Valentine là ngày dành cho tình yêu, ngày các cặp tình nhân thể hiện tình cảm nồng nàn, nhưng mỗi nơi trên thế giới lại có cách thể hiện riêng.
Ở Brazil, người ta không tổ chức lễ tình nhân vào ngày 14/2 như nhiều nơi trên thế giới. Ngày để tôn vinh tình yêu ở quốc gia này là 12/6, và người ta gọi đó là ngày Dia dos Namorados, hay ngày lễ dành cho bạn trai, bạn gái. Trong ngày này, các đôi tình nhân thường tặng nhau thiệp, hoa, chocolate làm biểu tượng cho tình yêu.
Ngày 14/2 ở Nhật Bản, chỉ có phụ nữ tặng hoa, quà, chocolate cho người yêu. Phụ nữ Nhật nổi tiếng là e thẹn và hay ngại ngùng, nên 14/2 là cơ hội để họ thể hiện tình yêu của mình. Một điều khác là ngoài người yêu, trong ngày 14/2, phụ nữ Nhật Bản còn tặng chocolate cho đồng nghiệp nam, bạn trai thân thiết bình thường.
Món quà này người ta gọi là giri choko (nghĩa là chocolate lịch sự) để bày tỏ sự quý trọng. Và đến ngày 14/3, người ta gọi là ngày Valentine trắng, nam giới sẽ tặng quà cho nữ giới nếu có tình cảm.
5. Ở Đan Mạch và Na Uy
Điều khá lạ là hai Quốc gia này không tổ chức ngày lễ tình yêu rộn ràng như những nơi khác, mặc dù một số người vẫn tặng thiệp, hoa hồng… cho người mình yêu. Lý giải cho điều này, người dân Na Uy cho rằng bảo vệ môi trường mới là việc làm cần thiết hơn, vì tặng hoa rồi hoa sẽ héo, vứt đi sẽ làm ảnh hưởng tới môi trường.
Ở Iran
Dù việc sản xuất, in ấn các vật phẩm liên quan đến ngày Valentine bị cấm ở Iran, vì cho rằng đây là biểu hiện của lối sống “trụy lạc” ảnh hưởng từ phương Tây, nhưng ngày lễ tình nhân ở đất nước Hồi giáo này vẫn ngày càng trở nên rộn ràng và được giới trẻ hưởng ứng nhiều hơn. Vào ngày này, các cửa hàng thường trang trí cửa sổ bằng hình động vật, chocolate hình trái tim, bóng bay đỏ…
Ở Mexico
Ngày 14/2 là ngày lễ dành cho tình yêu và tình bạn. Vào ngày này, người ta thường tặng nhau hoa, bóng bay, chocolate để thể hiện tình cảm của mình.
8. Ở Hàn Quốc
Ngày 14/2 là ngày con trai tặng con gái nến hoặc bánh ngọt. Đến ngày 14/3, con gái sẽ tặng quà lại cho con trai và người ta gọi ngày 14/3 là ngày Valentine trắng.
Ngoài ra, người Hàn Quốc còn có một ngày Valentine nữa, đó là Valentine đen vào ngày 14/4. Đây là thời điểm những người cô đơn tụ họp ăn uống cùng nhau để chia sẻ nỗi niềm chung của mình.
Tết truyền thống của người Việt là thời điểm thiêng liêng nhất trong năm và có rất nhiều phong tục, điều kiêng kỵ để mọi việc luôn suôn sẻ, may mắn trong năm mới.
Kiêng chúc Tết người đang nằm ngủ
Ngày xưa đất tuy rộng nhưng không phải gia đình nào cũng có nhà to để phân ra thành phòng ngủ, phòng ăn, phòng khách. Vì thế không hiếm trường hợp, khách đến nhà chúc Tết vào sáng mùng một, thấy vẫn có người nằm ngủ do phải thức khuya vào tối giao thừa. Đã đến nhà người ta thì phải xởi lởi mà chúc Tết, thế nhưng họ không chúc người đang nằm ngủ đó. Nếu không, lời chúc tốt đẹp lại bị xem như lời trù ẻo, muốn cho người ta phải nằm li bì trên giường bệnh.
Vì thế, nếu có lòng, khách phải đợi đến khi người đó ngủ dậy mới nói ra lời chúc với họ.
Kiêng quét nhà
Dân gian cho rằng, nếu quét nhà trong 3 ngày đầu năm thì cả năm gia đình sẽ nghèo túng, khánh kiệt, thần tài sẽ đi mất, tiền bạc không đến được với gia đình và hiển nhiên nó mang lại điềm xấu, không may mắn.
Theo một điển tích của Trung Quốc, trong “Sưu thần ký”, có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh. Khi ông đi qua hồ Thanh Thảo được thủy thần thương ban cho một người hầu tên là Như Nguyệt. Từ ngày thương gia này đem Như Nguyệt về nuôi, trong nhà làm ăn phát đạt, chỉ vài năm là giàu to.
Một hôm Như Nguyệt phạm lỗi, Âu Minh không kiềm được cơn giận đã ra tay đánh cậu bé. Như Nguyệt hoảng sợ chui vào đống rác và biến mất, từ đó nhà Âu Minh làm ăn sa sút, buôn bán không được nên nghèo kiết xác. Dân làng cho đó là một vị thần mang lại sự giàu có mà nhà Âu không biết quý trọng. Kể từ đó mọi người kiêng không dám quét nhà đổ rác trong mấy ngày Tết.
Vì có tục kiêng quét nhà đổ rác 3 ngày Tết, sợ rằng sẽ quét hết tiền bạc, vận đỏ ra khỏi nhà, nên ngày 30 Tết, dù bận rộn đến đâu mọi người cũng phải dọn dẹp nhà cửa, không vứt rác bừa bãi. Ở Nam Bộ, sau khi quét dọn người ta thường cất hết chổi, nếu trong ngày Tết bị mất chổi có nghĩa là năm đó nhà sẽ bị trộm vào vét sạch của cải. Ở nông thôn, ngày Tết nhà nào cũng rắc vôi bột ở bốn góc vườn, rồi vẽ mũi tên hướng ra cổng để xua đuổi ma quỷ.
Kiêng mặc quần áo màu trắng, đen
Theo quan niệm của người xưa, mùa xuân phải rực rỡ sắc màu thể hiện sức sống vạn vật và con đàn cháu đống nên đầu năm thì phải mặc trang phục màu sắc sặc sỡ( hồng, đỏ, vàng, xanh…), tạo nên sự hứng khởi tươi vui. Chính vì vậy các màu tẻ nhạt u trầm thường kiêng, đặc biệt hai màu trắng và đen là màu của tang lễ, chết chóc, bị kiêng triệt để.
Kiêng khóc lóc, buồn tủi, bực tức
Điều này thật dễ hiểu, vì đây là những hành động không hay mà bất cứ ai cũng không muốn làm vào dịp Tết. Nhưng nếu bất đắc dĩ phải rơi vào hoàn cảnh không vui, chúng ta nên cố gắng kìm chế để hưởng thụ một năm mới trọn vẹn niềm vui bên người thân, bạn bè, gia đình.
Và đặc biệt trong ngày Tết nếu ai khóc, buồn bã và bực tức thì cả năm sẽ phải khóc, có nhiều chuyện buồn, lo lắng, suy nghĩ. Vì thế người ta kiêng kỵ điều này để tránh gặp phải xui xẻo cả năm.
Kỵ mai táng
Tết Nguyên đán được gọi là “Tết Cả”, là ngày vui nhất của một năm, có ý nghĩa thiêng liêng mở đầu cho một vận hội mới của đất trời, của con người và dân tộc. Vì thế dù gia đình có tang cũng phải tạm gác chuyện buồn để hòa chung với niềm vui của cả dân tộc.
Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết, là nhà nào có đại tang kiêng đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, còn ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh đó.
Trường hợp gia đình có người chết vào ngày 30 tháng Chạp mà gia đình có thể định liệu được thì nên chôn cất cho kịp ngày đó. Đa số các gia đình kiêng để sang ngày mùng Một đầu năm. Còn nếu qua đời đúng mùng 1 Tết thì chưa phát tang vội nhưng phải chuẩn bị mọi thứ để sáng mùng 2 làm lễ phát tang
Kiêng đánh thức người khác trong ngày mùng 1 Tết
Gặp trường hợp đi chúc Tết nhà người ta, muốn dành lời chúc cho người đang ngủ nhưng không thể đợi lâu, tốt nhất là vị khách nên chờ dịp khác chứ không được đánh thức anh ta dậy. Không chỉ khách, ngay cả người nhà cũng không nên đánh thức ai trong ngày này, mà phải để người ta tự dậy. Nếu không, người nằm ngủ đó sẽ phải chịu sự thúc giục của người khác trong công việc quanh năm.
Kiêng về nhà ngoại vào ngàymùng 1, 4, 5 Tết
Theo tục lệ xưa, con gái và con rể chỉ được về nhà ngoại chúc Tết vào mùng 2 hoặc mùng 3, kiêng các ngày mùng 1, mùng 4 và mùng 5. Nguyên nhân là ngày mùng 1 – ngày quan trọng nhất, họ có nghĩa vụ phải tỏ lòng hiếu đễ với bố mẹ, tổ tiên họ nội. Ngoài ra còn có quan niệm rằng phải về nhà vợ vào những ngày kể trên thì mới đem lại vận may cho gia đình bên ngoại.
Kiêng giặt quần áo vào mùng 1, mùng 2
Theo tín ngưỡng dân gian, hai ngày đầu năm là ngày sinh của thủy thần nên cần kiêng giặt quần áo để không mạo phạm đến thần, dẫn đến gặp xui xẻo. Thực ra, người xưa chẳng có nhiều quần áo để giặt, và ngày Tết là dịp nghỉ ngơi, tiết trời lạnh, việc ngừng giặt hai ngày cũng chẳng mấy ảnh hưởng đến họ.
Kiêng mở tủ vào mùng 1
Dù là loại tủ gì, kể cả tủ quần áo, cũng không nên mở vào ngày mùng 1 Tết, bởi việc này sẽ làm thất thoát tiền tài và vận may suốt cả năm. Vì thế, người xưa thường chuẩn bị sẵn quần áo cần mặc, treo ra ngoài trước giao thừa.
Kỵ vay mượn, trả nợ ngày đầu năm
Chỉ trong hoàn cảnh túng thiếu hoặc cấp bách, người ta mới nghĩ đến chuyện vay mượn tiền bạc hoặc đồ dùng của người khác. Và đây là vấn đề khá tế nhị mà người Việt luôn quan tâm, chú ý để tránh mất lòng nhau.
Người xưa dạy, không nên vay hoặc cho tiền bạc, đồ đạc vào những ngày đầu năm mới vì sẽ khiến gia đình rơi vào cảnh túng thiếu cả năm. Điều kiêng kỵ này xuất phát từ quan niệm ngày đầu xuân con người mở cửa để đón lộc vào nhà, còn nếu cho mượn hoặc trả giống như “dâng” tài lộc vào tay khác.
Trong gia đình, ông bà, cha mẹ thường răn dạy con cháu trong dịp tết không nên vay tiền hay mượn đồ đạc của người khác, để tránh cho cả năm sẽ rơi vào cảnh túng thiếu, nợ nần, không may mắn trong công việc, làm ăn.
Kiêng cho nước, lửa
Thật không may cho nhà ai mùng 1 Tết có người đến nhà xin lửa, xin nước. Ngày mùng 1 Tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình, vì quan niệm lửa có màu đỏ, màu mang lại may mắn đầu năm mới. Cho lửa là cho đi cái đỏ, cái may mắn trong năm mới sẽ khiến gia đình không giữ được tiền bạc, trong nhà sẽ gặp nhiều điều xui rủi, ra đường hay gặp tai vạ..
Ngoài ra, cũng kiêng cho nước đầu năm vì nước vốn được ví như nguồn tài lộc trong câu chúc: “Tiền vào như nước”. Thường thì trước khi bước sang năm mới, ở nông thôn nhà nào cũng lo đổ đầy nước vào bể, vào chum hoặc vại. Từ trong tâm thức người ta tin rằng, năm mới đến sẽ đem theo của cải nhiều như nước.
Chẳng thế mà sáng mùng 1 Tết, rất nhiều nhà thời xưa hay thuê người gánh nước đến. Họ được mừng tuổi đôi ba hào, thế là cả chủ nhà lẫn người gánh thuê đều hả hê vì sẽ có một năm mới may mắn tốt lành.
Kiêng làm vỡ các đồ vật
Ông bà ta quan niệm, từ vỡ, bể là những từ tạo nên sự chia cắt, đứt lìa từ những vật dụng trong nhà cho đến các mối quan hệ trong gia đình và xã hội. Đó thật sự là những điều không tốt và không ai mong muốn xảy ra trong đầu năm mới.
Do đó, người già thường khuyên con cháu trong những ngày này phải cẩn thận, không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén…sẽ khiến gia đình chia rẽ ,bất hòa.
Ngoài ra người Việt còn kiêng ăn thịt chó, cá mè, vịt, cá chuối, mở tủ..vì người ta cho rằng đó là những thứ sẽ không đem lại may mắn cho họ trong năm mới.
Kiêng cúng quan đương niên trong nhà
Lúc giao thừa, người Việt thường có lễ cúng tiễn quan quân nhà trời coi việc năm cũ và đón quan quân coi việc năm mới đi thị sát trần gian. Việc này phải làm ở ngoài sân chứ không được làm trong nhà, bởi các ngài rất vội, không có thời gian ghé vào. Lễ dành cho việc cúng này thường gọn nhẹ: con gà luộc (hoặc thịt lợn luộc), hương, hoa, bình rượu nhỏ… và phải đợi tàn hương mới được đem vào nhà.
Kiêng ăn đuôi cá
Ở miền Bắc có một số nơi cầu may năm mới bằng việc ăn cá chép – loài cá vượt vũ môn hóa rồng. Nếu ăn cá chép trong ba ngày đầu năm mới thì trong năm đó sẽ được hanh thông trong chuyện học hành, thăng tiến. Tuy nhiên, nhằm tăng sự may mắn, người ta tránh ăn phần đuôi, để luôn có dư thừa, tích lũy của cải trong năm mới, chứ không chỉ đủ ăn đủ mặc.
Kiêng trượt chân, vấp ngã
Trẻ con, thanh niên thường được người có tuổi dặn dò phải đi đứng cẩn thận, ngay ngắn trong ngày Tết, tránh trượt chân, vấp ngã vì như vậy sẽ bị dông cả năm. Trượt chân hay vấp ngã tượng trưng cho sự xui xẻo, trục trặc trong công việc.
Kiêng ngồi hoặc đứng trước cửa
Việc đứng hay ngồi án ngữ trước cửa chính trong dịp năm mới không chỉ vô duyên mà còn được coi là hành động gây phương hại đến vượng khí gia đình. Luồng khí tốt lành của năm mới trên đường vào nhà sẽ bị chặn lại, hao tán đi, khiến gia đình đó không được may mắn, thành công, hạnh phúc.
Kiêng vỗ vai, quàng vai người khác
Hành động thân mật, bỗ bã này nếu được bạn thực hiện trong những ngày đầu năm mới thì rất có thể gây ra sự khó chịu, thậm chí phản ứng tiêu cực. Nhiều người cho rằng khi bị người khác vỗ vai, quàng vai vào dịp Tết, họ sẽ bị xui xẻo, gặp chuyện buồn về tình duyên hay hạnh phúc gia đình.
Thật ra ngay cả trong những ngày bình thường, nhiều người Việt đương đại cũng tránh tối đa việc bị người khác vỗ vai hay quàng vai.
Kiêng đi chúc Tết khi đang có thai
Không chỉ những người có tang mới kiêng đi chúc Tết, người Việt xưa còn tránh làm việc này khi đang có thai. Thật ra ngay cả thời hiện đại, nhiều phụ nữ cũng kiêng hoặc được dặn phải kiêng đến nhà người khác trong dịp đầu năm. Bởi theo quan niệm dân gian, bà chửa đem lại xui xẻo, đó là chưa kể đứa bé trong bụng sau này cũng thành kẻ ăn nói vô duyên. Mà đâu chỉ riêng ngày Tết, vào những ngày thường, không ít người hiện nay vẫn từ bỏ việc quan trọng định làm trong ngày nếu “ra ngõ gặp gái chửa”, hoặc có cố làm thì trong bụng vẫn dự cảm thất bại, dẫn đến không an lòng và hậu quả là việc không thành.
Kiêng quên khăn tay ở nhà người khác
Người xưa cho rằng việc để quên khăn tay ở nhà người khác trong ngày Tết cũng giống như bạn bỏ lại sự xui xẻo, khó khăn cho người ta.
Xông nhà xông đất đầu năm là một phong tục có từ lâu đời của người Việt. Mỗi dịp năm mới, ai cũng mong muốn có người đến xông đất hợp với chủ nhà nhằm đem lại may mắn cho gia chủ, cả năm thịnh vượng.
Chọn tuổi xông đất xông nhà đầu năm là quan trọng khi Tết đến xuân về, quan niệm từ xưa cho là ngày mồng Một Tết nếu mọi việc may mắn thuận lợi thì cả năm đó sẽ được bình an, tốt lành. Nên việc chọn tuổi, chọn người xông nhà, xông đất là không thể không chọn.
– Tết Nguyên Đán bắt đầu từ giao thừa, ông bà thường khuyên con cháu kể từ giờ phút này nên vui vẻ với nhau, không nên cãi cọ, không làm vỡ chén bát. Còn ông bà, cha mẹ lo lễ cúng giao thừa, làm lễ cúng đưa tiễn các vị hành khiến năm cũ và đón rước các vị hành khiến năm mới ở ngoài sân, và cúng ông bà tổ tiên. Sau đó, cả gia đình sẽ cùng nhau ăn uống vui vẻ, chúc Tết lẫn nhau và lì xì đầu năm chúc may mắn cho từng thành viên trong gia đình.
– Sáng mùng một Tết Nguyên Đán, mỗi nhà đều cần có một vị khách đến xông đất, xông nhà. Việc chọn tuổi, chọn người xông nhà rất quan trọng, người này phải là người tốt vía, tính tình dễ chịu, vui vẻ, nhiệt tình, may mắn sẽ giúp mang đến một năm tốt lành cho gia chủ.
– Người đến xông đất thường chỉ đến thăm và chúc tết chừng năm mười phút chứ không ở lại lâu, hầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi chảy thông suốt. Người đi xông đất xong có niềm vui vì đã làm được việc phước, người được xông đất cũng sung sướng vì tin tưởng gia đạo mình sẽ may mắn trong suốt năm tới.
– Người được chọn xông đất phải đáp ứng các tiêu chí như có đạo đức đường hoàng, vui vẻ, rộng rãi, hạnh phúc, thành đạt, đang ăn nên làm ra thì càng tốt và một yếu tố quan trọng là hợp tuổi của chủ nhà.
Nhìn tổng quan về 12 con giáp:
1. Người tuổi Tý tính nết bộc trực, lời nói và cử chỉ rất cẩn thận, chặt chẽ, sống rất tiết kiệm. Dễ bị kích động nhưng tính tự chủ khá cao, ngoại giao khéo, thích nơi náo nhiệt. Làm công chức không được thuận lợi mấy, dễ gặp trở ngại, công việc thất thường, gặp những tổn thất không đáng có, làm vất vả mà thu về ít, nếu làm kinh doanh mua bán thì tài vận sẽ khá hơn, có thu nhập ngoài luồng như hoa hồng, tiền làm thêm, tiền thưởng… nhưng lại có chi tiêu bất ngờ.
2. Người tuổi Sửu cần cù, nhẫn nại, bảo thủ và rất thận trọng trong công việc. Bề ngoài họ mềm mỏng, chất phác nhưng rất truyền thống, ngay thẳng, chính trực, không thích dùng thủ đoạn, hay ghi chép sổ sách. Người tuổi Sửu thuận lợi trong học hành thi cử, dễ kết giao bạn xấu nên đôi lúc bị hệ lụy. Tuổi Sửu có nhiều cơ hội phát triển, trong công sở có ý tưởng tốt sẽ được trọng dụng cất nhắc, trong kinh doanh được quý nhân hổ trợ, có thu nhập ổn định, tài vận cũng tốt hơn.
3. Người tuổi Dần thích thể hiện năng lực, thích mạo hiểm, bộc trực, làm việc tập trung, thích hoạt động bên ngoài. Họ cũng là người có nhiều sáng kiến thiết thực, có gu thẩm mỹ. Người tuổi Dần khá thuận lợi trong học hành thi cử, có quý nhân trợ giúp bất ngờ nên có vài cơ hội tốt trong cuộc sống.
4. Người tuổi Mão ôn hòa, nhã nhặn, thông minh, trí tuệ, có khiếu về các môn khoa học xã hội và chính trị nhưng không thích ganh đua đấu tranh. Tuổi Sửu không quan tâm nhiều đến cuộc sống gia đình và rất tự tin vào khả năng của mình. Họ hay tập trung học hành nghiên cứu nên đường công danh rất thuận lợi, làm công chức có thu hoạch tốt. Đầu tư công sức nhiều sẽ thu hoạch nhiều, tương xứng với công sức bỏ ra. Có hướng phát triển thêm bên ngoài, đầu tư xa sẽ có lợi.
5. Người tuổi Thìn nóng nảy, vội vã, nhiệt tình, ôm nhiều khát vọng cao. Họ thường coi mình là trung tâm vũ trụ nên hay tự cao, tự đại. Tuy nóng nảy, cứng rắn nhưng họ lại thẳng tính, không hay để bụng và không ưa sự ràng buộc. Người tuổi Thìn có vận khí tốt nên sự nghiệp và tài vận phát triển. Thu nhập khả quan, tiền vào ổn định.
6. Người tuổi Tỵ thông minh nhạy bén. Họ không thích nghe ai khuyên bảo, luôn nghi ngờ, đôi khi bất chấp mọi thứ để đạt được cái mình muốn. Tuổi Tỵ nhường nhịn kém, dễ kết giao nhầm bạn hoặc làm liên lụy vào công việc của bạn bè đồng nghiệp, dễ bị phá tài. Họ quý nhân trợ giúp nên có thăng tiến tốt nhưng sức khỏe không được tốt lắm.
7. Người tuổi Ngọ nhanh nhẹn, có chút tài lộc do công việc đem lại, thiếu kiên nhẫn, mau chán, tình duyên gặp vận đào hoa. Họ có tính độc lập cao, thích hoạt động thể chất nhưng khá nóng nảy và cố chấp. Tuổi Ngọ dùng hành động và công việc thực tế để chứng minh khả năng của mình.
8. Người tuổi Mùi chính trực hiền lành, dễ cảm thông với người khác, yêu nghệ thuật và dễ tha thứ, nhưng họ cũng yêu tự do cá nhân, tâm lý hay chán nản, buông xuôi hay nghỉ ngơi hưởng thụ, đa sầu đa cảm, sợ trách nhiệm nên ít khi dám quyết đoán việc gì nên hay để lỡ cơ hội tốt. Người này kiếm tiền dễ mà tiêu cũng nhiều.
9. Người tuổi Thân nhanh nhẹn, thông minh tháo vát. Họ ưa tranh đấu nhưng lại khéo che đậy kế hoạch của mình. Là những người đa tài, làm được nhiều ngành nghề nhưng luôn cảm thấy mình giỏi hơn người khác nên thường chủ quan thái quá dẫn đến thất bại. Tuổi Thân có quan hệ xã hội, ngoại giao tốt, được cấp trên và đồng nghiệp đánh giá cao, phát huy được tinh thần đồng đội hay làm việc nhóm.
10. Người tuổi Dậu rất bảo thủ câu nệ, cố chấp, kiêu ngạo. Họ tài giỏi, có năng lực tổ chức, quyết đoán, thích tranh luận nhưng suy nghĩ cứng nhắc, không linh hoạt thích ứng. Công việc và học hành có thành tích tốt, nhưng lại dễ xung đột với người khác, dễ tạo ra khẩu thiệt thị phi. Việc kinh doanh có biến động, đi xa sẽ thành công, có lợi tài lộc nhưng sẽ vất vả.
11. Người tuổi Tuất thông minh, trí tuệ hay được quý nhân hỗ trợ, có thế mạnh về giấy tờ và công việc hành chính. Tài vận ổn định nhưng không nhiều, thu về ít chi tiêu lớn, người làm kinh doanh cũng có tiến triển đều, nhưng không nhanh.
12. Người tuổi Hợi chịu khó, nhẫn nại, hay bị những người xung quanh can thiệp gây phân tâm, mất tập trung. Người làm công chức, kinh doanh đều thuận lợi. Tuổi Hợi giỏi nhẫn nhịn, xử lý khéo các mối quan hệ xã giao, trong làm ăn cẩn trọng.