6 chợ nổi độc đáo ở miền Tây

Chợ nổi là một nét đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ. Nếu có dịp về đây, bạn đừng quên ghé qua các khu chợ nổi, mang về thật nhiều hoa quả.

Ở Nam Bộ với mạng lưới kênh rạch chằng chịt, con người gắn bó với cuộc sống sông nước miệt vườn. Chợ nổi là một hình thức sinh hoạt độc đáo. Đồng bằng sông Cửu Long có 6 chợ nổi lớn: chợ nổi Cái Răng Cần Thơ, chợ nổi Phụng Hiệp Hậu Giang và chợ nổi Cái Bè Tiền Giang….. Trong đó, chợ nổi Phụng Hiệp được xem là chợ nổi độc đáo nhất và lớn nhất.

1. Chợ nổi Ngã Bảy – Hậu Giang

Chợ Ngã Bảy, còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp, là một chợ nổi thuộc thị xã Ngã Bảy được hình thành từ năm 1915. Đây là chợ nổi nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân miền sông nước đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây không chỉ nơi buôn bán hàng hóa mà còn là địa điểm thu hút khách du lịch.

6 chợ nổi độc đáo ở miền Tây

Chợ hình thành từ năm 1915, hầu hết các con sông đều đổ ra Ngã Bảy. Lúc bấy giờ, có hơn 300 chiếc thuyền tụ tập về đây mỗi ngày. Đây có thể được xem là trung tâm đầu mối và là chợ nổi khá sầm uất. Cũng chính ngay chợ Ngã Bảy đã hình thành nghề xóm làm ghe (chèo), làng nghề đóng ghe truyền thống ở đầu “doi” Tân Thới Hoà, doi Chành, doi Cát dài hơn 1 km tồn tại trên nửa thế kỷ với mấy trăm hộ ăn nên làm ra cũng nhờ chợ Ngã Bảy

Chợ nổi Ngã Bảy – Hậu Giang

Chợ nổi Ngã Bảy ra đời sau 10 năm đào kinh xáng, bảy ngã sông hình thành (Cái Côn, Búng Tàu, Mang Cá, Sóc Trăng, Lái Hiếu, Xẻo Môn, Xẻo Dong). Do sức lan toả, tác động quá lớn, vùng trung tâm lập tức trở thành đầu mối giao thông thuỷ lớn nhất Nam Kỳ song hành với một trung tâm giao thương hàng hoá lớn của cả miền cực Nam, tác động mạnh đến thị trường nông sản miền Tây. “Ngôi sao Phụng Hiệp” – như người Pháp thường gọi – còn được dự kiến lập thành thương cảng cho cả vùng Hậu Giang mênh mông ngày trước.

Chợ nổi Ngã Bảy – Hậu Giang

Chợ nổi Ngã Bảy là chợ đầu mối chuyên mua bán sỉ các loại trái cây, hàng nông sản của địa phương. Hàng hoá tập trung ở đây với số lượng lớn. Mỗi mặt hàng đã được phân loại cho đồng đều về chất lượng, kích cỡ và đóng vào thùng giấy. Nếu như dân địa phương và các vùng lân cận thường sử dụng các ghe, xuồng chở các mặt hàng nông sản đến đây tiêu thụ, thì những ghe có trọng tải lớn là của thương lái thu mua trái cây tỏa đi khắp nơi.

Du khách sẽ được thấy cảnh bạt ngàn màu sắc của trái cây, rau quả, các đồ dùng sinh hoạt miền sông nước. Đặc biệt là màu đỏ tươi của chôm chôm, măng cụt, vị thơm của sầu riêng. Mỗi thuyền chỉ bán một loại trái cây hay mặt hàng thì nó sẽ được treo lơ lửng trên một cây sào cao gọi là cây bẹo như là một cách quảng cáo

2. Chợ nổi Ngã Năm – Sóc Trăng

Là tên gọi của khu chợ nổi tiếng ở thị trấn Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, nằm ở vị trí giao nhau của năm con sông: Cà Mau, Vĩnh Quới, Long Mỹ, Thạnh Trị và Phụng Hiệp. Đây là chợ nổi khá lâu đời và cũng nhộn nhịp nhất đồng bằng sông Cửu Long.

Chợ nổi Ngã Năm – Sóc Trăng

Ngay khi mới hình thành Ngã Năm, người dân nơi đây cũng đã nhanh chóng tụ họp giao thương buôn bán tại khu vực này và chợ nổi Ngã Năm xuất hiện kể từ đó. Người bán, kẻ mua đều dùng xuồng, ghe để di chuyển và thực hiện các giao dịch trên sông.

Chợ nổi Ngã Năm – Sóc Trăng

Khác với những khu chợ nổi khác, chợ Ngã Năm bắt đầu họp từ lúc 3h sáng, đến 5h thì chợ đông đúc hơn nhưng 8h phiên chợ bắt đầu tan. Từ xa xa du khách sẽ thấy những cây bẹo treo lủng lẳng hàng hóa như cải bắp, khoai tây, cà chua, hành, tỏi, ớt…

 

6 chợ nổi độc đáo ở miền Tây

Ghe tàu từ các nơi đến đây để mua bán, trao đổi đủ loại hàng hoá. Vào những ngày giáp tết Nguyên Ðán, cảnh chợ càng nhộn nhịp, náo nhiệt hơn.

Chợ nổi Ngã Năm – Sóc Trăng

Tờ mờ sáng sớm, chợ nổi Ngã Năm đã hoạt động, khu vực trung tâm của chợ nổi Ngã Năm, có đến hàng trăm ghe, tàu đủ loại đậu san sát nhau.

Có thể nói chợ nổi Ngã Năm có hầu hết sản vật của đồng bằng sông Cửu Long từ các loại gạo nổi tiếng của vựa lúa miền Tây đến các loại rau củ quả của miệt vườn Nam Bộ đến tôm, cua, cá sản vật đặc trưng của vùng sông nước. Chợ đông vui với những lời mời gọi của các bạn ghe, những hàng quán bồng bềnh di động như cháo, hủ tiếu, bún cá, cà phê…phục vụ nhu cầu cho du khách tham quan thưởng thức.

Ðứng trên bờ nhìn xuống, chợ nổi lung linh với đủ loại màu sắc của ánh đèn. Hàng hoá ở chợ nổi Ngã Năm hầu như không thiếu món gì. Nếu như khu vực dưới sông chủ lực là thực phẩm tươi sống, lúa gạo, trái cây… thì khu vực trên bờ các cửa hàng cũng đầy ắp tivi, đầu video, tủ lạnh, máy giặt…

Ðến nay chợ nổi Ngã Năm vẫn giữ được nét sinh hoạt đặc trưng văn hoá của chợ nổi khu vực đồng bằng Nam Bộ. Chợ nổi Ngã Năm là một địa chỉ du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

3. Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ

Là khu chợ nổi tiếng của mảnh đất Tây Đô thu hút đông đảo lượng du khách ghé đến mỗi khi có dịp du lịch Cần Thơ. Chỉ cách bến Ninh Kiều khoảng 6 km, du khách mất chừng 30 phút cho một hành trình bằng đường thủy từ bến Ninh Kiều.

 Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ

Nét độc đáo và đặc điểm chính của chợ nổi Cái Răng là chuyên buôn bán các loại trái cây, đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thuở xưa, chợ nổi hình thành là vì đường bộ và phương tiện lưu thông đường bộ chưa phát triển, trong khi đó nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa, người ta tụ tập trên sông và bằng các phương tiện như xuồng, ghe, tắc ráng….

  Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ

Ngày nay, dù mạng lưới giao thông đường bộ đã phát triển rộng khắp nhưng chợ nổi vẫn tồn tại và phát triển ngày một sầm uất hơn.

  • Chợ Cái Răng thường họp khá sớm, thường từ lúc mờ sáng và đến khoảng 8, 9 giờ thì vãn.
  • Khách tham quan nên đi vào khoảng 7-8 giờ là tốt vì có thể tham quan đúng vào lúc chợ hoạt động đông đúc nhất.
  • Chợ không hoạt động và hoạt động rất ít vào các ngày Tết Âm Lịch (mồng 1 và mồng 2 Tết, Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng Năm âm lịch).

 Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ

  • Do nhu cầu của người đi chợ nên không chỉ có các xuồng trái cây, nông sản phẩm mà còn có nhiều loại dịch vụ khác: phở, hủ tiếu, cà phê, quán nhậu nổi… Các xuồng dịch vụ (thường là thuyền nhỏ) len lõi phục vụ khách đi chợ và cả khách tham quan.

 Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ

Chợ bắt đầu từ 5h sáng, đến 6h ghe thuyền các nơi đã đậu tấp nập và sầm uất. Nét đặc biệt ở chợ này chính là buôn bán các loại trái cây nổi tiếng của vùng đất phương Nam từ bưởi năm roi Vĩnh Long đến quýt hồng Lai Vung hay sầu riêng Cái Mơn…

Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ

Đây là cây bẹo – nhìn vào cây bẹo, có thể biết chủ thuyền bán gì, thuyền này bán: bí đỏ, củ hành, sắn, v.v…

4. Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang

Chợ nổi Cái Bè thuộc huyện Cái Bè, Tiền Giang, ở cù lao Tân Phong trên sông Tiền rộng lớn giáp ranh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre. Chợ là nơi mua bán trao đổi hàng hóa, làm trạm trung chuyển trái cây, sản vật đi khắp mọi miền và đồng thời cũng là điểm tham quan hấp dẫn của tỉnh Tiền Giang.

Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang

Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang

 Đây là một trong những chợ đầu mối lớn nhất miền Tây Nam Bộ. Chợ họp trên sông với phương tiện giao thông là ghe, thuyền. Hàng hoá ở đây rất đa dạng và phong phú, nổi bật nhất là trái cây bởi Cái Bè là nơi có nhiều vườn trái nhất tỉnh Tiền Giang.  Bên cạnh những hàng hoá mua bán, trao đổi, thì chợ Cái Bè cũng cung cấp đầy đủ các nhu yếu phẩm và các dịch vụ cho cư dân chợ nổi.  Bên cạnh những hàng hoá mua bán, trao đổi, thì chợ Cái Bè cũng cung cấp đầy đủ các nhu yếu phẩm và các dịch vụ cho cư dân chợ nổi.

Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang

Chợ Cái Bè họp suốt ngày đêm, đông nhất là từ nửa đêm tới rạng sáng. Ghe thuyền tấp nập trên mặt sông và hoạt động mua bán diễn ra náo nhiệt trên mênh mông sông nước. Chợ nổi Cái Bè là một điểm du lịch hấp dẫn mang sắc thái đậm nét của miền Tây Nam Bộ.

Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang

Chợ nổi Cái Bè là một trong nhiều chợ Nổi ở khu vực Ðồng Bằng Sông Cửu Long. Trong đó nhộn nhịp và sung túc nhất là các chợ Nổi Cái Răng, Phong Ðiền, Phụng Hiệp (chợ Ngã Bảy) và Cái Bè. Cho đến ngày nay, vẫn chưa có ai biết rõ chợ nổi Cái Bè được hình thành bắt đầu từ năm nào. Có lẽ nó đã được nhen nhóm từ khi có bước chân của lưu dân người Việt (chủ yếu đến từ vùng Ngũ Quảng) vào khai phá vùng đất này vào khoảng cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18. Theo sách Gia Ðịnh Thành Thông Chí thì vào năm 1732, Chúa Nguyễn hạ chỉ cho dựng Dinh Long Hồ tại Cái Bè (gọi là Cái Bè Dinh), lúc bấy giờ, vàm Cái Bè được miêu tả là nơi “Sông sâu nước chảy”, có rất nhiều ghe xuồng từ khắp nơi đổ về tập trung buôn bán rất nhộn nhịp.
5. Chợ nổi Long Xuyên – An Giang
Chợ nổi Long Xuyên không lớn như các khu chợ khác nhưng là một điểm du khách nên đến trong chuyến tham quan chợ nổi để tìm về nét bình dị, yên ả, nguyên sơ của con người và sông nước nơi đây. Chợ cách thành phố Long Xuyên khoảng 2 km, nằm dọc theo một bên của dòng sông Hậu đỏ nặng phù sa.

Chợ nổi Long Xuyên (1)

Chợ nổi Long Xuyên (2)

Chợ nổi Long Xuyên (3)

Chợ nổi Long Xuyên (4)

Chợ nổi Long Xuyên (5)

Chợ nổi Long Xuyên (6)

Chợ nổi Long Xuyên (7)

Chợ nổi Long Xuyên (8)

6. Chợ nổi Trà Ôn – Vĩnh Long

Chợ nổi Trà Ôn là khu chợ nổi cuối cùng nằm trên dòng sông Hậu của huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long. Đây là một trong những khu chợ tồn tại lâu đời nhất cũng như gắn liền với nhiều nét sinh hoạt văn hóa của người dân trong khu vực.

 Chợ nổi Trà Ôn – Vĩnh Long

 Chợ nổi Trà Ôn – Vĩnh LongChợ nổi Trà Ôn với những nét văn hoá sông nước đã tác động vào tâm thức bao người. Những người dân sinh ra và lớn lên tại tại dòng sông thuộc vùng đất Trà Ôn rất tự hào về chợ nổi quê mình. Tuổi thơ của họ đã gắn chặt với chợ nổi, với tiếng ghe thuyền xào xạo, tiếng người quen í ới gọi nhau vốn là nét đặc trưng của chợ. Dòng sông và chợ nổi đã trở nên thân thương. Đó là món quà quí mà thiên nhiên đã tặng cho người dân Trà Ôn. Các sản phẩm cây ăn trái bán trên chợ nổi đối với họ hiện nay là sản phẩm đẹp để phục vụ cho du lịch. Du khách đến đây, dẫu là người Việt Nam hay người ngoại quốc cũng thấy thích thú đến đam mê và không nỡ dời chân, bởi khó tìm được nơi đâu đẹp và thú vị bằng.

 

Chợ nổi là một nét đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ. Nếu có dịp về đây, bạn đừng quên ghé qua các khu chợ nổi, mang về thật nhiều hoa quả.

Ở Nam Bộ với mạng lưới kênh rạch chằng chịt, con người gắn bó với cuộc sống sông nước miệt vườn. Chợ nổi là một hình thức sinh hoạt độc đáo. Đồng bằng sông Cửu Long có 6 chợ nổi lớn: chợ nổi Cái Răng Cần Thơ, chợ nổi Phụng Hiệp Hậu Giang và chợ nổi Cái Bè Tiền Giang….. Trong đó, chợ nổi Phụng Hiệp được xem là chợ nổi độc đáo nhất và lớn nhất.

1. Chợ nổi Ngã Bảy – Hậu Giang

Chợ Ngã Bảy, còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp, là một chợ nổi thuộc thị xã Ngã Bảy được hình thành từ năm 1915. Đây là chợ nổi nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân miền sông nước đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây không chỉ nơi buôn bán hàng hóa mà còn là địa điểm thu hút khách du lịch.

6 chợ nổi độc đáo ở miền Tây

Chợ hình thành từ năm 1915, hầu hết các con sông đều đổ ra Ngã Bảy. Lúc bấy giờ, có hơn 300 chiếc thuyền tụ tập về đây mỗi ngày. Đây có thể được xem là trung tâm đầu mối và là chợ nổi khá sầm uất. Cũng chính ngay chợ Ngã Bảy đã hình thành nghề xóm làm ghe (chèo), làng nghề đóng ghe truyền thống ở đầu “doi” Tân Thới Hoà, doi Chành, doi Cát dài hơn 1 km tồn tại trên nửa thế kỷ với mấy trăm hộ ăn nên làm ra cũng nhờ chợ Ngã Bảy

Chợ nổi Ngã Bảy – Hậu Giang

Chợ nổi Ngã Bảy ra đời sau 10 năm đào kinh xáng, bảy ngã sông hình thành (Cái Côn, Búng Tàu, Mang Cá, Sóc Trăng, Lái Hiếu, Xẻo Môn, Xẻo Dong). Do sức lan toả, tác động quá lớn, vùng trung tâm lập tức trở thành đầu mối giao thông thuỷ lớn nhất Nam Kỳ song hành với một trung tâm giao thương hàng hoá lớn của cả miền cực Nam, tác động mạnh đến thị trường nông sản miền Tây. “Ngôi sao Phụng Hiệp” – như người Pháp thường gọi – còn được dự kiến lập thành thương cảng cho cả vùng Hậu Giang mênh mông ngày trước.

Chợ nổi Ngã Bảy – Hậu Giang

Chợ nổi Ngã Bảy là chợ đầu mối chuyên mua bán sỉ các loại trái cây, hàng nông sản của địa phương. Hàng hoá tập trung ở đây với số lượng lớn. Mỗi mặt hàng đã được phân loại cho đồng đều về chất lượng, kích cỡ và đóng vào thùng giấy. Nếu như dân địa phương và các vùng lân cận thường sử dụng các ghe, xuồng chở các mặt hàng nông sản đến đây tiêu thụ, thì những ghe có trọng tải lớn là của thương lái thu mua trái cây tỏa đi khắp nơi.

Du khách sẽ được thấy cảnh bạt ngàn màu sắc của trái cây, rau quả, các đồ dùng sinh hoạt miền sông nước. Đặc biệt là màu đỏ tươi của chôm chôm, măng cụt, vị thơm của sầu riêng. Mỗi thuyền chỉ bán một loại trái cây hay mặt hàng thì nó sẽ được treo lơ lửng trên một cây sào cao gọi là cây bẹo như là một cách quảng cáo

2. Chợ nổi Ngã Năm – Sóc Trăng

Là tên gọi của khu chợ nổi tiếng ở thị trấn Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, nằm ở vị trí giao nhau của năm con sông: Cà Mau, Vĩnh Quới, Long Mỹ, Thạnh Trị và Phụng Hiệp. Đây là chợ nổi khá lâu đời và cũng nhộn nhịp nhất đồng bằng sông Cửu Long.

Chợ nổi Ngã Năm – Sóc Trăng

Ngay khi mới hình thành Ngã Năm, người dân nơi đây cũng đã nhanh chóng tụ họp giao thương buôn bán tại khu vực này và chợ nổi Ngã Năm xuất hiện kể từ đó. Người bán, kẻ mua đều dùng xuồng, ghe để di chuyển và thực hiện các giao dịch trên sông.

Chợ nổi Ngã Năm – Sóc Trăng

Khác với những khu chợ nổi khác, chợ Ngã Năm bắt đầu họp từ lúc 3h sáng, đến 5h thì chợ đông đúc hơn nhưng 8h phiên chợ bắt đầu tan. Từ xa xa du khách sẽ thấy những cây bẹo treo lủng lẳng hàng hóa như cải bắp, khoai tây, cà chua, hành, tỏi, ớt…

 

6 chợ nổi độc đáo ở miền Tây

Ghe tàu từ các nơi đến đây để mua bán, trao đổi đủ loại hàng hoá. Vào những ngày giáp tết Nguyên Ðán, cảnh chợ càng nhộn nhịp, náo nhiệt hơn.

Chợ nổi Ngã Năm – Sóc Trăng

Tờ mờ sáng sớm, chợ nổi Ngã Năm đã hoạt động, khu vực trung tâm của chợ nổi Ngã Năm, có đến hàng trăm ghe, tàu đủ loại đậu san sát nhau.

Có thể nói chợ nổi Ngã Năm có hầu hết sản vật của đồng bằng sông Cửu Long từ các loại gạo nổi tiếng của vựa lúa miền Tây đến các loại rau củ quả của miệt vườn Nam Bộ đến tôm, cua, cá sản vật đặc trưng của vùng sông nước. Chợ đông vui với những lời mời gọi của các bạn ghe, những hàng quán bồng bềnh di động như cháo, hủ tiếu, bún cá, cà phê…phục vụ nhu cầu cho du khách tham quan thưởng thức.

Ðứng trên bờ nhìn xuống, chợ nổi lung linh với đủ loại màu sắc của ánh đèn. Hàng hoá ở chợ nổi Ngã Năm hầu như không thiếu món gì. Nếu như khu vực dưới sông chủ lực là thực phẩm tươi sống, lúa gạo, trái cây… thì khu vực trên bờ các cửa hàng cũng đầy ắp tivi, đầu video, tủ lạnh, máy giặt…

Ðến nay chợ nổi Ngã Năm vẫn giữ được nét sinh hoạt đặc trưng văn hoá của chợ nổi khu vực đồng bằng Nam Bộ. Chợ nổi Ngã Năm là một địa chỉ du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

3. Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ

Là khu chợ nổi tiếng của mảnh đất Tây Đô thu hút đông đảo lượng du khách ghé đến mỗi khi có dịp du lịch Cần Thơ. Chỉ cách bến Ninh Kiều khoảng 6 km, du khách mất chừng 30 phút cho một hành trình bằng đường thủy từ bến Ninh Kiều.

 Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ

Nét độc đáo và đặc điểm chính của chợ nổi Cái Răng là chuyên buôn bán các loại trái cây, đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thuở xưa, chợ nổi hình thành là vì đường bộ và phương tiện lưu thông đường bộ chưa phát triển, trong khi đó nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa, người ta tụ tập trên sông và bằng các phương tiện như xuồng, ghe, tắc ráng….

  Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ

Ngày nay, dù mạng lưới giao thông đường bộ đã phát triển rộng khắp nhưng chợ nổi vẫn tồn tại và phát triển ngày một sầm uất hơn.

  • Chợ Cái Răng thường họp khá sớm, thường từ lúc mờ sáng và đến khoảng 8, 9 giờ thì vãn.
  • Khách tham quan nên đi vào khoảng 7-8 giờ là tốt vì có thể tham quan đúng vào lúc chợ hoạt động đông đúc nhất.
  • Chợ không hoạt động và hoạt động rất ít vào các ngày Tết Âm Lịch (mồng 1 và mồng 2 Tết, Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng Năm âm lịch).

 Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ

  • Do nhu cầu của người đi chợ nên không chỉ có các xuồng trái cây, nông sản phẩm mà còn có nhiều loại dịch vụ khác: phở, hủ tiếu, cà phê, quán nhậu nổi… Các xuồng dịch vụ (thường là thuyền nhỏ) len lõi phục vụ khách đi chợ và cả khách tham quan.

 Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ

Chợ bắt đầu từ 5h sáng, đến 6h ghe thuyền các nơi đã đậu tấp nập và sầm uất. Nét đặc biệt ở chợ này chính là buôn bán các loại trái cây nổi tiếng của vùng đất phương Nam từ bưởi năm roi Vĩnh Long đến quýt hồng Lai Vung hay sầu riêng Cái Mơn…

Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ

Đây là cây bẹo – nhìn vào cây bẹo, có thể biết chủ thuyền bán gì, thuyền này bán: bí đỏ, củ hành, sắn, v.v…

4. Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang

Chợ nổi Cái Bè thuộc huyện Cái Bè, Tiền Giang, ở cù lao Tân Phong trên sông Tiền rộng lớn giáp ranh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre. Chợ là nơi mua bán trao đổi hàng hóa, làm trạm trung chuyển trái cây, sản vật đi khắp mọi miền và đồng thời cũng là điểm tham quan hấp dẫn của tỉnh Tiền Giang.

Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang

Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang

 Đây là một trong những chợ đầu mối lớn nhất miền Tây Nam Bộ. Chợ họp trên sông với phương tiện giao thông là ghe, thuyền. Hàng hoá ở đây rất đa dạng và phong phú, nổi bật nhất là trái cây bởi Cái Bè là nơi có nhiều vườn trái nhất tỉnh Tiền Giang.  Bên cạnh những hàng hoá mua bán, trao đổi, thì chợ Cái Bè cũng cung cấp đầy đủ các nhu yếu phẩm và các dịch vụ cho cư dân chợ nổi.  Bên cạnh những hàng hoá mua bán, trao đổi, thì chợ Cái Bè cũng cung cấp đầy đủ các nhu yếu phẩm và các dịch vụ cho cư dân chợ nổi.

Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang

Chợ Cái Bè họp suốt ngày đêm, đông nhất là từ nửa đêm tới rạng sáng. Ghe thuyền tấp nập trên mặt sông và hoạt động mua bán diễn ra náo nhiệt trên mênh mông sông nước. Chợ nổi Cái Bè là một điểm du lịch hấp dẫn mang sắc thái đậm nét của miền Tây Nam Bộ.

Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang

Chợ nổi Cái Bè là một trong nhiều chợ Nổi ở khu vực Ðồng Bằng Sông Cửu Long. Trong đó nhộn nhịp và sung túc nhất là các chợ Nổi Cái Răng, Phong Ðiền, Phụng Hiệp (chợ Ngã Bảy) và Cái Bè. Cho đến ngày nay, vẫn chưa có ai biết rõ chợ nổi Cái Bè được hình thành bắt đầu từ năm nào. Có lẽ nó đã được nhen nhóm từ khi có bước chân của lưu dân người Việt (chủ yếu đến từ vùng Ngũ Quảng) vào khai phá vùng đất này vào khoảng cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18. Theo sách Gia Ðịnh Thành Thông Chí thì vào năm 1732, Chúa Nguyễn hạ chỉ cho dựng Dinh Long Hồ tại Cái Bè (gọi là Cái Bè Dinh), lúc bấy giờ, vàm Cái Bè được miêu tả là nơi “Sông sâu nước chảy”, có rất nhiều ghe xuồng từ khắp nơi đổ về tập trung buôn bán rất nhộn nhịp.
5. Chợ nổi Long Xuyên – An Giang
Chợ nổi Long Xuyên không lớn như các khu chợ khác nhưng là một điểm du khách nên đến trong chuyến tham quan chợ nổi để tìm về nét bình dị, yên ả, nguyên sơ của con người và sông nước nơi đây. Chợ cách thành phố Long Xuyên khoảng 2 km, nằm dọc theo một bên của dòng sông Hậu đỏ nặng phù sa.

Chợ nổi Long Xuyên (1)

Chợ nổi Long Xuyên (2)

Chợ nổi Long Xuyên (3)

Chợ nổi Long Xuyên (4)

Chợ nổi Long Xuyên (5)

Chợ nổi Long Xuyên (6)

Chợ nổi Long Xuyên (7)

Chợ nổi Long Xuyên (8)

6. Chợ nổi Trà Ôn – Vĩnh Long

Chợ nổi Trà Ôn là khu chợ nổi cuối cùng nằm trên dòng sông Hậu của huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long. Đây là một trong những khu chợ tồn tại lâu đời nhất cũng như gắn liền với nhiều nét sinh hoạt văn hóa của người dân trong khu vực.

 Chợ nổi Trà Ôn – Vĩnh Long

 Chợ nổi Trà Ôn – Vĩnh LongChợ nổi Trà Ôn với những nét văn hoá sông nước đã tác động vào tâm thức bao người. Những người dân sinh ra và lớn lên tại tại dòng sông thuộc vùng đất Trà Ôn rất tự hào về chợ nổi quê mình. Tuổi thơ của họ đã gắn chặt với chợ nổi, với tiếng ghe thuyền xào xạo, tiếng người quen í ới gọi nhau vốn là nét đặc trưng của chợ. Dòng sông và chợ nổi đã trở nên thân thương. Đó là món quà quí mà thiên nhiên đã tặng cho người dân Trà Ôn. Các sản phẩm cây ăn trái bán trên chợ nổi đối với họ hiện nay là sản phẩm đẹp để phục vụ cho du lịch. Du khách đến đây, dẫu là người Việt Nam hay người ngoại quốc cũng thấy thích thú đến đam mê và không nỡ dời chân, bởi khó tìm được nơi đâu đẹp và thú vị bằng.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.