Tag Archives: sông Tiền

Thánh đường Cù Lao Giêng

Giữa dòng sông Tiền mênh mông, Cù Lao Giêng với diện tích hơn 80 km2 hiện ra trước mắt với màu xanh mát của những vườn cây trái tươi tốt và thấp thoáng những kiến trúc cổ đặc sắc. 

Vùng Cù Lao Giêng thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang được xem là xứ đạo. Nơi đây vào thời thuộc Pháp đã xây dựng nên một nhà thờ thuộc họ đạo thiên chúa và dân địa phương đặt tên là nhà thờ Giêng vì tọa lạc trên đất Cù Lao Giêng. Đây là công trình kiến trúc do Pháp xây dựng tại xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới.

01-Giao-Phan-LongXuyen-CuLaoGieng-01-1

Theo truyền thuyết kể lại vào đầu thế kỷ XVIII, đã có một số người công giáo sinh sống, trong thời bắt đạo họ trốn tránh ở đó. Các cố Tây bị ruồng bắt. Khi bình yên họ Đầu Nước phát triển tăng, các cố Tây làm cha sở. Sau khi cha Maille chết, cha Augustin Gazignol, MEP về coi sóc họ Cù Lao Giêng, các họ chung quanh được mở ra và là họ lẻ của Cù Lao Giêng.

Nhà thờ Cù Lao Giêng là kiến trúc cổ, được giám mục Gafignol( tên thường gọi cha Nho ) được khởi công  xây dựng từ năm Ất Hợi 1875- đời Tự Đức nhị  thập bát niên.

Thánh đường Cù Lao Giêng

Việc xây dựng nhà thờ lớn ở một vùng đất cù lao hầu như cách biệt với thế giới bên ngoài lúc bấy giờ vô cùng khó khăn. Phần lớn các nguyên vật liệu được đem từ Pháp sang. Năm Đinh Hợi 1887 đời Đồng Khánh, công trình hoàn thành.

Thánh đường Cù Lao Giêng

Nhà thờ Cù Lao Giêng uy nghi thâm nghiêm với  tháp chuông cao vút, các trụ cột tròn vững chắc kiên cố liên kết cùng các cùng các ô cửa , vòm gió và các tháp nhỏ hình khối đa giác, các cửa giả hình chữ U ngược , tạo thành một công trình mỹ thuật bề thế mang phong cách kiến trúc Romane.

P1050752Hơn 120 năm qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, nhà thờ vẫn tồn tại gần như nguyên vẹn. Theo tư liệu cũ, đây là ngôi thánh đường đầu tiên của xứ Nam kỳ xây dựng trước nhà thờ Đức Bà Sài Gòn đến 13 năm.

image027

Ngày 08/05/1917 Ngài mất, phần mộ tại giữa nhà thờ Cù Lao Giêng.

image020

Vùng Cù lao Giêng thuộc huyện Chợ Mới được xem là xứ đạo. Nơi đây vào thời thuộc Pháp đã xây dựng nên một nhà thờ thuộc họ đạo thiên chúa và dân địa phương đặt tên là nhà thờ Giêng vì toạ lạc trên đất Cù Lao Giêng.

Thánh đường Cù Lao Giêng

Khi bước qua khỏi cánh cửa lớn làm bằng gỗ thấy ngay mái vòm ngôi nhà thờ cao vút. Hai bên là những hàng cột uy nghi và sang trọng, tạo cho người ta có cảm giác như đang bước vào không gian cổ xưa của châu Âu.

Thánh đường Cù Lao Giêng

…và  bước vào bên trong  chúng ta nhìn thấy gạch lót nền suốt hơn trăm năm qua vẫn còn giữ nguyên màu sắc, hoa văn.

Thánh đường Cù Lao Giêng

Hay bên trái  nhà xứ một gian dành cho cha sở tại nghỉ ngơi và làm việc với đầy đủ tiện nghi và được bố trí rất đẹp theo phong cách Tây phương.

P1050747

Cù lao Giêng, còn có những ngôi nhà được xây dựng từ đầu thế kỷ 20, theo kiến trúc truyền thống với rường gỗ ba gian hai chái, tường gạch bao quanh bốn phía.

image018

 

 

 

Sân nhà thường có những chậu kiểng cổ với nhiều dáng hình mang màu sắc triết lý cuộc sống như thế “tam cang ngũ thường”, “tam đa”, “Thái sơn”, “mẫu tử”, “cầu hiền”… rất đa dạng và phong phú.

DatThanh_1

Đi vòng ra phía sau nhà thờ  là khu Đất Thánh với con đường lót lát gạch đỏ thẳng tắp(nhìn  phía sau Nhà Thờ).

image025

Khi bước vào nhà thờ bắt gặp cầu thang hình xoắn ốc mang phong cách Pháp,dẫn lên gác đàn dành cho ca đoàn hát thánh ca trong những buổi lễ.

Thánh đường Cù Lao Giêng

Nhìn lên với mái vòm bán cầu thật là sắc sảo theo lối kiến trúc Roman, là loại hình kiến trúc trải dài trên bình diện rộng phát triển chủ yếu ở các nước Tây Âu

Thánh đường Cù Lao Giêng

Thánh đường Cù Lao Giêng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kế đến những dãy hàng  bàn ghế thẳng bóng loáng… với sức chứa khoảng 300 người được bố trí rất trang nghiêm…

Thánh đường Cù Lao Giêng

P1050751

P1050750

P1050746

 

… hàng năm vào dịp lễ giáng sinh nơi đây được các giáo dân trang trí rấtđẹp các đèn được kết từ đỉnh tháp dài xuống tới đất trông thật kỳ vĩ. Hàng năm vào ngày lễ lớn nơi đây tập trung hơn 1.000 giáo dân đến hành lễ.

Thánh đường Cù Lao Giêng

Bàn thờ Thánh Quí và Thánh Phụng

 

Tượng đài Chúa Giêsu xây dựng năm 1956

Tượng đài Chúa Giêsu xây dựn năm 1956

DaiDucMe_3

Thánh đường Cù Lao Giêng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đức Mẹ phù hộ các giáo hữu xây dựng năm 1956

DaiDucMe_2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đài Đức Mẹ Fatima xây dựng từ năm 1941

DatThanh_3

Tượng đài Chúa chịu nạn ở Đất Thánh, phía trước là mộ Cha GB Hồ Văn Đợi

Họ đạo Cù Lao Giêng hiện nay có phần mộ của Thánh Tử Đạo Emmanuel Lê Văn Phụng, nơi đây nhiều bà con tới khấn vái và được chữa lành nhiều bệnh.

ThanhPhung

Mộ thánh Phụng trước 1975

Thánh nhân sinh khoảng năm 1796 tại vùng Đồng Nai, Biên Hoà. Cho đến nay chưa ai biết rõ gốc gác cha mẹ của ông. Trong thời bắt đạo, ông đã trốn về ở tại họ Đầu Nước cũng gọi là Cù Lao Giêng thuộc Tỉnh An Giang.

thanh-Phung

Mộ thánh Phụng hiện nay

thanh-Phung%201

* Với tính cương trực, nhiệt thành, và nhờ uy tín, ông được bà con bầu chọn làm ông câu biện. Chính nhờ tài đức của ông, họ đạo đã được củng cố, ông chăm lo việc nhà thờ, cất nhà cho các nữ tu. Chính nhà ông là nơi trú ngụ cho các giáo sĩ, nhất là các cố Tây.Nhờ ông có quan hệ địa phương tốt nên quan huyện làm ngơ, và được báo trước khi có lệnh khám xét.

ThanhPhung%201

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Sáng 07/01/1859 ông bị bắt cùng Cha Phêrô Đoàn Công Quý và 32 giáo dân, giải về Châu Đốc, còn Cha Pernot kịp trốn thoát.

thanh-Phung%202

    Từ trong nhìn ra

* Ngày 30/07/1859 tuyên án, ngày 31/07/1859 ông bị thắt cổ chết tại pháp trường Châu Đốc

image034 image038

Nhà sinh hoạt hiện nay

Bên phải của nhà thờ là khu dành riêng cho các sơ của dòng Chúa Quan Phòng

Nhà các Sơ Chúa Quan Phòng Nhà các Sơ Chúa Quan Phòng

Và đối diện với nhà thờ là trường học với tên Trường Vạn Xuân xưa

truonghoc_4

Trường Vạn Xuân xưa, xây dựng từ năm 1927, khoảng cuối thập niên 50, Cha Bênađô Phạm Hồng Sơn lúc đó còn là Thầy
(sau này là giáo sư dạy TCV P. Minh VL) có dạy ở trường này.Sau là trường tiểu hoc

truonghoc_3

Trước 1975 thời kỳ này xây dựng trường trung học Vạn Xuân, với tên trường ” Trung học tư thục Vạn Xuân”

truonghoc_2 Tường rào trường Vạn Xuân xưa , bây giờ là trường nhà nước

 Tượng đài Thánh Giuse còn lại trong khuôn viên trường hiện nay

Tượng đài Thánh Giuse còn lại trong khuôn viên trường hiện nay. Trước năm 1975 là hồ nuôi cá.

Chung quanh họ đạo còn xây dựng những tượng đài Đức Mẹ theo năm thángDucMe_1

Tượng đài Đức Me khu 2 xây dựng năm 1961

Tượng đài Đức Me khu 2 xây dựng năm 1961

Tượng đài Đức Mẹ khu 1 xây dựng năm 2000

DucMe_3

Tượng đài Đức Mẹ khu 3 xây dựng năm 2002

   DucMe_4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tượng đài Đức Mẹ khu 4 xây dựng năm 2001