Tag Archives: người Việt.

Sự tích ông Công, ông Táo

Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.

Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo TC nhưng được Việt hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

ông Táo

Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khác nhau về tình tiết, nội dung chính được tóm tắt như sau:

Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang.

Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.

Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.

Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn.

Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.

Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.

Ngọc Hoàng trên cao cảm động trước mối chân tình của cả ba người, (2 ông, 1 bà), và cũng cảm thương cái chết trong lửa nóng của họ, ngài cho phép họ được ở bên nhau mãi mãi bèn cho ba người hóa thành “ba đầu rau” hay “chiếc kiềng 3 chân” ở nơinhà bếp của người Việt ngày xưa.

Từ đó, ba người ấy được phong chức Táo Quân, trông coi và giữ lửa cho mọi gia đình, đồng thời có nhiệm vụ trông nom mọi việc lành dữ, phẩm hạnh của con người.

Táo Quân, còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ cho cuộc sống gia đình, thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp.

Từ xa xưa, người dân Việt đã ngưỡng mộ lòng chung thủy của Ông Táo và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ “bếp lửa” trong gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc.

ông Táo

Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng.

Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.

Vị Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người, cho nên để Vua Bếp “phù trợ” cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể.

Người ta thường mua hai mũ Ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo Bà không có cánh chuồn, ba cái áo bằng giấy cùng một con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy, hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã gọi là “cò bay ngựa chạy”) để làm phương tiện cho “Vua Bếp” lên chầu trời.

ông Táo

Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa, sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống.

ông Táo

Nguồn gốc và Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ Ngày 5/5 Âm lịch của người Việt

Hằng năm, cứ đến mồng 5 tháng 5 (âm lịch), dân ta lại tổ chức ăn Tết Đoan Ngọ. Về nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ, đến nay nhiều người vẫn cho rằng có xuất xứ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, căn cứ vào một số công trình nghiên cứu văn hóa cho thấy, Tết Đoan Ngọ của người Việt hiện nay lại có một nguồn gốc hoàn toàn khác

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được dân gian gọi bằng một cái tên dân dã hơn: Tết Giết sâu bọ. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hoá phong phú. Không riêng gì Việt Nam hay Trung Quốc mà ở Triều Tiên, Hà Quốc cũng có Tết Đoan Ngọ. Từ đó cho thấy, Tết Đoan Ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông và gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.

Trong ca dao Việt Nam cũng có câu:

“Tháng tư đong đậu nấu chè,
Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng năm”

Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là Tết Đoan Ngọ của người Việt có liên quan gì đến Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc và gắn với truyền thuyết Khuất Nguyên như lâu nay từng quan niệm? Tết Đoan Ngọ còn được người Việt gọi bằng cái tên khác là “Tết Nửa Năm” (cũng có nơi là gọi là Giữa Năm). Đây được xem là tên gọi của riêng người Việt, không lẫn với tên gọi của các quốc gia khác. Vậy tại sao lại gọi là Tết Nửa năm, trong khi theo tính toán như lịch âm hiện nay thì “nửa năm” ở đây phải rơi vào tháng 6 âm lịch?

Về tên gọi Tết Nửa năm, tác giả Nguyễn Ngọc Thơ trong “Lại bàn về nguồn gốc tết Đoan Ngọ” giải thích: “Thời cổ đại, người Việt Nam dùng lịch kiến Tý, do vậy tháng mở đầu trong năm là tháng 11 âm lịch. Theo cách tính này, ngày 5 tháng năm rơi vào thời điểm nửa năm, do vậy dân gian Việt Nam rất chuộng tên gọi tết Nửa năm”.

Về nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Ngọc Thêm khẳng định: Tết Đoan Ngọ Việt Nam có cùng một khởi nguồn với vùng đất Bách Việt ở Nam Trung Hoa (vào khoảng vùng hạ lưu Dương Tử trở xuống) và Bắc Đông Dương.

Tác giả luận giải: Từ ngàn xưa đây vốn là vùng nông nghiệp lúa nước trù phú do các dân tộc Bách Việt gầy dựng nên. Do nằm dọc hai bên chí tuyến bắc, mùa hè ở đây oi bức, khó chịu, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người. May mắn, người nông dân với nghề lúa nước luôn đòi hỏi phải quan sát thời tiết, cố để tránh tối đa những tác hại của nó và tận dụng hữu hiệu những lợi thế mà tự nhiên mang lại, nhờ vậy phong tục tết Đoan ngọ hình thành, đánh dấu một cột mốc quan trọng của chu kỳ tuần hoàn thời tiết

Trong cuốn “Lễ tết Trung Hoa” của W. Eberhard (Chinese Festivals, N.Y. 1952) viết: “Đoan ngọ là tết của phương Nam, tết cầu may, tết của sự sống” (Double fifth is a Southern festival, lucky festival or festival of the living).

Tác giả Nghê Nông Thủy, thuộc Hội Dân tộc học Trung Quốc cũng thừa nhận: “Tết Đoan Ngọ là cống hiến to lớn của người Bách Việt đối với văn hóa Trung Hoa” (Hội Dân tộc học Trung Quốc, 2011).

Như vậy, có thể thấy, Tết Đoan Ngọ xưa là do nhân dân lao động cùng nhau sáng tạo, cùng hưởng thành quả và không ai làm tác giả cụ thể. Nó là thành quả từ trí tuệ của truyền thống nông nghiệp phương Nam của các bộ tộc Bách Việt. Về sau, cùng với việc xâm lấn và mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam sông Dương Tử, Tết Đoan Ngọ được người Hán tiếp nhận và hưởng ứng. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương khác nhau lại gắn vào nhiều điển tích khác nhau với các nhân vật như Ngũ Tử Tư, Việt vương Câu Tiễn, Khuất Nguyên đến Tào Nga, Trần Lâm…

“So với người Trung Quốc, người Việt Nam thiên hẳn về lối sống dân gian, tư duy tổng hợp – trừu tượng và truyền thống văn hóa truyền miệng đã giúp gìn giữ phong tục ngày tết này mà không cần thiết gắn liền với các nhân vật lịch sử. Ngược lại, Trung Quốc lớn, dân số đông, dân tộc đa dạng, việc chính thức hóa một phong tục dân gian bằng thao tác gắn chúng với các nhân vật lịch sử có chức năng tích cực, nhất là trong chức năng đại đoàn kết dân tộc” (trích An Nam phong tục sách, Mai Viên Đoàn Triển, NXB Hà Nội, 2008).

Nhìn lại lịch sử, suốt một nghìn năm Bắc thuộc, Việt Nam đã tiếp nhận văn hóa Trung Hoa, đặc biệt là dòng “văn hóa quan phương” gắn liền với hệ tư tưởng Nho gia và hệ thống chữ Hán. Do chính quyền đô hộ thực hiện chính sách “đồng hóa”, một số phong tục, tập quán của người Việt bị bắt phải bỏ hoặc thay đổi cho phù hợp với văn hóa Hán. Điều này đã được chính sử sách Trung Hoa chép lại (xem thêm “Ngô chí”).

Sự giao thoa và du nhập tự nhiên cùng với chính sách “cưỡng bức văn hóa” của chính quyền đô hộ phương Bắc đã tạo nên một hệ quả tất yếu đó là hình thành diện mạo văn hóa có phần “mới” của Việt Nam trong nhiều thời kì lịch sử sau đó. Tết Đoan Ngọ cũng không ngoại lệ. Nó được gắn vào khung lý luận chính thống cùng các ý nghĩa, chức năng mang tính quan phương khác như “tưởng nhớ Khuất Nguyên”, “tưởng nhớ Ngũ Tử Tư”, “tưởng nhớ Trần Luận và Nguyễn Thiệu” và kéo dài trong suốt nhiều năm.

Bởi vậy, không thể quan niệm Tết Đoan Ngọ của người Việt bắt nguồn từ Trung Quốc như một số người vẫn lầm tưởng như hiện nay.

Bánh ú nước tro, cơm rượu và chè trôi nước là món không thể thiếu trong mâm cỗ Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 Âm lịch)

 cơm rượu
Cơm rượu kiểu miền Nam

 

Bánh ú lá tre
Bánh ú lá tre ( bánh ú nước tro)
Bánh ú lá tre
Bánh ú lá tre
Chè xôi nuoc1
Chè xôi nước

 

Những loại cây, quả chưng Tết

Đào thất thốn, cây 9 quả, phật thủ, bưởi hình bàn tay… là những loại cây, quả làm cảnh có giá cao được săn lùng về trưng bày vào dịp Tết.

Đào thất thốn :

Ngắm đào tiến vua đón Tết

Đào thất thốn  : Giống đào quý này còn được người chơi gọi là “đặc sản tiến vua” và không tiếc tiền để mua được. Với đặc trưng vốn có của đào thất thốn, hiện số người trồng thành công, ép cho hoa nở đúng dịp Tết chỉ đếm trên đầu ngón tay. Cũng vì thế, không phải ai có tiền cũng có thể sở hữu được một chậu thất thốn chưng trong nhà ngày Tết

Ngắm đào tiến vua đón Tết

Do màu hoa đẹp, giống đào quý và hiếm nên đào thất thốn đang là một trong những loại cây chưng Tết được nhiều người có tiền săn lùng. Hiện nay, trên thị trường miền Bắc, một cây đào thất thốn chớm nụ vào đúng dịp Tết có giá từ 10 đến 30 triệu đồng, nhưng cây đặc biệt có thể lên đến 50 triệu đồng/cây.

Quả Phật thủ “Thịnh – Suy – Bĩ – Thái”

Quả Phật thủ “Thịnh - Suy - Bĩ - Thái”

Là một trong những loại quả không ăn được nhưng Phật thủ lại được rất nhiều người ưa chuộng và sẵn sàng trả giá cao để chưng Tết. Quả Phật thủ đẹp được đánh giá là to, nhiều tầng, quả có nhiều “ngón tay” dài, vươn rộng, hoặc chĩa lên đầy đủ các yếu tố “Thịnh – Suy – Bĩ – Thái”

Quả Phật thủ “Thịnh - Suy - Bĩ - Thái”

Quả “bàn tay phật” này có kích thước khủng với đường kính lên tới gần 40 cm, gồm 5 tầng và là trái phật thủ hội tụ đủ 4 yếu tố “Thịnh- Suy – Bĩ – Thái”  ( số ngón vòng ngoài phải là số lẻ, khi đếm ngón tay cuối cùng rơi vào chữ Thịnh).

Quả Phật thủ “Thịnh - Suy - Bĩ - Thái”

“Dáng cây vừa đủ để đặt trong nhà. Đây là điểm khác biệt và thu hút nhất trong năm nay với những khách sành chơi phật thủ”, Chủ vườn cũng cho biết, cây được trồng và chăm sóc đúng tiêu chuẩn lỹ thuật nên rất sai quả. Bình thường mỗi cây có 3-8 quả, nhưng có những cây năng suất cho ra 15-18 quả. Đặc biệt hơn, mỗi quả là một kiểu hình bàn tay phật khác nhau, rất phù hợp cho những dịp lễ tết.

Thanh long kiểng

Cùng với mai-lan-cúc trúc, trong dịp tết nguyên đán năm nay, người tiêu dùng rất thích thú và “săn lùng” mua một loại kiểng mới lạ, độc đáo để chưng trong những ngày tết, với niềm mong ước an khang, thịnh vượng. Đó là thanh long kiểng, một loại cây nằm trong bộ tứ linh “long, lân, quy, phụng”.

Thanh long kiểng

Thanh long kiểng

 

thanh-long

Với lợi thế là sắc đỏ mọng đẹp, thanh long được các nhà vườn chọn để tạo dáng thành chậu cảnh đẹp chưng trong những ngày Tết. Năm nay thanh long kieng cũng là một lợi thế cho sức sáng tạo của các nhà vườn với quả thanh long.

Bưởi hồ lô

Trái bưởi hồ lô có cặp chữ Tài – Lộc thư pháp ở hai mặt khác nhau (Một mặt chữ Tài, mặt còn lại chữ Lộc). Chữ có màu vàng nổi rõ trên nền da xanh rất đẹp mắt, bưởi hồ lô có phần dưới phình to gấp 1,5 đến 2 lần phần trên.

Bưởi hồ lô

Theo quan niệm bưởi hồ lô là biểu tượng của sự an lành và sức khoẻ nên được nhiều người lựa chọn chưng Tết dù có giá khá đắt.

buoi-ho-lo1

Bưởi hồ lô thực chất được tạo hình từ bưởi năm roi, không hạt. Sau khi lựa những trái to, khỏe mạnh, không sâu bệnh đủ tiêu chuẩn để tạo hình.

Bưởi cảnh

buoi-canh

Mang ý nghĩa về sự sum suê, sung túc và may mắn, phát triển trong năm mới, nhiều nhà vườn trồng bưởi cảnh để bán cho khách chơi Tết.

buoi-canh7169

Mặc dù không phải mức giá dễ chịu, song bưởi cảnh vẫn có sức hút nhất định với người chơi cây cảnh Tết bởi sự mới lạ, thanh cảnh mà loại cây này mang lại. Mỗi chậu cây cao khoảng 2- 3m, cây càng trĩu quả, càng biểu thị cho năm mới gặt hái nhiều thành công thì giá trị càng cao.

buoi-canh1

Ngoài việc cầu kỳ chăm sóc, kỹ thuật cắt tỉa cho cây của người làm vườn phải thật khéo léo bởi gốc bưởi rất khó tạo dáng. Những chậu bưởi cảnh gốc to, xù xì có thế uốn lượn đắt hơn những gốc dáng đứng từ 1- 3 triệu đồng.

Cây tài lộc ánh sáng

cay-tai-loc

Cây tài lộc ánh sáng Đài Loan được uốn nhiều vòng theo công nghệ ánh sáng

Một người chuyên bán cây tài lộc dịp tết, anh Thành, chủ cửa hàng 16 CMT8, phường Bến Thành, quận 1, cho biết năm nay anh nhập nguồn cây tài lộc từ Đài Loan. Trong đó có loại nhiều vòng theo công nghệ trồng ánh sáng. cây cong đều và nhánh cây phát triển đều, giữ được dáng cong lâu. Cây trong nước uốn bằng dây thép nên nhánh xấu, độ cong không đều.

Nấm linh chi kiểng

Nam-Linh-Chi

Nấm linh chi bonsai không chỉ làm kiểng chưng tết mà còn là sản phẩm mà theo quan niệm về phong thủy nó đem lại may mắn, trường thọ cho người mua. Ngoài ra cũng có nhiều khách hàng mua về đặt trong phòng tạo cảm giác dễ chịu, xua tan căng thẳng, mệt mỏi. Nấm linh chi có khả năng hút tia bức xạ từ màn hình máy tính, giúp bạn tránh được tình trạng căng thẳng, mệt mỏi khi tiếp xúc quá lâu với máy tính. Còn với gia đình, linh chi tạo ra phong thủy tốt tùy thuộc vào vị trí đặt cây và kiểu dáng.

Quýt hồng kiểng

Quýt hồng đặc sản miệt vườn Lai Vung

Quýt hồng vốn là cây đặc sản của miệt vườn Lai Vung, nổi tiếng ngon ngọt nhưng cũng rất “khó tính”. “Làm cây kiểng đã khó, làm kiểng từ cây đặc sản như quýt hồng Lai Vung càng khó hơn.

Quýt hồng đặc sản miệt vườn Lai Vung

Quýt hồng đặc sản miệt vườn Lai Vung nổi tiếng ngon ngọt được trồng thành cây kiểng trĩu trịt trái để chơi Tết.

Cẩn thận kiểng Trung Quốc

Cây không khí nhập từ Trung Quốc được các công ty phun thuốc hóa học nhiều nên dễ nhận thấy lá xanh thẫm, nhìn đẹp, trong khi lá cây không khí bình thường có màu xanh nhạt. Tuy nhiên, sống được 2-3 tháng là cây suy kiệt, chết nhanh. Người tiêu dùng nên lựa chọn những nguồn cây không khí được nhập từ Thái Lan, Philippines có nguồn gốc từ Mexico.

Anh TRẦN MINH HUY, Giám đốc thiết kế Công ty Vạn Cường Thịnh (Bình Dương)

Những kiêng kị trong ngày Tết của người Việt

Tết truyền thống của người Việt là thời điểm thiêng liêng nhất trong năm và có rất nhiều phong tục, điều kiêng kỵ để mọi việc luôn suôn sẻ, may mắn trong năm mới.

Những kiêng kị trong ngày Tết của người Việt

Kiêng chúc Tết người đang nằm ngủ

Ngày xưa đất tuy rộng nhưng không phải gia đình nào cũng có nhà to để phân ra thành phòng ngủ, phòng ăn, phòng khách. Vì thế không hiếm trường hợp, khách đến nhà chúc Tết vào sáng mùng một, thấy vẫn có người nằm ngủ do phải thức khuya vào tối giao thừa. Đã đến nhà người ta thì phải xởi lởi mà chúc Tết, thế nhưng họ không chúc người đang nằm ngủ đó. Nếu không, lời chúc tốt đẹp lại bị xem như lời trù ẻo, muốn cho người ta phải nằm li bì trên giường bệnh.

Vì thế, nếu có lòng, khách phải đợi đến khi người đó ngủ dậy mới nói ra lời chúc với họ.

Kiêng quét nhà

Dân gian cho rằng, nếu quét nhà trong 3 ngày đầu năm thì cả năm gia đình sẽ nghèo túng, khánh kiệt, thần tài sẽ đi mất, tiền bạc không đến được với gia đình và hiển nhiên nó mang lại điềm xấu, không may mắn.

Theo một điển tích của Trung Quốc, trong “Sưu thần ký”, có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh. Khi ông đi qua hồ Thanh Thảo được thủy thần thương ban cho một người hầu tên là Như Nguyệt. Từ ngày thương gia này đem Như Nguyệt về nuôi, trong nhà làm ăn phát đạt, chỉ vài năm là giàu to.

Một hôm Như Nguyệt phạm lỗi, Âu Minh không kiềm được cơn giận đã ra tay đánh cậu bé. Như Nguyệt hoảng sợ chui vào đống rác và biến mất, từ đó nhà Âu Minh làm ăn sa sút, buôn bán không được nên nghèo kiết xác. Dân làng cho đó là một vị thần mang lại sự giàu có mà nhà Âu không biết quý trọng. Kể từ đó mọi người kiêng không dám quét nhà đổ rác trong mấy ngày Tết.

Vì có tục kiêng quét nhà đổ rác 3 ngày Tết, sợ rằng sẽ quét hết tiền bạc, vận đỏ ra khỏi nhà, nên ngày 30 Tết, dù bận rộn đến đâu mọi người cũng phải dọn dẹp nhà cửa, không vứt rác bừa bãi. Ở Nam Bộ, sau khi quét dọn người ta thường cất hết chổi, nếu trong ngày Tết bị mất chổi có nghĩa là năm đó nhà sẽ bị trộm vào vét sạch của cải. Ở nông thôn, ngày Tết nhà nào cũng rắc vôi bột ở bốn góc vườn, rồi vẽ mũi tên hướng ra cổng để xua đuổi ma quỷ.

Những kiêng kị trong ngày Tết của người Việt

Kiêng mặc quần áo màu trắng, đen

Theo quan niệm của người xưa, mùa xuân phải rực rỡ sắc màu thể hiện sức sống vạn vật và con đàn cháu đống nên đầu năm thì phải mặc trang phục màu sắc sặc sỡ( hồng, đỏ, vàng, xanh…), tạo nên sự hứng khởi tươi vui. Chính vì vậy các màu tẻ nhạt u trầm thường kiêng, đặc biệt hai màu trắng và đen là màu của tang lễ, chết chóc, bị kiêng triệt để.

Kiêng khóc lóc, buồn tủi, bực tức

Điều này thật dễ hiểu, vì đây là những hành động không hay mà bất cứ ai cũng không muốn làm vào dịp Tết. Nhưng nếu bất đắc dĩ phải rơi vào hoàn cảnh không vui, chúng ta nên cố gắng kìm chế để hưởng thụ một năm mới trọn vẹn niềm vui bên người thân, bạn bè, gia đình.

Và đặc biệt trong ngày Tết nếu ai khóc, buồn bã và bực tức thì cả năm sẽ phải khóc, có nhiều chuyện buồn, lo lắng, suy nghĩ. Vì thế người ta kiêng kỵ điều này để tránh gặp phải xui xẻo cả năm.

Kỵ mai táng

Tết Nguyên đán được gọi là “Tết Cả”, là ngày vui nhất của một năm, có ý nghĩa thiêng liêng mở đầu cho một vận hội mới của đất trời, của con người và dân tộc. Vì thế dù gia đình có tang cũng phải tạm gác chuyện buồn để hòa chung với niềm vui của cả dân tộc.

Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết, là nhà nào có đại tang kiêng đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, còn ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh đó.

Trường hợp gia đình có người chết vào ngày 30 tháng Chạp mà gia đình có thể định liệu được thì nên chôn cất cho kịp ngày đó. Đa số các gia đình kiêng để sang ngày mùng Một đầu năm. Còn nếu qua đời đúng mùng 1 Tết thì chưa phát tang vội nhưng phải chuẩn bị mọi thứ để sáng mùng 2 làm lễ phát tang

Kiêng đánh thức người khác trong ngày mùng 1 Tết

Gặp trường hợp đi chúc Tết nhà người ta, muốn dành lời chúc cho người đang ngủ nhưng không thể đợi lâu, tốt nhất là vị khách nên chờ dịp khác chứ không được đánh thức anh ta dậy. Không chỉ khách, ngay cả người nhà cũng không nên đánh thức ai trong ngày này, mà phải để người ta tự dậy. Nếu không, người nằm ngủ đó sẽ phải chịu sự thúc giục của người khác trong công việc quanh năm.

 Những kiêng kị trong ngày Tết của người Việt

Kiêng về nhà ngoại vào ngày mùng 1, 4, 5 Tết

Theo tục lệ xưa, con gái và con rể chỉ được về nhà ngoại chúc Tết vào mùng 2 hoặc mùng 3, kiêng các ngày mùng 1, mùng 4 và mùng 5. Nguyên nhân là ngày mùng 1 – ngày quan trọng nhất, họ có nghĩa vụ phải tỏ lòng hiếu đễ với bố mẹ, tổ tiên họ nội. Ngoài ra còn có quan niệm rằng phải về nhà vợ vào những ngày kể trên thì mới đem lại vận may cho gia đình bên ngoại.

Kiêng giặt quần áo vào mùng 1, mùng 2

Theo tín ngưỡng dân gian, hai ngày đầu năm là ngày sinh của thủy thần nên cần kiêng giặt quần áo để không mạo phạm đến thần, dẫn đến gặp xui xẻo. Thực ra, người xưa chẳng có nhiều quần áo để giặt, và ngày Tết là dịp nghỉ ngơi, tiết trời lạnh, việc ngừng giặt hai ngày cũng chẳng mấy ảnh hưởng đến họ.

Kiêng mở tủ vào mùng 1

Dù là loại tủ gì, kể cả tủ quần áo, cũng không nên mở vào ngày mùng 1 Tết, bởi việc này sẽ làm thất thoát tiền tài và vận may suốt cả năm. Vì thế, người xưa thường chuẩn bị sẵn quần áo cần mặc, treo ra ngoài trước giao thừa.

Kỵ vay mượn, trả nợ ngày đầu năm

Chỉ trong hoàn cảnh túng thiếu hoặc cấp bách, người ta mới nghĩ đến chuyện vay mượn tiền bạc hoặc đồ dùng của người khác. Và đây là vấn đề khá tế nhị mà người Việt luôn quan tâm, chú ý để tránh mất lòng nhau.

Người xưa dạy, không nên vay hoặc cho tiền bạc, đồ đạc vào những ngày đầu năm mới vì sẽ khiến gia đình rơi vào cảnh túng thiếu cả năm. Điều kiêng kỵ này xuất phát từ quan niệm ngày đầu xuân con người mở cửa để đón lộc vào nhà, còn nếu cho mượn hoặc trả giống như “dâng” tài lộc vào tay khác.

Trong gia đình, ông bà, cha mẹ thường răn dạy con cháu trong dịp tết không nên vay tiền hay mượn đồ đạc của người khác, để tránh cho cả năm sẽ rơi vào cảnh túng thiếu, nợ nần, không may mắn trong công việc, làm ăn.

Những kiêng kị trong ngày Tết của người Việt

Kiêng cho nước, lửa

Thật không may cho nhà ai mùng 1 Tết có người đến nhà xin lửa, xin nước. Ngày mùng 1 Tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình, vì quan niệm lửa có màu đỏ, màu mang lại may mắn đầu năm mới. Cho lửa là cho đi cái đỏ, cái may mắn trong năm mới sẽ khiến gia đình không giữ được tiền bạc, trong nhà sẽ gặp nhiều điều xui rủi, ra đường hay gặp tai vạ..

Những kiêng kị trong ngày Tết của người Việt

Ngoài ra, cũng kiêng cho nước đầu năm vì nước vốn được ví như nguồn tài lộc trong câu chúc: “Tiền vào như nước”. Thường thì trước khi bước sang năm mới, ở nông thôn nhà nào cũng lo đổ đầy nước vào bể, vào chum hoặc vại. Từ trong tâm thức người ta tin rằng, năm mới đến sẽ đem theo của cải nhiều như nước.

Chẳng thế mà sáng mùng 1 Tết, rất nhiều nhà thời xưa hay thuê người gánh nước đến. Họ được mừng tuổi đôi ba hào, thế là cả chủ nhà lẫn người gánh thuê đều hả hê vì sẽ có một năm mới may mắn tốt lành.

Kiêng làm vỡ các đồ vật

Ông bà ta quan niệm, từ vỡ, bể là những từ tạo nên sự chia cắt, đứt lìa từ những vật dụng trong nhà cho đến các mối quan hệ trong gia đình và xã hội. Đó thật sự là những điều không tốt và không ai mong muốn xảy ra trong đầu năm mới.

Do đó, người già thường khuyên con cháu trong những ngày này phải cẩn thận, không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén…sẽ khiến gia đình chia rẽ ,bất hòa.

Những kiêng kị trong ngày Tết của người Việt

Ngoài ra người Việt còn kiêng ăn thịt chó, cá mè, vịt, cá chuối, mở tủ..vì người ta cho rằng đó là những thứ sẽ không đem lại may mắn cho họ trong năm mới.

Kiêng cúng quan đương niên trong nhà

Lúc giao thừa, người Việt thường có lễ cúng tiễn quan quân nhà trời coi việc năm cũ và đón quan quân coi việc năm mới đi thị sát trần gian. Việc này phải làm ở ngoài sân chứ không được làm trong nhà, bởi các ngài rất vội, không có thời gian ghé vào. Lễ dành cho việc cúng này thường gọn nhẹ: con gà luộc (hoặc thịt lợn luộc), hương, hoa, bình rượu nhỏ… và phải đợi tàn hương mới được đem vào nhà.

Kiêng ăn đuôi cá

Ở miền Bắc có một số nơi cầu may năm mới bằng việc ăn cá chép – loài cá vượt vũ môn hóa rồng. Nếu ăn cá chép trong ba ngày đầu năm mới thì trong năm đó sẽ được hanh thông trong chuyện học hành, thăng tiến. Tuy nhiên, nhằm tăng sự may mắn, người ta tránh ăn phần đuôi, để luôn có dư thừa, tích lũy của cải trong năm mới, chứ không chỉ đủ ăn đủ mặc.

Kiêng trượt chân, vấp ngã

Trẻ con, thanh niên thường được người có tuổi dặn dò phải đi đứng cẩn thận, ngay ngắn trong ngày Tết, tránh trượt chân, vấp ngã vì như vậy sẽ bị dông cả năm. Trượt chân hay vấp ngã tượng trưng cho sự xui xẻo, trục trặc trong công việc.

Kiêng ngồi hoặc đứng trước cửa

Việc đứng hay ngồi án ngữ trước cửa chính trong dịp năm mới không chỉ vô duyên mà còn được coi là hành động gây phương hại đến vượng khí gia đình. Luồng khí tốt lành của năm mới trên đường vào nhà sẽ bị chặn lại, hao tán đi, khiến gia đình đó không được may mắn, thành công, hạnh phúc.

Kiêng vỗ vai, quàng vai người khác

Hành động thân mật, bỗ bã này nếu được bạn thực hiện trong những ngày đầu năm mới thì rất có thể gây ra sự khó chịu, thậm chí phản ứng tiêu cực. Nhiều người cho rằng khi bị người khác vỗ vai, quàng vai vào dịp Tết, họ sẽ bị xui xẻo, gặp chuyện buồn về tình duyên hay hạnh phúc gia đình.

Thật ra ngay cả trong những ngày bình thường, nhiều người Việt đương đại cũng tránh tối đa việc bị người khác vỗ vai hay quàng vai.

Kiêng đi chúc Tết khi đang có thai

Không chỉ những người có tang mới kiêng đi chúc Tết, người Việt xưa còn tránh làm việc này khi đang có thai. Thật ra ngay cả thời hiện đại, nhiều phụ nữ cũng kiêng hoặc được dặn phải kiêng đến nhà người khác trong dịp đầu năm. Bởi theo quan niệm dân gian, bà chửa đem lại xui xẻo, đó là chưa kể đứa bé trong bụng sau này cũng thành kẻ ăn nói vô duyên. Mà đâu chỉ riêng ngày Tết, vào những ngày thường, không ít người hiện nay vẫn từ bỏ việc quan trọng định làm trong ngày nếu “ra ngõ gặp gái chửa”, hoặc có cố làm thì trong bụng vẫn dự cảm thất bại, dẫn đến không an lòng và hậu quả là việc không thành.

Kiêng quên khăn tay ở nhà người khác

Người xưa cho rằng việc để quên khăn tay ở nhà người khác trong ngày Tết cũng giống như bạn bỏ lại sự xui xẻo, khó khăn cho người ta.

Chọn tuổi xông nhà đầu năm Ất Mùi 2015 – Xông đất đầu năm

Xông nhà xông đất đầu năm là một phong tục có từ lâu đời của người Việt. Mỗi dịp năm mới, ai cũng mong muốn có người đến xông đất hợp với chủ nhà nhằm đem lại may mắn cho gia chủ, cả năm thịnh vượng.

Chọn tuổi xông đất xông nhà đầu năm là quan trọng khi Tết đến xuân về, quan niệm từ xưa cho là ngày mồng Một Tết nếu mọi việc may mắn thuận lợi thì cả năm đó sẽ được bình an, tốt lành. Nên việc chọn tuổi, chọn người xông nhà, xông đất là không thể không chọn.

– Tết Nguyên Đán bắt đầu từ giao thừa, ông bà thường khuyên con cháu kể từ giờ phút này nên vui vẻ với nhau, không nên cãi cọ, không làm vỡ chén bát. Còn ông bà, cha mẹ lo lễ cúng giao thừa, làm lễ cúng đưa tiễn các vị hành khiến năm cũ và đón rước các vị hành khiến năm mới ở ngoài sân, và cúng ông bà tổ tiên. Sau đó, cả gia đình sẽ cùng nhau ăn uống vui vẻ, chúc Tết lẫn nhau và lì xì đầu năm chúc may mắn cho từng thành viên trong gia đình.

– Sáng mùng một Tết Nguyên Đán, mỗi nhà đều cần có một vị khách đến xông đất, xông nhà. Việc chọn tuổi, chọn người xông nhà rất quan trọng, người này phải là người tốt vía, tính tình dễ chịu, vui vẻ, nhiệt tình, may mắn sẽ giúp mang đến một năm tốt lành cho gia chủ.

– Người đến xông đất thường chỉ đến thăm và chúc tết chừng năm mười phút chứ không ở lại lâu, hầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi chảy thông suốt. Người đi xông đất xong có niềm vui vì đã làm được việc phước, người được xông đất cũng sung sướng vì tin tưởng gia đạo mình sẽ may mắn trong suốt năm tới.

– Người được chọn xông đất phải đáp ứng các tiêu chí như có đạo đức đường hoàng, vui vẻ, rộng rãi, hạnh phúc, thành đạt, đang ăn nên làm ra thì càng tốt và một yếu tố quan trọng là hợp tuổi của chủ nhà.

Nhìn tổng quan về 12 con giáp:

1. Người tuổi Tý tính nết bộc trực, lời nói và cử chỉ rất cẩn thận, chặt chẽ, sống rất tiết kiệm. Dễ bị kích động nhưng tính tự chủ khá cao, ngoại giao khéo, thích nơi náo nhiệt. Làm công chức không được thuận lợi mấy, dễ gặp trở ngại, công việc thất thường, gặp những tổn thất không đáng có, làm vất vả mà thu về ít, nếu làm kinh doanh mua bán thì tài vận sẽ khá hơn, có thu nhập ngoài luồng như hoa hồng, tiền làm thêm, tiền thưởng… nhưng lại có chi tiêu bất ngờ.

2. Người tuổi Sửu cần cù, nhẫn nại, bảo thủ và rất thận trọng trong công việc. Bề ngoài họ mềm mỏng, chất phác nhưng rất truyền thống, ngay thẳng, chính trực, không thích dùng thủ đoạn, hay ghi chép sổ sách. Người tuổi Sửu thuận lợi trong học hành thi cử, dễ kết giao bạn xấu nên đôi lúc bị hệ lụy. Tuổi Sửu có nhiều cơ hội phát triển, trong công sở có ý tưởng tốt sẽ được trọng dụng cất nhắc, trong kinh doanh được quý nhân hổ trợ, có thu nhập ổn định, tài vận cũng tốt hơn.

3. Người tuổi Dần thích thể hiện năng lực, thích mạo hiểm, bộc trực, làm việc tập trung, thích hoạt động bên ngoài. Họ cũng là người có nhiều sáng kiến thiết thực, có gu thẩm mỹ. Người tuổi Dần khá thuận lợi trong học hành thi cử, có quý nhân trợ giúp bất ngờ nên có vài cơ hội tốt trong cuộc sống.

4. Người tuổi Mão ôn hòa, nhã nhặn, thông minh, trí tuệ, có khiếu về các môn khoa học xã hội và chính trị nhưng không thích ganh đua đấu tranh. Tuổi Sửu không quan tâm nhiều đến cuộc sống gia đình và rất tự tin vào khả năng của mình. Họ hay tập trung học hành nghiên cứu nên đường công danh rất thuận lợi, làm công chức có thu hoạch tốt. Đầu tư công sức nhiều sẽ thu hoạch nhiều, tương xứng với công sức bỏ ra. Có hướng phát triển thêm bên ngoài, đầu tư xa sẽ có lợi.

5. Người tuổi Thìn nóng nảy, vội vã, nhiệt tình, ôm nhiều khát vọng cao. Họ thường coi mình là trung tâm vũ trụ nên hay tự cao, tự đại. Tuy nóng nảy, cứng rắn nhưng họ lại thẳng tính, không hay để bụng và không ưa sự ràng buộc. Người tuổi Thìn có vận khí tốt nên sự nghiệp và tài vận phát triển. Thu nhập khả quan, tiền vào ổn định.

6. Người tuổi Tỵ thông minh nhạy bén. Họ không thích nghe ai khuyên bảo, luôn nghi ngờ, đôi khi bất chấp mọi thứ để đạt được cái mình muốn. Tuổi Tỵ nhường nhịn kém, dễ kết giao nhầm bạn hoặc làm liên lụy vào công việc của bạn bè đồng nghiệp, dễ bị phá tài. Họ quý nhân trợ giúp nên có thăng tiến tốt nhưng sức khỏe không được tốt lắm.

7. Người tuổi Ngọ nhanh nhẹn, có chút tài lộc do công việc đem lại, thiếu kiên nhẫn, mau chán, tình duyên gặp vận đào hoa. Họ có tính độc lập cao, thích hoạt động thể chất nhưng khá nóng nảy và cố chấp. Tuổi Ngọ dùng hành động và công việc thực tế để chứng minh khả năng của mình.

8. Người tuổi Mùi chính trực hiền lành, dễ cảm thông với người khác, yêu nghệ thuật và dễ tha thứ, nhưng họ cũng yêu tự do cá nhân, tâm lý hay chán nản, buông xuôi hay nghỉ ngơi hưởng thụ, đa sầu đa cảm, sợ trách nhiệm nên ít khi dám quyết đoán việc gì nên hay để lỡ cơ hội tốt. Người này kiếm tiền dễ mà tiêu cũng nhiều.

9. Người tuổi Thân nhanh nhẹn, thông minh tháo vát. Họ ưa tranh đấu nhưng lại khéo che đậy kế hoạch của mình. Là những người đa tài, làm được nhiều ngành nghề nhưng luôn cảm thấy mình giỏi hơn người khác nên thường chủ quan thái quá dẫn đến thất bại. Tuổi Thân có quan hệ xã hội, ngoại giao tốt, được cấp trên và đồng nghiệp đánh giá cao, phát huy được tinh thần đồng đội hay làm việc nhóm.

10. Người tuổi Dậu rất bảo thủ câu nệ, cố chấp, kiêu ngạo. Họ tài giỏi, có năng lực tổ chức, quyết đoán, thích tranh luận nhưng suy nghĩ cứng nhắc, không linh hoạt thích ứng. Công việc và học hành có thành tích tốt, nhưng lại dễ xung đột với người khác, dễ tạo ra khẩu thiệt thị phi. Việc kinh doanh có biến động, đi xa sẽ thành công, có lợi tài lộc nhưng sẽ vất vả.

11. Người tuổi Tuất thông minh, trí tuệ hay được quý nhân hỗ trợ, có thế mạnh về giấy tờ và công việc hành chính. Tài vận ổn định nhưng không nhiều, thu về ít chi tiêu lớn, người làm kinh doanh cũng có tiến triển đều, nhưng không nhanh.

12. Người tuổi Hợi chịu khó, nhẫn nại, hay bị những người xung quanh can thiệp gây phân tâm, mất tập trung. Người làm công chức, kinh doanh đều thuận lợi. Tuổi Hợi giỏi nhẫn nhịn, xử lý khéo các mối quan hệ xã giao, trong làm ăn cẩn trọng.

Những câu chúc tết vui cho cả năm rộn ràng tiếng cười

Chơi câu đối trong ngày tết là nét văn hóa truyền thống của người Việt. Xin giới thiệu câu đối hay mà người dân hay treo trong nhà để mừng năm mới

câu đối ngày tết

 

  • Năm mới Tết đến. Rước hên vào nhà. Quà cáp bao la. Mọi nhà no đủ. Vàng bạc đầy hũ. Gia chủ phát tài. Già trẻ gái trai. Sum vầy hạnh phúc. Cầu tài chúc phúc. Lộc đến quanh năm. An khang thịnh vượng!
  • Đong cho đầy hạnh phúc. Gói cho trọn lộc tài. Giữ cho mãi an khang. Thắt cho chặt phú quý. Cùng chúc nhau như ý. Hứng cho tròn an khang. Chúc năm mới bình an. Cả nhà đều sung túc.
  • Cung chúc tân niên. Vạn sự bình yên. Hạnh phúc vô biên. Vui vẻ triền miên. Kiếm được nhiều tiền. Sung sướng như tiên.
  • Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều. Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu. Gia đình hạnh phúc bè
  • Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc…
  • Năm hết tết đến – Rước lộc vào nhà – Quà cáp bao la – Mọi nhà no đủ – Vàng bạc đầy tủ – Gia chủ phát tài – Già trẻ gái trai – Xum vầy hạnh phúc – Cầu tài chúc phúc – Mãi mãi an khang.
  • Sang năm mới chúc mọi người có một bầu trời sức khoẻ, một biển cả tình thương, một đại dương tình cảm, một điệp khúc tình yêu, một người yêu chung thủy, một tình bạn mênh mông, một gia đình thịnh vượng. Chúc mừng năm mới!
  • Năm mới đến: Chúc luôn hoan hỉ, sức khỏe bền bỉ, công danh hết ý, tiền vào bạc tỉ, tiền ra ri rỉ, tình yêu thỏa chí, vạn sự như ý, luôn cười hi hi, cung hỷ cung hỷ…”
  • Năm con Rắn, chúc mọi người vui vẻ như Chim Sẻ, khỏe mạnh như Đại Bàng, giàu sang như chim Phụng, làm lụng như chim Sâu, sống lâu như Đà Điểu nhé!
  • Giao thừa sắp đến.Chúc bạn đáng mến. Sự nghiệp tiến lên. Gặp nhiều điều hên!
  • Cung chúc tân xuân: Cầu mong một năm mới an hòa thịnh vượng. Chồi non đâm tược, cây cỏ xum xuê tươi tốt, vũ trụ hài hoà. Thân chúc mọi người khỏe mạnh, hạnh phúc, tinh thần luôn sáng suốt.
  • Chúc mừng năm mới. Chúc 365 ngày hạnh phúc 52 tuần như ý 12 tháng an vui 8.760 giờ thoải mái 52.600 phút may mắn và 1 Năm mới an khang thịnh vượng – phát tài phát lộc.
  • Năm Quý Tỵ, chúc mọi người vui vẻ như Chim Sẻ, khỏe mạnh như Đại Bàng, giàu sang như chim Phụng, làm lụng như chim Sâu, sống lâu như Đà Điểu nhé!
  • câu đối ngày tết
  • Năm mới sống lâu như rùa, sống dai như đỉa. Lúc nào cũng vui vẻ như chim sẻ Khỏe mạnh như chim đại bàng Giàu sang như chim phụng Làm lụng như chim sâu Sống lâu như chim đà điểu! Năm mới phát tài, phát lộc, phát tướng, phát tình nhưng đùng phát phì!
  • Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều. Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu. Gia đình hạnh phúc bè bạn quý. Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều
  • Năm hết tết đến –> Rước lộc vào nhà –> quà cáp bao la –> Mọi nhà no đủ –> vàng bạc đầy tủ –> Gia chủ phát tài –> Già trẻ gái trai –> Xum vầy hạnh phúc –>Cầu tài chúc phúc –> An khang thịnh vượng–>Chúc bạn có 1 bầu trời sức khỏe–>1 Biển cả tình thương–>1 Đại dương tình bạn–>1 Điệp khúc tình yêu–>1 Người yêu chung thủy–>1 Sự nghiệp sáng ngời –> 1 Gia đình thịnh vượng.Chúc cả gia đình bạn vạn sự như ý –> Tỉ sự như mơ –> Triệu điều bất ngờ –> Không chờ cũng đến. ^_^
  • Năm mới: Ngàn lần như ý, Vạn lần như mơ, Triệu sự bất ngờ, Tỷ lần hạnh phúc.
  • Cung chúc tân niên. Vạn sự bình yên. Hạnh phúc vô biên. Vui vẻ triền miên. Kiếm được nhiều tiền. Sung sướng như tiên.
  • Công thức nấu món đêm 30 tết: – Lấy toàn thể 12 tháng trong năm đem rửa sạch mùi cay đắng, ghen tị, thù oán…rồi để cho ráo nước – Tuần tự cắt mỗi tháng ra 28, 30, hay 31 phần. – Trộn đều với : Một chút tin yêu – Một chút kiên nhẫn – Một chút can đảm – Một chút cố gắng – Một chút hy vọng – Một chút trung thành. – Ướp thêm gia vị: lạc quan, tự tin và hài hước. – Rồi đem ngâm một lát trong dung dịch “những điều tâm niệm của riêng mình”. – Vớt ra, xay nhỏ, đổ tất cả vào “nồi yêu thương” và nấu với “lửa vui mừng”. – Đem ra ăn với “nụ cười” trong chén “bao dung”.
  • Chúc mọi người khoẻ như hổ, sống lâu như rùa, mắt tinh như đại bàng, nhanh nhẹn như thỏ, tinh ranh như cáo, ăn nhiều như … heo, mau ăn chóng nhớn, tiền vô như nước, phúc lộc nhiều như dịch châu chấu tràn về.
  • CUNG kính mời nhau chén rượu nồng. CHÚC mừng năm đến, tiễn năm xong. TÂN niên phúc lộc khơi vừa dạ. XUÂN mới tài danh khởi thỏa lòng. VẠN chuyện lo toan thay đổi hết. SỰ gì bế tắc thảy hanh thông. NHƯ anh, như chị, bằng bè bạn. Ý nguyện, duyên lành, đẹp ước mong. CUNG CHÚC TÂN XUÂN VẠN SỰ NHƯ Ý!
  • Vừa đủ HẠNH PHÚC để giữ tâm hồn được ngọt ngào. Vừa đủ THỬ THÁCH để giữ mình luôn kiên cường. Vừa đủ MUỘN PHIỀN để thấy mình thật sự là một con người. Vừa đủ HI VỌNG để thấy mình Hạnh Phúc. Vừa đủ THẤT BẠI để giữ mình mãi khiêm nhường. Vừa đủ THÀNH CÔNG để giữ mình mãi nhiệt tâm. Vừa đủ BẠN BÈ để bớt cảm giác cô đơn. Vừa đủ VẬT CHẤT để đáp ứng các nhu cầu cuộc sống. Vừa đủ NHIỆT TÌNH để có thể chờ đợi trong hân hoan. Vừa đủ NIỀM TIN để xua tan thất bại!
  • Chúc năm mới: 1 vợ, 2 con, nhà 3 tầng, xe 4 chỗ!
  • Tui cũng xin chúc bà con Đàn ông lủng lẳng hai hòn còn nguyên Đàn bà thêm đẹp, nhiều duyên Trẻ con nho nhỏ có tiền ăn chơi! Có 1 vài lời chúc dành tặng cho các bạn nè
  • Thay mặt Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc kính chúc đồng chí và gia đình một năm mới hạnh phúc, an khang, thịnh vượng!
  • Chúc bạn có 1 bầu trời sức khỏe, 1 Biển cả tình thương, 1 Đại dương tình bạn, 1 Điệp khúc tình yêu, 1 Người yêu chung thủy, 1 Sự nghiệp sáng ngời, 1 Gia đình thịnh vượng. – Chúc cả gia đình bạn vạn sự như ý, Tỉ sự như mơ, Triệu triệu bất ngờ, Không chờ cũng đến!
  • Tiền vào như nước sông Đà Tiền ra nhỏ giọt như cà phê phin
  • Chúc các bạn có nhiều người để ý.Tỏ tình nhiều ý.Tiền nhiều nặng ký.Công việc vừa ý.Miệng cười mắt ti hí.Sống Lâu Một tí.
  • Chúc bạn 4 chữ vàng để sống: Sống cho lẽ PHẢI Sống cho chân THẬT Sống biễt kiên NHẪN Sống bằng lương TÂM.
  • Tờ lịch hôm nay rơi xuống sẽ chính thức khép lại năm 2012: Kính chúc các Bà, các Ông, các Cô, các Chú, các Chị, các Anh sang Năm Mới có Bầu Trời sức khỏe, Sự Nghiệp sáng ngời & Vạn Sự như ý, Tỷ Sự như mơ, làm việc như Thơ, đời vui như Nhạc, coi tiền như Rác, coi Bạc như rơm, chung thủy với Cơm và Sắc Son với Phở!!!
  • CHÚC các game thủ năm mới: Năm mới tết đến. Chúc cash dồi dào. Level tấn tới Chơi ngày càng pro Pet level khá Ko sợ anh nào Golem chuyện nhỏ Mấy hit là die Với các char khác Ko sợ char nào Ko còn gặp cảnh Anh lùn 6 hit Chị cung combo Anh búa nhảy bửa Anh kiếm special Ninja stun grip Mạng ko còn lag Chơi game o o Ko còn bị dis Ko còn khinh công
  • Nghe vẻ nghe ve░♥░ Nghe vè Tết đến░♥░Bạn bè thân mến ░♥░Cùng nhau sum vầy░♥░Sức khỏe tràn đầy ░♥░ Gia đình hạnh phúc ░♥░ Nhà nhà sung túc ░♥░ Mừng đón xuân sang ░♥░ Một nhành mai vàng ░♥░ Bên mâm ngũ quả ░♥░Tiếng cười rộn rã ░♥░ Vang khắp mọi nhà ░♥░ Đây đó gần xa ░♥░ Tiếng cười trẻ nhỏ ░♥░ Rộn rang ngoài ngỏ ░♥░ Mừng tuổi ông bà ░♥░ Kính chúc mẹ cha ░♥░ Sống lâu hạnh phúc ░♥░ Cháu con xin chúc ░♥░ Làm ăn phát tài ░♥░ An khang thịnh vượng
  • Lời chúc trên mạng xã hộiNăm mới, đẳng cấp “chém gió” mới. Năm mới, người yêu… cũ. Chúc anh em năm mới có chí thì nên… gội đầu. Sang năm mới, chúc bác sớm trở lại… ăn hại hơn xưa. Năm mới xin chúc mọi nhà Cơm no áo ấm nhà nhà yên vui Chúc cho điện kế đừng tăng Điện thoại đừng nghẽn, giá xăng giảm dần.
  • Chúc anh một thảo nguyên đầy chó Một nông trường bát ngát lá mơ xanh Một dãy Trường Sơn trồng đầy xả, ớt Một dòng sông chứa đầy rượu pha cồn Hồ mắm tôm hàng ngàn hũ vây quanh Để nơi ấy tháng ngày anh tu luyện, Xa bụi trần và quên lãng bóng hình ai.