Category Archives: Lễ hội

Lễ hội Yên Tử

Lễ hội Yên Tử là một lễ hội được tổ chức tại khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng Ba âm lịch. Những năm gần đây, Yên Tử trở thành nơi du lịch văn hóa tâm linh, sinh thái, thắng cảnh, thu hút du khách trong và ngoài nước đến thường xuyên quanh năm

yentu3

Mỗi độ xuân sang, du khách thập phương lại về Yên Tử, thành tâm chiêm bái chốn Tổ Thiền Trúc Lâm, thăm Khu Di tích lịch sử – thắng cảnh nổi tiếng của vùng Đông Bắc của Tổ quốc. Hằng năm, từ những ngày đầu tháng Giêng, du khách thập phương lại tấp nập về Hội xuân Yên Tử lễ Phật, du xuân “cầu may vạn phúc!”. Ngày 10 tháng Giêng, lễ khai mạc Hội xuân truyền thống được tổ chức với nhiều hoạt động như: Lễ dâng hương cúng Phật, bái Tổ Trúc Lâm; văn nghệ diễn xướng tái hiện sự tích lịch sử, văn hóa tâm linh, những huyền thoại về Tam Tổ Thiền phái Trúc Lâm tôn kính; Lễ khai ấn “Dấu Thiêng Chùa Đồng” đầu năm rất quan trọng và các hoạt động văn hóa dân gian, múa Rồng Lân, võ thuật cổ truyền, trò chơi dân gian,… tưng bừng, nhộn nhịp.

yentu2
Từ đỉnh núi Yên Tử du khách như hòa vào đất trời, phòng tầm mắt nhìn ra bốn phương.

 

Vị trí địa lý của Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử Khu di tích lịch sử thuộc địa bàn xã Thượng Yên Công và phường Phương Đông, ở phía Tây – Bắc thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Các di tích của Yên Tử xưa trải rộng đến cả vùng Ngọa Vân, Hồ Thiên (huyện Đông Triều).

Núi Yên Tử thuộc vòng cung Đông Triều, cao 1.068m so với mặt nước biển. Từ xưa, Yên Tử có nhiều tên gọi: Tượng Sơn (Núi Voi), Bạch Vân(Núi Mây Trắng), Phù Vân Sơn(Núi Mây Nổi), Linh Sơn (Núi Thiêng) và được biết đến là một trong bốn “Phúc địa linh thiêng” của Giao Châu.

Lễ hội Yên Tử

Trong những danh sơn nổi tiếng ở nước ta, Yên Tử là một di tích kết hợp hài hòa và hấp dẫn bởi hai mặt: chiều sâu lịch sử và cảnh đẹpkỳ bí của thiên nhiên. Đó là vẻ đẹp hoang sơ của cõi thiền xưa, ẩnt chứa những thông tin về quá khứ, về con người và thời đại.

Cuối thời Lý, đầu đời Trần, Yên Tử đã là nơi thờ Phật và tu hành của các thiền sư: Hiện Quang, Viên Chứng, Đại Đăng, Tiêu Dao, Huệ Tuệ. Đến khi vua Trần Nhân Tông về đây tu hành, sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm thì Yên Tử trở thành trung tâm Phật giáo của nước ta từ đó. Trải qua gần 1000 năm lịch sử, những công trình kiến trúc về chùa, am, tháp và những di vật cổ quý giá từ thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn vẫn còn lưu dấu tích, ẩn khuất giữa rừng già. Yên Tử non thiêng là bảo tàng văn hóa kiến trúc, bảo tàng động vật, thực vật phong phú. Chính nơi đây, bản sắc dân tộc Việt Nam, tư tưởng, tâm hồn Việt Nam được thể hiện rất rõ.

Lễ hội Yên Tử
Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông trên núi thiêng Yên Tử.
Phật hoàng Trần Nhân Tông là vị Tổ sư Thiền phái Trúc Lâm, một tông phái đặc thù của Thiền tông Phật giáo Việt Nam. Ảnh hưởng của thiền phái này còn kéo dài đến tận ngày nay nhờ công khôi phục của Thiền sư Thích Thanh Từ và hệ thống thiền viện thuộc phái Trúc Lâm trên khắp cả nước
Tôn tượng Phật hoàng trên Yên Tử (Quảng Ninh)
Tôn tượng Phật hoàng trên Yên Tử (Quảng Ninh)
Phật hoàng Trần Nhân Tông, trước tiên là vị anh hùng dân tộc, ba lần cầm quân đánh thắng quân Nguyên xâm lược, đem lại độc lập cho đất nước. Phật hoàng là vị vua Phật tử vĩ đại, sau khi dẹp tan giặc ngoại xâm dám xả bỏ ngai vàng để xuất gia học đạo và tu hành chứng quả, khai sáng thiền phái Trúc Lâm.

Linh sơn Yên Tử đã đi vào tiềm thức, là niềm tự hào của con người Việt Nam và sự ngưỡng mộ của du khách quốc tế.

Với điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng cùng với những giá trị lịch sử, văn hóa, du lịch,..Yên Tử là nơi có điều kiện thuận lợi trong nghiên cứu khoa học trên các lĩnh vực lịch sử, văn hóa tâm linh, tiềm năng du lịch, môi trường sinh thái, đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn gen,…để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngôi chùa cầu tình duyên cực thiêng ở “xứ dê” Ninh Bình

Tại ngôi chùa này, công chúa Lê Thị Phất Ngân và tướng công Lý Công Uẩn đã thề hẹn ở đây mà sinh ra Lý Phật Mã.

 

chùa cầu tình duyên
Ngôi chùa cầu duyên ở quần thể di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình.

Chùa Duyên Ninh (Duyên Ninh Tự) tọa lạc trong thành Tây Hoa Lư ở thôn Chi Phong xã Trường Yên.

chùa cầu tình duyên
Trên đường từ Tràng An đến chùa Bài Đính. Thưở xa xưa, Duyên Ninh Tự là nơi vui chơi của các công chúa thời Đinh Lê. Chùa được xây dựng dưới thời Vua Đinh Tiên Hoàng.
chùa cầu tình duyên
 Dân gian thường gọi chùa này là chùa Thủ. Nơi đây Lý Thái Tổ và công chúa Lê Thị Phất Ngân con vua Lê Đại Hành đã thề hẹn yêu đương ở đó mà sinh ra Lý Thái Tông.
chùa cầu tình duyên
Chính nguồn gốc về các cô công chúa, về gia đình hạnh phúc xa xưa của bậc vua chúa nhà Lý mà chùa sau này trở thành một điểm tín ngưỡng thu hút rất đông người dân tới cầu phúc, cầu may. Đặc biệt không thể không kể tới việc cầu duyên và cầu tự hiếm muộn con cái.

Chùm ảnh: Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình

Sau những ồn ào xung quanh lễ hội chém lợn làng Ném Thượng, Bắc Ninh, trong lễ hội năm 2015, dân làng Ném Thượng vẫn sẽ tiến hành nghi thức chém lợn giữa sân đình.

Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Từ sáng sớm, ban tế lễ cùng đông đảo dân làng tập trung trước sân đình chuẩn bị cho lễ rước lợn quanh làng
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Dân làng Ném Thượng gọi lợn tế Thánh là “ông ỉn”. Từ rằm tháng 7, làng chọn hai gia đình khỏe mạnh, gia cảnh sung túc, tuổi đúng 50 để nuôi “ông ỉn”. Cân nặng ban đầu của hai chú lợn là 25kg, cho đến ngày diễn ra lễ hội là khoảng 150kg. Người nuôi lợn mát tay hơn sẽ được thưởng 100kg thóc, người còn lại được 50kg thóc
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Cụ Lợi nói thêm, vào lúc 15h chiều ngày 23-2, dân làng Ném Thượng sẽ tiến hành bắt “ông ỉn”. Hai “ông ỉn” được tắm rửa sạch sẽ và bôi thêm son đỏ khắp người, ngự ở sân đình từ chiều mùng 5 Tết.
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Trẻ em tò mò ngắm nhìn hai “ông ỉn” béo trơn
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
9h sáng, hai “ông ỉn” được đoàn rước quanh làng.
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Người dân trong làng đem banh kẹo hoa quả, mời đoàn rước
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Đoàn rước đi đến đâu, người dân cũng chạy theo bỏ tiền lên cũi rước lợn, gọi là tiền “mừng tuổi ông ỉn”
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Người lớn đưa tiền cho trẻ em chạy theo “mừng tuổi ông ỉn”
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Trong quá trình rước quanh làng, một chú lợn bất ngờ hất tung cũi rước nhưng ngay lập tức bị ghì lại
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Thỉnh thoảng, “ông ỉn” được uống nước và ăn banh kẹo
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Trong khi đó, ở sân đình, hàng rào sắt được dựng lên để đảm bảo an toàn cho nghi lễ
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Hai “ông ỉn” được hồi rước lại sân đinh vào giữa trưa và nghi thức “khai đao chém ông ỉn” sẽ được tiến hành lúc 11h.
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Hàng trăm người dân làng và du khách chen chân xem chém lợn
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Ông tướng cờ làm nghi lễ phất cờ trước khi khai đao
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Đúng 12h, hai thủ đao thực hiện nghi lễ “khai đao chém lợn tế thánh”. Nghi thức này được thực hiện rất nhanh chóng
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Ngay sau nghi lễ chém lợn, lợn được đưa vào khu phía tây đình làm cỗ ngọc tế Thánh. Lực lượng an ninh ngăn không để người dân vào quệt tiền lẻ cầu may.
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Ông Nguyễn Đình Lợi, Phó ban tổ chức lễ hội cho biết: “Qua ba cuộc họp, các vị bô lão cùng đại diện 16 dòng họ trong làng đều có ý nguyện bảo tồn nguyên bản lễ hội. Chính vì vậy, ban tổ chức quyết định làm theo nguyện vọng của các cụ trong làng, thực hiện nghi lễ chém lợn giữa sân đình”.

Trước đó, sau khi tổ chức động vật châu Á (Animals Asia) ra thông cáo báo chí kêu gọi chấm dứt lễ hội làng Ném Thượng, Bắc Ninh thì Sở VH-TT&DL tỉnh Bắc Ninh có văn bản kiến nghị đổi tên lễ hội “chém lợn” thành “rước lợn” và kêu gọi người dân địa phương chuyển nghi thức chém lợn giữa sân đình sang nghi thức làm cỗ ngọc tế thánh sau sân đình.

Tuy nhiên vào đầu tháng 2-2015, hơn 100 cụ bô lão ở khu phố Thượng (Bắc Ninh) đã tổ chức cuộc họp xung quanh lễ hội chém lợn làng Ném Thượng. Trong cuộc họp, hầu hết các ý kiến bô lão và người dân địa phương đều không đồng tình với việc đổi tên “chém lợn” thành “rước lợn” và kiên quyết giữ nghi thức “khai đao chém ông ỉn” giữa sân đình.

Lễ hội chém lợn làng Ném Thượng bắt nguồn từ một truyền thuyết xưa, vị tướng Đoàn Thượng khi đánh trận chạy đến vùng núi Ném Thượng đồn trú đã chém lợn rừng nuôi quân. Từ đó, hằng năm người dân mở hội chém lợn để tưởng nhớ người có công khai khẩn đất đai.

 

Lễ chùa đầu năm và những quan niệm sai lầm

Người xưa đi lễ chùa là để thể hiện lòng kính ngưỡng đối với Phật, biết rằng điều Phật dạy con người là tu nhân tích đức, điều Phật ban cho con người không phải là tiền bạc của cải hay sức khỏe mà là trí huệ và giác ngộ tâm linh.

Lễ chùa đầu năm

Chùa vốn là chốn vô cùng linh thiêng, thanh tịnh, tách biệt với thế tục để những người xuất gia tĩnh tâm tu hành theo lời Phật dạy để giải thoát khỏi bể khổ luân hồi. Đây cũng là nơi những chúng sinh ngoài thế tục tới để tỏ lòng kính ngưỡng Phật, gieo mầm cơ duyên với Phật Pháp.

Theo kinh điển nhà Phật, Phật không cần chút vật chất gì ở con người, mà vì sự từ bi, chư Phật muốn giang tay cứu độ con người ra khỏi bể khổ của lục đạo luân hồi. Sinh lão bệnh tử, mọi sự việc ở cõi người vốn là chiểu theo luật nhân quả, ai làm điều ác sẽ kết ác duyên, ai làm điều thiện sẽ kết thiện duyên. Phật chỉ có thể giúp những người kính Phật hướng tâm tích đức tu thiện, khuyên con người từ bỏ ham muốn vật chất, từ bỏ “tham sân si” để đạt được tâm thanh tịnh, tiến đến cảnh giới giác ngộ, chứ không thể ban phát tài lộc, công danh, hay giúp con người tiêu tai giải nạn.

Sau đây là những sai lầm lớn khi đi lễ chùa mà nhiều người mắc phải. Khi làm sai, có thể con người không những không tạo được công đức mà còn có thể mắc thêm đại tội với Phật.

1. Cúng dường tượng Phật đồ mặn

Hiện nay vẫn có những người cúng dường gà xôi, vốn là đồ mặn, lên tam bảo. Trong tâm họ thông thường cảm thấy không yên tâm, nếu như chỉ có trái cây và hương hoa. Thực tế ai cũng biết câu “đi lễ Phật quan trọng nhất ở tấm lòng thành”, “Phật chỉ ăn hương ăn hoa” nhưng dường như con người đã quen cách nghĩ rằng dùng vật chất mà con người vốn yêu thích để thể hiện ra “lòng thành” của mình với Phật, cho rằng lễ càng to càng đắt tiền mới thể hiện ra “lòng thành”. Đây thực tế là tư duy biếu xén quà cáp vốn để đổi lấy những thứ mà họ đang mong cầu đã ăn sâu vào tâm khảm. Khi con người có thói quen sùng bái vật chất kim tiền, các vấn đề đạo đức lại dường như bị xem nhẹ.

Theo những gì trong kinh điển nhà Phật, vật chất ở cõi người lại là điều Phật xem nhẹ nhất, cái thiện đức của con người mới là điều Phật nhìn, Phật chỉ nhìn vào tâm thiện đức của con người mà thôi.

Cung-ga-wiki
Cúng dường tượng Phật đồ mặn

 

2. Cúng dường Phật tiền lẻ, tiền vàng mã, hóa vàng mã tại chùa

Cũng như trên, tiền lẻ và tiền vàng mã vốn hoàn toàn không phải những thứ vật chất mà con người có thể dâng lên cõi Phật. Xả bỏ tâm tham lam mê đắm vật chất tiền bạc vốn là điều đầu tiên Thần Phật khuyên răn con người. Tiền lẻ còn là một thứ “bẩn” hết mức đến con người cũng biết, vốn đã có thể qua tay bác hàng thịt, cô hàng cá, bác hàng rau, v.v… dính đầy trên đó là vi khuẩn vi trùng, chứ chưa nói đến sự thanh khiết. Mà người ta luôn nói, cần phải dâng lên Phật những gì tinh khiết nhất…

Tiền địa phủ (hay còn gọi là tiền âm phủ) và vàng mã, vốn tự thân nó đã nói rõ là tiền dành cho cõi âm gian, địa phủ, người chết về cõi âm gian, chúng sinh cô hồn vơ vất không nơi trú ngụ. Còn Phật ở nơi cảnh giới cao siêu, sao lại có thể dùng tiền của cõi địa phủ?

vang-ma-wiki
Đốt tiền vàng mã

 

3. Cúng dường Phật rượu, thuốc lá

Con người dường như quên hẳn trong giới cấm của nhà Phật có rượu và thuốc lá, vẫn hồn nhiên cúng dường tượng Phật những món đồ cấm kỵ này.

4. Cầu khấn tài lộc, sự vụ làm ăn, buôn một bán mười

Trong văn hóa truyền thống, khi một năm mới tới, người ta đi chùa là để hướng lòng thành kính về đức Phật, hướng thiện, ghi nhớ đức từ bi, trí tuệ của nhà Phật. Trong kinh điển nhà Phật, luôn dạy rằng Phật tại tâm, mang hàm ý mỗi chúng sinh, mỗi con người đều vốn đã có cái Phật tính. Hướng tâm tu Phật là để gia tăng Phật tính. Tu Phật không phải hướng ngoại mà cầu, mà là hướng vào tìm ở trong chính bản thân mình, khơi dậy thiện niệm của chính mình để Phật tính vốn sẵn có trong con người được khởi phát. Cho nên, đi lễ chùa vốn chỉ là để làm khởi phát cái thiện tâm của mỗi người.

Vậy mà ngày nay, cái sự hướng ngoại cầu đó đã trở nên quá mạnh mẽ và phổ biến, người ta coi điều sai thành đúng, và là đương nhiên. Họ đã quên mất hẳn những điều Phật dạy: tránh xa lòng tham và sự mê đắm vật chất, cần phải buôn bán làm ăn chân chính ngay thẳng… “Tham, sân, si” là điều Phật khuyên con người từ bỏ, vậy mà tại chùa, cái “tham, sân, si” lại thể hiện rất rõ trong những ngày lễ đầu xuân. Còn nghe thấy người khấn bên cạnh tại chùa đang đọc rất to biển số xe ô tô của mình, không hiểu họ xin gì. Những sự vụ nhỏ nhặt nhất cũng được nêu trong “bản báo cáo và cầu xin với đức Phật”. Ngay cả những phi vụ làm ăn không chân chính cũng được người ta đường hoàng lấy ra làm chủ đề cầu xin Phật.

 

5. Xoa đầu, xoa bụng tượng, nhét tiền vào tay, vào lòng tượng, xoa tiền lẻ lên thân tượng, rải tiền khắp nơi

 Xoa đầu, xoa bụng tượng, nhét tiền vào tay, vào lòng tượng,

Tại chùa ngày nay, người ta chen nhau để nhét tiền vào tay tượng, xoa bụng, xoa chân tay, xoa đầu tượng rồi xoa lên mặt mũi mình để mong cầu may mắn. Đó là những hành động bất kính và sai trái nhất mà con người vẫn hồn nhiên làm. Nó cho thấy sự xuống dốc về đạo đức, sự kém hiểu biết trầm trọng về văn hóa. Con người ngày nay không còn hiểu Phật rõ có thể ban gì cho con người, cũng không hiểu Phật mong muốn gì ở con người. Vào chùa lễ Phật để đi tìm sự an lạc trong tâm thái, để khởi phát thiện tâm, chứ đâu phải để cầu xin đắc phúc, được lợi lộc, vốn là những điều Phật luôn khuyên con người không nên chấp mê vào đó?

6. Mang tro cốt người chết lên chùa và cúng lễ cho người chết tại chùa

Sự việc này ngày nay đã trở nên phổ biến nhất và người ta cũng coi là nghiễm nhiên nhất, không có gì phải suy nghĩ. Nhưng thực ra đây là một trong những sự bất kính lớn nhất đối với chư Phật. Chùa là nơi thờ tự Phật, có thể nói là nơi mà pháp thân của Phật ngự, một cách nói khác là có Phật ở đó. Vậy mà hằng bao nhiêu âm hồn người chết lại có thể ở cùng một nơi, cùng một gian, ngang hàng cách ban Phật có vài bước chân, và chen chân rất đông đúc. Con người vốn chỉ là chúng sinh của Thần Phật, và Thần Phật ở nơi cảnh giới rất cao siêu, tới thế gian để giúp con người gìn giữ thiện tâm, độ con người lên cảnh giới giác ngộ, làm sao có thể ngự ở ngang hàng với chúng sinh? Với lý do “nương nhờ cửa Phật”, con người đã tự ý sắp đặt để Phật phải “trông coi và bảo hộ cho người chết”.

Lấy một ví dụ hình tượng để người đọc dễ hình dung, theo quan niệm của người Việt Nam, heo (lợn) được thấy là bẩn và thấp kém so với con người, vậy chúng ta có ai đồng ý cho heo (lợn) ăn ở sinh hoạt cùng phòng với mình không? Ai đề đạt điều đó với chúng ta liệu có phải bị coi là đang xúc phạm chúng ta không?

Vậy mà con người không lý trí không hiểu Phật, cho phép biến ngôi chùa thành giống như nghĩa trang với đầy tro cốt.

7. Đi chùa cầu tình

cu-tnh-duyn-pixabay-640x400

Hà Nội có một ngôi chùa khá nổi tiếng, chùa H., nơi đó người ta luôn đồn nhau là nơi để “cầu tình” rất hiệu quả và những người tới đây đa số là các bạn trẻ. “Trang phục nghiêm túc, lễ lạt đầy mâm, đầy đủ rượu thuốc lá, mặt buồn rười rượi’ là hình ảnh thường thấy của các bạn trẻ tới đây. Đó là những trường hợp “buồn vì tình”, cũng có nhiều trường hợp trong trạng thái vật vã đau khổ nước mắt đầy mặt, đó là những trường hợp “thất tình”, gây ra những tình huống dở khóc dở cười tại chùa. Người ta có thể không quá hiếm khi bắt gặp cảnh này: Một cô gái, mặt lấm lem vì nước mắt, đặt mâm lễ lớn rồi lẩm bẩm khấn. Đột nhiên, cô khóc oà lên: “Em đã dồn hết tiền đi lễ, lễ này sẽ thật thiêng để anh quay về… Chẳng ai yêu anh hơn em yêu anh đâu, đừng phụ bạc tình em”. Khi trong trạng thái tinh thần quá đau khổ các bạn trẻ dường như không kìm giữ nổi nên cũng không giữ thể diện được nữa với những người xung quanh như thế. Đứng trước các Phật, nhưng người ta lại dường như kêu gào với người yêu cũ của mình.

Ta hãy cùng thử ngẫm nghĩ, điều đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy bảo con người là loại bỏ “tham, sân, si”. Tình cảm con người ai cũng biết là “duyên số”, “duyên phận”, không cầu cũng đến, hết duyên là đi và giữ cũng không được. Lụy vì tình cảm nam nữ chính là cái “si” mê mờ nhất Phật bảo chúng ta tránh. Các bạn trẻ đã hiểu điều Phật dạy tới đâu mà có thể đem lễ tới cửa Phật để thể hiện những cái si như thế?

8. Bán khoán con vào chùa

Hiện nay, có khá nhiều các bậc cha mẹ ông bà đem con “bán khoán” lên chùa với mong muốn con ăn ngoan, ngủ sâu, nhanh lớn, ít ốm đau, thông minh và gặp nhiều may mắn.

Nhiều bà mẹ mang bầu cũng đã lên chùa hỏi về thủ tục “bán khoán”, như một thủ tục nhập học vậy. Thông thường có 2 hình thức “bán khoán” con lên chùa: “bán” tới năm 13 tuổi hoặc “bán” vĩnh viễn.

Các bạn thử ngẫm nghĩ, chư Phật có lẽ nào có hình thức trao đổi mua bán với con người? Chùa liệu có phải nơi có thể diễn ra các hoạt động mua bán?

(Ảnh: Pixabay)

9. Theo chùa “thiêng” bỏ chùa làng

Xưa, chùa làng nào, dân làng nấy thờ (tức làng nào cũng có chùa). Đó là xuất phát từ việc tín ngưỡng Phật luôn ở bên cạnh, ở khắp nơi, trông nom gìn giữ cho con người bảo trì được thiện tâm, tin điều thiện tránh điều dữ, tích phúc đức. Kính Phật lên chùa là việc để thể hiện kính ngưỡng, không với tâm cầu xin tài lộc.

Còn nay, nhiều người do tâm lý đám đông, nghe nói chùa nào thiêng, chùa nào nổi tiếng thì nô nức đến dâng lễ cầu xin. Điều đó là bởi vì họ tin rằng chùa thiêng thì xin gì được nấy, xin được nhiều. Tâm cầu tài lộc quá mạnh mẽ, giống như một cuộc mua bán đổi chác mặc cả với Phật. Người xưa không có cái tâm phân biệt ấy, họ tin rằng ở đâu có người thiện đức thì ở đó có Phật. Chùa chỉ là hình thức do con người dựng nên, nên nếu ngay cả sư trong chùa có biểu hiện ham tiền của vật chất, biểu hiện của ham tình sắc, không tuân theo những lời dạy của Phật thì ở đó chắc chắn không có Phật ngự, cho dù chùa đó to lớn thế nào, tượng Phật có lộng lẫy dát vàng dát bạc ra sao.

Ngày nay người ta thấy quá nhiều các trường hợp mà sư tăng cai quản những ngôi chùa thật to lớn, lộng lẫy dát đầy vàng bạc, nhưng họ đeo vàng nhẫn đầy thân, đi xe sang, điện thoại đắt tiền, biểu hiện sự ham muốn hưởng thụ tiện nghi vật chất rất mạnh, nói năng hành xử không khác người ngoài thế tục, vậy họ còn xứng đáng là con của Phật, nơi chùa họ trông nom liệu Phật còn muốn ngự không? Người tu hành xuất gia là phải tu “xả bỏ” những ham muốn thế tục, vậy họ có phải đang làm trái ngược hẳn với điều Phật dạy. Những ai gặp những ngôi chùa như vậy, chúng ta nên suy ngẫm xem. Có rất nhiều người khi tới chùa cũng thắc mắc trong lòng khi nhìn thấy những sự chướng tai gai mắt trong hành xử của sư tăng trong chùa, nhưng vì thói quen và thấy chùa to lớn đẹp đẽ nên nghĩ rằng hẳn vẫn là tốt đẹp khi cúng Phật ở đó. Song theo như ý kiến của nhiều người tu hành chân chính, những ngôi chùa chẳng hề thanh tịnh sẽ không có Phật ngự mà thay vào đó lại chính là quỷ ma hoành hành.

Thanh Liên

Giỗ trận Đống Đa và ngày kỷ niệm Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ

Mở đầu: Trận chiến thắng Đống Đa đã xẩy ra cách đây hơn 200 năm, nhưng mỗi lần nhắc lại ta đều cảm thấy thật hãnh diện về chiến công oai hùng của Vua Quang Trung Nguyễn Huệ trong ngày lịch sử mùng 5 Tết Kỷ Dậu (1789).

QuangTrungNguyenHue

Nguyễn Huệ (1753-1792) sinh năm 1753, còn có tên là Nguyễn Quang Bình là em út của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ. Tổ của Nguyễn Huệ họ Hồ, nhưng khi khởi nghĩa ở Qui Nhơn, lấy họ mẹ (Nguyễn). Theo Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện, Nguyễn Văn Huệ có tiếng nói như chuông, mắt lập lòe như ánh điện, là người thông minh, giỏi chiến đấu. Vua Quang Trung Nguyễn Huệ  mất ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý (16 tháng 9 năm 1792), vào khoảng 11-12 giờ đêm, ở ngôi 4 năm, thọ 40 tuổi, miếu hiệu là Thái Tổ Vũ Hoàng Đế. Hiện nay có đền thờ tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

Khác với lệ thường, dân tộc Việt không lấy ngày băng hà của vua Quang Trung làm ngày kỷ niệm, nhưng lại chọn ngày “Giỗ Trận Đống Đa”. Có hai lý do: Thứ nhất, lịch sử cận đại triều Nguyễn coi vua Quang Trung Tây Sơn là “Nguỵ”, nên không cho phép ai được chính thức làm lễ kỷ niệm Ngài. Thứ hai, ngày “Giỗ Trận Đống Đa” ban đầu chỉ là lễ giỗ những vong hồn người Thanh chết nơi đất lạ, xa nhà. Lễ này được người Hoa  tán thành, vua quan nhà Nguyễn cũng không có lý do gì để cấm đoán. Vì liên hệ giữa những cái chết của quân Tàu
với chiến thắng lừng danh của vua Quang Trung, nên sau này ai cũng công nhận ngày “Giỗ Trận Đống Đa” là ngày kỷ niệm vua Quang Trung.

Vài hàng lịch sử về trận Đống Đa: Năm 1788, vua Lê Chiêu Thống sai người sang Tàu cầu viện. Vua Càn Long nhà Thanh sai Tôn Sỹ Nghị đem quân 4 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu và Vân Nam ước khoảng 20 vạn binh tướng, sang chiếm đóng Thăng Long và các nơi với dã tâm thôn tính nước Đại Việt.Quân Thanh tiến vào Đại Việt theo 3 ngả:
1- Ngả Tuyên Quang xuống Sơn Tây do Đề Đốc Vân Quý là Ô Đại Kinh chỉ huy quân Vân Nam, Quý Châu từ Vân Nam vượt ải Mã Bạch vào Đại Việt, đóng đồn tại Sơn Tây.
2- Ngả Lạng Sơn do Tôn Sỹ Nghị tổng chỉ huy và các tướng Hứa Thế Hanh, Thượng Duy Thăng, Trương Triều Long…mang đại quân vượt ải Nam Quan tiến về Thăng Long, đóng trại trên bãi cát ở hai bờ sông Hồng và bố trí  phòng thủ phía nam tới phía tây thành Thăng
Long . Bộ chỉ huy của Tôn Sỹ Nghị đặt tại Tây Long Cung, thành Thăng Long.

3- Ngả Cao Bằng do Sầm Nghi Đống chỉ huy quân Điền Châu tiến về Thăng Long, đóng đồn tại Khương Thương (Đống Đa).Cả 3 đạo quân xuất phát vào cuối tháng 10 âm lịch năm 1788, chiếmđóng Đại Việt từ ngày 20 tháng 11 năm Mậu Thân (1788) và bị đánh bật ra khỏi Đại Việt ngày 5 tháng giêng Kỷ Dậu (1789).

Quân Tây Sơn ở Bắc Hà nghe tin quân Tàu qua đông đảo, nên rút về núi Tam Điệp để chờ lệnh chủ tướng. Ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (1788) Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế, đem 10 vạn quân và 100 con voi ra Bắc đánh giặc.

Vua Quang Trung chia quân làm 5 đạo:  Đạo Thứ nhất (Trung quân) gồm nhiều quân mới tuyển ở Nghệ An, do chính vua Quang Trung chỉ huy, có tướng Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân làm tiên phong, bao gồm tượng binh và kỵ binh, tiến đánh thẳng vào phía Nam và
tiến về Thăng Long. Đạo quân Thứ hai và Thứ ba do Đại Đô đốc Lộc và Đô Đốc Tuyết chỉ huy, vứa tiếp ứng phía bên phải, vừa chặn đường quân Tàu rút về theo ngả Bạch Đằng và Lạng Sơn. Đạo quân Thứ tư và Thứ năm do Đại đô Đốc Bảo và Đô Đốc Mưu (có tên khác là Long hoặc Đặng Tiến Đông ) chỉ huy. Đô Đốc Bảo sẽ tiến về phía Tây và tiếp ứng phía bên trái.  Riêng đạo quân do Đô Đốc Mưu chỉ huy, có tượng binh và kỵ binh theo đường Chương Đức, hướng lên Sơn Tây nhưng sẽ rẽ quặt sang làng Nhân Mục tập kích đồn Khương Thượng của Sầm Nghi Đống (đồn Đống Đa), tiến vào Thăng Long từ hướng tây.
Ngày 30 tháng chạp, vua Quang Trung cho quân ăn tết trước rồi hạ lệnh tiến quân và hẹn rằng  sẽ vào Thăng Long ăn Tết ngày mồng 7 tháng giêng âm lịch.Đêm 30 tết, quân Tây Sơn vượt sông Gián Thuỷ đánh đồn Gián Khẩu của quân nhà Lê. Quân Lê tan vỡ bỏ chạy và bị giết hoặc bị bắt hết.
Ngày 3 tháng giêng, quân Tây Sơn đến Hà Hồi (cách Thăng Long khoảng 20 km). Vua Quang Trung cho quân vây chặt đồn rồi sai bắc loa kêu gọi quân Thanh đầu hàng. Quân Thanh bị tấn công bất ngờ đều hàng cả.
Nghe tin đồn Hà Hồi thất thủ, quân Thanh do Hứa Thế  Hanh chỉ  huy ra sức tăng viện giữ thành Ngọc Hồi. Nhưng vua Quang Trung không vội đánh đồn Ngọc Hồi.. Quân Thanh hồi hộp phòng thủ. Cả ngày mùng 4, vua Quang Trung chỉ cho quân  uy hiếp tinh thần quân
Thanh và chuẩn bị những tấm ván lớn có để rơm tẩm nước để chắn đạn khi tấn công. Ngoài ra, cố gây sự chú ý của quân Thanh đối với đạo quân do vua chỉ huy để tạo điều kiện cho yếu tố bất ngờ của các đạo quân khác.  Nhất là đạo quân của đô đốc Mưu tiến về phía Sơn
Tây, có vẻ như  sẽ tấn công quân Vân Quý,  nhưng đã bất ngờ quay trở  lại tiến đánh đồn Khương Thượng (Đống Đa) vào nửa đêm mồng 4, rạng ngày mồng 5 tết, khiến Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử.

“Theo Thánh vũ ký,  Khu vực Khương Thượng và xung quanh, do xác quân Thanh chết quá nhiều, sau chất thành 12 gò cao (quân Nam đào 12 hố lớn chôn xác quân Thanh), có (cây) đa mọc um tùm gọi là Gò Đống Đa. Trận đánh đồn Khương Thượng cũng còn gọi là trận
Đống Đa.”

Go đống đaGò Đống Đa

Đại thắng quân Thanh kết thúc bằng trận đánh đồn Khương Thượng và đồn Ngọc Hồi.  Vì quân Thanh chết quá nhiều ở đồn Khương Thượng (Đống Đa) nên hàng năm người Việt Nam làm lễ “Giỗ trận Đống Đa”, trước là cầu siêu cho những oan hồn, sau là kỷ niệm chiến
tích oai hùng của Hoàng Đế Quang Trung.

Giỗ trận Đống Đa

Đống Đa hương khói giỗ quân thù
Tha thứ, tình người đẹp thế ru!
Đắp mả chiêu hồn, tâm sáng tỏ
Đào mồ bạt vía, trí thâm u
Nghìn năm bia miệng khinh tà thuyết
Vạn thế sử xanh trọng thánh thư
Đại thắng mùa xuân năm Kỷ Dậu
Là tia nắng rọi cõi sa mù!

Vương Sinh

Kết luận: Chiến thắng Đống Đa ngày mồng 5 Tết Kỷ Dậu 1789 của vua Quang Trung Nguyễn Huệ là một trong những chiến thắng vẻ vang nhất của lịch sử Việt Nam. Đây là một chiến thắng thần tốc của một thiên tài quân sự “tốc chiến tốc thắng“  hiếm có trong lịch sử các danh tướng trên thế giới. Cuộc hành quân nhanh chóng miềnTrung ra Bắc và chiến thắng lấy lại Thăng Long đã khiến dư luận dân chúng tạo ra nhiều câu chuyện truyền khẩu lý thú như khi dichuyển, vua Quang Trung cho binh lính luân phiên nằm võng, 2 người cáng 1 người. Lương thực thì dùng bánh tráng. Đặc biệt trên mình voi đều có đặt súng đại bác hoặc súng phun lửa (hỏa hổ) bắn vào đồn binh địch dễ dàng  trúng đích vì ở vị thế cao. Nhờ dân chúng Bắc Hà oán ghét quân Tàu thường hay cướp phá dân chúng, nên đã hợp tác hoặc giúp Tây Sơn, không hợp tác với quân Tàu. Sự  bất tài, “rước voi về giày mả Tổ”, lo trả thù riêng… của Triều Đình bấy giờ đã giúp cho quân Tây Sơn dễ dàng quét sạch giặc ngoại xâm …

Đây chính là bài học lịch sử sáng giá nhất cho những nhà cầm quyền không biết lo giữ gìn đất đai biển đảo của Tổ Tiên mà chỉ biết đàn áp dân mình, ăn hối lộ và trả thù riêng. “Quân nhất thời, dân vạn đại”, trước sau gì dân cũng sẽ làm chủ đất nước thực sự của mình.
Chiến thắng mùa xuân Kỷ Dậu của vua Quang Trung sẽ  mãi mãi là tấm gương sáng và ngày “Giỗ Trận Đống Đa” chính là ngày nói lên tinh thần nhân bản của dân tộc Việt Nam vậy.

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

 Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015 với chủ đề “Bản sắc Việt – Hào khí Việt Nam” sẽ chính thức đánh dấu mốc chuyển đổi từ đường hoa Nguyễn Huệ sang Hàm Nghi. Việc đi dời này được khẳng định là không làm giảm đi quy mô và chất lượng.
Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Đường hoa Ất Mùi chính thức phục vụ du khách tham quan, thưởng ngoạn từ 19h ngày 16 và kéo dài đến 22h ngày 22/2/2015 (tức 28 tháng Chạp đến mùng 4 Tết).

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Đường hoa Nguyễn Huệ từ lâu đã trở thành “điểm hẹn” của TPHCM và là điểm du xuân được đông đảo người dân, và du khách chờ đón. Năm nay, đường Nguyễn Huệ được chỉnh trang thành Quảng trường đi bộ và đang thi công ga tàu điện ngầm nên đường hoa tạm dời về đường Hàm Nghi với tên gọi Đường hoa Tết Ất Mùi 2015.

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Lối chính dẫn vào đường hoa

Đường hoa Tết Ất Mùi 2015 dài 510m kéo dài từ Phó Đức Chính đến Hồ Tùng Mậu với 3 phân đoạn chính là: Hào khí Việt Nam, Bản sắc Việt và Vinh quang Việt Nam.

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Linh vật Tết Ất Mùi 2015 ngay đầu đường hoa

Đường hoa lấy cảm hứng từ hình tượng chú dê núi Ninh Bình, tiếp đó là khung cảnh làng quê với cánh đồng lúa trĩu hạt, mái nhà tranh…

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Những chậu cúc vàng hai bên đường hoa

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Các loại hoa đua nhau khoe sắc

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Các tiểu cảnh cánh đồng lúa, hàng dừa, cầu khỉ, bụi tre… gợi về nông thôn Việt Nam

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Gấp rút hoàn thiện các hạng mục còn lại

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Công nhân đang chăm chút tưới hoa

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Đường hoa Hàm Nghi Tết Ất Mùi 2015

Người dân đã bắt đầu đến đường hoa để chụp ảnh từ xa vì hiện thời công trình mới hoàn tất được khoảng 90% công việc và 28 Tết (16/2) mới chính thức khai mạc, mở cửa cho người dân tự do vào tham quan

Giới trẻ Hà Nội chơi gì, đi đâu dịp Valentine 2015?

Valentine này đi đâu? Chơi gì cho ấn tượng? Đó là băn khoăn của nhiều bạn trẻ Hà Nội trước thềm Valentine 2015. (Theo Kiến thức)

 đi đâu dịp Valentine 2015

valentine, valentine’s day, valentine 2015, Hà Nội

 đi đâu dịp Valentine 2015

Hai bạn có thể cùng nhau đi dạo quanh hồ, tận hưởng sự thú vị của cây kem giữa ngày lạnh, đặt bàn tại một quán cafe quanh Hồ Gươm như The Balcony, Avalon hay đơn giản hơn là cafe Đinh.

 đi đâu dịp Valentine 2015

Những con đường quanh Hồ Tây luôn là thiên đường của các cặp đôi. Ngoài cách dựng xe ngồi ngắm Hồ Tây như mọi khi, các bạn có thể gửi xe dạo quanh hồ Trúc Bạch hay đạp vịt cũng là một ý tưởng không tồi.

 đi đâu dịp Valentine 2015

Nếu không thích sự nhộn nhịp, đôi bạn có thể đi tiếp về khu vực đường Hàn Quốc và đường Nhật Bản, con đường ven theo Hồ Tây chạy qua khu biệt thự Tây Hồ dẫn đến công viên nước vào buổi tối. Nhìn qua bên kia hồ, những ánh đèn đường lập lòe sẽ tạo nên khung cảnh thật sự lãng mạn.

 đi đâu dịp Valentine 2015

Nếu muốn một ngày lễ Valentine với nhiều hoạt động vui nhộn, tràn ngập tiếng cười, hãy lựa chọn các khu vui chơi giải trí như ở Times City, Lotte, Vincom, Royal City, The Garden.

 đi đâu dịp Valentine 2015

Đây là một ý tưởng không tồi cho một ngày Lễ tình nhân vừa lãng mạn vừa vui tươi.

 đi đâu dịp Valentine 2015

Đi xem phim nghe có vẻ

 đi đâu dịp Valentine 2015

Đặc biệt, Valentine năm nay, rất nhiều cụm rạp đã áp dụng phòng chiếu với ghế sweet couple (ghế dành riêng cho các cặp đôi).

 đi đâu dịp Valentine 2015

Hà Nội cũng có một số quán cà phê view rất đẹp và trang trí phù hợp cho các cặp tình nhân muốn có không gian lãng mạn để tâm sự.

 đi đâu dịp Valentine 2015

ột số quán cafe có view đẹp từ trên cao như Tầng 19, Sofitel Plaza; The Roof Top Lounge and Coffee Lý Thường Kiệt, Tầng 65 Tháp Lotte, Keangnam Landmark 72, Sky Bar 13 Hai Bà Trưng là địa chỉ quen thuộc của những bạn trẻ muốn khám phá Hà Nội về đêm.

 

Kiêng kỵ gì khi lau dọn ban thờ, bát hương ngày Tết?

Dịch chuyển bát hương khi lau dọn ban thờ gia tiên khi năm hết tết đến là việc tuyệt đối không được làm vì sẽ bất kính với tổ tiên và ảnh hưởng đến con cháu. Quan niệm này đúng hay chỉ là mê tín dị đoan?

Thờ cúng tổ tiên là nét văn hoá truyền thống của người Việt Nam từ bao đời nay và đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tín ngưỡng của người Việt.

Kiêng kỵ gì khi lau dọn ban thờ tổ tiên

Có nên di chuyển bát hương khi lau dọn ban thờ vào những ngày Tết?

Thế nhưng, xung quanh vấn đề này vẫn còn nhiều những trăn trở giữa niềm tin và sự mê tín. Ví như việc lau dọn ban thờ, sắp xếp lại bát hương cho sạch sẽ gọn gàng để chuẩn bị đón một năm mới đến, tiễn năm cũ qua đi là điều cần thiết. Nhưng nhiều người lại tin rằng việc dọn ban thờ phải kiêng kỵ rất nhiều việc như không được dịch chuyển bát hương vì điều đó là bất kính với tổ tiên, sẽ làm ảnh hưởng đến con cháu trong nhà. Vậy có nên tin rằng điều đó là đúng?

Để làm rõ vấn đề này, PV đã có cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu Văn hoá dân gian Nguyễn Hùng Vĩ (Tiến sĩ, giảng viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn).

Kiêng kỵ gì khi lau dọn ban thờ tổ tiên

Theo ông quan niệm về việc dịch chuyển bát hương khi lau dọn ban thờ sẽ làm ảnh hưởng đến tổ tiên và không tốt cho con cháu trong nhà. Điều đó trong văn hoá tín ngưỡng có đúng không ạ?

Theo tôi, đó chỉ là thói quen của nhiều người và lâu dần họ coi đó là việc cấm kỵ nên tránh. Đó là mê tín dị đoan, chưa có một tài liệu sách vở nào có ghi chép về việc này. Thậm chí, trong tín ngưỡng, việc này cũng không đúng. Tuy nhiên, về mặt tâm linh, chúng ta vẫn nên tôn trọng thói quen đó của họ.

Việc có nên xê dịch hay không là tuỳ từng gia đình, đó là lựa chọn của từng người. Nhưng tôi nghĩ, người ta có thể thay được bát hương khi chúng bị hư hỏng hoặc quá cũ thì việc chỉ xê dịch vị trí để lau dọn thì chẳng có gì quan trọng.

Kiêng kỵ gì khi lau dọn ban thờ tổ tiênTheo nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, không được dịch chuyển bát hương khi dọn ban thờ là mê tín dị đoan

Nhưng nếu xê dịch bát hương mà Việt Nam có thể chế được tàu ngầm thì nên xê dịch. Còn không xê dịch mà cứ đói nghèo thì làm để làm gì. Một đất nước đói nghèo như nước ta mà cứ bám víu lấy những niềm tin hư ảo như vậy thì đến bao giờ mới phát triển được. Động tác xê dịch hay không cũng chẳng bảo lưu được truyền thống tốt đẹp gì cả cho dân tộc.

Vậy theo ông, việc lau dọn bàn thờ, bát hương cần lưu ý những gì để tránh những điều mê tín dị đoan?

Việc lau dọn bát hương, ban thờ gia tiên là việc nên làm vì nơi đó là nơi thắp hương cho tổ tiên cần được làm sạch không chỉ mang ý nghĩa về mặt tín ngưỡng mà nó còn ảnh hưởng đến vấn đề sức khoẻ của chính chúng ta vì đó cũng là một phần trong môi trường sống hàng ngày của các thành viên trong gia đình.

Không chỉ ở trong không gian gia đình mà trong các đển chùa, miếu mạo, không gian thờ tự công cộng, việc này cũng thường xuyên phải làm. Trong tín ngưỡng gọi là lễ “mộc dục” (lễ tắm rửa cho tượng). Việc này được diễn ra trong những không gian riêng như hồ bán nguyệt, bến nước riêng.

Còn lễ trong gia đình gọi là lễ “bao sái” (lễ tẩy rửa). Lúc này, người ta lau dọn sạch sẽ tất cả những vật thờ tự. Theo quan niệm cổ truyền, việc này là việc của đàn ông, nam giới trong nhà. Nhưng ngày nay, việc này thì phụ nữ hay đàn ông đều có thể làm được.

Trước khi tiến hành, nên thắp hương để “xin phép” ông bà tổ tiên. Đây là quan niệm thể hiện sự tôn trọng, kính hiếu với gia tiên kể cả khi họ đã mất. Đó là truyền thống tốt đẹp, nên duy trì.

Sau đó, tuỳ từng vật dụng thờ tự mà chúng ta có những cách vệ sinh, lau rửa phù hợp sao cho được sạch sẽ nhất. Nếu bát hương cần bỏ bớt chân hương và tàn tro thì có thể bỏ đi để tiện cho việc thắp hương những lần sau.

Một điều vô cùng quan trọng là chúng ta phải làm việc này một cách thành tâm, nghiêm túc để thể hiện lòng thành kính với người trên để làm gương cho con cháu.

Nguồn gốc và ý nghĩa nhân văn của Tết Nguyên đán

Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây

Tết Nguyên Đán Việt Nam có ý nhĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, thể hiện sự trường tồn cuộc sống, khao khát của con người về sự hài hòa Thiên – Địa – Nhân.
Tết Nguyên đán
Tết Nguyên Đán là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong tinh thần văn hóa nông nghiệp; với gia tộc và xóm làng trong tính cộng đồng dân tộc; với niềm tin thiêng liêng, cao cả trong đời sống tâm linh…
1. Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết năm mới hay chỉ đơn giản: Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác. Nguyên nghĩa của chữ “Tết” chính là “tiết”. Hai chữ “Nguyên Đán” có gốc chữ Hán; “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” là buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán” (Tết Nguyên Đán được người Trung Quốc ngày nay gọi là Xuân tiết, Tân niên hoặc Nông lịch tân niên).
Do cách tính của Âm lịch Việt Nam có khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên Đán của người Việt Nam không hoàn toàn trùng với Tết của người Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc khác.
Vì Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương lịch. Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).
Hình ảnh chú dê Ất Mùi đẹp, ngỗ nghĩnh

2. Nguồn gốc Tết Nguyên Đán 

 

Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ “tạo thiên lập địa” như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày Tết khác nhau.
Đời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa.
Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống gà, ngày thứ hai có thêm chó, ngày thứ ba có thêm lợn, ngày thứ tư sinh dê, ngày thứ năm sinh trâu, ngày thứ sáu sinh ngựa, ngày thứ bảy sinh loài người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc.
Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng một cho đến hết ngày mồng bảy.
3. Ý nghĩa nhân văn của Tết Nguyên Đán Việt Nam
3.1. Tết Nguyên Đán biểu hiện sự giao cảm giữa trời đất và con người với thần linh
Xét ở góc độ mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Tết – do tiết (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông – có một ý nghĩa đặc biệt đối với một xã hội mà nền kinh tế vẫn còn dựa vào nông nghiệp làm chính.Theo tín ngưỡng dân gian bắt nguồn từ quan niệm “Ơn trời mưa nắng phải thì”, người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ đến các vị thần linh có liên quan đến sự được, mất của mùa màng như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời… người nông dân cũng không quên ơn những loài vật, cây cối đã giúp đỡ, nuôi sống họ, từ hạt lúa đến trâu bò, gia súc, gia cầm trong những ngày này.

3.2. Tết Nguyên Đán là ngày đoàn viên của mọi gia đình
Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà,… được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương của tuổi thơ yêu dấu. “Về quê ăn Tết”, đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về với cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn.
Theo quan niệm của người Việt Nam, ngày Tết đầu xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho cả xã hội: tình cảm gia đình, tình cảm thầy trò, bệnh nhân với thầy thuốc, ông mai bà mối đã từng tác thành đôi lứa, bè bạn cố tri…
Tết cũng là ngày đoàn tụ với cả những người đã mất. Từ bữa cơm tối đêm 30, trước giao thừa, các gia đình đã thắp hương mời hương linh ông bà và tổ tiên và những người thân đã qua đời về ăn cơm, vui Tết với con cháu (cúng gia tiên). Trong mỗi gia đình Việt Nam, bàn thờ gia tiên có một  vị trí rất quan trọng. Bàn thờ gia tiên ngày Tết là sự thể hiện lòng tưởng nhớ, kính trọng của người Việt đối với tổ tiên, người thân đã khuất với những mâm ngũ quả được lựa chọn kỹ lưỡng; mâm cỗ với nhiều món ngon hay những món ăn quen thuộc của người đã mất.
Từ đây cho đến hết Tết, khói hương trên bàn thờ gia tiên quyện với không khí thiêng liêng của sự giao hòa vũ trụ làm cho con người trở nên gắn bó với gia đình của mình hơn bao giờ hết. Để sau Tết Nguyên Đán, cuộc sống lại bắt đầu một chu trình mới của một năm. Mọi người trở về với công việc thường nhật của mình, mang theo những tình cảm gia đình đầm ấm có được trong những ngày Tết để hướng đến những niềm vui trong cuộc sống và những thành công mới trong tương lai.
3.3. Tết Nguyên Đán là ngày ” làm mới”
Tết là ngày đầu tiên trong năm mới, mọi người có cơ hội ngồi ôn lại việc cũ và “làm mới” mọi việc. Việc làm mới có thể được bắt đầu về hình thức như dọn dẹp, quét vôi, sơn sửa trang trí lại nhà cửa. Sàn nhà được chùi rửa, chân nến và lư hương được đánh bóng. Bàn ghế tủ giường được lau chùi sạch sẻ.Người lớn cũng như trẻ con đều tắm rửa và mặc quần áo mới. Đây cũng là dịp mọi người làm mới lại về phần tình cảm và tinh thần để mối liên hệ với người thân được gắn bó hơn, tinh thần thoải mái, tươi vui hơn… Bao nhiêu mối nợ nần đều được thanh toán trước khi bước qua năm mới. Với mỗi người, những buồn phiền, cãi vã được dẹp qua một bên. Tối thiểu ba ngày Tết, mọi người cười hòa với nhau, nói năng từ tốn, lịch sự để mong suốt năm sắp tới mối quan hệ được tốt đẹp.

Người Việt Nam tin rằng những ngày Tết vui vẻ đầu năm báo hiệu một năm mới tốt đẹp sẽ tới. Năm cũ đi qua mang theo những điều không may mắn và năm mới bắt đầu mang đến cho mọi người niềm tin lạc quan vào cuộc sống. Nếu năm cũ khá may mắn, thì sự may mắn sẽ kéo dài qua năm sau.Với ý nghĩa này, Tết còn là ngày của lạc quan và hy vọng.
Tết là sinh nhật của tất cả mọi người, ai cũng thêm một tuổi vì thế câu nói mở miệng khi gặp nhau là mừng nhau thêm một tuổi. Người lớn có tục mừng tuổi cho trẻ nhỏ và các cụ già để chúc các cháu hay ăn chóng lớn và ngoan ngoãn, học giỏi; còn các cụ thì sống lâu và mạnh khoẻ để con cháu được báo hiếu và hưởng ân phúc.
3.4. Tết Nguyên Đán là ngày tạ ơn
mừng tuổi ông bà
Người Việt chọn ngày Tết làm cơ hội để tạ ơn. Con cái tạ ơn cha mẹ, cha mẹ tạ ơn ông bà, tổ tiên, nhân viên tạ ơn cấp chỉ huy. Ngược lại, lãnh đạo cũng cảm ơn nhân viên qua những buổi tiệc chiêu đãi hoặc quà thưởng để ăn Tết…
4. Những biến đổi do tác động tiếp xúc văn hoá Đông – Tây trong Tết Nguyên Đán ở Việt Nam
Với một hệ thống lễ nghi vô cùng phong phú và giàu ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tết Nguyên Đán đã trở thành ý thức hệ dân tộc, thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Tết Nguyên Đán là một phong tục đẹp mà nhân dân ta còn duy trì tới ngày nay. Thế nhưng trong thời kỳ toàn cầu hoá như hiện nay cách ăn Tết của người Việt Nam phần nào đã thay đổi. Một số tập tục trong ngày Tết xưa không còn phù hợp với xã hội hiện đại đã dần bị loại bỏ.
Ngày nay người dân ăn Tết đã có phần đổi khác hơn so với trước kia, dường như dân ta ăn Tết  “tây hoá”dần đi, sự thay đổi đó phần nào được thể hiện qua cách đón tết và trong việc sắm tết.
Đời sống kinh tế được nâng cao đi kèm với những giá trị hưởng thụ về văn hoá tinh thần và vật chất, nhu cầu ăn ngon mặc đẹp là tự nhiên và có thể đáp ứng ngay khi cần chứ không phải đợi đến Tết như ngày xưa. Hơn nữa, ngày nay trong một năm có rất nhiều ngày lễ khác đang chi phối tầm quan trọng của ngày Tết cổ truyền. Vì vậy, dường như Tết bây giờ có phần nhạt hơn so với Tết xưa.
Trong đời sống hiện đại, việc sắm Tết cũng ”hiện đại” theo và sự ảnh hưởng văn hóa phương Tây rất rõ nét. Giờ đây người dân ít hào hứng với việc mua thực phẩm về tự chế biến mà đặt mua đồ đã chế biến sẵn cho tiện. Mâm cỗ ngày Tết giờ cũng phong phú hơn và đa dạng hơn. Bên cạnh những món ăn truyền thống của người Việt như bánh chưng xanh, giò, các món rau, món xào thì còn có những món ăn được du nhập từ Phương Tây.
Trải qua bao biến thiên của thời đại, đến nay, quan niệm về Tết đã có nhiều thay đổi cả về mặt khái niệm lẫn hành vi. Bây giờ người ta quan niệm là “nghỉ Tết”, “chơi Tết” chứ không còn là “ăn Tết”. Khi cái ăn, cái mặc không còn là vấn đề quan trọng trong ngày Tết thì người ta hướng đến tinh thần nhiều hơn. Tết hiện đại mọi người thích nghỉ ngơi thoải mái, đi chơi nhiều hơn, nhân dịp Tết nhiều gia đình đã lên lịch trình cho một chuyến du lịch với người thân trong nhà hoặc cùng bạn bè, đồng nghiệp.
 Ngắm mai trắng ở thủ đô
Quà Tết bây giờ cũng khác. Trước đây, mọi người có thể chúc Tết nhau bằng cặp bánh, cân giò, với tấm lòng trân trọng mến thương. Bây giờ người ta có thể tặng nhau những món quà có giá trị cao nhưng tình cảm trong đó hầu như không có mà xen vào đó là lợi ích cá nhân, lợi ích kinh tế.
Quả thật, quá trình tiếp xúc văn hoá Đông – Tây đã làm cho Tết thay đổi, những đồ ăn nhanh, làm sẵn đã làm mất đi không khí chuẩn bị vui tươi của ngày tết. Trẻ con không còn ngồi xem bố mẹ, ông bà gói bánh chưng và mong chờ còn ít gạo vét để gói chiếc bánh ống với nhiều đậu và một miếng thịt to, không còn vui thú khi vùi củ khoai nướng trong lúc trông nồi bánh chưng, các cô thiếu nữ đã dần quên thói quen đi ngắm hoa đào, hoa mai trên phố chợ. Những điều thay đổi đó khiến nhiều người không khỏi chạnh lòng “bao giờ cho đến Tết xưa”.
Hình ảnh chú dê Ất Mùi đẹp, ngỗ nghĩnh (10)
Tuy nhiên, tiếp xúc với văn hóa phương Tây đã làm cho ngày Tết của người Việt có nhiều thứ mới lạ hơn, thực phẩm vừa ngon vừa phong phú đa dạng, những đồ ăn sẵn thật là thuận tiện, mâm cỗ cúng gia tiên có thêm chai rượu vang thì thật là sang trọng. Ngày Tết được đi du lịch với cả gia đình, bạn bè, đồng nghiệp khiến mọi người cảm thấy nhẹ nhõm, gạt bỏ được những căng thẳng trong một năm làm việc vất vả, tìm được sự bình yên, thư thái trong tâm hồn.
Ý nghĩa của mâm ngũ quả trong ngày Tết
Chúng ta không thể phủ nhận mặt tích cực của hội nhập văn hoá đem lại. Nếu chúng ta “khép” cửa “ăn Tết” với nhau thì Tết Việt đương nhiên chỉ là một sản phẩm của văn hoá thuần tuý đơn lẻ, nó sẽ không thể trở thành sản phẩm văn hoá đặc trưng của quốc gia trong mối quan tâm của bạn bè quốc tế. Sự mở cửa giao lưu, tiếp xúc lại chính là những phương thức tốt nhất giúp chúng ta giới thiệu đến bạn bè quốc tế về Tết cổ truyền của người Việt Nam. Vấn đề ở đây là chúng ta phải làm chủ được quá trình tiếp xúc với văn hóa phương Tây để tết cổ truyền của người Việt vẫn giữ được bản sắc riêng của mình mà không bị “ Tây hoá”.
Có thể nói, Tết Nguyên Đán vẫn là một sinh hoạt văn hoá vừa lưu giữ những giá trị truyền thống vừa thích nghi với nhịp sống hiện đại. Trong ngày Tết vẫn còn nhiều phong tục tốt đẹp và đậm tính nhân văn mà chúng ta cần giữ gìn và phát huy để Tết Nguyên Đán mãi là nét văn hoá đặc sắc của dân tộc Việt Nam.Th.S Hoàng Thị Tố Nga – Khoa SP Tiểu học – Mầm non

Những phong tục Valentine độc đáo trên thế giới

Valentine là ngày dành cho tình yêu, ngày các cặp tình nhân thể hiện tình cảm nồng nàn, nhưng mỗi nơi trên thế giới lại có cách thể hiện riêng.

những phong tục Valentine độc đáo trên Thế giới

Brazil, người ta không tổ chức lễ tình nhân vào ngày 14/2 như nhiều nơi trên thế giới. Ngày để tôn vinh tình yêu ở quốc gia này là 12/6, và người ta gọi đó là ngày Dia dos Namorados, hay ngày lễ dành cho bạn trai, bạn gái. Trong ngày này, các đôi tình nhân thường tặng nhau thiệp, hoa, chocolate làm biểu tượng cho tình yêu.

những phong tục Valentine độc đáo trên Thế giới

Nhật Bản

Ngày 14/2 ở Nhật Bản, chỉ có phụ nữ tặng hoa, quà, chocolate cho người yêu. Phụ nữ Nhật nổi tiếng là e thẹn và hay ngại ngùng, nên 14/2 là cơ hội để họ thể hiện tình yêu của mình. Một điều khác là ngoài người yêu, trong ngày 14/2, phụ nữ Nhật Bản còn tặng chocolate cho đồng nghiệp nam, bạn trai thân thiết bình thường.

 

những phong tục Valentine độc đáo trên Thế giới

Món quà này người ta gọi là giri choko (nghĩa là chocolate lịch sự) để bày tỏ sự quý trọng. Và đến ngày 14/3, người ta gọi là ngày Valentine trắng, nam giới sẽ tặng quà cho nữ giới nếu có tình cảm.

5. Ở Đan Mạch và Na Uy

những phong tục Valentine độc đáo trên Thế giới

Điều khá lạ là hai Quốc gia này không tổ chức ngày lễ tình yêu rộn ràng như những nơi khác, mặc dù một số người vẫn tặng thiệp, hoa hồng… cho người mình yêu. Lý giải cho điều này, người dân Na Uy cho rằng bảo vệ môi trường mới là việc làm cần thiết hơn, vì tặng hoa rồi hoa sẽ héo, vứt đi sẽ làm ảnh hưởng tới môi trường.
 Ở Iran

những phong tục Valentine độc đáo trên Thế giới

Dù việc sản xuất, in ấn các vật phẩm liên quan đến ngày Valentine bị cấm ở Iran, vì cho rằng đây là biểu hiện của lối sống “trụy lạc” ảnh hưởng từ phương Tây, nhưng ngày lễ tình nhân ở đất nước Hồi giáo này vẫn ngày càng trở nên rộn ràng và được giới trẻ hưởng ứng nhiều hơn. Vào ngày này, các cửa hàng thường trang trí cửa sổ bằng hình động vật, chocolate hình trái tim, bóng bay đỏ…

Ở Mexico

những phong tục Valentine độc đáo trên Thế giới

Ngày 14/2 là ngày lễ dành cho tình yêu và tình bạn. Vào ngày này, người ta thường tặng nhau hoa, bóng bay, chocolate để thể hiện tình cảm của mình.
8. Ở Hàn Quốc
Ngày 14/2 là ngày con trai tặng con gái nến hoặc bánh ngọt. Đến ngày 14/3, con gái sẽ tặng quà lại cho con trai và người ta gọi ngày 14/3 là ngày Valentine trắng.

những phong tục Valentine độc đáo trên Thế giới

Ngoài ra, người Hàn Quốc còn có một ngày Valentine nữa, đó là Valentine đen vào ngày 14/4. Đây là thời điểm những người cô đơn tụ họp ăn uống cùng nhau để chia sẻ nỗi niềm chung của mình.