Category Archives: Lễ hội

Lễ tình nhân

Hàng năm, cứ đến 14 tháng 2, thế giới lại tràn ngập trong hoa hồng, bánh kẹo và những món quà trao gửi tình thương yêu nhân ngày lễ tình nhân.

Lể tinh nhân  Ngày Valentine (Valentine’s Day, còn gọi là ngày lễ tình yêu hay ngày lễ tình nhân) được đặt tên theo thánh Valentine. Đây cũng là ngày mà cả thế giới tôn vinh tình yêu đôi lứa, tình cảm giữa các đôi tình nhân. Trong ngày này, các cặp tình nhân bày tỏ tình yêu của mình bằng cách gửi cho nhau thiệp Valentine, hoa hồng, sô-cô-la và một số loại quà tặng đặc biệt khác có nhiều ý nghĩa.

Ngày Valentine được bắt đầu từ thời kì đế chế La Mã. Dưới thời La Mã cổ đại, ngày 14 tháng 2 là ngày tưởng nhớ Juno. Juno là nữ hoàng của các nam thần và nữ thần La Mã. Người La Mã cũng coi bà là nữ thần cai quản phụ nữ và hôn nhân. Ngày tiếp theo của ngày 14 tháng 2, ngày 15 tháng 2 là ngày đầu tiên của lễ hội Lupercalia. Cuộc sống của các chàng trai và cô gái trẻ bị ngăn cấm vô cùng hà khắc. Tuy vậy, họ vẫn có thể đến với nhau thông qua phong tục rút thăm tên nhau. Vào đêm hôm trước ngày hội Lupercalia, tên của những cô gái La Mã được viết lên một mảnh giấy nhỏ và được cho vào trong các bình đựng. Mỗi một chàng trai trẻ sẽ rút thăm một cái tên bất kì và sau đó chàng trở thành bạn của cô gái mà anh ta chọn trong suốt thời gian diễn ra lễ hội. Ðôi khi, việc kết đôi của đôi bạn trẻ kéo dài suốt cả một năm ròng và thông thường họ yêu nhau và sau đó thì cưới nhau.

Lể tinh nhân

Dưới sự trị vì của Hoàng đế Claudius đệ nhị, đế chế La Mã tham gia nhiều cuộc chinh phạt đẫm máu và không được người dân ủng hộ. Claudius bạo chúa gặp phải khó khăn khi động viên các chàng trai trẻ gia nhập vào đội chiến binh của ông ta. Claudius bạo chúa cho rằng nguyên nhân chính là đàn ông La Mã không muốn rời xa gia đình hay người yêu của mình. Bởi vậy, Claudius ra lệnh cấm tất cả các đám cưới hoặc lễ đính hôn ở thành La Mã.

Thánh Valentine tốt bụng là một linh mục ở thành La Mã dưới thời Claudius đệ nhị. Ông cùng thánh Marius đã giúp đỡ những người Cơ Ðốc giáo phải chịu cảnh đọa đầy và cho những cặp vợ chồng bí mật cưới nhau. Vì hành động nhân ái này mà thánh đã bị bắt giam và bị kéo lê trước mặt tên thái thú thành La Mã. Hắn đã xử thánh Valentine phải bị đánh bằng gậy đến chết và sau đó phải bị chặt đầu. Valentine phải chịu cuộc hành hình vào đúng ngày 14 tháng 2 vào khoảng năm 270 TCN.

Lể tinh nhân

Vào thời gian này đang diễn ra một phong tục truyền thống của người dân thành La Mã, thực ra đó là một lễ hội rất cổ xưa được tổ chức vào tháng 2, lễ hội Lupercalia, lễ hội để nhớ đến một vị thần của người La Mã. Vào dịp này, trong số rất nhiều các nghi lễ thì có một lễ rút thăm một cách ngẫu nhiên tên của các cô gái trẻ trong những chiếc bình như là một trò chơi may rủi của tình yêu. Các mục sư từ những nhà thờ Cơ Ðốc giáo ở La Mã đã cố gắng loại bỏ yếu tố ngoại đạo bằng cách thay thế bằng tên của các vị thánh cho những ngày hội của các thiếu nữ này. Bởi lễ hội Lupercalia bắt đầu vào giữa tháng 2, có vẻ như các mục sư đã chọn ngày Thánh Valentine làm ngày kỉ niệm cho lễ hội mới này. Như vậy, dường như phong tục các chàng trai trẻ chọn các thiếu nữ làm người yêu của mình (trong dịp Valentine) hay chọn cho mình các vị thánh bảo hộ cho năm tới cũng phát sinh từ đây.

Chúc bạn một ngày lễ Valentine hạnh phúc và tràn đầy yêu thương!

 

Những kiêng kị trong ngày Tết của người Việt

Tết truyền thống của người Việt là thời điểm thiêng liêng nhất trong năm và có rất nhiều phong tục, điều kiêng kỵ để mọi việc luôn suôn sẻ, may mắn trong năm mới.

Những kiêng kị trong ngày Tết của người Việt

Kiêng chúc Tết người đang nằm ngủ

Ngày xưa đất tuy rộng nhưng không phải gia đình nào cũng có nhà to để phân ra thành phòng ngủ, phòng ăn, phòng khách. Vì thế không hiếm trường hợp, khách đến nhà chúc Tết vào sáng mùng một, thấy vẫn có người nằm ngủ do phải thức khuya vào tối giao thừa. Đã đến nhà người ta thì phải xởi lởi mà chúc Tết, thế nhưng họ không chúc người đang nằm ngủ đó. Nếu không, lời chúc tốt đẹp lại bị xem như lời trù ẻo, muốn cho người ta phải nằm li bì trên giường bệnh.

Vì thế, nếu có lòng, khách phải đợi đến khi người đó ngủ dậy mới nói ra lời chúc với họ.

Kiêng quét nhà

Dân gian cho rằng, nếu quét nhà trong 3 ngày đầu năm thì cả năm gia đình sẽ nghèo túng, khánh kiệt, thần tài sẽ đi mất, tiền bạc không đến được với gia đình và hiển nhiên nó mang lại điềm xấu, không may mắn.

Theo một điển tích của Trung Quốc, trong “Sưu thần ký”, có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh. Khi ông đi qua hồ Thanh Thảo được thủy thần thương ban cho một người hầu tên là Như Nguyệt. Từ ngày thương gia này đem Như Nguyệt về nuôi, trong nhà làm ăn phát đạt, chỉ vài năm là giàu to.

Một hôm Như Nguyệt phạm lỗi, Âu Minh không kiềm được cơn giận đã ra tay đánh cậu bé. Như Nguyệt hoảng sợ chui vào đống rác và biến mất, từ đó nhà Âu Minh làm ăn sa sút, buôn bán không được nên nghèo kiết xác. Dân làng cho đó là một vị thần mang lại sự giàu có mà nhà Âu không biết quý trọng. Kể từ đó mọi người kiêng không dám quét nhà đổ rác trong mấy ngày Tết.

Vì có tục kiêng quét nhà đổ rác 3 ngày Tết, sợ rằng sẽ quét hết tiền bạc, vận đỏ ra khỏi nhà, nên ngày 30 Tết, dù bận rộn đến đâu mọi người cũng phải dọn dẹp nhà cửa, không vứt rác bừa bãi. Ở Nam Bộ, sau khi quét dọn người ta thường cất hết chổi, nếu trong ngày Tết bị mất chổi có nghĩa là năm đó nhà sẽ bị trộm vào vét sạch của cải. Ở nông thôn, ngày Tết nhà nào cũng rắc vôi bột ở bốn góc vườn, rồi vẽ mũi tên hướng ra cổng để xua đuổi ma quỷ.

Những kiêng kị trong ngày Tết của người Việt

Kiêng mặc quần áo màu trắng, đen

Theo quan niệm của người xưa, mùa xuân phải rực rỡ sắc màu thể hiện sức sống vạn vật và con đàn cháu đống nên đầu năm thì phải mặc trang phục màu sắc sặc sỡ( hồng, đỏ, vàng, xanh…), tạo nên sự hứng khởi tươi vui. Chính vì vậy các màu tẻ nhạt u trầm thường kiêng, đặc biệt hai màu trắng và đen là màu của tang lễ, chết chóc, bị kiêng triệt để.

Kiêng khóc lóc, buồn tủi, bực tức

Điều này thật dễ hiểu, vì đây là những hành động không hay mà bất cứ ai cũng không muốn làm vào dịp Tết. Nhưng nếu bất đắc dĩ phải rơi vào hoàn cảnh không vui, chúng ta nên cố gắng kìm chế để hưởng thụ một năm mới trọn vẹn niềm vui bên người thân, bạn bè, gia đình.

Và đặc biệt trong ngày Tết nếu ai khóc, buồn bã và bực tức thì cả năm sẽ phải khóc, có nhiều chuyện buồn, lo lắng, suy nghĩ. Vì thế người ta kiêng kỵ điều này để tránh gặp phải xui xẻo cả năm.

Kỵ mai táng

Tết Nguyên đán được gọi là “Tết Cả”, là ngày vui nhất của một năm, có ý nghĩa thiêng liêng mở đầu cho một vận hội mới của đất trời, của con người và dân tộc. Vì thế dù gia đình có tang cũng phải tạm gác chuyện buồn để hòa chung với niềm vui của cả dân tộc.

Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết, là nhà nào có đại tang kiêng đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, còn ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh đó.

Trường hợp gia đình có người chết vào ngày 30 tháng Chạp mà gia đình có thể định liệu được thì nên chôn cất cho kịp ngày đó. Đa số các gia đình kiêng để sang ngày mùng Một đầu năm. Còn nếu qua đời đúng mùng 1 Tết thì chưa phát tang vội nhưng phải chuẩn bị mọi thứ để sáng mùng 2 làm lễ phát tang

Kiêng đánh thức người khác trong ngày mùng 1 Tết

Gặp trường hợp đi chúc Tết nhà người ta, muốn dành lời chúc cho người đang ngủ nhưng không thể đợi lâu, tốt nhất là vị khách nên chờ dịp khác chứ không được đánh thức anh ta dậy. Không chỉ khách, ngay cả người nhà cũng không nên đánh thức ai trong ngày này, mà phải để người ta tự dậy. Nếu không, người nằm ngủ đó sẽ phải chịu sự thúc giục của người khác trong công việc quanh năm.

 Những kiêng kị trong ngày Tết của người Việt

Kiêng về nhà ngoại vào ngày mùng 1, 4, 5 Tết

Theo tục lệ xưa, con gái và con rể chỉ được về nhà ngoại chúc Tết vào mùng 2 hoặc mùng 3, kiêng các ngày mùng 1, mùng 4 và mùng 5. Nguyên nhân là ngày mùng 1 – ngày quan trọng nhất, họ có nghĩa vụ phải tỏ lòng hiếu đễ với bố mẹ, tổ tiên họ nội. Ngoài ra còn có quan niệm rằng phải về nhà vợ vào những ngày kể trên thì mới đem lại vận may cho gia đình bên ngoại.

Kiêng giặt quần áo vào mùng 1, mùng 2

Theo tín ngưỡng dân gian, hai ngày đầu năm là ngày sinh của thủy thần nên cần kiêng giặt quần áo để không mạo phạm đến thần, dẫn đến gặp xui xẻo. Thực ra, người xưa chẳng có nhiều quần áo để giặt, và ngày Tết là dịp nghỉ ngơi, tiết trời lạnh, việc ngừng giặt hai ngày cũng chẳng mấy ảnh hưởng đến họ.

Kiêng mở tủ vào mùng 1

Dù là loại tủ gì, kể cả tủ quần áo, cũng không nên mở vào ngày mùng 1 Tết, bởi việc này sẽ làm thất thoát tiền tài và vận may suốt cả năm. Vì thế, người xưa thường chuẩn bị sẵn quần áo cần mặc, treo ra ngoài trước giao thừa.

Kỵ vay mượn, trả nợ ngày đầu năm

Chỉ trong hoàn cảnh túng thiếu hoặc cấp bách, người ta mới nghĩ đến chuyện vay mượn tiền bạc hoặc đồ dùng của người khác. Và đây là vấn đề khá tế nhị mà người Việt luôn quan tâm, chú ý để tránh mất lòng nhau.

Người xưa dạy, không nên vay hoặc cho tiền bạc, đồ đạc vào những ngày đầu năm mới vì sẽ khiến gia đình rơi vào cảnh túng thiếu cả năm. Điều kiêng kỵ này xuất phát từ quan niệm ngày đầu xuân con người mở cửa để đón lộc vào nhà, còn nếu cho mượn hoặc trả giống như “dâng” tài lộc vào tay khác.

Trong gia đình, ông bà, cha mẹ thường răn dạy con cháu trong dịp tết không nên vay tiền hay mượn đồ đạc của người khác, để tránh cho cả năm sẽ rơi vào cảnh túng thiếu, nợ nần, không may mắn trong công việc, làm ăn.

Những kiêng kị trong ngày Tết của người Việt

Kiêng cho nước, lửa

Thật không may cho nhà ai mùng 1 Tết có người đến nhà xin lửa, xin nước. Ngày mùng 1 Tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình, vì quan niệm lửa có màu đỏ, màu mang lại may mắn đầu năm mới. Cho lửa là cho đi cái đỏ, cái may mắn trong năm mới sẽ khiến gia đình không giữ được tiền bạc, trong nhà sẽ gặp nhiều điều xui rủi, ra đường hay gặp tai vạ..

Những kiêng kị trong ngày Tết của người Việt

Ngoài ra, cũng kiêng cho nước đầu năm vì nước vốn được ví như nguồn tài lộc trong câu chúc: “Tiền vào như nước”. Thường thì trước khi bước sang năm mới, ở nông thôn nhà nào cũng lo đổ đầy nước vào bể, vào chum hoặc vại. Từ trong tâm thức người ta tin rằng, năm mới đến sẽ đem theo của cải nhiều như nước.

Chẳng thế mà sáng mùng 1 Tết, rất nhiều nhà thời xưa hay thuê người gánh nước đến. Họ được mừng tuổi đôi ba hào, thế là cả chủ nhà lẫn người gánh thuê đều hả hê vì sẽ có một năm mới may mắn tốt lành.

Kiêng làm vỡ các đồ vật

Ông bà ta quan niệm, từ vỡ, bể là những từ tạo nên sự chia cắt, đứt lìa từ những vật dụng trong nhà cho đến các mối quan hệ trong gia đình và xã hội. Đó thật sự là những điều không tốt và không ai mong muốn xảy ra trong đầu năm mới.

Do đó, người già thường khuyên con cháu trong những ngày này phải cẩn thận, không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén…sẽ khiến gia đình chia rẽ ,bất hòa.

Những kiêng kị trong ngày Tết của người Việt

Ngoài ra người Việt còn kiêng ăn thịt chó, cá mè, vịt, cá chuối, mở tủ..vì người ta cho rằng đó là những thứ sẽ không đem lại may mắn cho họ trong năm mới.

Kiêng cúng quan đương niên trong nhà

Lúc giao thừa, người Việt thường có lễ cúng tiễn quan quân nhà trời coi việc năm cũ và đón quan quân coi việc năm mới đi thị sát trần gian. Việc này phải làm ở ngoài sân chứ không được làm trong nhà, bởi các ngài rất vội, không có thời gian ghé vào. Lễ dành cho việc cúng này thường gọn nhẹ: con gà luộc (hoặc thịt lợn luộc), hương, hoa, bình rượu nhỏ… và phải đợi tàn hương mới được đem vào nhà.

Kiêng ăn đuôi cá

Ở miền Bắc có một số nơi cầu may năm mới bằng việc ăn cá chép – loài cá vượt vũ môn hóa rồng. Nếu ăn cá chép trong ba ngày đầu năm mới thì trong năm đó sẽ được hanh thông trong chuyện học hành, thăng tiến. Tuy nhiên, nhằm tăng sự may mắn, người ta tránh ăn phần đuôi, để luôn có dư thừa, tích lũy của cải trong năm mới, chứ không chỉ đủ ăn đủ mặc.

Kiêng trượt chân, vấp ngã

Trẻ con, thanh niên thường được người có tuổi dặn dò phải đi đứng cẩn thận, ngay ngắn trong ngày Tết, tránh trượt chân, vấp ngã vì như vậy sẽ bị dông cả năm. Trượt chân hay vấp ngã tượng trưng cho sự xui xẻo, trục trặc trong công việc.

Kiêng ngồi hoặc đứng trước cửa

Việc đứng hay ngồi án ngữ trước cửa chính trong dịp năm mới không chỉ vô duyên mà còn được coi là hành động gây phương hại đến vượng khí gia đình. Luồng khí tốt lành của năm mới trên đường vào nhà sẽ bị chặn lại, hao tán đi, khiến gia đình đó không được may mắn, thành công, hạnh phúc.

Kiêng vỗ vai, quàng vai người khác

Hành động thân mật, bỗ bã này nếu được bạn thực hiện trong những ngày đầu năm mới thì rất có thể gây ra sự khó chịu, thậm chí phản ứng tiêu cực. Nhiều người cho rằng khi bị người khác vỗ vai, quàng vai vào dịp Tết, họ sẽ bị xui xẻo, gặp chuyện buồn về tình duyên hay hạnh phúc gia đình.

Thật ra ngay cả trong những ngày bình thường, nhiều người Việt đương đại cũng tránh tối đa việc bị người khác vỗ vai hay quàng vai.

Kiêng đi chúc Tết khi đang có thai

Không chỉ những người có tang mới kiêng đi chúc Tết, người Việt xưa còn tránh làm việc này khi đang có thai. Thật ra ngay cả thời hiện đại, nhiều phụ nữ cũng kiêng hoặc được dặn phải kiêng đến nhà người khác trong dịp đầu năm. Bởi theo quan niệm dân gian, bà chửa đem lại xui xẻo, đó là chưa kể đứa bé trong bụng sau này cũng thành kẻ ăn nói vô duyên. Mà đâu chỉ riêng ngày Tết, vào những ngày thường, không ít người hiện nay vẫn từ bỏ việc quan trọng định làm trong ngày nếu “ra ngõ gặp gái chửa”, hoặc có cố làm thì trong bụng vẫn dự cảm thất bại, dẫn đến không an lòng và hậu quả là việc không thành.

Kiêng quên khăn tay ở nhà người khác

Người xưa cho rằng việc để quên khăn tay ở nhà người khác trong ngày Tết cũng giống như bạn bỏ lại sự xui xẻo, khó khăn cho người ta.

Chọn tuổi xông nhà đầu năm Ất Mùi 2015 – Xông đất đầu năm

Xông nhà xông đất đầu năm là một phong tục có từ lâu đời của người Việt. Mỗi dịp năm mới, ai cũng mong muốn có người đến xông đất hợp với chủ nhà nhằm đem lại may mắn cho gia chủ, cả năm thịnh vượng.

Chọn tuổi xông đất xông nhà đầu năm là quan trọng khi Tết đến xuân về, quan niệm từ xưa cho là ngày mồng Một Tết nếu mọi việc may mắn thuận lợi thì cả năm đó sẽ được bình an, tốt lành. Nên việc chọn tuổi, chọn người xông nhà, xông đất là không thể không chọn.

– Tết Nguyên Đán bắt đầu từ giao thừa, ông bà thường khuyên con cháu kể từ giờ phút này nên vui vẻ với nhau, không nên cãi cọ, không làm vỡ chén bát. Còn ông bà, cha mẹ lo lễ cúng giao thừa, làm lễ cúng đưa tiễn các vị hành khiến năm cũ và đón rước các vị hành khiến năm mới ở ngoài sân, và cúng ông bà tổ tiên. Sau đó, cả gia đình sẽ cùng nhau ăn uống vui vẻ, chúc Tết lẫn nhau và lì xì đầu năm chúc may mắn cho từng thành viên trong gia đình.

– Sáng mùng một Tết Nguyên Đán, mỗi nhà đều cần có một vị khách đến xông đất, xông nhà. Việc chọn tuổi, chọn người xông nhà rất quan trọng, người này phải là người tốt vía, tính tình dễ chịu, vui vẻ, nhiệt tình, may mắn sẽ giúp mang đến một năm tốt lành cho gia chủ.

– Người đến xông đất thường chỉ đến thăm và chúc tết chừng năm mười phút chứ không ở lại lâu, hầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi chảy thông suốt. Người đi xông đất xong có niềm vui vì đã làm được việc phước, người được xông đất cũng sung sướng vì tin tưởng gia đạo mình sẽ may mắn trong suốt năm tới.

– Người được chọn xông đất phải đáp ứng các tiêu chí như có đạo đức đường hoàng, vui vẻ, rộng rãi, hạnh phúc, thành đạt, đang ăn nên làm ra thì càng tốt và một yếu tố quan trọng là hợp tuổi của chủ nhà.

Nhìn tổng quan về 12 con giáp:

1. Người tuổi Tý tính nết bộc trực, lời nói và cử chỉ rất cẩn thận, chặt chẽ, sống rất tiết kiệm. Dễ bị kích động nhưng tính tự chủ khá cao, ngoại giao khéo, thích nơi náo nhiệt. Làm công chức không được thuận lợi mấy, dễ gặp trở ngại, công việc thất thường, gặp những tổn thất không đáng có, làm vất vả mà thu về ít, nếu làm kinh doanh mua bán thì tài vận sẽ khá hơn, có thu nhập ngoài luồng như hoa hồng, tiền làm thêm, tiền thưởng… nhưng lại có chi tiêu bất ngờ.

2. Người tuổi Sửu cần cù, nhẫn nại, bảo thủ và rất thận trọng trong công việc. Bề ngoài họ mềm mỏng, chất phác nhưng rất truyền thống, ngay thẳng, chính trực, không thích dùng thủ đoạn, hay ghi chép sổ sách. Người tuổi Sửu thuận lợi trong học hành thi cử, dễ kết giao bạn xấu nên đôi lúc bị hệ lụy. Tuổi Sửu có nhiều cơ hội phát triển, trong công sở có ý tưởng tốt sẽ được trọng dụng cất nhắc, trong kinh doanh được quý nhân hổ trợ, có thu nhập ổn định, tài vận cũng tốt hơn.

3. Người tuổi Dần thích thể hiện năng lực, thích mạo hiểm, bộc trực, làm việc tập trung, thích hoạt động bên ngoài. Họ cũng là người có nhiều sáng kiến thiết thực, có gu thẩm mỹ. Người tuổi Dần khá thuận lợi trong học hành thi cử, có quý nhân trợ giúp bất ngờ nên có vài cơ hội tốt trong cuộc sống.

4. Người tuổi Mão ôn hòa, nhã nhặn, thông minh, trí tuệ, có khiếu về các môn khoa học xã hội và chính trị nhưng không thích ganh đua đấu tranh. Tuổi Sửu không quan tâm nhiều đến cuộc sống gia đình và rất tự tin vào khả năng của mình. Họ hay tập trung học hành nghiên cứu nên đường công danh rất thuận lợi, làm công chức có thu hoạch tốt. Đầu tư công sức nhiều sẽ thu hoạch nhiều, tương xứng với công sức bỏ ra. Có hướng phát triển thêm bên ngoài, đầu tư xa sẽ có lợi.

5. Người tuổi Thìn nóng nảy, vội vã, nhiệt tình, ôm nhiều khát vọng cao. Họ thường coi mình là trung tâm vũ trụ nên hay tự cao, tự đại. Tuy nóng nảy, cứng rắn nhưng họ lại thẳng tính, không hay để bụng và không ưa sự ràng buộc. Người tuổi Thìn có vận khí tốt nên sự nghiệp và tài vận phát triển. Thu nhập khả quan, tiền vào ổn định.

6. Người tuổi Tỵ thông minh nhạy bén. Họ không thích nghe ai khuyên bảo, luôn nghi ngờ, đôi khi bất chấp mọi thứ để đạt được cái mình muốn. Tuổi Tỵ nhường nhịn kém, dễ kết giao nhầm bạn hoặc làm liên lụy vào công việc của bạn bè đồng nghiệp, dễ bị phá tài. Họ quý nhân trợ giúp nên có thăng tiến tốt nhưng sức khỏe không được tốt lắm.

7. Người tuổi Ngọ nhanh nhẹn, có chút tài lộc do công việc đem lại, thiếu kiên nhẫn, mau chán, tình duyên gặp vận đào hoa. Họ có tính độc lập cao, thích hoạt động thể chất nhưng khá nóng nảy và cố chấp. Tuổi Ngọ dùng hành động và công việc thực tế để chứng minh khả năng của mình.

8. Người tuổi Mùi chính trực hiền lành, dễ cảm thông với người khác, yêu nghệ thuật và dễ tha thứ, nhưng họ cũng yêu tự do cá nhân, tâm lý hay chán nản, buông xuôi hay nghỉ ngơi hưởng thụ, đa sầu đa cảm, sợ trách nhiệm nên ít khi dám quyết đoán việc gì nên hay để lỡ cơ hội tốt. Người này kiếm tiền dễ mà tiêu cũng nhiều.

9. Người tuổi Thân nhanh nhẹn, thông minh tháo vát. Họ ưa tranh đấu nhưng lại khéo che đậy kế hoạch của mình. Là những người đa tài, làm được nhiều ngành nghề nhưng luôn cảm thấy mình giỏi hơn người khác nên thường chủ quan thái quá dẫn đến thất bại. Tuổi Thân có quan hệ xã hội, ngoại giao tốt, được cấp trên và đồng nghiệp đánh giá cao, phát huy được tinh thần đồng đội hay làm việc nhóm.

10. Người tuổi Dậu rất bảo thủ câu nệ, cố chấp, kiêu ngạo. Họ tài giỏi, có năng lực tổ chức, quyết đoán, thích tranh luận nhưng suy nghĩ cứng nhắc, không linh hoạt thích ứng. Công việc và học hành có thành tích tốt, nhưng lại dễ xung đột với người khác, dễ tạo ra khẩu thiệt thị phi. Việc kinh doanh có biến động, đi xa sẽ thành công, có lợi tài lộc nhưng sẽ vất vả.

11. Người tuổi Tuất thông minh, trí tuệ hay được quý nhân hỗ trợ, có thế mạnh về giấy tờ và công việc hành chính. Tài vận ổn định nhưng không nhiều, thu về ít chi tiêu lớn, người làm kinh doanh cũng có tiến triển đều, nhưng không nhanh.

12. Người tuổi Hợi chịu khó, nhẫn nại, hay bị những người xung quanh can thiệp gây phân tâm, mất tập trung. Người làm công chức, kinh doanh đều thuận lợi. Tuổi Hợi giỏi nhẫn nhịn, xử lý khéo các mối quan hệ xã giao, trong làm ăn cẩn trọng.

Chợ hoa tết Sài Gòn xưa

Trước kia, tại vị trí Đại lộ Nguyễn Huệ ngày nay chính là kênh đào Charner, nối liền với sông Sài Gòn, sau này bị người Pháp lấp lại và hình thành Đại lộ Charner.

chợ hoa Nguyễn Huệ
Cửa Đông chợ Bến Thành

Đại lộ Charner nối liền một đầu là Dinh Đốc Lý (nay là trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố) và đầu kia là bờ sông Sài Gòn (nay gọi là Bến Bạch Đằng). Từ dưới sông, mỗi dịp Tết về, hoa từ khắp nơi theo những con thuyền về tập kết ở bến, và trên bờ, hoa trải dài trên đại lộ này.

chợ hoa Nguyễn Huệ

Chợ hoa Nguyễn Huệ cùng chợ chim Huỳnh Thúc Kháng là một trong những điểm tham quan nổi tiếng thời đó.

chợ hoa Nguyễn Huệ

Cho đến cuối thế kỷ 20, cách đây khoảng chục năm, mỗi năm một lần, con đường này vẫn là chợ hoa xuân chính của người dân thành phố. Mỗi khi Tết đến thì đây là nơi tập trung mua bán hoa tết cây cảnh nên con đường này khi đó còn được gọi là Chợ Tết Nguyễn Huệ.

chợ hoa Nguyễn Huệ

Nhà vườn tập kết hoa ở bến Bạch Đằng sau đó phân bổ vào từng ô đã quy định sẵn trên đường Nguyễn Huệ. Người ta đến đây không chỉ để mua hoa mà còn là ngắm, thưởng ngoạn và tận hưởng cái hương vị đặc trưng của chợ hoa Tết.

chợ hoa Nguyễn Huệ

Những tiếng cười nói, tiếng rao hàng, tiếng mặc cả, rồi cả tiếng leng keng của những thùng kem dạo đã trở thành âm thanh quen thuộc gắn bó với người dân thành phố.

chợ hoa Nguyễn Huệ

Được đi chơi chợ hoa Nguyễn Huệ, được cha mẹ mua cho một que kem hay một cái kẹo bông bằng đường, rồi tung tăng trong không khí vui tươi, hớn hở đã là những kỷ niệm thơ ấu rất khó quên trong ký ức nhiều người.

Hàng hóa bày bán ở các chợ Sài Gòn vào dịp cận Tết.
Hàng hóa bày bán ở các chợ Sài Gòn vào dịp cận Tết.
Trẻ con hào hứng với Tết.
Không khí Tết trước chợ Bến Thành , trẻ con hào hứng với Tết.

chợ hoa Nguyễn Huệ

Xe bán bong bóng. Ảnh: Lee Baker Collection

chợ hoa Nguyễn Huệ

Dưa hấu được đổ bán ngoài đường  tại chợ cầu Ông Lãnh

chợ hoa Nguyễn Huệ

Những thiếu nữ dạo chợ hoa Nguyễn Huệ. Ảnh: Lee Baker Collection

Xe đò đông đúc, tấp nập ngày Tết.

Xe đò đông đúc, tấp nập ngày Tết.

chợ hoa Nguyễn Huệ

Bàn thờ gia tiên ngày Tết.

chợ hoa Nguyễn Huệ

Đi lễ chùa đầu năm mới để cầu mong những điều tốt đẹp.

chợ hoa Nguyễn Huệ

Viếng Lăng Ông Bà Chiểu dịp đầu năm

cho-hoa-nguyen-hue (41)

Thiếu nữ Sài thành mặc áo dài du xuân.

Pháo nổ đì đùng khắp các thôn xóm mỗi dịp Tết đến.

Pháo nổ đì đùng khắp các thôn xóm mỗi dịp Tết đến.

Pháo nổ đì đùng khắp các thôn xóm mỗi dịp Tết đến.

Cậu bé bịt tai xem pháo nổ.

chợ hoa Nguyễn Huệ

Tết Bính Ngọ, tháng 2-1966. Ảnh: Darryl Henley Collection

chợ hoa Nguyễn Huệ

Tết Bính Ngọ, tháng 2-1966. Ảnh: Darryl Henley Collection

chợ hoa Nguyễn Huệ

 

Tết Bính Ngọ, tháng 2-1966. Ảnh: Darryl Henley Collection

chợ hoa Nguyễn Huệ chợ hoa Nguyễn Huệ

 

Xe bán khô mực đậu tại chợ hoa. Ảnh: Darryl Henley Collection

chợ hoa Nguyễn Huệ

Xe bán đầu lân với tiếng trống rộn ràng Ảnh: Darryl Henley Collection

chợ hoa Nguyễn Huệ

chợ hoa Tết Nguyễn Huệ, 1966-1967.

chợ hoa Nguyễn Huệ

 

tòa nhà này là chung cư Nguyễn Huệ ngày nay

chợ hoa Nguyễn Huệ

 

Hotel Catinat, thông từ đường Tự Do sang Nguyễn Huệ, 1966-1967. Ảnh: Darryl Henley

chợ hoa Nguyễn Huệ

Saigon 66-67 – Chợ hoa Tết năm xưa. Ảnh: Darryl Henley-

Người ta đến đây không chỉ để mua hoa mà còn là ngắm, thưởng ngoạn và tận hưởng cái hương vị đặc trưng của chợ hoa Tết.

chợ hoa Nguyễn Huệ

 

Saigon 66-67 – Chợ hoa Tết năm xưa. Ảnh: Darryl Henley

chợ hoa Nguyễn Huệ

 

Tòa Hòa Giải, nay là cao ốc Sunwah, 1966-1967. Ảnh: Darryl Henley

chợ hoa Nguyễn Huệ

 

Saigon 66-67 – Chợ hoa Tết năm xưa ngổn ngang bề bộn. Ảnh: Darryl Henley

chợ hoa Nguyễn Huệ

 

Một điểm bán những chậu tắc. Ảnh: Darryl Henley

chợ hoa Nguyễn Huệ

Saigon 66-67 – Chợ hoa Tết năm xưa. Ảnh: Darryl Henley

chợ hoa Nguyễn Huệ

 

Chợ hoa Nguyễn Huệ nhìn về phía Tòa Đô Chánh

chợ hoa Nguyễn Huệ

 

Saigon 66-67 – Chợ hoa Tết năm xưa. Ảnh: Darryl Henley

 

chợ hoa Nguyễn Huệ

chợ hoa Nguyễn Huệ

 

chợ hoa Nguyễn HuệCác cháu bé tung tăng theo mẹ và một vị sư dạo chợ hoa Nguyễn Huệ, 1969. Ảnh: Louis Weisner

chợ hoa Nguyễn HuệMột xe đầy bán khô mực. Ảnh: Louis Weisner

chợ hoa Nguyễn HuệĐan xen xe bán bong bóng. Ảnh: Louis Weisner

chợ hoa Nguyễn Huệ

Chợ hoa Nguyễn Huệ 1969. Ảnh: Louis Weisner – Với những chậu hoa cúc và vạn thọ vàng rực

cho-hoa-nguyen-hue (37)Chợ hoa Nguyễn Huệ 1969- Một màu đỏ rực – Ảnh: Louis Weisner

 

 

cho-hoa-nguyen-hue (38)

Chợ hoa Nguyễn Huệ 1969. Ảnh: Louis Weisner

cho-hoa-nguyen-hue (39)

Đa dạng các loại hoa

cho-hoa-nguyen-hue (40) Mỗi dịp Tết về, hoa từ khắp nơi theo những con thuyền về tập kết ở bến, và trên bờ, hoa trải dài trên đường Nguyễn Huệ.

cho-hoa-nguyen-hue (42)

Chợ hoa Nguyễn Huệ vào những ngày cận Tết với người mua kẻ bán nhộn nhịp

 

 

 

 

cho-hoa-nguyen-hue (43)

Thuê xích lô chở hoa về nhà. Ảnh: Lee Baker Collection

cho-hoa-nguyen-hue (44)

Nhộn nhịp chợ hoa Nguyễn Huệ vào những ngày cận Tết

cho-hoa-nguyen-hue (45)

Kẹt xe trên đường Lê Lợi, trước chợ Bến Thành năm 1969

cho-hoa-nguyen-hue (46)

Chợ đêm Bến Thành 1969

cho-hoa-nguyen-hue (47)

Chợ đêm Bến Thành 1969

cho-hoa-nguyen-hue (48)

Xe  cộ tấp nập trên đường Lê Lợi, trước chợ Bến Thành năm 1969

Chợ hoa năm 1970. Ảnh: Sandy

Chợ hoa năm 1970. Ảnh: Sandy

 Chợ hoa năm 1970. Khách sạn Palace vừa mới xây nên còn rất mới. Ảnh: Sandy

Chợ hoa năm 1970. Khách sạn Palace vừa mới xây nên còn rất mới. Ảnh: Sandy

Chợ hoa năm 1970. Ảnh: Sandy
Chợ hoa năm 1970. Ảnh: Sandy

cho-hoa-nguyen-hue (49) cho-hoa-nguyen-hue (50)

 

cho-hoa-nguyen-hue (52) Chợ hoa xuân Ất Mão năm 1975

cho-hoa-nguyen-hue (53)

Chợ hoa xuân Ất Mão năm 1975

cho-hoa-nguyen-hue (54)Chợ hoa xuân Ất Mão năm 1975. Ảnh: William E. LeGro Collection

Nghi lễ Tết ở Huế

Ăn Tết Nguyên đán không phải là phong tục riêng của Huế. Tuy nhiên, Tết Huế có những nét riêng thú vị. Là kinh đô xưa, Huế còn giữ được nhiều cổ tục trong việc đón Tết và ăn Tết.

Là kinh đô xưa, Huế còn giữ nhiều cổ tục trong việc đón Tết và ăn Tết. Trong đó lễ nghi, cúng kiếng là phần quan trọng nhất, được người Huế duy trì thực hiện rất trang nghiêm, bài bản, với sự kính cẩn, thành tâm.

Lễ nghi Tết Huế Hậu duệ Nguyễn Phước tộc làm lễ cúng đầu năm ở Thế Miếu, nơi thờ các vua triều Nguyễn.

Trước tiên, là ở phần lễ nghi, cúng kiếng. Nếu ở ngoài Bắc, người ta coi lễ cúng ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là nghi lễ khởi sự cho một cái Tết và tổ chức rất trọng thị, thì ở Huế lễ cúng ông Táo có phần đơn giản hơn. Ðối với nhiều gia đình người Huế, ngày 23 tháng Chạp đơn thuần chỉ là ngày thay bát nhang, quét dọn bàn thờ gia tiên và tiễn “ba ông đầu rau” bằng đất nung thờ trên trang bếp ra chân tường ngôi miếu hay gốc cổ thụ nơi đầu xóm để thay bằng ông Táo mới. Cái không khí Tết thực sự cảm nhận được phải từ sau ngày 25 tháng Chạp, khi các phường hội thợ thuyền làm lễ cúng tổ nghề, cũng là lễ cúng tất niên, cho dẫu một số nghề vẫn còn tiếp tục hoạt động cho tới tận phút giao thừa như thợ may hay thợ cắt tóc.

Trước Tết, người Huế có thói quen đi thăm các phần mộ tổ tiên. Sau khi quét dọn bàn thờ, thay cát mới cho bát nhang và đánh bóng những bộ tam sự, ngũ sự trên bàn thờ gia tiên, người ta chuẩn bị hương hoa đi thăm viếng phần mộ những người thân đã quá vãng. Họ đến đó, dọn dẹp vệ sinh, chăm sóc những luống hoa, búi cỏ nơi phần mộ, rồi thắp mấy nén nhang mời người quá cố về ăn Tết với gia đình. Với những người còn giữ những liên hệ ruột rà nơi quê quán thì lúc này chính là dịp họ trở về thăm bà con nơi quê cũ, biếu người này hộp trà, người kia quả mứt để đón Tết. Ðành rằng, người xứ quê có thể mua sắm thật dễ dàng những thứ ấy nơi chợ huyện, chợ làng, nhưng họ thật sự trân quý những món quà này bởi đó là tấm lòng của những người ly hương nhưng không ly tổ. Và họ cũng hào hiệp đáp lễ  người miệt phố bằng dăm ba ký nếp, cân đậu hay nhành mai chúm chím nụ vàng, lòng những mong cái Tết nơi phố phường sẽ thấm đẫm tình quê hương bản quán.

Lễ nghi Tết HuếLễ cúng xóm nhân dịp tất niên.

Với các bà, các chị, Tết là dịp để họ trổ tài nữ công gia chánh. Ngày trước, dường như người ta tự làm tất cả các món ăn mặn ngọt, chay tịnh… mà không phải mua thứ gì. Tết Huế có hàng trăm món ăn: mặn thì có bánh tét, dưa món, thịt bò dầm nước mắm, giò heo bó, chả thủ, nem tré, kim chi chuối chát, hành muối, kiệu chua …; ngọt thì đủ loại mứt bánh: mứt gừng, mứt dừa, mứt khoai lang, mứt bí đao, mứt hạt sen, mứt me, mứt cốc, mứt xoài, bánh in, bánh thuẫn, bánh dẽo, bánh bó, chè xanh đánh, chè đông sương, chè khoai tía… Ðồ ăn mặn có món gì thì đồ chay có món đó. Huế vốn nổi tiếng với các món cỗ chay cao cấp trong cung đình xưa và hầu hết các bà nội trợ đất thần kinh đều biết nấu được một, hai món chay đặc sắc. Nhờ thế mà cổ chay ngày Tết rất phong phú và đặc sắc. Ngày nay, tuy hàng quà bánh trái tràn ngập chợ Tết nhưng đa phần phụ nữ Huế vẫn thích tự mình làm các món nhắm như thịt dầm, kim chi và đặc biệt là dưa món, thứ không thể thiếu trong Tết Huế.

Sự cúng kiếng trong ngày Tết ở Huế mới thực sự cầu kỳ. Trước Tết có cúng ông Táo, cúng tổ nghề, cúng tất niên, cúng lên nêu, cúng rước ông bà về ăn Tết, cúng Thành hành khiển (thần coi sóc trong năm), cúng giao thừa. Từ sáng mồng Một Tết trở đi phải cúng ông bà ngày 3 bữa, ngày sóc cúng chay, ngày thường cúng mặn. Ðến chiều mồng Ba Tết phải làm cỗ cúng đưa (tiễn ông bà về lại cõi trên). Tiếp theo là cúng đầu năm, cúng sao, cúng rằm Nguyên tiêu… Tôi nhớ ngày bà ngoại đương sinh, suốt ba ngày Tết hầu như bà chỉ loay hoay với chuyện cúng kiếng, nhang đèn. Cũng chính nhờ cổ tục này, mà người Huế dù đi làm ăn xa ở trong Nam ngoài Bắc, Tết đến, cũng tranh thủ về với gia đình, không chỉ để được sum họp với người sống mà còn như muốn tìm trong không khí thành kính, linh thiêng ấy, hình ảnh của những người thân đã khuất bóng.

Ðêm giao thừa là lúc gia đình đoàn viên. Khác với ngoài Bắc, ở Huế không có tục hái lộc đầu năm nên người Huế không ra khỏi nhà trước và sau khi giao thừa. Nhờ thế mà cây cối trong các đền chùa ở Huế vẫn giữ nguyên lộc biếc suốt cả mùa xuân. Mấy năm gần đây, nhà nước có tổ chức cầu truyền hình đêm giao thừa nên một bộ phận cư dân Huế, nhất là lớp trẻ, đã biết ra khỏi nhà vào đêm trừ tịch, song ít ai trở về nhà sau lúc giao thừa. Ấy là bởi cái tục đạp đất. Người Bắc cũng có lệ xông đất, nhưng dân Huế đã gọi rất đúng tên cổ tục này: đạp đất. Không ai muốn về nhà sau giao thừa cũng bởi họ muốn tránh việc đạp đất nhà mình. Người ta mong người đến đạp đất nhà mình vào sáng mồng Một Tết là những người chức sắc, có học vấn, hay là người nhẹ vía, để tài lộc, may mắn sẽ theo họ đến với gia đình suốt cả năm sau đó. Nhiều gia đình ở Huế còn “ra lệnh” cho con cái, đứa nào nặng vía thì sáng mồng 1 không được dậy sớm, có thức giấc cũng phải nằm yên, chờ đứa khác nhẹ vía hơn, được cha mẹ còm – măng từ đêm giao thừa, đặt chân xuống đất trước, lúc đó những đứa khác mới được ra khỏi giường.

Mặt khác, nhiều người Huế không muốn về nhà sau phút giao thừa để tránh lệ đạp đất (ngoài Bắc gọi là xông đất) nhà mình, bởi lẽ, người ta mong người đến đạp đất nhà mình vào sáng mồng Một Tết là những người chức sắc, có học vấn, là người nhẹ vía, để tài lộc, may mắn sẽ theo họ đến với gia đình suốt cả năm sau đó.

Sáng mồng Một Tết, nghi lễ đầu tiên là lễ cúng Nguyên đán. Đó là lúc người Huế làm lễ cúng chay trên bàn thờ tổ tiên. Lễ vật là trầm trà, mứt bánh…, đơn giản nhưng tinh khiết. Sau lễ ấy, gia chủ mới mở cửa đón khách đến nhà thăm Tết.

Sáng mồng Một Tết, người Huế thường đi chùa lễ Phật trước tiên, sau đó mới đi viếng mộ tổ tiên, thắp hương nhà thờ họ tộc, đi thăm ông bà, cha mẹ đằng chồng, đằng vợ… Việc chúc Tết thầy, viếng thăm bạn bè đồng nghiệp thường là vào ngày mồng Hai, mồng Ba.

Từ ngày mồng Một Tết trở đi, mỗi ngày phải cúng kiếng 3 lần sáng – trưa – chiều trên bàn thờ tổ tiên. Ngày Sóc cúng chay, ngày thường cúng mặn. Ðến chiều mồng Ba Tết thì làm mâm cơm cúng đưa để tiễn ông bà về lại cõi trên.

Chiều ngày mồng Bảy tháng Giêng, sau lễ hạ nêu thì một chu kỳ lễ Tết ở Huế mới tạm coi là hoàn tất. Gọi là tạm bởi vì sau lễ hạ nêu, người Huế vẫn phải thực thi nhiều lễ nghi khác như lễ cúng đầu năm,lễ dâng sao, lễ cúng rằm Nguyên tiêu… Hậu duệ Nguyễn Phước tộc còn tổ chức lễ dâng hương đầu năm mới trong Thế Miếu, nơi thờ các vua triều Nguyễn, hay đi viếng mộ phần tổ tiên nơi các lăng tẩm ở ngoại ô.

Lễ nghi Tết HuếThụ lộc sau lễ cúng đầu năm ở Thế Miếu.

Lễ nghi, cúng kiếng trong dịp Tết ở Huế, xưa cũng như nay, là một bộ phận hợp thành của văn hóa Huế. Người Huế coi đó là những nghi thức thiêng liêng, cần phải duy trì và trao truyền cho hậu thế. Đến lượt mình, các thế hệ hậu duệ người Huế tự nguyện tiếp nhận và thực hành các nghi lễ ấy, coi đó là cách thức “liên kết” với tổ tiên, thần Phật và làm phong phú đời sống tâm linh của họ, dẫu rằng, những lễ nghi ấy đã “lấy mất” khá nhiều thời gian “ăn Tết” và “chơi Tết” của người Huế

Nói đến Tết, tất phải nói chuyện chơi. Dân Huế xưa chơi Tết thật lắm trò. Không kể những trò trong cung vua phủ chúa, trò vui nơi thôn dã cũng đã phong phú. Trò chơi tập thể có hội bài chòi, đu tiên, đua ghe, đấu vật… Nơi đầu đường, góc phố có trò chơi bài vụ, trò bầu cua tôm cá… Trong gia đình có hội bài tới, xăm hường, tứ sắc, bài cẩu… Sau này, đu tiên vắng bóng, bài chòi chỉ còn lại nơi thôn dã, nhưng hội đua ghe trên sông Hương và vật võ làng Sình (Phú Mậu, Phú Vang) vẫn duy trì đều đặn. Hàng năm, trong công viên Thương Bạc vẫn diễn ra hội chợ với các trò vui xuân có thưởng và trong các gia đình người Huế tiếng gieo xúc xắc của trò xăm hường vẫn rộn vang trong ba ngày Tết.

Tết ở Huế còn là dịp để muôn hoa khoe sắc. Ngoài làng Chuồn chuyên nghề làm trướng liễn để treo Tết, Huế còn có làng Tiên Nộn chuyên làm hoa giấy. Từ giữa tháng Chạp, hoa giấy nơi đây theo chân dân làng đi làm đẹp khắp chốn thần kinh. Những đẹp nhất, vẫn là những đóa hoa đến từ những làng hoa ven sông Hương: hoa huệ Nguyệt Biều, hoa cúc Bãi Dâu, thược dược Phú Thượng, hoa mai Dương Xuân… Tất cả đều tụ hội về công viên Phu Văn Lâu cả tuần trước Tết, để từ đó tỏa ra làm đẹp cho mọi miền, mọi nhà của xứ Huế trong dịp Tết. Khoảng chục năm trở lại đây, đi chợ hoa đã trở thành một thói quen của người Huế. Ðến chợ hoa, nếu tinh ý, bạn sẽ nhận ra tính cách, khiếu thẩm mỹ, trình độ học vấn và cả sự sang hèn của những hạng người mua hoa và thưởng hoa. Ðó cũng là một thú vui của Tết Huế vậy.

 

Lung linh đường hoa Tết Ất Mùi ở Sài Gòn

Đường hoa Tết Ất Mùi bắt đầu với hình ảnh gia đình dê lấy cảm hứng từ hình tượng chú dê núi Ninh Bình. Tiếp đó là khung cảnh làng quê với cánh đồng lúa trĩu hạt, mái nhà tranh…

lung linh đường hoa Tết Ất Mùi ở Sài Gòn

Đường hoa Nguyễn Huệtừ lâu đã trở thành thương hiệu Tết của TP.HCM và là điểm du xuân được đông đảo người dân, và du khách chờ đón. Năm nay, đường Nguyễn Huệ được chỉnh trang thành Quảng trường đi bộ và đang thi công ga tàu điện ngầm nên đường hoa tạm dời về đường Hàm Nghi. Đường hoa Tết Ất Mùi 2015 chào mừng khách tham quan với hình ảnh gia đình dê lấy cảm hứng từ hình tượng chú dê núi Ninh Bình. Từng chi tiết từ đôi sừng cong, tai nhỏ, chòm râu, chiếc đuôi ngắn tạo nên nét đặc trưng của dê núi, oai phong, đỉnh đạc nhưng cũng rất hiền hòa.

lung linh đường hoa Tết Ất Mùi ở Sài Gòn

Đường hoa Tết Ất Mùi 2015 trên đường Hàm Nghi dài 510 m từ Phó Đức Chính đến Hồ Tùng Mậu với chủ đề “Bản sắc Việt – Hào khí Việt Nam” gồm ba phân đoạn chính: Hào khí Việt Nam, Bản sắc Việt và Vinh quang Việt Nam. Bên cạnh vật liệu chính như hoa tươi, gỗ, đá… đơn vị thi công sử dụng các chất liệu tái chế rẻ tiền trong việc xây dựng để vừa hướng tới sự phát triển bền vững, vừa hài hòa với thiên nhiên.

lung linh đường hoa Tết Ất Mùi ở Sài Gòn

Hào khí Việt Nam thể hiện tinh hoa của người Việt thông qua những vật phẩm mang hơi thở thủ công mỹ nghệ, hình ảnh búp bê từ Bắc – Trung – Nam, mái che hoa từ sáo tăm, kén hoa khổng lồ với chất liệu mộc. Xuyên suốt trong đường hoa là hình ảnh của cuộc sống đô thị với thùng thư, khung cửa hoa, đặc biệt là metro hoa – phương tiện vận chuyển hiện đại đang được xây dựng tại TP.HCM.

lung linh đường hoa Tết Ất Mùi ở Sài Gòn

Không thể thiếu trong đường hoa là hình ảnh làng quê Việt Nam yên bình với cánh đồng lúa trĩu hạt, mái nhà tranh hiền hòa với tấm phản tre và đôi liễn đỏ, chiếc cầu ao sen, những chiếc xuồng chất đầy cây trái. Đại cảnh này tạo cảm giác mới lạ, thu hút được người dân du xuân.

lung linh đường hoa Tết Ất Mùi ở Sài Gòn

Bên cạnh đó, đường hoa năm nay cũng dành một góc riêng để trưng bày các hiện vật thể hiện chủ quyền biển đảo, nhiều con đường xung quanh khu vực sẽ được trang trí ánh sáng lung linh. Mỗi dịp Tết Nguyên đán, đường hoa là nơi thu hút hàng triệu người dân TP.HCM và du khách đến tham quan, thưởng lãm, chụp ảnh lưu niệm.

lung linh đường hoa Tết Ất Mùi ở Sài Gòn

Đường hoa Ất Mùi được thi công từ ngày 6 – 16/2 (từ 18 – 28 tháng Chạp). Chính thức phục vụ du khách tham quan, thưởng ngoạn từ 19h ngày 16/2, kéo dài đến 22h ngày 22/2 (tức 28 tháng Chạp đến mùng 4 Tết).

lung linh đường hoa Tết Ất Mùi ở Sài Gòn

lung linh đường hoa Tết Ất Mùi ở Sài Gòn     lung linh đường hoa Tết Ất Mùi ở Sài GònBên cạnh đường hoa, chương trình đón Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 sẽ có phần bắn pháo hoa đón chào năm mới. Năm nay, TP.HCM dự kiến sẽ mở rộng lên 8 điểm bắn pháo hoa, gồm hầm sông Sài Gòn (phía quận 2), Đầm Sen (quận 11), khu Láng Le – Bàu Cò (Bình Chánh), khu di tích lịch sử Ngã Ba Giồng (Hóc Môn), Trung tâm văn hóa quận 12, Công viên lịch sử văn hóa dân tộc (quận 9), khu vực huyện Cần Giờ, tòa nhà Bitexco.

Tết Nguyên Đán là gì?

Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây.

Tết Nguyên đán

Tết Nguyên Đán Việt Nam từ buổi “khai thiên lập địa” đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông và quan niêm “ơn trời mưa nắng phải thì” chân chất của người nông dân cày cấy ở Việt Nam…

Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhờ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng …

Tết Nguyên Đán

Ông Táo hay thần bếp là người mục kích sự làm ăn của mọi nhà. Theo tập tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế nên, trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa “ông Táo “.

Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết.

cung-ong-tao

Cùng với tranh (tranh dân gian, câu đối), hoa quả là yếu tố tinh thần cao quý thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa Ðào, miền Nam có hoa Mai, hoa Ðào, hoa Mai tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình người Việt Nam.

Ngoài cành Ðào, cành Mai, mấy ngày tết người ta còn “chơi” thêm cây Quất chi chít trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc…

Tết Nguyên Đán

_quat

Tết trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bành trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam (hoặc quít), hồng, quất.

Tết Nguyên Đán

Còn ở miền Nam, mân ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc.

Tết Nguyên Đán

Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ… Từ trẻ tới già ai ai cũng biết, sau đây là một vài phong tục đáng được duy trì phát triển.

Tống cựu nghênh tân:

ngay-tet

Cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, cùng làng xóm dọn dẹp nhà thờ, lau giặt, cắt tóc, may sắm quần áo mới, trang trí bàn thờ, lau chùi bàn ghế ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng.

Con cháu trong nhà từ phút giao thừa trở đi thường được nhắc nhở: Không được nghịch nghợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy… anh chị, cha mẹ cũng không quở mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở, chúc nhau những điều tốt lành.

Hái lộc, xông nhà, chúc tết, mừng tuổi:

Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khoẻ, thành đạt hơn năm cũ.
Nhiều nhà tự đi hái lộc ở chốn đình chùa, nơi tôn nghiêm về nhà, tự xông nhà hay dặn trước người “nhẹ vía” mà mình thích đến xông nhà.

Nhiều người không tin tục xông nhà nhưng cũng dè dặt, chưa dám đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay lại đổ tại mình “nặng vía”. Chính vì vậy, sáng mùng Một lại ít khách.

Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc Tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà cha mẹ. Ông bà cũng chuẩn bị ít tiền để mừng tuổi con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích.

mừng tuổi ông bà

Lời chúc tết thường là sức khoẻ, phát tài phát lộc, những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau “tai qua nạn khỏi”hay “của đi thay người”nghĩa là trong cái hoạ cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành.

Nhưng nhìn chung trong những ngày đầu năm, người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa.

Phong tục ta ngày Tết việc biếu quà Tết, tỏ ân nghĩa tình cảm, học trò tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc, con rể tết bố mẹ vợ… quà biếu, quà tết không đánh giá theo giá thị trường. Nhưng cũng đừng nên gò bó câu nệ sẽ hạn chế tình cảm: không có quà ngại không đến…

Ở nước ta, vào dịp đầu xuân thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thất tuần, bát tuần, cửu tuần… tính theo tuổi mụ. Ngày Tết ngày Xuân cũng là dịp mọi người đang rãnh rỗi, con cháu tụ tập đông vui.

Cũng vào dịp đầu Xuân, người có chức tước khai ấn, học trò, sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, người buôn bán mở hàng lấy ngày. Sĩ, Nông, Công, Thương “Tứ dân bách nghệ” của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hành thông, làm ăn suôn sẻ.

Sau ngày mùng Một, dù có mải vui tết cũng chọn ngày “Khai nghề”, “Làm lấy ngày”. Nếu như mùng Một tốt thì chiều mùng Một bắt đầu.

Riêng khai bút thì giao thừa xong, chọn giờ Hoàng đạo không kể mùng Một là ngày tốt hay xấu. Ngườu thợ thủ công nếu chưa ai thuê nướn đầu năm thì cũng tự làm cho gia đình một sản phẩm, một dụng cụ gì đó. Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu xuân vẫn đông, mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người đi chợ phần lớn là đi chơi xuân.

Cờ bạc: Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượi chè nhưng trong dịp tết, nhất là tối 28, 29; gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thì người bố cho phép vui chơi.

Tam cúc, cờ gánh, cờ nhảy, cờ tướng, kiệu, chắn, tổ tôm… ai thích trò nào chơi trò ấy. Ðến lễ khai hạ, tiễn đưa gia tiên, coi như hết Tết thì xé bộ tam cúc, thu bàn cờ tướng, cất bộ tổ tôm hoặc đốt luôn hoá vàng.

Vì sao có tục kiêng hót rác đổ đi trong ba ngày Tết:

Trong “Sưu thần ký” có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được thuỷ thần cho một con hầu tên là Như Nguyên, đem về nhà được vài năm thì giàu to. Một hôm, nhân ngày mùng Một Tết, Âu Minh đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đó nhà Âu Minh lại nghèo đi. Kể từ đó kiêng không hót rác ngày Tết.

Sự tích cây nêu ngày tết – Hoa mai hao đào

Hoa Tết, nét văn hóa độc đáo của người Việt, năm nay bạn đã nghĩ tới việc mua hoa về chơi tết chưa? Tết năm nào cũng vậy dù Bắc hay Nam ai ai cũng muốn có những chậu hoa Xuân may mắn để trong nhà. Nếu miền Bắc chọn những cành đào thắm tươi , những chậu quất trĩu quả thì trong miền Nam người ta chọn những cành mai vàng rực rỡ , vốn dĩ được xem là biểu tượng cho mùa Xuân ấm áp trong ánh nắng mai .

Sự tích cây nêu ngày tết

cay-neu

Chuyện kể rằng, ngày trước ruộng đất đều thuộc quyền sở hữu của loài quỷ. Loài người phải ăn nhờ ở đậu trên đất đai của quỷ nên hằng năm phải cống nạp thuế cho chúng. Lũ quỷ vô cùng hiểm độc, chúng bày lắm mưu nhiều kế hòng chiếm đoạt công sức lao động của con người. Số thuế phải nộp ngày càng gia tăng thêm, chúng tác oai tác quái để làm khổ cho con người. Chúng đặt ra những điều lệ hết sức vô lý, dùng bạo lực buộc con người phải tuân thủ điều lệ “ăn ngọn cho gốc” (nghĩa là chúng lấy phần ngọn còn phần gốc để lại cho người). Thế là sau vụ lúa năm ấy, mọi người đành chịu đói khổ, ngậm ngùi nhìn lũ quỷ đánh chén no nê.

Thấy cảnh tượng đói khổ của con người, đức Phật động mối từ tâm, hiện đến để cứu giúp người dân thoát khỏi sự hà hiếp của lũ quỷ. Ban đầu đức Phật dạy người trồng khoai lang, đến mùa thu hoạch, cứ theo quy định đã đưa ra, lũ quỷ lấy phần ngọn còn phần gốc là của con người. Thế là người dân được một mùa bội thu, còn lũ quỷ ngán ngẫm nhìn đống dây và lá khoai khô héo. Sau đó chúng lại đổi điều lệ thành “ăn gốc cho ngọn”. Đức Phật dạy người dân chuyển trồng khoai sang trồng lúa. Cuối mùa, lũ quỷ lại một phen ngậm ngùi cay đắng. Lần này, chúng lại đặt ra điều lệ mới là “ăn cả ngọn lẫn gốc”. Lũ quỷ tưởng rằng như thế là chúng nắm chắc được phần lợi trong tay, nhưng đức Phật đã dạy con người trồng ngô. Vụ mùa đến, người dân thu hoạch ngô đem về nhà, còn lũ quỷ thì lại bị một vố chua cay, tức tối. Cuối cùng lũ quỷ tức giận thu hồi lại cả đất đai, không cho con người thuê đất nữa, chúng thà không có gì chứ không chịu cho loài người ăn một mình. Trước tình hình đó, đức Phật bảo người dân đến điều đình với quỷ cho tậu một miếng đất bằng tấm áo cà sa. Nghĩa là con người sẽ trồng một cây tre, trên ngọn tre chỉ treo một tấm áo cà sa, bóng của cà sa phủ được bao nhiêu diện tích ở mặt đất thì số đất đó là đất của con người sử dụng. Ban đầu quỷ không chấp thuận, nhưng sau chúng nó suy tính thấy bóng của một chiếc áo cà sa chẳng bao nhiêu bèn nhận lời. Khi người dân trồng xong cây tre, đức Phật đứng trên ngọn tre tung chiếc áo cà sa ra, cây tre càng lúc càng cao, áo cà sa càng lúc càng rộng, bóng của áo cà sa phủ đến đâu lũ quỷ phải rút lui đến đấy. Cuối cùng chiếc áo che phủ cả đất đai lũ quỷ không còn đất để ở, phải rút ra biển.

Bị mất hết đất đai, quỷ vừa tiếc vừa hầm hực tức giận, chúng chiêu tập binh mã vào cướp lại. Nhờ có sự giúp đở của đức Phật nên người dân đã đánh bại tất cả những đợt tấn công của lũ quỷ. Nhận thấy không thể nào đánh thắng loài người, lũ quỷ đành quỳ xuống van xin đức Phật rũ lòng thương tưởng, mỗi năm vào những ngày Tết cho chúng trở lại đất liền để viếng thăm mồ mã tổ tiên của chúng. Phật thương tình hứa khả, nhưng để lũ quỹ không vào quấy nhiễu người dân, đức Phật dạy người dân trồng cây nêu vào dịp Tết để xua đuổi chúng.

Gần đây, trên Cây nêu người ta treo lá phướng ngũ sắc tượng trưng cho ngũ hành, trầu cau, gạo muối, một cái khánh có dùi, hay cái chuông nhỏ có treo cục kim loại ở trong, để khi gió thổi, khánh hay chuông bị giao động khua ra tiếng nghe vui tai.

***********************************

Sự tích hoa đào miền Bắc:

Hình ảnh, hình nền hoa đào đẹp ngày tết

Ngày xưa, trên ngọn núi Sóc Sơn có một cây đào rất to, trên cây đào có hai vị thần cai quản, một vị tên là Trà, vị kia tên là Uất Lũy. Hai vị thần này có năng lực xua đuổi tà ma nên xung quanh vùng không có ma quỷ nào dám xâm phạm nên cuộc sống người dân nơi đây quanh năm luôn được an bình và sung túc. Nhưng cứ đến ngày cuối năm, hai vị thần này phải về chầu trời nên ma quỷ lại đến quấy phá cư dân trong vùng.

Sau khi quay về, nghe người dân báo lại sự việc, hai vị thần căn dặn người dân: Từ nay về sau, khi đến dịp cuối năm chúng ta về chầu trời, các người hãy bẻ nhánh cây đào có hoa mang về cắm trong nhà, ma quỷ thấy cây hoa đào, tưởng có chúng ta ở đấy nên sẽ không đến quấy phá nữa. Thế là người dân nghe lời hai vị thần, cứ đến ngày cuối năm lại bẻ nhánh đào mang về nhà cắm trong lọ để trừ tà đuồi ma. Có người thì nhổ cả cây mang về trồng trong nhà để mong là quanh năm sẽ không bị tà ma quấy phá.

*********************************************************

Sự tích cây mai miền Nam:

mai

Ngày xưa có một cô gái tên Mai con một người thợ săn vốn rất gan dạ và can đảm. Năm lên mười bốn, cô gái đã được cha đào luyện trở thành một nữ hiệp sĩ vô cùng tài giỏi và tinh thông võ thuật. Lúc ấy có một con yêu tinh đến quấy phá một làng nọ, dân làng treo giải ai giết được yêu tinh sẽ được thưởng trọng hậu. Thế là hai cha con lên đường giết yêu tinh. Sau khi giết được yêu tinh trở về, danh tiếng của hai cha con vang dội và truyền rao khắp nơi. Vài năm sau người cha lâm bệnh nặng và sức khỏe ngày một yếu đi. Còn cô con gái thì đã bước qua tuổi mười tám, sức khỏe càng tăng lên gấp bội, võ thuật càng ngày càng tinh thông. Năm ấy yêu tinh rắn lại xuất hiện ở một vùng nọ và dân làng đến khẩn khoàn hai cha con đi giết yêu tinh. Trước khi con gái lên đường, người mẹ may cho cô một bộ đồ gấm màu vàng rất đẹp và cô gái hứa ngày trở về sẽ mặc bộ đồ vàng ấy cho mẹ nhìn thấy cô từ xa. Sau đó hai cha con trèo non lội suối tìm cho ra yêu tinh để tiêu diệt nó. Người cha vì sức yếu nên không phụ giúp được gì để cô con gái một mình chống chọi với yêu tinh. Nhưng cuối cùng cô gái cũng giết được nó. Nhưng rủi thay, trước khi chết, con yêu rắn đã vùng dậy dùng đuôi quấn và xiết chết cô gái.

Cảm thương trước tấm lòng hiệp nghĩa của cô gái cũng như sự khóc lóc van nài của người mẹ tội nghiệp nên ông Táo trong nhà đã khẩn khoản xin Ngọc Hoàng cho cô gái được sống lại và trở về với gia đình trong chín ngày. Thế là từ đó, cô gái được trở về nhà trong hình hài nguyên vẹn với gia đình trong chín ngày (từ 28 tháng Chạp cho đến mồng 6 Tết thì biến mất). Về sau khi cha mẹ và người thân của cô gái mất hết, cô gái không trở về nhà nữa mà hóa thành một cây hoa mọc bên ngôi miếu mà người dân đã lập nên để cúng bái cô. Thấy cây hoa lạ mọc lên bên miếu và cứ trổ hoa vàng suốt chín ngày Tết nên dân làng lấy tên cô gái đặt cho cây hoa ấy là cây hoa mai và chiết nhánh mang về trồng khắp nơi để trừ tà đuổi quỷ, mang lại may mắn cho gia đình mỗi độ xuân về, năm hết tết đến.

Mặc dù chỉ là hai câu chuyện cổ tích dân gian, nhưng một phần nào đó đã nói lên ước mơ và hoài bão thiết tha của người Việt xưa về một cuộc sống an lành, ấm no, hạnh phúc. Đó là những mơ ước, những hoài bão mà con người trong bất cứ thời đại nào cũng mong mỏi như vậy. Tuy bản thân cây đào hay cây mai chỉ là thực vật và trổ hoa theo mùa chứ không có gì linh thiêng cả, nhưng nếu đã là một di sản tinh thần của người Việt thì cũng nên được bảo tồn và giữ gìn cho các thế hệ sau vì đó là những nét văn hóa truyền thống đẹp và quý báu. Nó làm nên giá trị văn hóa Tết cổ truyền của người Việt từ xa xưa cho đến tận hôm nay và mãi mãi về sau.

Tết Nguyên đán – ngày lễ cổ truyền lớn nhất ở Việt Nam

Tết Nguyên đán là ngày lễ cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, có phạm vi phổ biến nhất và là ngày lễ tưng bừng, nhộn nhịp nhất của cả dân tộc.

Tết Nguyên đán

Tết Nguyên Đán là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên đán là thời khắc thiêng liêng, cao quý và trang trọng nhất đối với người Việt chúng ta. Nó chứa đựng cả quan niệm sống cũng như những phong tục, tín ngưỡng mang đậm nét văn hoá dân tộc vừa sâu sắc lại vừa độc đáo, phán ánh tinh thần hoà điệu giữa con người và thiên nhiên đất trời. Chữ “Nguyên” có nghĩa là bắt đầu, chữ “đán” có nghĩa là buổi ban mai. “Nguyên đán” là khởi điểm của năm mới.

Về ý nghĩa nhân sinh của Tết Nguyên đán, đó là Tết của gia đình. Như một thói quen linh thiêng và bền vững, mỗi năm Tết đến, dù đang ở đâu làm gì, kể cả người xa xứ vẫn mong được về sum họp dưới mái ấm gia đình, được khấn vái dưới bàn thờ tổ tiên, nhìn lại ngôi nhà – nơi chúng ta cất tiếng khóc chào đời. Mấy tiếng “Về quê ăn Tết” không chỉ là khái niệm đi về, mà đằng sau nó là cả một quá trình hành hương về với cội nguồn, về nơi chôn rau cắt rốn.

Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như “Tết Táo Quân” (23 tháng chạp âm lịch) và “Tất Niên” (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch).

Vì Tết tính theo Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

Trong 3 ngày Tết diễn ra 3 cuộc gặp gỡ lớn ngay tại một nhà. Thứ nhất là cuộc “gặp gỡ” của các gia thần: Tiên sư hay Nghệ sư – vị tổ đầu tiên dạy nghề gia đình mình đang làm; Thổ công – thần giữ đất nơi mình ở và Táo quân – thần coi việc nấu ăn của mọi người trong nhà. Thứ hai là cuộc “gặp gỡ” tổ tiên, ông bà… những người đã khuất. Nhân dân quan niệm hương hồn người đã khuất cũng về với con cháu vào dịp Tết. Thứ ba là cuộc gặp gỡ của những người trong nhà.

Trước và sau Tết Nguyên đán, người Việt có nhiều phong tục khác nhau, tuỳ theo từng địa phương. Dưới đây là một số phong tục chính.

* Lễ ông Công ông Táo

ong-tao

Ông Công là Thổ Công là vị thần cai quản đất đai. Ông Táo là thần bếp, hay Táo Quân, gồm hai ông, một bà. Lễ ông Công ông Táo được thực hiện vào ngày 23 Tháng Chạp. Trong ngày này, ông Công được cúng ở bàn thờ chính trên nhà, còn ông Táo được cúng dưới bếp.

anh-ca-chep-trang-1

Thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo về trời

Sau khi tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời, người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón Tết.

* Lễ Tất niên

tiệcTất niên

Tất niên có nghĩa là hoàn tất công việc một năm cũ. Vào chiều 30 Tết, các gia đình đều chuẩn bị một mâm cơm cúng tổ tiên ông bà.

Tết trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bánh trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam (hoặc quít), hồng, quất. Còn ở miền Nam, mân ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc.

Cùng với tranh (tranh dân gian, câu đối), hoa quả là yếu tố tinh thần cao quý thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền bắc có hoa đào, miền nam có hoa mai, hoa đào, hoa mai tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình người Việt Nam. Ngoài cành đào, cành mai, mấy ngày tết người ta còn “chơi” thêm cây quất chi chít trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc…

Theo phong tục, trong thời điểm tất niên, mỗi người phải thu xếp thanh toán hết nợ nần, xoá bỏ những xích mích trong năm cũ để hướng tới một năm mới thuận hoà hơn.

* Lễ giao thừa

cunggiaothua1

Giao thừa là thời khắc thiêng liêng của năm. Vào thời điểm giao thừa, các gia đình làm lễ Trừ Tịch. Lễ Trừ Tịch được hiểu là lễ đem vứt những điều không may mắn của năm cũ đi và đón lấy những điều tốt đẹp của năm mới đến. Đây là giây phút gặp gỡ linh diệu của từng người với các vị thần trong nhà, với các bậc tổ tiên, ông bà, người thân đã khuất và cũng là cuộc gặp gỡ giữa con người và Trời-Đất trong khoảnh khắc vũ trụ chuyển vần.

Đúng giao thừa, trên bàn thờ gia tiên thơm hương khói, đèn nến lung linh, chắp tay cung kính trước bàn thờ tổ tiên.

Văn hoá dân gian quan niệm con người sống trong Trời-Đất. ở Thiên đình cũng có tổ chức quan quân trông coi hạ giới. Mỗi năm, đến phút giao thừa, Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới, nên thường mỗi gia đình có một mâm cỗ cúng Trời, tiễn người cũ, đón người mới, với hy vọng một năm làm ăn yên ổn, mưa thuận gió hoà.

Ghé thăm quốc gia đón năm mới 2015 sớm nhất và muộn nhất trên thế giới

Bạn có biết, quốc gia đón năm mới sớm nhất trên thế giới là vào 17h ngày 31/12 và muộn nhất là 18h ngày 1/1/2015 theo giờ Việt Nam?

Chỉ còn một ngày nữa thôi, chúng ta sẽ chính thức bước vào năm mới 2015 dương lịch. Nhưng bạn có biết, không phải tất cả chúng ta đều sẽ đón giây phút giao thừa cùng một lúc mà có những người bạn đã đón khoảnh khắc thiêng liêng này trước tới vài tiếng.
Trong khi chúng ta đang vui vẻ với bạn bè trong bữa ăn tất niên thì người dân quần đảo Samoa, hay đảo Christmas của cộng hòa Kiribati đã sớm quây quần bên gia đình bởi năm mới sẽ đến với họ trong hơn chục giờ đồng hồ nữa!
Cùng du lịch khám phá những quốc gia đón năm mới 2015 sớm và muộn nhất trên thế giới.
Quốc gia đón ánh bình minh đầu tiên của năm mới trên thế giới
Do đổi lịch nằm trên múi giờ sớm nhất UTC +14 nên Samoa – tên chính thức là Nhà nước Độc lập Samoa nằm ở trung tâm Thái Bình Dương là nước đón ánh bình minh đầu tiên trên thế giới.
Điều này có nghĩa là người dân quốc đảo này sẽ đón giao thừa năm mới trước Việt Nam 7 tiếng – vào lúc 5h chiều ở Việt Nam.
Với tổng diện tích 2.934 km2, nằm trong vùng sinh thái rừng ẩm nhiệt đới cùng nền văn hóa, lịch sử phong phú – hứa hẹn sẽ thu hút nhiều du khách đến với Samoa.
Ghé thăm quốc gia đón năm mới 2015 sớm nhất và muộn nhất trên thế giới
Với những bãi biển dài tuyệt đẹp cùng cát mịn trắng xóa, nước biển trong xanh – Samoa hẳn sẽ khiến cho vị khách khó tính nhất cũng phải mỉm cười.
Không chỉ đắm mình dưới làn nước xanh, dạo chơi trên bãi cát trắng, du khách còn có cơ hội khám phá những khu rừng nhiệt đới đầy ắp chim muông, thú hoang dã. Hoặc nếu yêu thích khám phá, bạn có thể ghé thăm dấu tích còn lại của đợt phun trào núi lửa cách đây khoảng 120 năm.
Ghé thăm quốc gia đón năm mới 2015 sớm nhất và muộn nhất trên thế giới
Đến với Samoa, bạn cũng đừng quên ghé thăm những khu chợ tại Apia – nơi bán những trái hoa quả tươi và vô cùng thơm ngon. Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại khu chợ trời ở Apia cũng sẽ không khiến bạn thất vọng.
Ghé thăm quốc gia đón năm mới 2015 sớm nhất và muộn nhất trên thế giới

Tất cả sản phẩm được sản xuất tại địa phương. Khi bạn mua một sản phẩm, bạn không chỉ góp phần tạo nên một môi trường sinh thái thân thiện và bền vững mà như lời động viên những nỗ lực của người dân địa phương.
Cùng múi giờ với Samoa – Kiritimati hay đảo Christmas thuộc chủ quyền của cộng hòa Kiribati cũng sẽ vinh dự là nước đón năm mới sớm trên thế giới.
Ghé thăm quốc gia đón năm mới 2015 sớm nhất và muộn nhất trên thế giới
Hình ảnh đảo Kiritimati chụp ở trên cao. 
Với diện tích khoảng 322 km2, cách Sydney khoảng 6.700 km, toàn bộ hòn đảo là một thánh địa của động vật hoang dã, nơi thiên nhiên vẫn còn hoang sơ và ít bị bàn tay của con người tàn phá.
Đây hẳn sẽ là địa điểm nổi tiếng hứa hẹn nhiều trải nghiệm bất ngờ cho những du khách yêu thích khám phá đại dương.
Những quốc gia đón năm mới muộn nhất trên thế giới
Samoa và Kiritimati đón năm mới khi đồng hồ chỉ 17h ở Việt Nam, còn công dân thành phố Honolulu, Hawaii (Mỹ) lại đón năm mới đúng 24 tiếng sau đó, tức là 17h ngày 1/1/2015 tại Việt Nam.
Ghé thăm quốc gia đón năm mới 2015 sớm nhất và muộn nhất trên thế giới

Tọa ở cực Tây và cực Nam trên lãnh thổ Hoa Kì – Honolulu – là thành phố trung tâm, đông dân và sầm uất nhất của Hawaii. Lâu đài Iolani Palace, bảo tàng Bishop Museum, đài tưởng niệm Arizona ở Trân Châu Cảng, viện Hải dương học Waikiki, bãi biển Waikiki… đều là những điểm đến nổi tiếng được du khách yêu thích.
Honolulu quy tụ tất cả những đặc điểm lý tưởng cho du lịch, thành phố sôi động, giàu có, cảnh sắc phong phú, con người thân thiện và không thể không nhắc tới nền ẩm thực nhiệt đới đa dạng.
Ghé thăm quốc gia đón năm mới 2015 sớm nhất và muộn nhất trên thế giới
Với một thành phố nhộn nhịp và nhiều màu sắc như vậy, chắc ai cũng đoán được không khí đón chào năm mới rạo rực và sôi động như thế nào: những bữa tiệc được trang trí rực rỡ theo phong cách đặc trưng của Hawaii bên bãi biển, âm nhạc và những điệu nhảy hoang dại.
Nếu bạn là người yêu thích những bữa tiệc náo nhiệt đông vui để khiêu vũ và tận hưởng với bạn bè, thì Honolulu nhất định là sự lựa chọn số một nơi đây.
Nhưng bạn có biết, Honolulu vẫn chưa phải là quốc gia đón năm mới sau cùng trên thế giới. Danh hiệu vinh dự này thuộc về quốc gia Samoa thuộc Mỹ.
Ghé thăm quốc gia đón năm mới 2015 sớm nhất và muộn nhất trên thế giới

Samoa thuộc Mỹ là phần lãnh thổ của Mỹ tại Nam Thái Bình Dương, có thủ đô Pago Pago nằm trên múi giờ UTC – 11. Người dân nơi đây đón năm mới muộn một tiếng so với Hawaii, tức là 18h ngày 1/1/2015 tại Việt Nam.
Ghé thăm quốc gia đón năm mới 2015 sớm nhất và muộn nhất trên thế giới
Pago Pago hay Samoa thuộc Mỹ đều là những cái tên chưa quen thuộc với khách du lịch. Điểm nhấn du lịch nơi đây là Vườn Quốc gia Samoa thuộc Mỹ và đặc biệt là bảo tàng Jean P. Haydon Museum – nơi cung cấp những hiểu biết về quốc gia đón năm mới muộn nhất thế giới này – từ lịch sử phát triển, văn hóa địa phương cho tới cảnh vật thiên nhiên.