Lễ hội Làm Chay

Lễ hội Làm Chay

Hằng năm cứ đến trung tuần tháng Giêng Âm lịch, người dân quê tôi có câu ca dao: “Dù ai buôn bán trăm bề/Làm chay mười sáu nhớ về Tầm Vu”. Đây là câu ca dao để nhắc cho những người con làm ăn xa xứ về lại quê nhà (thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An) để tham gia lễ hội làm chay.

Lễ hội Làm Chay
Đình Tân Xuân

Lễ hội Làm Chay

Lễ hội Làm Chay diễn ra vào ngày 14-16 tháng Giêng Âm lịch, tại đình Tân Xuân, thị trấn Tầm Vu huyện Châu Thành tỉnh Long An và đã được đưa vào danh sách văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Lễ hội Làm Chay

Làm chay là lễ hội dân gian cổ truyền mang bản sắc riêng của người dân địa phương. Mục đích chính của lễ hội là khôi phục các giá trị truyền thống dân gian, cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cầu siêu liệt sĩ, oan hồn uổng tử, không xin xỏ phúc lộc riêng tư.

Lễ hội Làm Chay

Lễ hội Làm Chay được tổ chức khá long trọng, thu hút quảng đại tầng lớp nhân dân, các giới, các thành phần xã hội và các tôn giáo tín ngưỡng khác nhau như đạo Phật, Cao Đài… với khoảng hơn 10.000 người tại địa phương và các nơi khác đến.

Lễ hội Làm Chay

Nhân vật chính trong lễ hội làm chay là ông Tiêu – Tiêu diện Đại sĩ. TheoPhật giáo thì là vị Bồ Tát chuyên hàng yêu phục quỷ. Hình tượng ông Tiêu ở Tầm Vu cao khoảng 2 mét, mặc giáp trụ, đầu có sừng và có cả trăm gương mặt trên người.

le-hoi-chay-tam-vu (7)
Lễ hội bắt đầu bằng việc thỉnh Ông Tiêu – Vị thần cai quản địa phương về chính điện để trấn các vong linh

 

Lễ hội Làm Chay
Cỗ bánh hình dê độc đáo trong năm Ất Mùi được người dân phụng cúng
Lễ hội Làm Chay
Đoàn người thỉnh ông Tiêu
Lễ hội Làm Chay
Hình tượng ông Tiêu ở Tầm Vu cao khoảng 2 mét, mặc giáp trụ, đầu có sừng và có cả trăm gương mặt trên người.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lễ hội Làm Chay

Đặc biệt, ông Tiêu có lưỡi bằng giấy hồng đơn dài gần nửa mét. Theo truyền thuyết địa phương, cái lưỡi này tập trung mọi quyền lực, phép thuật của ông Tiêu nên đến lúc xả giàn – nghi thức cuối cùng kết thúc lễ hội, tượng ông Tiêu và các giàn cúng được tung ra bố thí thì thanh niên xúm lại giành nhau đoạt lấy lưỡi ông Tiêu. Nhưng hàng trăm năm nay, chưa ai lấy được lưỡi ông Tiêu vì trước khi xô giàn, ông chủ lễ đã đốt cái lưỡi này

Lễ hội Làm Chay
Nhảy bao bố
Lễ hội Làm Chay
Trò chơi dân gian như bịt mắt đập nồi

 

Đỉnh điểm của lễ hội  là phần hội diễn ra vào ngày 16/1 Âm lịch. Cùng với phần hội bắt đầu từ lúc 8 giờ với các trò chơi dân gian như bịt mắt đập nồi, nhảy bao bố, kéo co, thả-bắt vịt, cờ tướng, bóng chuyền…. Từ 10 giờ đến 11 giờ là nghi thức Thỉnh Tiêu Diện đại sĩ từ chùa Ông về đưa lên giàn tại đình Tân Xuân, đồng thời cũng là lúc Thỉnh lư hương cô hồn ở miếu Âm Nhơn về đặt tại giàn ông Tiêu.

Lễ hội Làm Chay
Tái hiện hình ảnh của thầy trò Đường Tăng trong truyện Tây Du Ký

 

 

 

 

 

 

 

Từ 11 giờ đến 16 giờ, Lễ chiêu u được tiến hành nhằm thỉnh vong linh, cô hồn các nơi về giàn ông Tiêu. Nhưng có lẽ điều mà mọi người thích nhất và đi vào tiềm thức tuổi thơ của nhiều người là màn đánh động, thỉnh thầy bắt đầu từ lúc 18 đến 21 giờ .Thỉnh kinh theo nội dung diệt yêu quái của thầy trò Đường Tăng trong truyện Tây Du Ký. Đoàn thỉnh kinh sẽ đi khắp các trục đường của thị trấn Tầm Vu – ở mỗi khu người dân sẽ lập nên một cái động để cúng, sau đó sẽ được thầy trò Đường Tăng đến để diệt trừ yêu ma. Sau khi đánh động xong, thầy trò Đường Tăng sẽ đến chùa Linh Phước Tự để thỉnh kinh về nơi khu vực hành lễ tại đình Tân Xuân cầu siêu.

Lễ hội Làm Chay
Dưới nước ghe đăng được trang trí lộng lẫy đi rước vong linh bá tánh ở sông Tầm Vu
le-hoi-chay-tam-vu (10)
Những mâm bánh cúng cô hồn được người dân làm thật đẹp mắt dâng lên sân lễ
le-hoi-lam-chay1
Chiếc thuyền chở các thầy cúng tế, lão niên đi gọi cô hồn về sân đình ăn đồ cúng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

le-hoi-lam-chay3
Hành động chiêu hồn (chiêu U) này nhằm để gọi tất cả hồn người chết về dự lễ. Hồn người tốt sẽ được đầu thai, hồn người xấu sẽ bị ông Tiêu quản giáo, trừng trị

 

Sau-lễ cầu siêu sẽ là lễ phóng đăng với ghe đăng trang trí rực rỡ được tiến hành tại sông Tầm Vu với các nghi thức phóng sinh, thả bèo, tụng kinh. Sau nghi thức phóng đăng cũng là lúc 24 giờ đêm 16/1 Âm lịch là xô giàn Ông Tiêu. Người đi lễ tranh nhau giành đồ cúng mong tìm được chút lộc đầu năm. Sau 24 giờ, mọi nghi lễ đã xong, xem như bá tánh đã chứng cho tấm lòng của người dân thị trấn Tầm Vu, một tàu tống gió sẽ đưa ra sông cho mọi thứ trở về chốn cũ.

le-hoi-chay-tam-vu (2)
Màn hấp dẫn nhất và sôi nổi nhất là phần đi thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng
le-hoi-chay-tam-vu (6)
Trên đường đi, thầy trò Đường Tăng sẽ diệt trừ các động yêu quái được người dân hóa trang và dựng lên trên đường
le-hoi-chay-tam-vu (5)
Màn chiến đấu quyết liệt của Tôn Ngộ Không và hai sư đệ với yêu quái
le-hoi-chay-tam-vu (4)
Tôn Ngộ Không phá động yêu quái. Hành động này mang ý nghĩa mượn sức mạnh siêu nhiên đánh đuổi cái ác, đem đến một năm yên lành cho nhân dân làm ăn
Tôn Ngộ Không phá động yêu quái. Hành động này mang ý nghĩa mượn sức mạnh siêu nhiên đánh đuổi cái ác, đem đến một năm yên lành cho nhân dân làm ăn
Tôn Ngộ Không cỡi mây đi giữa đoàn người…
…về đến điện Tam Bảo gặp Phật tổ Như Lai
…về đến điện Tam Bảo gặp Phật tổ Như Lai

 

 

le-hoi-chay-tam-vu (1)
Người dân đứng nghẹt phía ngoài rào sân lễ để chờ xô giàn giật đồ cúng cô hồn
le-hoi-chay-tam-vu (3)
Một người dân vui mừng lấy được hai túi gạo. Đây được xem là lộc năm mới nên ai cũng muốn có một ít cho mình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Theo tín ngưỡng của nhân dân địa phương, tháng Giêng là tháng hội hè, vụ mùa gặt hái đã xong, bà con có của ăn của để nên tổ chức cúng tế cho vong linh bá tánh. Trải qua bao thế hệ lễ hội làm chay đã trở thành một tập tục lâu đời để con em người Tầm Vu có dịp hội tụ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.