Tag Archives: y học

Công dụng chữa bệnh của lá lốt

Lá lốt là loại rau quen thuộc và được dùng phổ biến trong các bữa ăn. Bên cạnh đó, có thể sử dụng lá lốt như một vị thuốc chữa nhiều bệnh

công dụng chữa bệnh của lá lốt

 

 

 

Lá lốt là loại cây mềm, cao tới 1m, thân hơi có lông. Lá hình trứng rộng, phía gốc hình tim, đầu lá nhọn, soi lên có những điểm trong.

Lá lốt hương vị thơm đặc trưng, là nguyên liệu không thể thiếu của nhiều món ăn dân dã mà hấp dẫn như bò cuốn lá lốt, chả ốc lát lốt, lẩu ếch, ốc nấu chuối.

Theo y học cổ truyền, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau), thường được dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân, mụn nhọt lâu liền miệng…

Theo kết quả nghiên cứu hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt.

Công dụng chữa bệnh của lá lốt:

Mồ hôi tay chân

Lấy 30g lá lốt tươi, đổ một lít nước vào đun sôi, cho thêm ít muối. Để nước ấm ngâm tay chân vào. Làm thường xuyên ngày một lần trước khi đi ngủ, sẽ có kết quả tốt.

Mụn nhọt

Lá lốt, lá chanh, lá ráy, tía tô, mỗi vị 15g. Trước tiên lấy lớp vỏ trong của cây chanh (bỏ vỏ ngoài) phơi khô, giã nhỏ, rây bột mịn rắc vào vết thương, sau đó các dược liệu trên rửa sạch, giã nhỏ đắp vào nơi có mụn nhọt rồi băng lại. Ngày đắp 1 lần. Đắp trong 3 ngày.

Đau bụng do lạnh

Lá lốt có công dụng chữa đau bụng do nhiễm lạnh rất tốt.

Cách dùng: Lấy 20g lá lốt tươi, rửa sạch, sắc lấy nước uống, sắc 0,3 lít lấy 0,1 lít. Sắc uống trong ngày, 2 ngày liên tục, uống trước khi ăn tối lúc thuốc còn ấm.

Chữa đau nhức xương, khớp khi trời lạnh

khi trái gió trở trời xương khớp thường hay có dấu hiệu đau nhức rất khó chịu, chúng ta có thể dùng lá lốt để loại bỏ những cơn khó chịu đó.

Cách dùng: Lấy 5-10g lá lốt phơi khô, sắc 2 bát nước lấy nửa bát, uống sau bữa ăn và uống khi thuốc còn ấm, mỗi lần sắc chỉ nên sắc đủ một ngày dùng. Mỗi lần điều trị nên điều trị liên tục trong vòng 10 ngày.

Cách thứ hai là lấy 30g các loại lá lốt và rễ các, cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, chúng đều phải tươi, sau đó đem thái mỏng, sao vàng, sắc với 0,6 lít nước và lấy 0,2 lít chia ra uống ngày 3 lần, liên tục trong vòng 7 ngày.

công dụng chữa bệnh của lá lốt

Tổ đỉa ở bàn tay

Lấy một nắm lá lốt, rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước cốt, uống hết một lần, còn bã cho vào nồi, đổ ba bát nước đun sôi kỹ. Vớt bã để riêng, dùng nước thuốc lúc còn ấm rửa vùng tổ đỉa, lau khô rồi lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1 – 2 lần, liên tục 5 – 7 ngày sẽ khỏi.

Viêm nhiễm âm đạo, ngứa, ra nhiều khí hư

Lấy 50 gr lá lốt, 40 gr nghệ, 20 gr phèn chua, đổ nước ngập thuốc khoảng hai đốt ngón tay, đun sôi thì bớt lửa sôi liu riu khoảng 10 – 15 phút rồi chắt lấy một bát nước, để lắng trong, dùng rửa âm đạo. Số thuốc còn lại đun sôi để xông hơi vào âm đạo, rất hiệu nghiệm.

Chữa đầu gối sưng đau

la-lot1

Lá lốt, ngải cứu mỗi vị 20g (tất cả dùng tươi), rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày. Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, Sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.

Chữa phù thũng do thận

Lá lốt 20g, cà gai leo, rễ mỏ quạ, rễ tầm gai, lá đa lông, mã đề mỗi vị 10g. Sắc với 500ml nước còn 150ml, uống trong ngày. Uống sau bữa ăn trưa khi thuốc còn ấm. Dùng trong 3-5 ngày.

Viêm tinh hoàn

Tinh hoàn sưng to, người mệt mỏi, không chịu chơi, ít vận động, hay nằm: lá lốt 12g, lệ chi 12g, bạch truật 12g, trần bì 10g, bạch linh 10g, sinh khương 21g, sơn thù 6g, phòng sâm 6g, hoàng kỳ 5g, cam thảo (chích) 4g. Đổ 600ml nước, sắc còn 200ml, chia nhiều lần cho trẻ uống trong ngày.

Với những công dụng chữa bệnh của lá lốt trên đây mà chúng tôi vừa giới thiệu đã được chứng minh là có tác dụng rất hiệu quả, nếu bạn gặp phải những vấn đề trên hãy sử dụng những cách này để cải thiện tình hình xem sao nhé. Chúc bạn luôn có được một sức khỏe tốt.