Tại sao có câu “Tháng Giêng là tháng ăn chơi…“?

Ca dao xưa nói về lịch sinh hoạt của nhân dân thời phong kiến có nhiều câu, bài tiêu biểu sinh hoạt của một giới người.
thang-gieng
Trong xã hội phong kiến xưa, chủ yếu là thuần nông, tất nhiên ai cũng gắn bó với việc nông tang, nhưng âu cũng do tập quán sống và lệ thuộc nhiều vào tiết nông lịch, nên lúc nông nhàn còn thêm nghề phụ, nghề buôn bán nữa. Tuy nhiên, người xưa cũng truyền nhau những câu, bài ca dao mang hàm ý mỉa mai, phê phán bóng gió và nhắc nhở những người có thói mải chơi, trễ nải công việc, rằng:
Tháng Giêng ăn Tết ở nhà,
Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hội hè.
Tháng Tư đong đậu nấu chè,
Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng Năm.
Tháng Sáu buôn nhãn bán trâm,
Tháng Bảy ngày Rằm xá tội vong nhân.
Tháng Tám chơi đèn kéo quân,
Trở về tháng Chín chung chân buôn hồng.
Tháng Mười buôn thóc bán bông,
Tháng (Mười) Một, tháng Chạp nên công hoàn thành.”
Hoặc:
Một năm có mười hai kỳ,
Thiếp ngồi thiếp tính có gì chẳng ra.
Tháng Giêng ăn Tết ở nhà,
Tháng Hai rỗi rãi quay ra nuôi tằm.
Tháng Ba đi bán vải thâm,
Tháng Tư đi gặt, tháng Năm trở về.
Tháng Sáu em đi buôn bè,
Tháng Bảy, tháng Tám trở về đong ngô.
Chín, Mười cất giạ đồng mùa,
Một, Chạp vớ được anh đồ dài lưng.
Anh ăn rồi anh lại nằm,
Làm cho thiếp phải quanh năm lo phiền.
Chẳng thà lấy chú lực điền,
Gạo bồ thóc giống còn phiền nỗi chi?”
tranh_dg
Tranh Đồng hồ
Còn nếu chuyên tâm về nông nghiệp thì:
Tháng Giêng là tháng ăn chơi,
Tháng Hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà.
Tháng Ba thì đậu đã già,
Ta đi ta hái về nhà phơi khô.
Tháng Tư đi tậu trâu bò,
Để ta sắp sửa làm mùa tháng Năm.
Sớm ngày đem lúa ra ngâm,
Bao giờ mọc mầm ta sẽ vớt ra.
Gánh đi ta ném ruộng ta,
Đến khi lên mạ thì ta nhổ về.
Lấy tiền mượn kẻ cấy thuê,
Cấy xong rồi mới trở về nghỉ ngơi.
Cỏ lúa dọn đã sạch rồi,
Nước ruộng vơi mười còn lại một hai.
Ruộng thấp đóng một gàu giai,
Ruộng cao thì phải đóng hai gàu sòng.
Chờ cho lúa có đòng đòng,
Bấy giờ ta sẽ trả công cho người.
Bao giờ cho đến tháng Mười,
Ta đem liềm hái ra ngoài ruộng ta,
Gặt xong ta hái về nhà,
Phơi khô quạt sạch thế là xong công.”
Hoặc:
Tháng Chạp là tháng trồng khoai,
Tháng Giêng trồng đậu tháng Hai trồng cà.
Tháng Ba cày vỡ ruộng ra,
Tháng Tư làm mạ mưa sa đầy đồng.
Ai ai cũng vợ cũng chồng,
Chồng cày vợ cấy trong lòng vui thay.
Tháng Năm gặt hái đã xong,
Nhờ trời một mẫu năm nong thóc đầy.
Năm nong đầy em xay em giã,
Trấu ủ phân, cám bã nuôi heo.
Sang năm lúa tốt tiền nhiều,
Em đem đóng thuế đóng sưu cho chồng.
Đói no có thiếp có chàng…”

Với người Việt, cho dù làm nghề gì, cũng đều nhất thiết phải có thời gian nghỉ ngơi tích cực, dài ngắn khác nhau tùy mùa vụ cụ thể từng ngành nghề để bù lại thời gian lao động cực nhọc “một nắng hai sương”, “đầu tắt mặt tối”, nhất là việc nông tang ngày xưa rất vất vả. Thế mới có câu: “Làm ruộng ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”.

Tháng Giêng là tháng ăn chơi
Tháng Giêng là tháng ăn chơi

 

Cho nên “Tháng Giêng là tháng ăn chơi, tháng Hai cờ bạc, tháng Ba rượu chè…” đích thị là câu nói của một số người vô công rỗi việc, lạc hậu xưa kia. Cũng nói về lệ “ăn chơi” trong tháng Giêng này, ông Lê Quý Đôn, trong sách Kiến văn tiểu lục có ghi lại bài thơ trong tập Kiên biều thất, chép rằng, khi sứ thần nước Giao Chỉ qua chơi Tây Hồ ở Hàng Châu, thấy người dân Trung Quốc mải mê vui thú, say sưa nên có phú một bài thơ tuyệt cú rằng (đã dịch):

Mỗi cành dương liễu (tài tử) mấy cành hoa (giai nhân),

Say khướt bên hồ, quán rượu ra.
Dân Việt ăn chơi đâu có thế,
Trời Xuân canh cửi khắp gần xa.”
Rõ ràng, nhân dân ta không hề có cái thói ăn chơi, cờ bạc, rượu chè “mút mùa”. Thời gian “xả hơi” ấy quả rất cần thiết và hợp lý, nhưng không kéo dài mãi đến nỗi phải bỏ phế công việc.

Ngôi chùa cầu tình duyên cực thiêng ở “xứ dê” Ninh Bình

Tại ngôi chùa này, công chúa Lê Thị Phất Ngân và tướng công Lý Công Uẩn đã thề hẹn ở đây mà sinh ra Lý Phật Mã.

 

chùa cầu tình duyên
Ngôi chùa cầu duyên ở quần thể di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình.

Chùa Duyên Ninh (Duyên Ninh Tự) tọa lạc trong thành Tây Hoa Lư ở thôn Chi Phong xã Trường Yên.

chùa cầu tình duyên
Trên đường từ Tràng An đến chùa Bài Đính. Thưở xa xưa, Duyên Ninh Tự là nơi vui chơi của các công chúa thời Đinh Lê. Chùa được xây dựng dưới thời Vua Đinh Tiên Hoàng.
chùa cầu tình duyên
 Dân gian thường gọi chùa này là chùa Thủ. Nơi đây Lý Thái Tổ và công chúa Lê Thị Phất Ngân con vua Lê Đại Hành đã thề hẹn yêu đương ở đó mà sinh ra Lý Thái Tông.
chùa cầu tình duyên
Chính nguồn gốc về các cô công chúa, về gia đình hạnh phúc xa xưa của bậc vua chúa nhà Lý mà chùa sau này trở thành một điểm tín ngưỡng thu hút rất đông người dân tới cầu phúc, cầu may. Đặc biệt không thể không kể tới việc cầu duyên và cầu tự hiếm muộn con cái.

Chùm ảnh: Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình

Sau những ồn ào xung quanh lễ hội chém lợn làng Ném Thượng, Bắc Ninh, trong lễ hội năm 2015, dân làng Ném Thượng vẫn sẽ tiến hành nghi thức chém lợn giữa sân đình.

Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Từ sáng sớm, ban tế lễ cùng đông đảo dân làng tập trung trước sân đình chuẩn bị cho lễ rước lợn quanh làng
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Dân làng Ném Thượng gọi lợn tế Thánh là “ông ỉn”. Từ rằm tháng 7, làng chọn hai gia đình khỏe mạnh, gia cảnh sung túc, tuổi đúng 50 để nuôi “ông ỉn”. Cân nặng ban đầu của hai chú lợn là 25kg, cho đến ngày diễn ra lễ hội là khoảng 150kg. Người nuôi lợn mát tay hơn sẽ được thưởng 100kg thóc, người còn lại được 50kg thóc
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Cụ Lợi nói thêm, vào lúc 15h chiều ngày 23-2, dân làng Ném Thượng sẽ tiến hành bắt “ông ỉn”. Hai “ông ỉn” được tắm rửa sạch sẽ và bôi thêm son đỏ khắp người, ngự ở sân đình từ chiều mùng 5 Tết.
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Trẻ em tò mò ngắm nhìn hai “ông ỉn” béo trơn
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
9h sáng, hai “ông ỉn” được đoàn rước quanh làng.
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Người dân trong làng đem banh kẹo hoa quả, mời đoàn rước
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Đoàn rước đi đến đâu, người dân cũng chạy theo bỏ tiền lên cũi rước lợn, gọi là tiền “mừng tuổi ông ỉn”
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Người lớn đưa tiền cho trẻ em chạy theo “mừng tuổi ông ỉn”
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Trong quá trình rước quanh làng, một chú lợn bất ngờ hất tung cũi rước nhưng ngay lập tức bị ghì lại
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Thỉnh thoảng, “ông ỉn” được uống nước và ăn banh kẹo
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Trong khi đó, ở sân đình, hàng rào sắt được dựng lên để đảm bảo an toàn cho nghi lễ
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Hai “ông ỉn” được hồi rước lại sân đinh vào giữa trưa và nghi thức “khai đao chém ông ỉn” sẽ được tiến hành lúc 11h.
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Hàng trăm người dân làng và du khách chen chân xem chém lợn
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Ông tướng cờ làm nghi lễ phất cờ trước khi khai đao
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Đúng 12h, hai thủ đao thực hiện nghi lễ “khai đao chém lợn tế thánh”. Nghi thức này được thực hiện rất nhanh chóng
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Ngay sau nghi lễ chém lợn, lợn được đưa vào khu phía tây đình làm cỗ ngọc tế Thánh. Lực lượng an ninh ngăn không để người dân vào quệt tiền lẻ cầu may.
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Ông Nguyễn Đình Lợi, Phó ban tổ chức lễ hội cho biết: “Qua ba cuộc họp, các vị bô lão cùng đại diện 16 dòng họ trong làng đều có ý nguyện bảo tồn nguyên bản lễ hội. Chính vì vậy, ban tổ chức quyết định làm theo nguyện vọng của các cụ trong làng, thực hiện nghi lễ chém lợn giữa sân đình”.

Trước đó, sau khi tổ chức động vật châu Á (Animals Asia) ra thông cáo báo chí kêu gọi chấm dứt lễ hội làng Ném Thượng, Bắc Ninh thì Sở VH-TT&DL tỉnh Bắc Ninh có văn bản kiến nghị đổi tên lễ hội “chém lợn” thành “rước lợn” và kêu gọi người dân địa phương chuyển nghi thức chém lợn giữa sân đình sang nghi thức làm cỗ ngọc tế thánh sau sân đình.

Tuy nhiên vào đầu tháng 2-2015, hơn 100 cụ bô lão ở khu phố Thượng (Bắc Ninh) đã tổ chức cuộc họp xung quanh lễ hội chém lợn làng Ném Thượng. Trong cuộc họp, hầu hết các ý kiến bô lão và người dân địa phương đều không đồng tình với việc đổi tên “chém lợn” thành “rước lợn” và kiên quyết giữ nghi thức “khai đao chém ông ỉn” giữa sân đình.

Lễ hội chém lợn làng Ném Thượng bắt nguồn từ một truyền thuyết xưa, vị tướng Đoàn Thượng khi đánh trận chạy đến vùng núi Ném Thượng đồn trú đã chém lợn rừng nuôi quân. Từ đó, hằng năm người dân mở hội chém lợn để tưởng nhớ người có công khai khẩn đất đai.

 

Lễ chùa đầu năm và những quan niệm sai lầm

Người xưa đi lễ chùa là để thể hiện lòng kính ngưỡng đối với Phật, biết rằng điều Phật dạy con người là tu nhân tích đức, điều Phật ban cho con người không phải là tiền bạc của cải hay sức khỏe mà là trí huệ và giác ngộ tâm linh.

Lễ chùa đầu năm

Chùa vốn là chốn vô cùng linh thiêng, thanh tịnh, tách biệt với thế tục để những người xuất gia tĩnh tâm tu hành theo lời Phật dạy để giải thoát khỏi bể khổ luân hồi. Đây cũng là nơi những chúng sinh ngoài thế tục tới để tỏ lòng kính ngưỡng Phật, gieo mầm cơ duyên với Phật Pháp.

Theo kinh điển nhà Phật, Phật không cần chút vật chất gì ở con người, mà vì sự từ bi, chư Phật muốn giang tay cứu độ con người ra khỏi bể khổ của lục đạo luân hồi. Sinh lão bệnh tử, mọi sự việc ở cõi người vốn là chiểu theo luật nhân quả, ai làm điều ác sẽ kết ác duyên, ai làm điều thiện sẽ kết thiện duyên. Phật chỉ có thể giúp những người kính Phật hướng tâm tích đức tu thiện, khuyên con người từ bỏ ham muốn vật chất, từ bỏ “tham sân si” để đạt được tâm thanh tịnh, tiến đến cảnh giới giác ngộ, chứ không thể ban phát tài lộc, công danh, hay giúp con người tiêu tai giải nạn.

Sau đây là những sai lầm lớn khi đi lễ chùa mà nhiều người mắc phải. Khi làm sai, có thể con người không những không tạo được công đức mà còn có thể mắc thêm đại tội với Phật.

1. Cúng dường tượng Phật đồ mặn

Hiện nay vẫn có những người cúng dường gà xôi, vốn là đồ mặn, lên tam bảo. Trong tâm họ thông thường cảm thấy không yên tâm, nếu như chỉ có trái cây và hương hoa. Thực tế ai cũng biết câu “đi lễ Phật quan trọng nhất ở tấm lòng thành”, “Phật chỉ ăn hương ăn hoa” nhưng dường như con người đã quen cách nghĩ rằng dùng vật chất mà con người vốn yêu thích để thể hiện ra “lòng thành” của mình với Phật, cho rằng lễ càng to càng đắt tiền mới thể hiện ra “lòng thành”. Đây thực tế là tư duy biếu xén quà cáp vốn để đổi lấy những thứ mà họ đang mong cầu đã ăn sâu vào tâm khảm. Khi con người có thói quen sùng bái vật chất kim tiền, các vấn đề đạo đức lại dường như bị xem nhẹ.

Theo những gì trong kinh điển nhà Phật, vật chất ở cõi người lại là điều Phật xem nhẹ nhất, cái thiện đức của con người mới là điều Phật nhìn, Phật chỉ nhìn vào tâm thiện đức của con người mà thôi.

Cung-ga-wiki
Cúng dường tượng Phật đồ mặn

 

2. Cúng dường Phật tiền lẻ, tiền vàng mã, hóa vàng mã tại chùa

Cũng như trên, tiền lẻ và tiền vàng mã vốn hoàn toàn không phải những thứ vật chất mà con người có thể dâng lên cõi Phật. Xả bỏ tâm tham lam mê đắm vật chất tiền bạc vốn là điều đầu tiên Thần Phật khuyên răn con người. Tiền lẻ còn là một thứ “bẩn” hết mức đến con người cũng biết, vốn đã có thể qua tay bác hàng thịt, cô hàng cá, bác hàng rau, v.v… dính đầy trên đó là vi khuẩn vi trùng, chứ chưa nói đến sự thanh khiết. Mà người ta luôn nói, cần phải dâng lên Phật những gì tinh khiết nhất…

Tiền địa phủ (hay còn gọi là tiền âm phủ) và vàng mã, vốn tự thân nó đã nói rõ là tiền dành cho cõi âm gian, địa phủ, người chết về cõi âm gian, chúng sinh cô hồn vơ vất không nơi trú ngụ. Còn Phật ở nơi cảnh giới cao siêu, sao lại có thể dùng tiền của cõi địa phủ?

vang-ma-wiki
Đốt tiền vàng mã

 

3. Cúng dường Phật rượu, thuốc lá

Con người dường như quên hẳn trong giới cấm của nhà Phật có rượu và thuốc lá, vẫn hồn nhiên cúng dường tượng Phật những món đồ cấm kỵ này.

4. Cầu khấn tài lộc, sự vụ làm ăn, buôn một bán mười

Trong văn hóa truyền thống, khi một năm mới tới, người ta đi chùa là để hướng lòng thành kính về đức Phật, hướng thiện, ghi nhớ đức từ bi, trí tuệ của nhà Phật. Trong kinh điển nhà Phật, luôn dạy rằng Phật tại tâm, mang hàm ý mỗi chúng sinh, mỗi con người đều vốn đã có cái Phật tính. Hướng tâm tu Phật là để gia tăng Phật tính. Tu Phật không phải hướng ngoại mà cầu, mà là hướng vào tìm ở trong chính bản thân mình, khơi dậy thiện niệm của chính mình để Phật tính vốn sẵn có trong con người được khởi phát. Cho nên, đi lễ chùa vốn chỉ là để làm khởi phát cái thiện tâm của mỗi người.

Vậy mà ngày nay, cái sự hướng ngoại cầu đó đã trở nên quá mạnh mẽ và phổ biến, người ta coi điều sai thành đúng, và là đương nhiên. Họ đã quên mất hẳn những điều Phật dạy: tránh xa lòng tham và sự mê đắm vật chất, cần phải buôn bán làm ăn chân chính ngay thẳng… “Tham, sân, si” là điều Phật khuyên con người từ bỏ, vậy mà tại chùa, cái “tham, sân, si” lại thể hiện rất rõ trong những ngày lễ đầu xuân. Còn nghe thấy người khấn bên cạnh tại chùa đang đọc rất to biển số xe ô tô của mình, không hiểu họ xin gì. Những sự vụ nhỏ nhặt nhất cũng được nêu trong “bản báo cáo và cầu xin với đức Phật”. Ngay cả những phi vụ làm ăn không chân chính cũng được người ta đường hoàng lấy ra làm chủ đề cầu xin Phật.

 

5. Xoa đầu, xoa bụng tượng, nhét tiền vào tay, vào lòng tượng, xoa tiền lẻ lên thân tượng, rải tiền khắp nơi

 Xoa đầu, xoa bụng tượng, nhét tiền vào tay, vào lòng tượng,

Tại chùa ngày nay, người ta chen nhau để nhét tiền vào tay tượng, xoa bụng, xoa chân tay, xoa đầu tượng rồi xoa lên mặt mũi mình để mong cầu may mắn. Đó là những hành động bất kính và sai trái nhất mà con người vẫn hồn nhiên làm. Nó cho thấy sự xuống dốc về đạo đức, sự kém hiểu biết trầm trọng về văn hóa. Con người ngày nay không còn hiểu Phật rõ có thể ban gì cho con người, cũng không hiểu Phật mong muốn gì ở con người. Vào chùa lễ Phật để đi tìm sự an lạc trong tâm thái, để khởi phát thiện tâm, chứ đâu phải để cầu xin đắc phúc, được lợi lộc, vốn là những điều Phật luôn khuyên con người không nên chấp mê vào đó?

6. Mang tro cốt người chết lên chùa và cúng lễ cho người chết tại chùa

Sự việc này ngày nay đã trở nên phổ biến nhất và người ta cũng coi là nghiễm nhiên nhất, không có gì phải suy nghĩ. Nhưng thực ra đây là một trong những sự bất kính lớn nhất đối với chư Phật. Chùa là nơi thờ tự Phật, có thể nói là nơi mà pháp thân của Phật ngự, một cách nói khác là có Phật ở đó. Vậy mà hằng bao nhiêu âm hồn người chết lại có thể ở cùng một nơi, cùng một gian, ngang hàng cách ban Phật có vài bước chân, và chen chân rất đông đúc. Con người vốn chỉ là chúng sinh của Thần Phật, và Thần Phật ở nơi cảnh giới rất cao siêu, tới thế gian để giúp con người gìn giữ thiện tâm, độ con người lên cảnh giới giác ngộ, làm sao có thể ngự ở ngang hàng với chúng sinh? Với lý do “nương nhờ cửa Phật”, con người đã tự ý sắp đặt để Phật phải “trông coi và bảo hộ cho người chết”.

Lấy một ví dụ hình tượng để người đọc dễ hình dung, theo quan niệm của người Việt Nam, heo (lợn) được thấy là bẩn và thấp kém so với con người, vậy chúng ta có ai đồng ý cho heo (lợn) ăn ở sinh hoạt cùng phòng với mình không? Ai đề đạt điều đó với chúng ta liệu có phải bị coi là đang xúc phạm chúng ta không?

Vậy mà con người không lý trí không hiểu Phật, cho phép biến ngôi chùa thành giống như nghĩa trang với đầy tro cốt.

7. Đi chùa cầu tình

cu-tnh-duyn-pixabay-640x400

Hà Nội có một ngôi chùa khá nổi tiếng, chùa H., nơi đó người ta luôn đồn nhau là nơi để “cầu tình” rất hiệu quả và những người tới đây đa số là các bạn trẻ. “Trang phục nghiêm túc, lễ lạt đầy mâm, đầy đủ rượu thuốc lá, mặt buồn rười rượi’ là hình ảnh thường thấy của các bạn trẻ tới đây. Đó là những trường hợp “buồn vì tình”, cũng có nhiều trường hợp trong trạng thái vật vã đau khổ nước mắt đầy mặt, đó là những trường hợp “thất tình”, gây ra những tình huống dở khóc dở cười tại chùa. Người ta có thể không quá hiếm khi bắt gặp cảnh này: Một cô gái, mặt lấm lem vì nước mắt, đặt mâm lễ lớn rồi lẩm bẩm khấn. Đột nhiên, cô khóc oà lên: “Em đã dồn hết tiền đi lễ, lễ này sẽ thật thiêng để anh quay về… Chẳng ai yêu anh hơn em yêu anh đâu, đừng phụ bạc tình em”. Khi trong trạng thái tinh thần quá đau khổ các bạn trẻ dường như không kìm giữ nổi nên cũng không giữ thể diện được nữa với những người xung quanh như thế. Đứng trước các Phật, nhưng người ta lại dường như kêu gào với người yêu cũ của mình.

Ta hãy cùng thử ngẫm nghĩ, điều đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy bảo con người là loại bỏ “tham, sân, si”. Tình cảm con người ai cũng biết là “duyên số”, “duyên phận”, không cầu cũng đến, hết duyên là đi và giữ cũng không được. Lụy vì tình cảm nam nữ chính là cái “si” mê mờ nhất Phật bảo chúng ta tránh. Các bạn trẻ đã hiểu điều Phật dạy tới đâu mà có thể đem lễ tới cửa Phật để thể hiện những cái si như thế?

8. Bán khoán con vào chùa

Hiện nay, có khá nhiều các bậc cha mẹ ông bà đem con “bán khoán” lên chùa với mong muốn con ăn ngoan, ngủ sâu, nhanh lớn, ít ốm đau, thông minh và gặp nhiều may mắn.

Nhiều bà mẹ mang bầu cũng đã lên chùa hỏi về thủ tục “bán khoán”, như một thủ tục nhập học vậy. Thông thường có 2 hình thức “bán khoán” con lên chùa: “bán” tới năm 13 tuổi hoặc “bán” vĩnh viễn.

Các bạn thử ngẫm nghĩ, chư Phật có lẽ nào có hình thức trao đổi mua bán với con người? Chùa liệu có phải nơi có thể diễn ra các hoạt động mua bán?

(Ảnh: Pixabay)

9. Theo chùa “thiêng” bỏ chùa làng

Xưa, chùa làng nào, dân làng nấy thờ (tức làng nào cũng có chùa). Đó là xuất phát từ việc tín ngưỡng Phật luôn ở bên cạnh, ở khắp nơi, trông nom gìn giữ cho con người bảo trì được thiện tâm, tin điều thiện tránh điều dữ, tích phúc đức. Kính Phật lên chùa là việc để thể hiện kính ngưỡng, không với tâm cầu xin tài lộc.

Còn nay, nhiều người do tâm lý đám đông, nghe nói chùa nào thiêng, chùa nào nổi tiếng thì nô nức đến dâng lễ cầu xin. Điều đó là bởi vì họ tin rằng chùa thiêng thì xin gì được nấy, xin được nhiều. Tâm cầu tài lộc quá mạnh mẽ, giống như một cuộc mua bán đổi chác mặc cả với Phật. Người xưa không có cái tâm phân biệt ấy, họ tin rằng ở đâu có người thiện đức thì ở đó có Phật. Chùa chỉ là hình thức do con người dựng nên, nên nếu ngay cả sư trong chùa có biểu hiện ham tiền của vật chất, biểu hiện của ham tình sắc, không tuân theo những lời dạy của Phật thì ở đó chắc chắn không có Phật ngự, cho dù chùa đó to lớn thế nào, tượng Phật có lộng lẫy dát vàng dát bạc ra sao.

Ngày nay người ta thấy quá nhiều các trường hợp mà sư tăng cai quản những ngôi chùa thật to lớn, lộng lẫy dát đầy vàng bạc, nhưng họ đeo vàng nhẫn đầy thân, đi xe sang, điện thoại đắt tiền, biểu hiện sự ham muốn hưởng thụ tiện nghi vật chất rất mạnh, nói năng hành xử không khác người ngoài thế tục, vậy họ còn xứng đáng là con của Phật, nơi chùa họ trông nom liệu Phật còn muốn ngự không? Người tu hành xuất gia là phải tu “xả bỏ” những ham muốn thế tục, vậy họ có phải đang làm trái ngược hẳn với điều Phật dạy. Những ai gặp những ngôi chùa như vậy, chúng ta nên suy ngẫm xem. Có rất nhiều người khi tới chùa cũng thắc mắc trong lòng khi nhìn thấy những sự chướng tai gai mắt trong hành xử của sư tăng trong chùa, nhưng vì thói quen và thấy chùa to lớn đẹp đẽ nên nghĩ rằng hẳn vẫn là tốt đẹp khi cúng Phật ở đó. Song theo như ý kiến của nhiều người tu hành chân chính, những ngôi chùa chẳng hề thanh tịnh sẽ không có Phật ngự mà thay vào đó lại chính là quỷ ma hoành hành.

Thanh Liên

Bộ bí kíp nấu ăn bằng tranh vẽ dễ thương

Nếu chưa biết cách rán nem giòn rụm hay cắt bánh gato không dính dao thì xem loạt hình minh họa dưới đây bạn sẽ hiểu ngay.

Cloud Pillow Studio gồm 4 thành viên, vừa mới được thành lập vào cuối tháng 9/2014 nhưng đã thu hút khá đông lượng fan nhờ những hình vẽ dễ thương. Trên Facebook, nhóm bạn trẻ này chia sẻ rất nhiều câu chuyện sinh động bằng tranh hay các mẹo nấu ăn dễ hiểu, thú vị.

Bí kíp nấu ăn bằng tranh vẽ

Bí kíp nấu ăn bằng tranh vẽ

  Bí kíp nấu ăn bằng tranh vẽ

Bí kíp nấu ăn bằng tranh vẽ

Bí kíp nấu ăn bằng tranh vẽ

Bí kíp nấu ăn bằng tranh vẽ

Bí kíp nấu ăn bằng tranh vẽ

Bí kíp nấu ăn bằng tranh vẽ

Bí kíp nấu ăn bằng tranh vẽ

Bí kíp nấu ăn bằng tranh vẽ

Bí kíp nấu ăn bằng tranh vẽ

Những vật phẩm khai vận bình an trong năm Ất Mùi 2015

Bình an, khỏe mạnh là điều ai cũng mong muốn. Hãy tham khảo và tìm cho mình một vật phẩm may mắn tăng vận bình an trong năm mới 2015.

Những vật phẩm khai vận bình an trong năm Ất Mùi 2015

Sao Thất Sát: Nếu bạn có sức khỏe sẽ tránh được mọi phiền não. Năm nay, bạn nên đeo những đồ trang sức ánh vàng hoặc những đồ đan, dệt, chúng sẽ là vật may mắn giúp bạn giữ gìn sức khỏe, ngoài ra còn là năng lượng bảo vệ sự bình an của bạn. Những vật phẩm khai vận bình an trong năm Ất Mùi 2015

Sao Phá Quân: Năm nay sức khỏe của bạn tốt, chỉ cần giữ tâm trạng luôn vui vẻ, có thể phòng tránh được bệnh tim và huyết quản. Bạn cũng có thể đeo vòng mã não màu đỏ hoặc đá đỏ giúp tăng cường thể chất, tinh thần phấn chấn.

Những vật phẩm khai vận bình an trong năm Ất Mùi 2015

Sao Liêm Trinh: Năng lượng của sức đề kháng không đủ chống được sự thâm nhập của bệnh tật. Năng lực phục nguyên tương đối yếu cho nên sẽ khiến bệnh kéo dài. Năm nay bạn nên đeo đá hổ tinh hoặc thạch anh màu nước trà để giúp tăng cường sinh mệnh sức khỏe, tăng cao khả năng phòng ngừa và năng lực phục nguyên cho cơ thể, giúp tránh bệnh tật

nhung-vat-pham-khai-van-binh-an-trong-nam-at-mui-2015-hinh-4

Sao Tham Lang: Sức khỏe năm nay của bạn tương đối tốt, chỉ là áp lực quá lớn sẽ khiến bạn gặp phải chứng hoa mắt, chóng mặt. Năm nay quan trọng nhất là bạn phải chú ý dưỡng gan phổi. Nên đeo đá thạch anh trắng hoặc ngọc thạch sẽ giúp cho bạn phục hồi tâm trạng, an thần, tăng sự bình an cho sức khỏe.

Những vật phẩm khai vận bình an trong năm Ất Mùi 2015

Sao Tử Vi: Sức khỏe tốt, tinh lực dồi dào, cuộc sống vui vẻ nhưng bạn cần chú ý, nhất định không được để tiền tài ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, cần quan tâm nhiều đến sức khỏe. Năm nay bạn nên đeo ngọc bích hoặc những đồ trang sức được đan tết sẽ giúp tăng cường sức khỏe đem lại sự may mắn, bình an cho bạn. Những vật phẩm khai vận bình an trong năm Ất Mùi 2015

Sao Thiên Phủ: Bận rộn khiến bạn quên mất chính mình, vì thế trong một thời gian dài bạn bị chứng ăn uống không tiêu, cần chú ý đến sức khỏe, nhất là phần đầu, cổ và eo. Bạn nên đeo đá thạch anh màu nước trà hoặc đá lục Bảo sẽ dịu được đau đớn, thả lỏng thần kinh giúp bạn tiêu phiền.

Những vật phẩm khai vận bình an trong năm Ất Mùi 2015

Sao Vũ Khúc: Vận bình an năm nay của bạn cũng khá tốt, nhưng bạn hơi mẫm cảm, thần khinh dễ căng thẳng. Hàng tháng nên đi spa mát xa phần đầu và gan bàn chân. Bạn có thể đeo thạch anh trắng hoặc ngọc bích sẽ có tác dụng tăng vận bình an, giúp thư giãn được toàn thân.

Những vật phẩm khai vận bình an trong năm Ất Mùi 2015

Sao Thiên Tướng: Vận sức khỏe bình an thuận, chỉ cần khi ốm đau kịp thời thuốc thang sẽ nhanh khỏe. Năm nay bạn nên đeo chân trâu hoặc ngọc bích sẽ giúp khai vận bình an, tránh được bệnh tật.

Những vật phẩm khai vận bình an trong năm Ất Mùi 2015

Sao Thái Dương: Sức khỏe của bạn trong năm nay bình thường, tinh thần không được tốt lắm nên sẽ xuất hiện sự dồn ứ của hắc vân, vì thế nếu tâm trạng phấn chấn, cởi mở thì sẽ thấy ánh dương. Năm nay bạn nên đeo đá Hồng Bảo hoặc đá Khổng Tước để duy trì sự hưng phấn vui vẻ cho tâm trạng, giúp phá vỡ vận đen và khiến cho sức khỏe của bạn tốt hơn.

Những vật phẩm khai vận bình an trong năm Ất Mùi 2015

Sao Cự Môn: Năm nay tình cảm và quan hệ xã hội của bạn sẽ bị ảnh hưởng của sao Cự Môn, bạn dễ gặp phải những bệnh thần kinh và lây nhiễm. Bạn nên đeo đá phù dung hoặc vòng mã não đỏ sẽ giúp bạn giữ được tinh thần luôn vui vẻ.

Những vật phẩm khai vận bình an trong năm Ất Mùi 2015

Sao Thiên Cơ: Sức khỏe năm nay của bạn không phải lo lắng, chỉ cần giữ tâm trạng tốt, tinh thần lạc quan, bạn sẽ ăn ngon ngủ kĩ, công việc tốt. Năm nay nên đeo mã não đỏ hoặc đá Khổng Tước sẽ đem đến cho bạn sự vui vẻ và vận may.

Những vật phẩm khai vận bình an trong năm Ất Mùi 2015

Sao Thái Âm: Sức khỏe của bạn không tốt, thường xuyên ốm vặt. Dễ đau đầu, mất ngủ. Sống trong môi trường mới dễ khiến bạn căng thẳng, dễ mất nước. Bạn cố gắng thả lỏng cơ thể và tăng cường nghỉ ngơi. Năm nay nên đeo những đồ trang sức tết, đan hoặc ngọc sẽ giúp bạn tăng từ trường, tăng vận bình an.

Những vật phẩm khai vận bình an trong năm Ất Mùi 2015

Những vật phẩm khai vận bình an trong năm Ất Mùi 2015

Giỗ trận Đống Đa và ngày kỷ niệm Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ

Mở đầu: Trận chiến thắng Đống Đa đã xẩy ra cách đây hơn 200 năm, nhưng mỗi lần nhắc lại ta đều cảm thấy thật hãnh diện về chiến công oai hùng của Vua Quang Trung Nguyễn Huệ trong ngày lịch sử mùng 5 Tết Kỷ Dậu (1789).

QuangTrungNguyenHue

Nguyễn Huệ (1753-1792) sinh năm 1753, còn có tên là Nguyễn Quang Bình là em út của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ. Tổ của Nguyễn Huệ họ Hồ, nhưng khi khởi nghĩa ở Qui Nhơn, lấy họ mẹ (Nguyễn). Theo Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện, Nguyễn Văn Huệ có tiếng nói như chuông, mắt lập lòe như ánh điện, là người thông minh, giỏi chiến đấu. Vua Quang Trung Nguyễn Huệ  mất ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý (16 tháng 9 năm 1792), vào khoảng 11-12 giờ đêm, ở ngôi 4 năm, thọ 40 tuổi, miếu hiệu là Thái Tổ Vũ Hoàng Đế. Hiện nay có đền thờ tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

Khác với lệ thường, dân tộc Việt không lấy ngày băng hà của vua Quang Trung làm ngày kỷ niệm, nhưng lại chọn ngày “Giỗ Trận Đống Đa”. Có hai lý do: Thứ nhất, lịch sử cận đại triều Nguyễn coi vua Quang Trung Tây Sơn là “Nguỵ”, nên không cho phép ai được chính thức làm lễ kỷ niệm Ngài. Thứ hai, ngày “Giỗ Trận Đống Đa” ban đầu chỉ là lễ giỗ những vong hồn người Thanh chết nơi đất lạ, xa nhà. Lễ này được người Hoa  tán thành, vua quan nhà Nguyễn cũng không có lý do gì để cấm đoán. Vì liên hệ giữa những cái chết của quân Tàu
với chiến thắng lừng danh của vua Quang Trung, nên sau này ai cũng công nhận ngày “Giỗ Trận Đống Đa” là ngày kỷ niệm vua Quang Trung.

Vài hàng lịch sử về trận Đống Đa: Năm 1788, vua Lê Chiêu Thống sai người sang Tàu cầu viện. Vua Càn Long nhà Thanh sai Tôn Sỹ Nghị đem quân 4 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu và Vân Nam ước khoảng 20 vạn binh tướng, sang chiếm đóng Thăng Long và các nơi với dã tâm thôn tính nước Đại Việt.Quân Thanh tiến vào Đại Việt theo 3 ngả:
1- Ngả Tuyên Quang xuống Sơn Tây do Đề Đốc Vân Quý là Ô Đại Kinh chỉ huy quân Vân Nam, Quý Châu từ Vân Nam vượt ải Mã Bạch vào Đại Việt, đóng đồn tại Sơn Tây.
2- Ngả Lạng Sơn do Tôn Sỹ Nghị tổng chỉ huy và các tướng Hứa Thế Hanh, Thượng Duy Thăng, Trương Triều Long…mang đại quân vượt ải Nam Quan tiến về Thăng Long, đóng trại trên bãi cát ở hai bờ sông Hồng và bố trí  phòng thủ phía nam tới phía tây thành Thăng
Long . Bộ chỉ huy của Tôn Sỹ Nghị đặt tại Tây Long Cung, thành Thăng Long.

3- Ngả Cao Bằng do Sầm Nghi Đống chỉ huy quân Điền Châu tiến về Thăng Long, đóng đồn tại Khương Thương (Đống Đa).Cả 3 đạo quân xuất phát vào cuối tháng 10 âm lịch năm 1788, chiếmđóng Đại Việt từ ngày 20 tháng 11 năm Mậu Thân (1788) và bị đánh bật ra khỏi Đại Việt ngày 5 tháng giêng Kỷ Dậu (1789).

Quân Tây Sơn ở Bắc Hà nghe tin quân Tàu qua đông đảo, nên rút về núi Tam Điệp để chờ lệnh chủ tướng. Ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (1788) Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế, đem 10 vạn quân và 100 con voi ra Bắc đánh giặc.

Vua Quang Trung chia quân làm 5 đạo:  Đạo Thứ nhất (Trung quân) gồm nhiều quân mới tuyển ở Nghệ An, do chính vua Quang Trung chỉ huy, có tướng Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân làm tiên phong, bao gồm tượng binh và kỵ binh, tiến đánh thẳng vào phía Nam và
tiến về Thăng Long. Đạo quân Thứ hai và Thứ ba do Đại Đô đốc Lộc và Đô Đốc Tuyết chỉ huy, vứa tiếp ứng phía bên phải, vừa chặn đường quân Tàu rút về theo ngả Bạch Đằng và Lạng Sơn. Đạo quân Thứ tư và Thứ năm do Đại đô Đốc Bảo và Đô Đốc Mưu (có tên khác là Long hoặc Đặng Tiến Đông ) chỉ huy. Đô Đốc Bảo sẽ tiến về phía Tây và tiếp ứng phía bên trái.  Riêng đạo quân do Đô Đốc Mưu chỉ huy, có tượng binh và kỵ binh theo đường Chương Đức, hướng lên Sơn Tây nhưng sẽ rẽ quặt sang làng Nhân Mục tập kích đồn Khương Thượng của Sầm Nghi Đống (đồn Đống Đa), tiến vào Thăng Long từ hướng tây.
Ngày 30 tháng chạp, vua Quang Trung cho quân ăn tết trước rồi hạ lệnh tiến quân và hẹn rằng  sẽ vào Thăng Long ăn Tết ngày mồng 7 tháng giêng âm lịch.Đêm 30 tết, quân Tây Sơn vượt sông Gián Thuỷ đánh đồn Gián Khẩu của quân nhà Lê. Quân Lê tan vỡ bỏ chạy và bị giết hoặc bị bắt hết.
Ngày 3 tháng giêng, quân Tây Sơn đến Hà Hồi (cách Thăng Long khoảng 20 km). Vua Quang Trung cho quân vây chặt đồn rồi sai bắc loa kêu gọi quân Thanh đầu hàng. Quân Thanh bị tấn công bất ngờ đều hàng cả.
Nghe tin đồn Hà Hồi thất thủ, quân Thanh do Hứa Thế  Hanh chỉ  huy ra sức tăng viện giữ thành Ngọc Hồi. Nhưng vua Quang Trung không vội đánh đồn Ngọc Hồi.. Quân Thanh hồi hộp phòng thủ. Cả ngày mùng 4, vua Quang Trung chỉ cho quân  uy hiếp tinh thần quân
Thanh và chuẩn bị những tấm ván lớn có để rơm tẩm nước để chắn đạn khi tấn công. Ngoài ra, cố gây sự chú ý của quân Thanh đối với đạo quân do vua chỉ huy để tạo điều kiện cho yếu tố bất ngờ của các đạo quân khác.  Nhất là đạo quân của đô đốc Mưu tiến về phía Sơn
Tây, có vẻ như  sẽ tấn công quân Vân Quý,  nhưng đã bất ngờ quay trở  lại tiến đánh đồn Khương Thượng (Đống Đa) vào nửa đêm mồng 4, rạng ngày mồng 5 tết, khiến Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử.

“Theo Thánh vũ ký,  Khu vực Khương Thượng và xung quanh, do xác quân Thanh chết quá nhiều, sau chất thành 12 gò cao (quân Nam đào 12 hố lớn chôn xác quân Thanh), có (cây) đa mọc um tùm gọi là Gò Đống Đa. Trận đánh đồn Khương Thượng cũng còn gọi là trận
Đống Đa.”

Go đống đaGò Đống Đa

Đại thắng quân Thanh kết thúc bằng trận đánh đồn Khương Thượng và đồn Ngọc Hồi.  Vì quân Thanh chết quá nhiều ở đồn Khương Thượng (Đống Đa) nên hàng năm người Việt Nam làm lễ “Giỗ trận Đống Đa”, trước là cầu siêu cho những oan hồn, sau là kỷ niệm chiến
tích oai hùng của Hoàng Đế Quang Trung.

Giỗ trận Đống Đa

Đống Đa hương khói giỗ quân thù
Tha thứ, tình người đẹp thế ru!
Đắp mả chiêu hồn, tâm sáng tỏ
Đào mồ bạt vía, trí thâm u
Nghìn năm bia miệng khinh tà thuyết
Vạn thế sử xanh trọng thánh thư
Đại thắng mùa xuân năm Kỷ Dậu
Là tia nắng rọi cõi sa mù!

Vương Sinh

Kết luận: Chiến thắng Đống Đa ngày mồng 5 Tết Kỷ Dậu 1789 của vua Quang Trung Nguyễn Huệ là một trong những chiến thắng vẻ vang nhất của lịch sử Việt Nam. Đây là một chiến thắng thần tốc của một thiên tài quân sự “tốc chiến tốc thắng“  hiếm có trong lịch sử các danh tướng trên thế giới. Cuộc hành quân nhanh chóng miềnTrung ra Bắc và chiến thắng lấy lại Thăng Long đã khiến dư luận dân chúng tạo ra nhiều câu chuyện truyền khẩu lý thú như khi dichuyển, vua Quang Trung cho binh lính luân phiên nằm võng, 2 người cáng 1 người. Lương thực thì dùng bánh tráng. Đặc biệt trên mình voi đều có đặt súng đại bác hoặc súng phun lửa (hỏa hổ) bắn vào đồn binh địch dễ dàng  trúng đích vì ở vị thế cao. Nhờ dân chúng Bắc Hà oán ghét quân Tàu thường hay cướp phá dân chúng, nên đã hợp tác hoặc giúp Tây Sơn, không hợp tác với quân Tàu. Sự  bất tài, “rước voi về giày mả Tổ”, lo trả thù riêng… của Triều Đình bấy giờ đã giúp cho quân Tây Sơn dễ dàng quét sạch giặc ngoại xâm …

Đây chính là bài học lịch sử sáng giá nhất cho những nhà cầm quyền không biết lo giữ gìn đất đai biển đảo của Tổ Tiên mà chỉ biết đàn áp dân mình, ăn hối lộ và trả thù riêng. “Quân nhất thời, dân vạn đại”, trước sau gì dân cũng sẽ làm chủ đất nước thực sự của mình.
Chiến thắng mùa xuân Kỷ Dậu của vua Quang Trung sẽ  mãi mãi là tấm gương sáng và ngày “Giỗ Trận Đống Đa” chính là ngày nói lên tinh thần nhân bản của dân tộc Việt Nam vậy.

Hoa đẹp đặc trưng ngày tết

Mỗi khi Tết đến xuân về, khắp nơi từ nhà ra phố đều rộn ràng với vẻ đẹp cũng những loại cây Tết đặc trưng như đào, mai hay quất, .. có một vẻ đẹp đặc trưng riêng với các loại hoa, cây Tết.

Hoa đẹp đặc trưng ngày tết

Hoa đẹp đặc trưng ngày tết

Hoa đẹp đặc trưng ngày tết

Hoa đẹp đặc trưng ngày tết

Hoa đẹp đặc trưng ngày tết

Mai vàng

Hoa đẹp đặc trưng ngày tết

Mai trắng

Hoa đẹp đặc trưng ngày tết

Hoa đẹp đặc trưng ngày tết

Hoa đẹp đặc trưng ngày tết

Hoa đẹp đặc trưng ngày tết

Hoa đẹp đặc trưng ngày tết

Hoa đẹp đặc trưng ngày tết

  Hoa đẹp đặc trưng ngày tết

Hoa đào

Hoa đẹp đặc trưng ngày tết

Hoa đẹp đặc trưng ngày tết

Hoa đẹp đặc trưng ngày tết

Cây tắc hay quất

Hoa đẹp đặc trưng ngày tết

Hoa sống đời

Hoa đẹp đặc trưng ngày tết

Hoa mồng gà

Hoa cát tường   Hoa cát tường

Hoa Cát tường

Hoa cúc vàng

Hoa cúc vàng

Hoa cúc vàng

Hoa ly

Hoa ly

Hoa ly

Hoa vạn thọ

Hoa vạn thọ

Hoa Vạn thọ

Bảo quản thực phẩm khô đúng cách

Hầu như trong căn bếp nào cũng có một vài thực phẩm khô như gạo, lạc, đậu xanh, mực khô, tôm khô…Tuy nhiên, cách bảo quản để những thực phẩm này an toàn cho sức khỏe không phải bà nội trợ nào cũng nắm được.

Bảo quản thực phẩm khô đúng cách

Rất nhiều thực phẩm khô có giá trị dinh dưỡng không thua gì thực phẩm tươi và mang lại nhiều tiện dụng cho người nội trợ. Nhưng nếu bảo quản thực phẩm khô không đúng cách sẽ khiến thực phẩm xuất hiện nấm mốc, gây nhiều nguy hại đến sức khỏe, đặc biệt là bệnh ung thư gan.

Giá trị dinh dưỡng

Cũng như rau và trái cây, quá trình làm khô cũng làm mất đi một số loại vitamin trong cá như A,D,E…Tuy nhiên, người ta tìm thấy trong các loại hải sản khô như cá, mực, tôm. Hàm lượng đường, đạm, béo…của thực phẩm khô không thay đổi mà còn có vẻ dồi dào hơn và cô đặc do nước bị bốc hơi hết.

Lượng calorie của trái cây khô rất cao, trung bình là 275 kcal/100g, gấp 3-5 lần so với các loại hoa quả tươi ban đầu. Trong quá trình làm khô hoa quả, các loại vitamin không tránh khỏi bị mất đi nhưng khoáng chất có giá trị khác như can-xi, natri, sắt và ma-giê, cũng như cellulose và pectin, được bảo tồn nguyên vẹn và đầy đủ. Vì vậy, trái cây khô là loại thực phẩm tập trung tự nhiên của các chất dinh dưỡng.

Bệnh hiểm chực chờ

Bảo quản thực phẩm khô đúng cách
Trong các loại hải sản khô, nguồn vitamin các loại bị hao hụt đáng kể
Theo Bác sĩ CK1 Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, thực phẩm khô nếu không bảo quản đúng cách sẽ dễ bị mốc và nấm mốc. Aflatoxin là một loại độc tố do các loại nấm mốc Aspergillus flavus tạo ra, có thể gây ung thư gan và xơ gan. Loại vi nấm này có nhiều ở các loại ngũ cốc như: bắp, gạo, đậu phộng, hạt hướng dương…Không chỉ có các loại ngũ cốc, mà bất kể loại thực phẩm khô nào trong quá trình chế biến, vận chuyển, bảo quản không đúng đều có thể xuất hiện nấm mốc. Do vậy vấn đề bảo quản, không sử dụng các thực phẩm đã bị hỏng, bị nấm mốc là một vấn đề hết sức quan trọng, có ý nghĩa trong việc hạn chế tần suất xuất hiện bệnh ung thư gan nguyên phát.

Nấm mốc bám vào thực phẩm khi nấu chín cũng sẽ chết, không phát triển được trong cơ thể người, tuy nhiên độc tố có trong nấm chính là nguyên nhân gây hại cho cơ thể. Việc cạo hết mốc hay rửa bằng nước có thể sẽ không còn nhìn thấy vết nấm mốc trên thực phẩm nhưng độc tố đã ngấm sâu vào bên trong của thực phẩm. Vì thế, khi thực phẩm đã bị mốc thì dù có phơi dưới ánh nắng mặt trời cũng không thể làm chúng hết được. Ánh nắng mặt trời chỉ có tác dụng hút bớt độ ẩm và làm khô thực phẩm, để từ đó không làm thực phẩm bị mốc (giảm bớt điều kiện môi trường để nấm dễ phát triển). Vì vậy, khi thực phẩm đã bị mốc, tốt nhất là không nên sử dụng.

Cần bảo quản đúng

Bảo quản thực phẩm khô đúng cách

Khi bảo quản hải sản khô cần chú ý để chúng vẫn ngon và không bị nấm mốcNguyên tắc hàng đầu trong bảo quản thực phẩm khô là bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và tùy từng loại thực phẩm mà cân nhắc có nên bảo quản trong ngăn mát hay ngăn đá của tủ lạnh. Để giữ thực phẩm khô lâu bị ẩm mốc, dù là phơi hay đã sấy, phải để trong tủ lạnh (ngăn mát đựng rau quả), bao ngoài bằng lớp giấy báo hoặc giấy hút ẩm, kế đến là bao ni-lông cột chặt miệng lại. Bằng cách này, sản phẩm vẫn ngon và giữ được mùi vị đặc trưng trong vài tháng. Nếu thực phẩm đã bị nấm, mốc thì nên bỏ, không tiếp tục dùng vì trong thực phẩm mốc có chứa vi nấm có thể gây ung thư gan.

Đặc biệt, đối với những thực phẩm hải sản khô, sau khi mua về nên phơi lại 2-3 nắng cho thật khô. Nếu không ăn ngay mà cần bảo quản thì nên để vào lọ thủy tinh có nắp đậy hoặc gói kín bởi 2-3 lớp giấy báo, sau đó quấn bên ngoài một lượt ni-lông để ngăn mùi lan sang các loại thực phẩm khác rồi đặt lên ngăn đá tủ lạnh với nhiệt độ tốt nhất là -18⁰ C.

Việc đặt lên ngăn đá không làm hải sản khô đông cứng, mà trái lại là cách để giữ được độ dẻo ngon của hải sản khô. Không nên đặt dưới ngăn mát, độ bảo quản không được dài và hải sản khô sẽ bị hút mất hơi ấm khiến chứng trở nên cứng, ăn không còn ngon, ngọt. Để trong tủ lạnh độ 3-4 tuần, nên bỏ ra phơi lại rồi tiếp tục bảo quản như hướng dẫn trên.

 

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

 Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015 với chủ đề “Bản sắc Việt – Hào khí Việt Nam” sẽ chính thức đánh dấu mốc chuyển đổi từ đường hoa Nguyễn Huệ sang Hàm Nghi. Việc đi dời này được khẳng định là không làm giảm đi quy mô và chất lượng.
Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Đường hoa Ất Mùi chính thức phục vụ du khách tham quan, thưởng ngoạn từ 19h ngày 16 và kéo dài đến 22h ngày 22/2/2015 (tức 28 tháng Chạp đến mùng 4 Tết).

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Đường hoa Nguyễn Huệ từ lâu đã trở thành “điểm hẹn” của TPHCM và là điểm du xuân được đông đảo người dân, và du khách chờ đón. Năm nay, đường Nguyễn Huệ được chỉnh trang thành Quảng trường đi bộ và đang thi công ga tàu điện ngầm nên đường hoa tạm dời về đường Hàm Nghi với tên gọi Đường hoa Tết Ất Mùi 2015.

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Lối chính dẫn vào đường hoa

Đường hoa Tết Ất Mùi 2015 dài 510m kéo dài từ Phó Đức Chính đến Hồ Tùng Mậu với 3 phân đoạn chính là: Hào khí Việt Nam, Bản sắc Việt và Vinh quang Việt Nam.

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Linh vật Tết Ất Mùi 2015 ngay đầu đường hoa

Đường hoa lấy cảm hứng từ hình tượng chú dê núi Ninh Bình, tiếp đó là khung cảnh làng quê với cánh đồng lúa trĩu hạt, mái nhà tranh…

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Những chậu cúc vàng hai bên đường hoa

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Các loại hoa đua nhau khoe sắc

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Các tiểu cảnh cánh đồng lúa, hàng dừa, cầu khỉ, bụi tre… gợi về nông thôn Việt Nam

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Gấp rút hoàn thiện các hạng mục còn lại

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Công nhân đang chăm chút tưới hoa

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Người dân đã bắt đầu đến đường hoa để chụp ảnh từ xa vì hiện thời công trình mới hoàn tất được khoảng 90% công việc và 28 Tết (16/2) mới chính thức khai mạc, mở cửa cho người dân tự do vào tham quan