã gắn chặt với chợ nổi, với tiếng ghe thuyền xào xạo, tiếng người quen í ới gọi nhau vốn là nét đặc trưng của chợ. Dòng sông và chợ nổi đã trở nên thân thương. Đó là món quà quí mà thiên nhiên đã tặng cho người dân Trà Ôn. Các sản phẩm cây ăn trái bán trên chợ nổi đối với họ hiện nay là sản phẩm đẹp để phục vụ cho du lịch. Du khách đến đây, dẫu là người Việt Nam hay người ngoại quốc cũng thấy thích thú đến đam mê và không nỡ dời chân, bởi khó tìm được nơi đâu đẹp và thú vị bằng.

 

Chùa Đất Sét tại Sóc Trăng

Chùa Đất Sét  mang đậm dấu ấn văn hóa Khmer, là điểm đến của nhiều du khách khi tới Sóc Trăng.

Chùa Bửu Sơn Tự (còn gọi chùa Đất Sét) là ngôi chùa độc nhất vô nhị của Việt Nam có 1991 bức tượng Phật lớn nhỏ được làm hoàn toàn bằng đất sét. Chùa còn có “kỷ lục” về cây đèn tự cháy sáng gần 1 thế kỷ.

Chùa Bửu Sơn Tự (còn gọi chùa Đất Sét)
Chùa tọa lạc trên đường Tôn Đức Thắng, khóm 1, phường 5 – TP.Sóc Trăng (Sóc Trăng), được công nhận di tích văn hoá lịch sử quốc gia.

Chùa đã có từ lâu lắm, khoảng 200 năm, với bốn đời gia tộc họ Ngô phát tâm tu tại gia. Chùa được trùng tu vào năm 2006.

Những lão niên và người am hiểu cho biết trước kia Bửu Sơn tự có diện tích nhỏ hẹp và trong sảnh điện thờ không có gì đáng nói. Tượng và đồ đạc của Bửu Sơn tự cũng tương tự như các chùa khác. Bửu Sơn Tự chỉ nổi tiếng vào những năm 60, 70 của thế kỳ XIX, dưới sự chăm sóc gầy dựng của ông Ngô Kim Tòng (Năm Tòng) sinh năm Kỷ Dậu 1909, ông là con thứ năm trong gia đình có mười anh, chị em. Bửu Sơn tự được gọi bằng tên mới chùa Đất sét. Ai đã đến thăm viếng rồi không khỏi trầm trồ khen ngợi vì chùa Đất sét chính là một công trình sáng tạo nghệ thuật điêu luyện của cả một đời người.

Chùa Bửu Sơn Tự (còn gọi chùa Đất Sét)
Từ con đường chính tráng xi măng đi vào cửa hông, ta gặp một tượng voi trắng to, cao gần 2 m; chú voi đưa cái vòi lên cao như đón chào khách đến.

 

Nội điện, phạm vi chùa không rộng, nhưng có sức chứa thật lớn, với trên 200 bức tượng phật; bồ tát lớn nhỏ, gần 50 muông thú các loại được chăm chút, sơn phết tỉ mỉ và được bày trí bởi bàn tay khéo léo, công sức sáng tạo. Thoạt nhìn, trong ánh sáng đèn màu huyền ảo ta cứ tưởng như tất cả được làm bằng chất liệu cứng như đá, xi măng, kim loại hay ít nhất là thạch cao, đất nung.chùa đất sét sóc trăng

Chùa Bửu Sơn Tự (còn gọi chùa Đất Sét)
Cửa hông đối diện là một con long mã được tạo dáng bởi óc tưởng tượng phong phú, kỳ diệu. Chiếc đầu rồng một sừng ngẩng cao với thân ngựa lực lưỡng cao trên 2m. Bờm và đuôi ngựa được thay bằng vẩy rồng và đuôi rồng. Chếch sâu phía trong 2 m, sát vách, hai bên là đôi thanh sư bạch hổ chồm về phía trước, ngoảnh đầu nhìn quí khách to như hổ thật, đang canh giữ hòn núi vàng, hòn núi bạc tượng trưng cho tài nguyên của đất nước. Đôi kim lân kế bên cũng đang ngẩng cao đầu trước bệ thờ giữa điện, ngậm trái châu, chân gác lên quả cầu trông oai phong lẫm liệt.
Chùa Bửu Sơn Tự (còn gọi chùa Đất Sét)
Lục Long Đăng làm bằng đất sét.

 

 

 

 

 

Chùa Bửu Sơn Tự (còn gọi chùa Đất Sét)
Lư hương để thắp nhang.

Bước về phía Đông, chánh điện ở đó. Theo phong tục của người Hoa, mặt sảnh tiền của chùa hướng về phía mặt trời mọc. Ta thấy trước ba bệ thờ lớn là ba bộ đỉnh, cao ngang đầu người, bảy bộ hương nghi ngút khói thơm, ba đôi đèn cầy (nến) trong đó có 2 cặp mà mỗi cây được đổ, đắp đến 200 kg sáp, phía ngoài khảm thêm chữ và hình rồng vàng lúc ẩn, lúc hiện uốn lượn theo thân đèn. Cặp còn lại mỗi cây 100 kg đã trên 40 năm qua được đốt lên thường xuyên trong những ngày cúng kiếng, lễ tết mà vẫn chưa cháy hết được 1/2 cây .

Chùa Bửu Sơn Tự (còn gọi chùa Đất Sét)
Tượng Diêu trì Kim mẫu.
Chùa Bửu Sơn Tự (còn gọi chùa Đất Sét)
24 cột đỡ mái chùa trùng tu năm 1906, năm 1960 được ông Tòng đắp nổi hình rồng quắn quanh.

Chùa Bửu Sơn Tự (còn gọi chùa Đất Sét)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tháp Đa bảo.

Cuối năm Canh thìn 1940 cụ xây dựng đắp tháp Bảo Toà trụ thế chuyển pháp luân, trên có đài sen gồm 1.000 cánh hoa sen, 1.000 vị phật ngồi trên đài sen là vầng hào quang ngủ bá thân Như Lai, hào quang ẩn hiện hình 500 vị phật, dưới đài sen có hình bát quái gồm 8 cung, 16 tiên nữ ứng hầu dưới chân tháp bảo toà có long – lân – phụng và 12 con cá hoá long chầu quanh…

Chùa Bửu Sơn Tự (còn gọi chùa Đất Sét)
Tháp bảo toà Liên Hoa.
Những năm cuối đời, cụ Tòng tạm ngưng đắp tượng, mà tiến hành đúc đèn cầy dựng tại các toà chánh điện trong chùa. Cụ mua sáp bạch lạp loại sáp nguyên chất, không lẫn tạp từ Sài Gòn về, nhiều lần cùng các đệ tử thân tín chặt vụn sáp nguyên khối nấu chảy ra rồi mới “đúc” đèn.

Do các đôi đèn này có kích thước quá to nên cụ Ngô Kim Tòng không tìm được khuôn thích hợp, nên đã dùng tôn lợp nhà làm khuôn, sáp đổ vào chảo lớn nấu liên tục nhiều ngày đổ liên tục đến khi đầy ống to, chiều cao 2 mét.

chùa đất sét sóc trăng
ông Ngô Minh Hiệp (70 tuổi) người con cả ông Ngô Kim Giảng – trông coi chùa Đất Sét (cụ ông Ngô Kim Giảng là người em út của cụ Tòng mất tháng 02.2011).Ông Hiệp bên cây đèn cầy cao 2m nặng 200 kg.