Mùng 10 tháng Giêng âm lịch hằng năm, mọi người sắm lễ vật để cúng lấy vía Thần Tài.
Sau đó, gia đình nào khá giả thường đi mua sắm vàng để cầu sự may mắn, tài lộc cho một năm mới phát tài, hưng thịnh. Trong đó, lễ vật ngoài mâm ngũ quả còn có cá lóc nướng.
Bàn thờ Thần Tài đặt dưới đất, nơi trang nghiêm hướng ra cửa chính.
Trước khi cúng, cần tẩy trần bằng nước lá bưởi hay dùng một cái thau sạch sẽ chỉ chuyên dùng tắm rửa, tẩy uế… đổ nước sạch và pha một tí rượu trắng để tắm rửa cho cả Thần Tài và Ông Địa (có nhà còn thỉnh linh vật là con Thiềm Thừ (con Cóc, theo quan niệm dân gian “Con Cóc là cậu ông Trời” thờ chung với hai ông). Lau chùi, dọn dẹp sạch sẽ, thoáng đãng bàn thờ của hai ông.
Bàn thờ đặt Ông Địa bên trái, Thần Tài bên phải- Ảnh minh họa
Lễ vật cúng Thần tài bao gồm: 1 con tôm, 1 con cua, 1 miếng heo quay hoặc 1 hột vịt (còn gọi là bộ tam sên), 1 bình hoa, 1 con cá lóc nướng, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa ngũ quả, chum rượu để cúng lấy vía Thần Tài (mùng 10 cả năm), cầu xin cho năm mới làm ăn phát đạt.
Sự tích về Thần Tài
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, ghi: “Thần Tài là một vị thần trong tín ngưỡng Việt Nam và một số nước phương Đông. Theo truyền thuyết, Thần Tài chính là Triệu Công Minh, người đời nhà Tần. Ông lánh đời đi tu tại núi Chung Nam. Về sau đắc đạo, ông được phong làm Chính Nhất Huyền Đàn Nguyên Soái, coi việc đuổi trừ ôn dịch, cứu bệnh trừ tà. Hơn nữa, ai bị oan ức đến cầu cứu ông thì được giúp đỡ. Người buôn bán thì cúng cầu ông để được phát đạt may mắn.
Người ta thường vẽ ông hình một người mặt đen, râu rậm, tay cầm roi, cưỡi cọp đen. Dân gian còn gọi ông là Tài Bạch Tinh Quân hay Triệu Công Nguyên Soái. Người đời vẽ ông trên một cái đĩa làm bằng kim loại trên bàn thờ để thờ cúng
Vì cả hai ông Thần Tài, Ông Địa thờ chung nên khi cúng, vía thường có nãi chuối đặt bên Ông Địa – Ảnh minh họa
… Trên đỉnh bàn thờ, lắp hai ngọn đèn (được thắp sáng liên tục khi thắp hương). Hai bên, phía bên trái (từ ngoài nhìn vào) là ông Thần Tài, phía bên phải là Ông Địa. Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy (không nên đầy quá). Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ là một bát nhang, bát nhang này khi bốc phải theo một số thủ tục nhất định. Để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ, người ta dán chết bát nhang xuống bàn thờ bằng keo, băng dính… Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát nhang gọi là bị động bát nhang, mọi chuyện trở nên trục trặc liền
Mâm cỗ cúng ngày vía Thần Tài – Ảnh minh họa.
Theo nguyên lý Đông Bình – Tây Quả, nên đặt lọ hoa bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái. Thường nên cắm hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền. Trái cây nên sắp ngũ quả (5 loại trái cây). Thường ở ngoài nơi bán đồ thờ cúng sẵn, người ta có một cái khay xếp năm chén nước thành hình chữ Nhất (一) – người cúng thường mua về sắp lại thành chữ Thập (十), và cũng là tương trưng cho Ngũ Hành phát sinh phát triển. Ông Cóc được để bên trái, ở phía trước Thần Tài, sáng quay Cóc ra ngoài, tối quay Cóc vào trong. Ngoài cùng trên mặt đất, người ta chọn một cái tô sứ thật đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước”.
Cúng Thần Tài – Ảnh minh họa.
Dân gian truyền miệng rằng, Thần Tài rất thích món Cua biển và heo quay, chuối chín vàng. Vậy nên, thông thường các gia chủ thường đốt hương mỗi sáng từ 6h-7h và chiều tối từ 6h-7h, mỗi lần 5 cây nhang vào ngày cúng. Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong bình hoa và thờ nải chuối chín vàng.