Không còn bao ngày nữa tới Tết Ất Mùi, nhưng năm nay do nhuận nên ở các địa bàn vùng núi cao Tây Bắc, hoa đào đã nở bừng khắp núi đồi, thôn bản.
Đào rừng Tây Bắc lôi cuốn sự chú ý bởi màu hoa phớt hồng đặc trưng
Do là loại cây hoang dại, lại sinh sống ở những vùng có khí hậu lạnh nên đào rừng Tây Bắc có hoa màu phớt hồng 5 cánh, lâu tàn và khi hoa rụng sẽ đâm quả có vị chua, giòn. Những ngày vừa qua, thời tiết băng giá, mưa phùn thất thường nên đã làm hỏng nhiều lứa hoa đào Tây Bắc, đặc biệt là ở các khu vực núi cao lạnh nhiều như Sa Pa (Lào Cai), Phong Thổ (Lai Châu), Mù Căng Chải (Yên Bái) và khu vực Lũng Cú (Hà Giang)…
Theo đánh giá của người dân, năm nay Tết muộn, khí hậu khắc nghiệt làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây, thêm vào đó là thú “săn tìm” đào rừng về trưng của nhiều gia đình dưới xuôi, nên sẽ hiếm đào rừng đẹp trong những ngày Tết. Với những cây đào mốc – thân to và đơm nhiều hoa to dày như mong đợi của dân chơi đào, lại càng “hiếm có khó tìm”…
Một số hình ảnh về đào rừng tại các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc
Đào rừng Tây Bắc có hoa màu phớt hồng 5 cánh, lâu tàn và khi hoa rụng sẽ đâm quả có vị chua, giòn.
Hoa đào mọc hoang dại trong vườn, bên sân những căn nhà chênh vênh sườn núi
Cây đào lâu ngày sẽ rất cao to và được người dân tận dụng làm điểm đặt chuồng chim bồ câu, nuôi gà…
Cây đào rừng có thế tròn, mọc ven đường từ Mường So lên Sì Lờ Lầu (Phong Thổ, Lai Châu) đang kỳ bung hoa
Sương gió lạnh cũng ảnh hưởng đến quá trình nở hoa của loài cây
Nhiều bông hoa đã tàn dothời tiết băng giá, mưa phùn thất thường nên đã làm hỏng
Giờ thể thao buổi chiều của cán bộ chiến sĩ Biên phòng, bên những cành đào nở hoa hồng thắm
Đào rừng trong doanh trại biên phòng Lai Châu
Đào chúm chím nở tại sân của đồn biên phòng Dào San (Phong Thổ, Lai Châu)
Cây đào rừng gắn bó với những kỷ niệm và cuộc sống nơi biên cương của các thế hệ bộ đội biên phòng
Đào rừng mọc trên mái chùa biên cương
Màu hoa hồng thắm khoe sắc trước nắng xuân
Hoa đào rừng ở khu vực thác Bản Giốc (Đàm Thủy, Trùng Khánh, Cao Bằng)