Tag Archives: lễ hội

Lễ hội cúng thần lúa của người Mạ

Lễ cúng Yang Koi (hay còn gọi là cúng thần lúa) là lễ cúng lớn nhất của người Mạ trong một năm. Theo quan niệm của người Mạ, thần lúa là vị thần liên quan trực tiếp đến lương thực của cộng đồng, nên nghi lễ cúng Yang Koi để tạ ơn một vụ gieo trồng trọn vẹn, cầu mong xuống giống một vụ lúa mới tươi tốt, no đủ.

Lễ hội cúng thần lúa của người Mạ
Khèn bầu, dàn chiêng 6 tấu lên thông báo buổi lễ bắt đầu.

 

Thời gian cúng thường tổ chức vào tháng 2 đến tháng 3 Âm lịch, khi người Mạ đã thu hoạch xong mùa màng, với sự tham gia của cả bon (làng), thậm chí cả cộng đồng dân cư sinh sống quanh đó. Trước buổi lễ, những người có trách nhiệm sẽ chọn một ngọn núi được xem là nơi thần linh ngự trị sẽ được chọn để làm lễ. Người cúng là người có uy tín trong cộng đồng thay mặt dân làng hành lễ, cầu xin phúc đến, họa trừ cho mọi người.

Lễ hội cúng thần lúa của người Mạ
Già làng – chủ lễ thổi tù, báo cáo Yang, thần linh và thông báo với buôn làng gần xa về việc tổ chức lễ hội.

 

Ðể chuẩn bị cho lễ cúng, đàn ông Mạ vào rừng chọn những cây tre cao, thẳng đem về khoảng sân để hành lễ. Chính giữa cây tre cắm chùm gai mây tượng trưng cho bông lúa. Cây tre được phân chia thành nhiều nấc với các hình vuông, tròn bao trùm và tỏa xuống phía dưới gốc có nhiều dây trang trí các hình tượng con dê bằng lạt tre rất sinh động.

Lễ hội cúng thần lúa của người Mạ
Chủ lễ thực hiến nghi thức hiến sinh cúng Yang.

 

Lễ vật tùy theo điều kiện kinh tế của buôn làng mà già làng đứng ra làm chủ tế. Ở từng hộ riêng, tùy khả năng mà gia chủ giết gà, vịt, heo, dê hoặc trâu để làm lễ cúng dâng lên vị thần và gia chủ tự cúng.

Lễ hội cúng thần lúa của người Mạ
Lễ cúng thần linh.

 

 

Sau nghi lễ cúng tế của già làng, bà con dân tộc Mạ cùng nhau thưởng thức lễ hội ẩm thực, tiếng cồng chiêng hoà nhịp theo các bài hát, điệu nhảy múa của các cô gái, chàng trai tạo nên không khí rộn ràng với mong ước cho một vụ lúa mới bội thu.

Lễ hội cúng thần lúa của người Mạ
Phần hội rộn ràng với xoang, diễn tấu nhạc cụ truyền thống.

Dàn chiêng và khèn bầu nổi nhạc báo hiệu kết thúc nghi thức cúng và chuyển sang phần hội. Mọi người cùng nắm tay trong vòng xoang rộn ràng và cùng uống rượu cần, thưởng thức những món ăn truyền thống.

Lễ hội cúng thần lúa của người Mạ
Cùng thưởng thức rượu cần cùng các lễ vật sau lễ hội.

Theo truyền thống, lễ hội Yang Koi kéo dài đến 3 ngày đêm, có khi cả tuần lễ chủ yếu là các hoạt động vui chơi của thanh niên. Nhưng ngày nay, việc tổ chức lễ hội thường chỉ diễn ra trong một ngày đêm. Dẫu quy mô, nghi thức đã giản tiện hơn trước đây nhưng lễ cúng Yang Koi vẫn được tôn trọng trong đời sống tâm linh dân tộc Mạ./.

 

 

Lễ hội Chol Chnam Thmay

Lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. Lễ Chôl Chnăm Thmay cũng là những ngày Tết của Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma, Sri Lanka.

Chol Chnam Thmay

Ngoài tôn giáo chính là Phật giáo, người Khmer còn tin rằng mỗi năm có một vị thần trên trời (Têvôđa) được sai xuống để chăm lo cho cuộc sống và con người trong năm đó, hết năm lại về trời để vị thần khác xuống hạ giới.

Thường tổ chức khoảng đầu tháng Chét của lịch Phật giáo Khmer (khoảng giữa tháng 4 dương lịch). Kéo dài trong 3 ngày, năm nhuận kéo dài 4 ngày, tên gọi mỗi ngày tết khác nhau.

  • Ngày đầu tiên có tên: Moha Songkran (Chôl sangkran Chmây)
  • Ngày thứ hai có tên: Wanabat (Wonbơf)
  • Ngày thứ ba có tên: Tngai Laeung Saka (Lơm săk)
  • Nếu năm nhuận cũng có tên là: wonbơf

Chol Chnam Thmay

 

 

 

 

 

 

 

  • Đi đến những khu vực có đông đồng bào Khmer sinh sống trong nhưng ngày tết, chúng ta sẽ bắt gặp không khí náo nhiệt của bà con chuẩn bị Tết cổ truyền của mình. Nào là chuẩn bị ăn mặc gọn đẹp, nhang, đèn, gạo, rượu, thịt, làm bánh…để phục vụ cho việc ăn uống, đãi khách và dâng cho nhà chùa. Mọi người sửa sang bàn thờPhật, trang hoàng nhà cửa, quét dọn sân nhà, kết cổng chào…Trong đêm giao thừa, trên bàn thờ có bày sẵn 5 nhánh hoa, 5 đèn cầy, 5 cây nhang, 5 hạt cốm và nhiều loại trái cây. Cha mẹ, ông bà tập hợp con cháu lại , ngồi xếp chân về một phía trước bàn thờ tổ tiên, đốt nhang đèn, vái ba cái để tiễn đưa Têvêđa cũ và rước Têvêđa mới, mong được ban phúc lành. Họ tin rằng Têvêđa là ông tiên được trời sai xuống chăm sóc dân chúng trong thời gian.Tết Chôl Chnăm Thmây diễn ra trong ba ngày.
  • Chol Chnam Thmay

 

 

 

 

 

 

  •  

    Ngày thứ nhất :  gọi là Thngay Chôl Chnăm Thmây (ngày vào năm mới) (lễ rước “Mâh Sangkran mới”). Lễ này có thể tổ chức sớm hay muộn trong ngày, miễn là chọn đúng giờ tốt, theo quan niệm của người Khơme. Mọi người được tắm gội, mặc quần áo đẹp, mang nhang đèn, lễ vật đến chùa dâng lên các vị sư và được nghe các vị chúc tụng năm mới. Dưới sự điều hành của ông Acha, mọi người xếp hàng đi vòng quanh chính điện 3 lần để làm lễ chào mừng năm mới. Đêm lại, nghe các vị sưtụng kinh cầu an năm mới, cầu cho “Quốc thái dân an” và hưởng được 4 pháp của đức Phật (sống lâu, sắc đẹp, an vui và sức mạnh), rồi được nghe các vị thuyết pháp về ý nghĩa của lễ Chôl Chnăm Thmây và sau đó thanh niên nam nữ cùng nhau múa hát trước sân chùa

  • Chol Chnam Thmay
  • Ngày thứ hai : gọi là Thngay Von-boch: mỗi gia đình làm lễ dâng cơm buổi sớm và buổi trưa cho các vị sư sãi. Theo đạo Phật Tiểu thừa, thì các ngày lễ tín đồ đi chùa lạy Phật có bổn phận mang cơm và thức ăn dâng cho sư sãi và lắng nghe các vị chúc tụng, cầu an, thuyết pháp giảng đạo, rồi các thanh niên nam nữ vui chơi trước sân chùa. Buổi chiều, người ta làm lễ “đắp núi cát” (Puôn phnôm khsach) ngay tại khuôn viên chùa, để mong gặp được điều lành. Tập tục này cũng bắt nguồn từ một sự tích của một thợ săn bắn gắn với ma thuật cầu mùa của người xưa.
  • Chol Chnam Thmay

Chol Chnam Thmay

 

 

 

 

 

 

 

  • Ngày thứ ba : gọi là Thngay Lơn-săk (ngày thêm tuổi), mới chính là
  • ngày chánh cũng là ngày cuối tết, tương tự như hai ngày đầu, sau khi đã dâng cơm sáng cho các vị sư ở chùa, người ta làm lễ tắm tượng Phật bằng nước có ướp hương thơm, rồi sau đó tắm cho các vị sư cao niên ở chùa, nhằm rửa sạch hết cái cũ, những bụi bặm của trần thế trong năm cũ, để bước sang năm mới với một thân thể sạch sẽ và hoàn toàn mới. Tiếp theo đó là lễ cầu siêu (Băng Skôl), các vị sư được mời đến tháp lưu giữ hài cốt của những người quá cố để cầu kinh, mong vong linh của họ sớm được siêu thoát. Đến trưa, mọi người về nhà để làm lễ tắm tượng Phật thờ trong từng gia đình, để tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn đức Phật, rồi chúc mừng cha mẹ, ông bà, dâng bánh trái để tạ ơn, đồng thời cũng để rửa những điều không may của năm cũ để sang năm mới vạn sự như ý. Tết Chôl Chnăm Thmây được kết thúc
  • Chol Chnam Thmay

Chol Chnam Thmay

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Trong ba ngày hội Chôl Chnăm Thmây, bà con Khmer còn đi thăm hỏi, mừng tuổi năm mới cho nhau, chúc nhau sức khỏe, cuộc sống yên vui, phát đạt. Tối đến, người ta đốt pháo thăng thiên, thả diều, đánh quay lửa… Các cụ già kể chuyện thần thoại, cổ tích cho con cháu. Gái, trai tham gia các cuộc hát đối đáp aday, hát dùkê, múa rômvông./.

Chol Chnam Thmay

 

Lễ hội Làm Chay

Hằng năm cứ đến trung tuần tháng Giêng Âm lịch, người dân quê tôi có câu ca dao: “Dù ai buôn bán trăm bề/Làm chay mười sáu nhớ về Tầm Vu”. Đây là câu ca dao để nhắc cho những người con làm ăn xa xứ về lại quê nhà (thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An) để tham gia lễ hội làm chay.

Lễ hội Làm Chay
Đình Tân Xuân

Lễ hội Làm Chay

Lễ hội Làm Chay diễn ra vào ngày 14-16 tháng Giêng Âm lịch, tại đình Tân Xuân, thị trấn Tầm Vu huyện Châu Thành tỉnh Long An và đã được đưa vào danh sách văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Lễ hội Làm Chay

Làm chay là lễ hội dân gian cổ truyền mang bản sắc riêng của người dân địa phương. Mục đích chính của lễ hội là khôi phục các giá trị truyền thống dân gian, cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cầu siêu liệt sĩ, oan hồn uổng tử, không xin xỏ phúc lộc riêng tư.

Lễ hội Làm Chay

Lễ hội Làm Chay được tổ chức khá long trọng, thu hút quảng đại tầng lớp nhân dân, các giới, các thành phần xã hội và các tôn giáo tín ngưỡng khác nhau như đạo Phật, Cao Đài… với khoảng hơn 10.000 người tại địa phương và các nơi khác đến.

Lễ hội Làm Chay

Nhân vật chính trong lễ hội làm chay là ông Tiêu – Tiêu diện Đại sĩ. TheoPhật giáo thì là vị Bồ Tát chuyên hàng yêu phục quỷ. Hình tượng ông Tiêu ở Tầm Vu cao khoảng 2 mét, mặc giáp trụ, đầu có sừng và có cả trăm gương mặt trên người.

le-hoi-chay-tam-vu (7)
Lễ hội bắt đầu bằng việc thỉnh Ông Tiêu – Vị thần cai quản địa phương về chính điện để trấn các vong linh

 

Lễ hội Làm Chay
Cỗ bánh hình dê độc đáo trong năm Ất Mùi được người dân phụng cúng
Lễ hội Làm Chay
Đoàn người thỉnh ông Tiêu
Lễ hội Làm Chay
Hình tượng ông Tiêu ở Tầm Vu cao khoảng 2 mét, mặc giáp trụ, đầu có sừng và có cả trăm gương mặt trên người.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lễ hội Làm Chay

Đặc biệt, ông Tiêu có lưỡi bằng giấy hồng đơn dài gần nửa mét. Theo truyền thuyết địa phương, cái lưỡi này tập trung mọi quyền lực, phép thuật của ông Tiêu nên đến lúc xả giàn – nghi thức cuối cùng kết thúc lễ hội, tượng ông Tiêu và các giàn cúng được tung ra bố thí thì thanh niên xúm lại giành nhau đoạt lấy lưỡi ông Tiêu. Nhưng hàng trăm năm nay, chưa ai lấy được lưỡi ông Tiêu vì trước khi xô giàn, ông chủ lễ đã đốt cái lưỡi này

Lễ hội Làm Chay
Nhảy bao bố
Lễ hội Làm Chay
Trò chơi dân gian như bịt mắt đập nồi

 

Đỉnh điểm của lễ hội  là phần hội diễn ra vào ngày 16/1 Âm lịch. Cùng với phần hội bắt đầu từ lúc 8 giờ với các trò chơi dân gian như bịt mắt đập nồi, nhảy bao bố, kéo co, thả-bắt vịt, cờ tướng, bóng chuyền…. Từ 10 giờ đến 11 giờ là nghi thức Thỉnh Tiêu Diện đại sĩ từ chùa Ông về đưa lên giàn tại đình Tân Xuân, đồng thời cũng là lúc Thỉnh lư hương cô hồn ở miếu Âm Nhơn về đặt tại giàn ông Tiêu.

Lễ hội Làm Chay
Tái hiện hình ảnh của thầy trò Đường Tăng trong truyện Tây Du Ký

 

 

 

 

 

 

 

Từ 11 giờ đến 16 giờ, Lễ chiêu u được tiến hành nhằm thỉnh vong linh, cô hồn các nơi về giàn ông Tiêu. Nhưng có lẽ điều mà mọi người thích nhất và đi vào tiềm thức tuổi thơ của nhiều người là màn đánh động, thỉnh thầy bắt đầu từ lúc 18 đến 21 giờ .Thỉnh kinh theo nội dung diệt yêu quái của thầy trò Đường Tăng trong truyện Tây Du Ký. Đoàn thỉnh kinh sẽ đi khắp các trục đường của thị trấn Tầm Vu – ở mỗi khu người dân sẽ lập nên một cái động để cúng, sau đó sẽ được thầy trò Đường Tăng đến để diệt trừ yêu ma. Sau khi đánh động xong, thầy trò Đường Tăng sẽ đến chùa Linh Phước Tự để thỉnh kinh về nơi khu vực hành lễ tại đình Tân Xuân cầu siêu.

Lễ hội Làm Chay
Dưới nước ghe đăng được trang trí lộng lẫy đi rước vong linh bá tánh ở sông Tầm Vu
le-hoi-chay-tam-vu (10)
Những mâm bánh cúng cô hồn được người dân làm thật đẹp mắt dâng lên sân lễ
le-hoi-lam-chay1
Chiếc thuyền chở các thầy cúng tế, lão niên đi gọi cô hồn về sân đình ăn đồ cúng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

le-hoi-lam-chay3
Hành động chiêu hồn (chiêu U) này nhằm để gọi tất cả hồn người chết về dự lễ. Hồn người tốt sẽ được đầu thai, hồn người xấu sẽ bị ông Tiêu quản giáo, trừng trị

 

Sau-lễ cầu siêu sẽ là lễ phóng đăng với ghe đăng trang trí rực rỡ được tiến hành tại sông Tầm Vu với các nghi thức phóng sinh, thả bèo, tụng kinh. Sau nghi thức phóng đăng cũng là lúc 24 giờ đêm 16/1 Âm lịch là xô giàn Ông Tiêu. Người đi lễ tranh nhau giành đồ cúng mong tìm được chút lộc đầu năm. Sau 24 giờ, mọi nghi lễ đã xong, xem như bá tánh đã chứng cho tấm lòng của người dân thị trấn Tầm Vu, một tàu tống gió sẽ đưa ra sông cho mọi thứ trở về chốn cũ.

le-hoi-chay-tam-vu (2)
Màn hấp dẫn nhất và sôi nổi nhất là phần đi thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng
le-hoi-chay-tam-vu (6)
Trên đường đi, thầy trò Đường Tăng sẽ diệt trừ các động yêu quái được người dân hóa trang và dựng lên trên đường
le-hoi-chay-tam-vu (5)
Màn chiến đấu quyết liệt của Tôn Ngộ Không và hai sư đệ với yêu quái
le-hoi-chay-tam-vu (4)
Tôn Ngộ Không phá động yêu quái. Hành động này mang ý nghĩa mượn sức mạnh siêu nhiên đánh đuổi cái ác, đem đến một năm yên lành cho nhân dân làm ăn
Tôn Ngộ Không phá động yêu quái. Hành động này mang ý nghĩa mượn sức mạnh siêu nhiên đánh đuổi cái ác, đem đến một năm yên lành cho nhân dân làm ăn
Tôn Ngộ Không cỡi mây đi giữa đoàn người…
…về đến điện Tam Bảo gặp Phật tổ Như Lai
…về đến điện Tam Bảo gặp Phật tổ Như Lai

 

 

le-hoi-chay-tam-vu (1)
Người dân đứng nghẹt phía ngoài rào sân lễ để chờ xô giàn giật đồ cúng cô hồn
le-hoi-chay-tam-vu (3)
Một người dân vui mừng lấy được hai túi gạo. Đây được xem là lộc năm mới nên ai cũng muốn có một ít cho mình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Theo tín ngưỡng của nhân dân địa phương, tháng Giêng là tháng hội hè, vụ mùa gặt hái đã xong, bà con có của ăn của để nên tổ chức cúng tế cho vong linh bá tánh. Trải qua bao thế hệ lễ hội làm chay đã trở thành một tập tục lâu đời để con em người Tầm Vu có dịp hội tụ.

Lễ Hội Đền Bà Chúa Kho

Lễ hội Đền Bà Chúa Kho được diễn ra vào ngày ngày 12 tháng giên),  tưởng niệm Ngày giỗ Bà Chúa Kho (12 tháng Giêng năm Đinh Tỵ 1077 ) được tổ chức tại đền Bà Chúa Kho, thôn Cổ Mễ, xã Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

Đền Bà Chúa Kho

Đền Cổ Mễ thờ Bà Chúa Kho chính là nơi tưởng niệm một người phụ nữ Việt Nam đã khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia trong thời kỳ trước và sau chiến thắng Như Nguyệt.

Vào đời nhà Lý, Bà có công giúp triều đình trông coi kho lương thực tại Núi Kho (tỉnh Bắc Ninh) và đã “thác” trong cuộc kháng chiến chống quân Tống vào ngày 12 tháng giêng năm Đinh Tỵ (1077).

Nhà vua thương tiếc phong cho Bà là Phúc Thần. Người dân nhớ thương Bà lập nên đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở Núi Kho và gọi Bà với một niềm tôn kính là: Bà Chúa Kho.

 bà chúa kho

Bà Chúa Kho xuất thân từ một gia đình nghèo khó ở làng Quả Cảm gần đó. Sau khi lấy vua Lý, thấy ruộng đất ở đây bị hoang hoá, bà xin vua cho về làng chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang. Không ai biết tên bà, khi bà qua đời, nhân dân lập đền thờ để ghi lại công ơn bà là đã hết lòng chăm lo cho dân ấm no, trông coi các “lẫm thóc, lẫm tiền” của Nhà nước. Công lao của bà đã được triều đại phong kiến ghi nhận qua việc sắc phong đền thờ bà là “Chủ khố linh từ” (Đền thiêng thờ bà Chúa Kho). Ở thôn Cổ Mễ còn một ngôi đình và ngôi chùa cổ. Chùa Cổ Mễ có từ lâu đời. Ngày nay trong chùa còn ba pho tượng đá khá đẹp mang rõ phong cách điêu khắc thời Mạc. Chùa còn lại đến nay là kiến trúc thế kỷ XIX, làm theo kiểu chữ T chạm khắc công phu.

Đình Cổ Mễ kiểu chữ nhất với năm gian, hai vì. Các mảng chạm khắc gỗ thể hiện theo các đề tài long vân khánh hội, ngũ hổ tranh châu với nghệ thuật điêu luyện. Đình thờ Trương Hống, Trương Hát là những anh hùng có công giúp Triệu Quang Phục (549-570) chống giặc Lương.

Đền Bà Chúa Kho

Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cổ Mễ, Phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đây không chỉ là khu di tích lịch sử có giá trị nằm trong quần thể di tích của khu Cô Mễ (gồm: Đình – Chùa – Đền) mà còn là nơi hàng năm nhân dân khắp cả nước hành hương mang tính tín ngưỡng. Ngay sau đền thờ Bà Chúa vẫn còn một đường hầm có kết cấu hình mái vòm nằm lùi sâu trong chân núi, chỗ cao nhất của đường hầm là gần 2m, đào xuyên qua lòng núi Kho để đi ra phía sông Cầu(sông Như Nguyệt), cửa hầm phía này rất khó bị phát hiện. Các bô lão nhiều đời đều nói đường hầm do Bà Chúa Kho xây dựng. Thời xa xưa, Khi chưa có đê điều chống úng lụt cao rộng, kiên cố như bây giờ có lẽ cửa hầm cũng chính là bến cảng để tập kết và điều chuyển binh lực, vật lực đi các nơi. Đây cũng là cứ điểm quân sự lợi hại bởi tính bất ngờ, đặc biệt dễ thủ khó công. Khi đêm xuống quân đội Nhà Lý có thể bí mật tập kích quân địch đang đóng ở bờ bên kia sông Như Nguyệt sau đó xuôi dòng rút quân lên thành Thị Cầu. Phía trước đền Bà Chúa Kho là một đầm nước rất rộng bao quanh 3 mặt là núi có thể đi thuyền nhẹ vào tận chân núi Chùa hoạc xuyên ra hồ Thủy(nay đã bị bồi lấp) tiến theo hướng nam để về thành cổ Bắc Ninh(dọc theo đường tầu hỏa ngày nay). Suối Hoa xưa nằm trên con đường này; 1 mặt còn lại đi ra sông(nay bi chắn bởi con đê bằng bê tông). Trong những năm chiến tranh chống Mĩ nó là nơi đóng quân của tiểu đoàn cầu phà quân đội ta nên có thể suy ra rằng thời xưa có thể là nơi tập kết của thuỷ binh nhà Lý.

Ngôi đền có liên quan đến sự kiện Lý Thường Kiệt lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống năm 1076. Vào thời đó ở làng Cổ Mễ, núi Kho, Cầu Gạo… vốn là những nơi đặt kho lương thực của quân Lý ở bờ nam chiến tuyến Như Nguyệt (Sông Cầu). Núi Kho, núi Dinh, Thị Cầu cũng vốn là một vị trí chiến lược có thể kiểm soát con đường từ Lạng Sơn qua sông Cầu về Thăng Long xưa.

 

Chùm ảnh: Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình

Sau những ồn ào xung quanh lễ hội chém lợn làng Ném Thượng, Bắc Ninh, trong lễ hội năm 2015, dân làng Ném Thượng vẫn sẽ tiến hành nghi thức chém lợn giữa sân đình.

Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Từ sáng sớm, ban tế lễ cùng đông đảo dân làng tập trung trước sân đình chuẩn bị cho lễ rước lợn quanh làng
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Dân làng Ném Thượng gọi lợn tế Thánh là “ông ỉn”. Từ rằm tháng 7, làng chọn hai gia đình khỏe mạnh, gia cảnh sung túc, tuổi đúng 50 để nuôi “ông ỉn”. Cân nặng ban đầu của hai chú lợn là 25kg, cho đến ngày diễn ra lễ hội là khoảng 150kg. Người nuôi lợn mát tay hơn sẽ được thưởng 100kg thóc, người còn lại được 50kg thóc
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Cụ Lợi nói thêm, vào lúc 15h chiều ngày 23-2, dân làng Ném Thượng sẽ tiến hành bắt “ông ỉn”. Hai “ông ỉn” được tắm rửa sạch sẽ và bôi thêm son đỏ khắp người, ngự ở sân đình từ chiều mùng 5 Tết.
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Trẻ em tò mò ngắm nhìn hai “ông ỉn” béo trơn
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
9h sáng, hai “ông ỉn” được đoàn rước quanh làng.
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Người dân trong làng đem banh kẹo hoa quả, mời đoàn rước
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Đoàn rước đi đến đâu, người dân cũng chạy theo bỏ tiền lên cũi rước lợn, gọi là tiền “mừng tuổi ông ỉn”
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Người lớn đưa tiền cho trẻ em chạy theo “mừng tuổi ông ỉn”
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Trong quá trình rước quanh làng, một chú lợn bất ngờ hất tung cũi rước nhưng ngay lập tức bị ghì lại
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Thỉnh thoảng, “ông ỉn” được uống nước và ăn banh kẹo
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Trong khi đó, ở sân đình, hàng rào sắt được dựng lên để đảm bảo an toàn cho nghi lễ
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Hai “ông ỉn” được hồi rước lại sân đinh vào giữa trưa và nghi thức “khai đao chém ông ỉn” sẽ được tiến hành lúc 11h.
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Hàng trăm người dân làng và du khách chen chân xem chém lợn
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Ông tướng cờ làm nghi lễ phất cờ trước khi khai đao
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Đúng 12h, hai thủ đao thực hiện nghi lễ “khai đao chém lợn tế thánh”. Nghi thức này được thực hiện rất nhanh chóng
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Ngay sau nghi lễ chém lợn, lợn được đưa vào khu phía tây đình làm cỗ ngọc tế Thánh. Lực lượng an ninh ngăn không để người dân vào quệt tiền lẻ cầu may.
Dân Ném Thượng chém lợn giữa sân đình
Ông Nguyễn Đình Lợi, Phó ban tổ chức lễ hội cho biết: “Qua ba cuộc họp, các vị bô lão cùng đại diện 16 dòng họ trong làng đều có ý nguyện bảo tồn nguyên bản lễ hội. Chính vì vậy, ban tổ chức quyết định làm theo nguyện vọng của các cụ trong làng, thực hiện nghi lễ chém lợn giữa sân đình”.

Trước đó, sau khi tổ chức động vật châu Á (Animals Asia) ra thông cáo báo chí kêu gọi chấm dứt lễ hội làng Ném Thượng, Bắc Ninh thì Sở VH-TT&DL tỉnh Bắc Ninh có văn bản kiến nghị đổi tên lễ hội “chém lợn” thành “rước lợn” và kêu gọi người dân địa phương chuyển nghi thức chém lợn giữa sân đình sang nghi thức làm cỗ ngọc tế thánh sau sân đình.

Tuy nhiên vào đầu tháng 2-2015, hơn 100 cụ bô lão ở khu phố Thượng (Bắc Ninh) đã tổ chức cuộc họp xung quanh lễ hội chém lợn làng Ném Thượng. Trong cuộc họp, hầu hết các ý kiến bô lão và người dân địa phương đều không đồng tình với việc đổi tên “chém lợn” thành “rước lợn” và kiên quyết giữ nghi thức “khai đao chém ông ỉn” giữa sân đình.

Lễ hội chém lợn làng Ném Thượng bắt nguồn từ một truyền thuyết xưa, vị tướng Đoàn Thượng khi đánh trận chạy đến vùng núi Ném Thượng đồn trú đã chém lợn rừng nuôi quân. Từ đó, hằng năm người dân mở hội chém lợn để tưởng nhớ người có công khai khẩn đất đai.

 

Tết Nguyên Đán là gì?

Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây.

Tết Nguyên đán

Tết Nguyên Đán Việt Nam từ buổi “khai thiên lập địa” đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông và quan niêm “ơn trời mưa nắng phải thì” chân chất của người nông dân cày cấy ở Việt Nam…

Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhờ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng …

Tết Nguyên Đán

Ông Táo hay thần bếp là người mục kích sự làm ăn của mọi nhà. Theo tập tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế nên, trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa “ông Táo “.

Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết.

cung-ong-tao

Cùng với tranh (tranh dân gian, câu đối), hoa quả là yếu tố tinh thần cao quý thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa Ðào, miền Nam có hoa Mai, hoa Ðào, hoa Mai tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình người Việt Nam.

Ngoài cành Ðào, cành Mai, mấy ngày tết người ta còn “chơi” thêm cây Quất chi chít trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc…

Tết Nguyên Đán

_quat

Tết trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bành trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam (hoặc quít), hồng, quất.

Tết Nguyên Đán

Còn ở miền Nam, mân ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc.

Tết Nguyên Đán

Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ… Từ trẻ tới già ai ai cũng biết, sau đây là một vài phong tục đáng được duy trì phát triển.

Tống cựu nghênh tân:

ngay-tet

Cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, cùng làng xóm dọn dẹp nhà thờ, lau giặt, cắt tóc, may sắm quần áo mới, trang trí bàn thờ, lau chùi bàn ghế ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng.

Con cháu trong nhà từ phút giao thừa trở đi thường được nhắc nhở: Không được nghịch nghợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy… anh chị, cha mẹ cũng không quở mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở, chúc nhau những điều tốt lành.

Hái lộc, xông nhà, chúc tết, mừng tuổi:

Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khoẻ, thành đạt hơn năm cũ.
Nhiều nhà tự đi hái lộc ở chốn đình chùa, nơi tôn nghiêm về nhà, tự xông nhà hay dặn trước người “nhẹ vía” mà mình thích đến xông nhà.

Nhiều người không tin tục xông nhà nhưng cũng dè dặt, chưa dám đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay lại đổ tại mình “nặng vía”. Chính vì vậy, sáng mùng Một lại ít khách.

Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc Tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà cha mẹ. Ông bà cũng chuẩn bị ít tiền để mừng tuổi con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích.

mừng tuổi ông bà

Lời chúc tết thường là sức khoẻ, phát tài phát lộc, những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau “tai qua nạn khỏi”hay “của đi thay người”nghĩa là trong cái hoạ cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành.

Nhưng nhìn chung trong những ngày đầu năm, người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa.

Phong tục ta ngày Tết việc biếu quà Tết, tỏ ân nghĩa tình cảm, học trò tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc, con rể tết bố mẹ vợ… quà biếu, quà tết không đánh giá theo giá thị trường. Nhưng cũng đừng nên gò bó câu nệ sẽ hạn chế tình cảm: không có quà ngại không đến…

Ở nước ta, vào dịp đầu xuân thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thất tuần, bát tuần, cửu tuần… tính theo tuổi mụ. Ngày Tết ngày Xuân cũng là dịp mọi người đang rãnh rỗi, con cháu tụ tập đông vui.

Cũng vào dịp đầu Xuân, người có chức tước khai ấn, học trò, sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, người buôn bán mở hàng lấy ngày. Sĩ, Nông, Công, Thương “Tứ dân bách nghệ” của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hành thông, làm ăn suôn sẻ.

Sau ngày mùng Một, dù có mải vui tết cũng chọn ngày “Khai nghề”, “Làm lấy ngày”. Nếu như mùng Một tốt thì chiều mùng Một bắt đầu.

Riêng khai bút thì giao thừa xong, chọn giờ Hoàng đạo không kể mùng Một là ngày tốt hay xấu. Ngườu thợ thủ công nếu chưa ai thuê nướn đầu năm thì cũng tự làm cho gia đình một sản phẩm, một dụng cụ gì đó. Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu xuân vẫn đông, mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người đi chợ phần lớn là đi chơi xuân.

Cờ bạc: Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượi chè nhưng trong dịp tết, nhất là tối 28, 29; gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thì người bố cho phép vui chơi.

Tam cúc, cờ gánh, cờ nhảy, cờ tướng, kiệu, chắn, tổ tôm… ai thích trò nào chơi trò ấy. Ðến lễ khai hạ, tiễn đưa gia tiên, coi như hết Tết thì xé bộ tam cúc, thu bàn cờ tướng, cất bộ tổ tôm hoặc đốt luôn hoá vàng.

Vì sao có tục kiêng hót rác đổ đi trong ba ngày Tết:

Trong “Sưu thần ký” có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được thuỷ thần cho một con hầu tên là Như Nguyên, đem về nhà được vài năm thì giàu to. Một hôm, nhân ngày mùng Một Tết, Âu Minh đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đó nhà Âu Minh lại nghèo đi. Kể từ đó kiêng không hót rác ngày Tết.