Tag Archives: sét đất

Chùa Đất Sét tại Sóc Trăng

Chùa Đất Sét  mang đậm dấu ấn văn hóa Khmer, là điểm đến của nhiều du khách khi tới Sóc Trăng.

Chùa Bửu Sơn Tự (còn gọi chùa Đất Sét) là ngôi chùa độc nhất vô nhị của Việt Nam có 1991 bức tượng Phật lớn nhỏ được làm hoàn toàn bằng đất sét. Chùa còn có “kỷ lục” về cây đèn tự cháy sáng gần 1 thế kỷ.

Chùa Bửu Sơn Tự (còn gọi chùa Đất Sét)
Chùa tọa lạc trên đường Tôn Đức Thắng, khóm 1, phường 5 – TP.Sóc Trăng (Sóc Trăng), được công nhận di tích văn hoá lịch sử quốc gia.

Chùa đã có từ lâu lắm, khoảng 200 năm, với bốn đời gia tộc họ Ngô phát tâm tu tại gia. Chùa được trùng tu vào năm 2006.

Những lão niên và người am hiểu cho biết trước kia Bửu Sơn tự có diện tích nhỏ hẹp và trong sảnh điện thờ không có gì đáng nói. Tượng và đồ đạc của Bửu Sơn tự cũng tương tự như các chùa khác. Bửu Sơn Tự chỉ nổi tiếng vào những năm 60, 70 của thế kỳ XIX, dưới sự chăm sóc gầy dựng của ông Ngô Kim Tòng (Năm Tòng) sinh năm Kỷ Dậu 1909, ông là con thứ năm trong gia đình có mười anh, chị em. Bửu Sơn tự được gọi bằng tên mới chùa Đất sét. Ai đã đến thăm viếng rồi không khỏi trầm trồ khen ngợi vì chùa Đất sét chính là một công trình sáng tạo nghệ thuật điêu luyện của cả một đời người.

Chùa Bửu Sơn Tự (còn gọi chùa Đất Sét)
Từ con đường chính tráng xi măng đi vào cửa hông, ta gặp một tượng voi trắng to, cao gần 2 m; chú voi đưa cái vòi lên cao như đón chào khách đến.

 

Nội điện, phạm vi chùa không rộng, nhưng có sức chứa thật lớn, với trên 200 bức tượng phật; bồ tát lớn nhỏ, gần 50 muông thú các loại được chăm chút, sơn phết tỉ mỉ và được bày trí bởi bàn tay khéo léo, công sức sáng tạo. Thoạt nhìn, trong ánh sáng đèn màu huyền ảo ta cứ tưởng như tất cả được làm bằng chất liệu cứng như đá, xi măng, kim loại hay ít nhất là thạch cao, đất nung.chùa đất sét sóc trăng

Chùa Bửu Sơn Tự (còn gọi chùa Đất Sét)
Cửa hông đối diện là một con long mã được tạo dáng bởi óc tưởng tượng phong phú, kỳ diệu. Chiếc đầu rồng một sừng ngẩng cao với thân ngựa lực lưỡng cao trên 2m. Bờm và đuôi ngựa được thay bằng vẩy rồng và đuôi rồng. Chếch sâu phía trong 2 m, sát vách, hai bên là đôi thanh sư bạch hổ chồm về phía trước, ngoảnh đầu nhìn quí khách to như hổ thật, đang canh giữ hòn núi vàng, hòn núi bạc tượng trưng cho tài nguyên của đất nước. Đôi kim lân kế bên cũng đang ngẩng cao đầu trước bệ thờ giữa điện, ngậm trái châu, chân gác lên quả cầu trông oai phong lẫm liệt.
Chùa Bửu Sơn Tự (còn gọi chùa Đất Sét)
Lục Long Đăng làm bằng đất sét.

 

 

 

 

 

Chùa Bửu Sơn Tự (còn gọi chùa Đất Sét)
Lư hương để thắp nhang.

Bước về phía Đông, chánh điện ở đó. Theo phong tục của người Hoa, mặt sảnh tiền của chùa hướng về phía mặt trời mọc. Ta thấy trước ba bệ thờ lớn là ba bộ đỉnh, cao ngang đầu người, bảy bộ hương nghi ngút khói thơm, ba đôi đèn cầy (nến) trong đó có 2 cặp mà mỗi cây được đổ, đắp đến 200 kg sáp, phía ngoài khảm thêm chữ và hình rồng vàng lúc ẩn, lúc hiện uốn lượn theo thân đèn. Cặp còn lại mỗi cây 100 kg đã trên 40 năm qua được đốt lên thường xuyên trong những ngày cúng kiếng, lễ tết mà vẫn chưa cháy hết được 1/2 cây .

Chùa Bửu Sơn Tự (còn gọi chùa Đất Sét)
Tượng Diêu trì Kim mẫu.
Chùa Bửu Sơn Tự (còn gọi chùa Đất Sét)
24 cột đỡ mái chùa trùng tu năm 1906, năm 1960 được ông Tòng đắp nổi hình rồng quắn quanh.

Chùa Bửu Sơn Tự (còn gọi chùa Đất Sét)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tháp Đa bảo.

Cuối năm Canh thìn 1940 cụ xây dựng đắp tháp Bảo Toà trụ thế chuyển pháp luân, trên có đài sen gồm 1.000 cánh hoa sen, 1.000 vị phật ngồi trên đài sen là vầng hào quang ngủ bá thân Như Lai, hào quang ẩn hiện hình 500 vị phật, dưới đài sen có hình bát quái gồm 8 cung, 16 tiên nữ ứng hầu dưới chân tháp bảo toà có long – lân – phụng và 12 con cá hoá long chầu quanh…

Chùa Bửu Sơn Tự (còn gọi chùa Đất Sét)
Tháp bảo toà Liên Hoa.
Những năm cuối đời, cụ Tòng tạm ngưng đắp tượng, mà tiến hành đúc đèn cầy dựng tại các toà chánh điện trong chùa. Cụ mua sáp bạch lạp loại sáp nguyên chất, không lẫn tạp từ Sài Gòn về, nhiều lần cùng các đệ tử thân tín chặt vụn sáp nguyên khối nấu chảy ra rồi mới “đúc” đèn.

Do các đôi đèn này có kích thước quá to nên cụ Ngô Kim Tòng không tìm được khuôn thích hợp, nên đã dùng tôn lợp nhà làm khuôn, sáp đổ vào chảo lớn nấu liên tục nhiều ngày đổ liên tục đến khi đầy ống to, chiều cao 2 mét.

chùa đất sét sóc trăng
ông Ngô Minh Hiệp (70 tuổi) người con cả ông Ngô Kim Giảng – trông coi chùa Đất Sét (cụ ông Ngô Kim Giảng là người em út của cụ Tòng mất tháng 02.2011).Ông Hiệp bên cây đèn cầy cao 2m nặng 200 kg.