– Nải chuối hoặc quả phật thủ: có ý nghĩa thể hiện sự che chở của trời phật cho con người
– Bưởi, cam: thể hiện sự tròn vẹn, hứa hẹn năm mới tốt lành phúc lộc viên mãn
– Quất: thể hiện sự sung túc, đa lộc
– Đào, hồng: thể hiện sự hồng hào, thăng tiến và thành đạt
– Táo: có ý nghĩa là phú quý
– Lựu: có ý nghĩa tượng trưng cho con đàn cháu đống
Cách trình bày truyền thống thường gặp là nải chuối đặt ở dưới cùng để đỡ lấy toàn bộ những loại quả khác. Chính giữa nải chuối xanh thẫm là quả bưởi tròn căng mọng hoặc quả phật thủ có màu vàng đẹp mắt. Những quả nhỏ hơn như cam, quất, hồng…sẽ xếp xen kẽ xung quanh. Sự sắp xếp hợp lý giữa màu sắc và kích thước của các loại quả sẽ mang lại sự hài hòa đẹp mắt và hợp phong thủy cho mâm ngũ quả.
Mâm ngũ quả miền Nam : coi trọng nghĩa của quả, thể hiện tính chất thiên nhiên ưu đãi hoa trái quanh năm, 5 loại quả hay được chọn là mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài (khi đọc, phát âm của những loại quả này tương tự câu “cầu sung vừa đủ xài”, hay “cầu vừa đủ xài sung”. Sau đó thêm cặp dưa hấu với màu vỏ xanh đỏ ruột nhưng tấm lòng mến khách của người miền Nam.
Người miền Nam họ kiêng kỵ cúng chuối trên bàn thờ, họ phát âm chuối thành ” chúi” nên cho rằng chúi đầu không ngẩng đầu được xui cả năm
Mâm ngũ quả miền Trung :
Đất người miền Trung nghèo khó, cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai nên ít hoa quả nên người dân nơi đây cũng không quá câu nệ hình thức, ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết, chủ yếu là có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên. Bởi thế, mâm ngũ quả mỗi nhà lại khác nhau, quả gì cũng được, miễn là tươi ngon đẹp.
Các loại quả thường thấy là: Thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt…
Cách chọn lựa trái cây trong ngày Tết chủ yếu trái xanh còn cành lá hay mới ươm vàng và tuyệt đối không được rửa sẽ làm trái cây mau hư.
Trái cây ngày càng đa dạng nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn và người ta cũng không câu kệ cứng nhắc “ngũ quả” nữa mà có thể là bát, cửu, thập quả. Dù bày biện nhiều loại trái cây hơn nhưng người ta vẫn gọi là “mâm ngũ quả”.
Việc bày biện mâm ngũ quả trên bàn thờ của gia đình trong ngày Tết là một nét văn hóa đặc sắc của người dân Việt Nam. Chính vì vậy dù sinh sống ở nơi nào, người dân Việt vẫn không quên tục lệ này trong dịp Tết Nguyên đán nhằm gìn giữ bản sắc dân tộc cho bản thân và cho con cháu.
(Sưu tầm)