Những vị Phật độ mệnh cho 12 con giáp

Mỗi một con giáp sẽ có một vị Phật độ mệnh riêng, phù hộ độ trì, mang lại bình an, sức khỏe cho mỗi người.

Tất cả những vị Phật đều phù hộ độ trì cho mọi người gặp nhiều bình an, may mắn. Tuy nhiên, có những vị Phật ngầm bảo hộ nhiều hơn cho từng tuổi riêng biệt. Dưới đây là những vị Phật độ mệnh theo thập nhị địa chi (12 con giáp).

Tuổi Tý

Phật Quan âm nghìn mắt, nghìn tay sẽ phù hộ độ trì nhiều hơn cho những người cầm tinh con Chuột. Ngài sẽ giúp bạn có đủ ý chí và niềm tin để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Hãy luôn tâm niệm sống trong sạch, nhân ái và từ bi để Phật luôn ở bên giúp bạn biến nguy thành nan.

      Những vị Phật bản mệnh cho 12 con giáp
Quan Âm nghìn tay nghìn mắt, một trong tứ đại Bồ Tát trong tín ngưỡng dân gian. Quan Âm Bồ Tát là người trợ giúp bên trái của đức Phật A Di Đà, cùng với đức Phật A Di Đà, Đại Thế Chí Bồ Tát (người trợ giúp bên phải của đức Phật Di Đà) hợp thành “Tây phương tam thánh”. Nghìn tay của Quan Âm biểu tượng phù trợ chúng sinh, nghìn mắt của Quan Âm giúp nhìn khắp thế gian, cứu giúp chúng sinh.  

Tuổi Sửu – Dần

Người sinh năm Sửu nhận được sự bảo hộ của Phật Hư Không Tạng Bồ tát – vị thần tượng trưng cho sự thành thực và giàu có. Ngài sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt liên quan đến chuyện tiền bạc. Ngoài ra, đường tài vận của bạn cũng thêm hanh thông, thuận lợi, có thể làm ra và tích lũy được nhiều của cải. Đi đến đâu, bạn cũng gặp quý nhân phù trợ.

Những vị Phật bản mệnh cho 12 con giáp

Ngài còn có mật hiệu là Khố Tạng Kim Cương, biểu tượng cho sự giàu có. Hư Không Tạng Bồ Tát là Tam thế chư Phật đệ nhất phụ thần, công đức bao la phủ kín hư không, trí tuệ vô biên, lòng kiên trì và sức chịu khổ như kim cương. 

Tuổi Mão

Người sinh năm Mão sẽ nhận được sự phù hộ của Phật Văn Thù Bồ tát – vị thần của trí tuệ. Những đứa trẻ tuổi Mão luôn thông minh, xán lạn. Sau này khi lớn lên, họ lại gặp được nhiều phúc lộc. Khi gặp vấn đề khó khăn, trí thông minh và sáng tạo sẽ giúp họ nghĩ ra cách giải quyết vấn đề êm xuôi nhất.

 Những vị Phật bản mệnh cho 12 con giápVị Phật hộ mệnh cho bạn là Văn Thù Bồ Tát, danh hiệu Manjusri. toàn thân ngài màu tím ánh vàng kim, hình hài như đồng tử. Tay phải cầm kim cương bảo kiếm biểu tượng cho sự sắc bén của trí năng, có thể trảm quần ma loạn vũ, chém đứt mọi buồn phiền. Tay trái cầm cành sen xanh tượng trưng cho trí tuệ tối cao, thân cưỡi sư tử, biểu tượng trí huệ phá đêm tối của Vô minh nên còn được xưng là “Đại trí”.

Tuổi Thìn – Tỵ

Phật Phổ Hiền Bồ tát – vị thần của sự đức độ bảo hộ cho những người sinh năm Thìn, Tỵ. Bạn sẽ thực hiện được những nguyện vọng lớn lao của mình bằng cách chân chính nhất. Kẻ tiểu nhân rất khó có cơ hội chơi xấu bạn. Nhờ tính cách của mình, bạn được nhiều người nể trọng và bầu làm lãnh đạo.

 vi phat phu ho do tri cho 12 con giap - 4
Phổ Hiền Bồ Tát danh hiệu là Samantabhadra . Ngài có năng lực siêu phàm, thân phân tại thập phương. Ngài cùng với Thích Ca Mâu Ni, Văn Thù Bồ Tát hợp thành “Hoa Nghiêm tam thánh”. Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi voi trắng sáu ngà, tượng trưng cho trí huệ, vượt chướng ngại. Ngài hành nguyện vô cùng, công đức vô tận, tình thương vô biên, thân thân khắp các chùa, tùy duyên giáo hóa chúng sinh.

Tuổi Ngọ

Phật Đại Thế chí Bồ tát sẽ giúp người tuổi Ngựa luôn thuận buồm xuôi gió, thành công trong sự nghiệp. Ánh sáng của vị thần trí tuệ sẽ giúp bạn “gặp hung hóa cát”, luôn cát tường. Bạn sẽ phát huy được hết khả năng của mình để đạt đến ước mơ.

Những vị Phật bản mệnh cho 12 con giáp Ngài chính là vị Phật trợ giúp bên phải Đức Phật A Di Đà. Ngài thường dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp muôn loài, khiến chúng sinh mười phương thế giới thoát khỏi khổ đau, họa huyết quang kiếp nạn binh đao. Ngài có năng lượng vô thượng, uy thế tự tại, vì thế Đại Thế Chí Bồ Tát đi đến đâu thiên địa chấn động, bảo vệ chúng sinh, trừ tai ách ma quỷ.

Tuổi Mùi – Thân

Người sinh năm Mùi, Thân sẽ nhận được sự phù hộ, độ trì của Phật Như Lai đại nhật. Ngài sẽ mang lại cho bạn sức mạnh của ánh sáng và tri thức, giúp bạn vượt qua mọi khổ đau trong cuộc sống. Khi nắm vững được cốt lõi của vấn đề, bạn sẽ có đủ can đảm để vượt qua và tiến về phía trước.

vi phat phu ho do tri cho 12 con giap - 6
  Đây chính là pháp thân của Phật Thích Ca. Ngài là biểu hiện của ánh sáng Trí Tuệ, có nghĩa là soi sáng cùng khắp muôn nơi, diệt trừ mọi chỗ u ám, bóng tối của vô minh. Khác với mặt trời, trí sáng của Phật chiếu khắp mọi nơi, chẳng kể trong ngoài, không phân phương hướng, khu vực và ngày đêm.

Tuổi Dậu

Người sinh năm Dậu sẽ nhận được sự phù hộ, độ trì của Phật Bất động Minh vương – tượng trưng cho lý tính. Ngài sẽ giúp bạn luôn phân biệt được mọi sự đúng sai trên đường đời. Bạn có thể thích ứng tốt với mọi hoàn cảnh để xây dựng được một sự nghiệp thành công.


Những vị Phật bản mệnh cho 12 con giáp
Bất Động Tôn Bồ Tát, danh hiệu Acalanatha là vị Phật hộ mệnh của bạn, Ngài còn được gọi là Bất Động Minh Vương. “Bất động” chỉ lòng từ bi kiên cố không giao động. Bất Động Minh Vương là vị đứng đầu trong Phật Giáo mật tông bát đại minh vươn. Cho dù gặp bất cứ khó khăn gì cũng đều có thể quét sạch mọi trở ngại. Vẻ ngoài phẫn nộ khiến đám ma quỷ dám dọa dẫm chúng sinh sợ hãi chạy xa.

Tuổi Tuất – Hợi

Người sinh năm Tuất, Hợi sẽ được phù hộ bởi Phật A di đà. Ngài sẽ giúp bạn giải trừ mọi phiền não, nhọc nhằn vất vả. Những người tuổi Tuất – Hợi có khả năng sáng tạo, đem lại lợi ích cho cả gia đình và xã hội.

Những vị Phật bản mệnh cho 12 con giáp

 A Di Đà Phật danh hiệu là amitayusa Đây là tên của một vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Đại thừa ượng trưng cho Từ bi và Trí tuệ. Ngài cũng chính là giáo chủ của giới Tây phương cực lạc.  

Play flash on 123TroChoi.Com > Mê cung – Tìm đường

http://123trochoi.com/tro-choi-tri-tue-me-cung-tim-duong-71.html

Đây là một trò chơi đố Bạn cố gắng thoát khỏi mê cung trước khi đối thủ của bạn đến trước bạn. Nhân vật của bạn màu Xanh, bạn sử dụng các phím mũi tên điều khiển nhân vật của bạn. Nhưng hãy cẩn thận, đối thủ của bạn không luôn luôn đi đúng cách, phải tìm hướng đi chính xác cho mình đến trước ở phần cuối của mê cung.

ĐỨC PHẬT THỊ HIỆN ĐẢN SANH VÌ HẠNH PHÚC, AN LẠC CHO CHƯ THIÊN, LOÀI NGƯỜI VÀ CHO MUÔN LOÀI

 VÌ HẠNH PHÚC, AN LẠC CHO CHƯ THIÊN, LOÀI NGƯỜI VÀ CHO MUÔN LOÀI..
SakyAmuniBuddha243
“Như Lai đã vượt qua tất cả,
Như Lai đã thông suốt tất cả.
Như Lai đã vượt bỏ mọi trói buộc
Như Lai đã thoát ly tất cả
Như Lai đã chú hết tâm lực tận diệt tham dục.
Đã thấu triệt tất cả, Như Lai còn gọi ai là thầy?
Không ai là thầy của Như Lai
Không ai đứng ngang hàng với Như Lai.
Trên thế gian nầy, kể cả chư thiên và Phạm thiên
Không ai có thể sánh với Như Lai.
Quả thật, Như Lai là một vị A-la-hán trên thế gian nầy.
Như Lai là Tôn sư vô thượng;
Chỉ một mình Như Lai là bậc toàn giác, vắng lặng và thanh tịnh.
Như Lai đang đến thành Kàsi để vận chuyển bánh xe Pháp bảo giữa thế giới mù quáng.
Như Lai sẽ gióng lên hồi trống vô sanh bất diệt”…………..

(Trích ĐỨC PHẬT VÀ PHẬT PHÁP, Narada, 1980))

I. TRÍ TUỆ BẬC GIÁC NGỘ:

Khi còn thái tử dạo bốn cửa thành, thấy cảnh sanh, già, bệnh, chết, Ngài có những thắc mắc và uẩn khuất trong lòng. Chính vì thế, thái tử không yên tâm sống trong cảnh vương giả, nên quyết chí tu hành. Thắc mắc trước kia của Ngài cũng có thể là thắc mắc của tất cả chúng ta hiện giờ, nhưng ít ai trong tất cả chúng ta quan tâm và tìm cách giải quyết.

Thắc mắc thứ nhất, Ngài nghĩ con người ai cũng bị sanh già bệnh chết khổ như nhau, vậy từ đâu chúng ta đến đây?

Thắc mắc thứ hai, sau khi chết rồi ta sẽ đi về đâu?

Thắc mắc thứ ba, muốn ra khỏi vòng sanh tử đó phải làm sao? Đó là ba vấn đề tối hệ trọng của kiếp con người.

Bởi thắc mắc như vậy nên Ngài không yên tâm sống trong cảnh nhung lụa, vui theo thế gian nên mới quyết tâm đi tu. Khi đã đi tu, ban đầu Ngài tìm đến những vị nổi tiếng thời đó để học đạo. Các vị thầy ấy dạy cho Ngài tu chứng từ Sơ thiền tới Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền. Ngài thấy cũng chưa giải quyết được vấn đề mình thắc mắc. Thế là tìm thầy khác cao hơn, Ngài tiếp tục đạt các quả vị từ Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ cho đến Phi tưởng xứ, Phi phi tưởng xứ. Được bốn tầng định cao tột ấy rồi Ngài thấy cũng chưa giải quyết được ba vấn đề mình hằng ôm ấp trong lòng. Lúc này không còn vị thầy nào đủ sức chỉ giáo cho Ngài nổi nữa.
Ngài từ giã các vị thầy đó, tìm cách tu khác…

Tại Ấn Độ thời điểm ấy nhiều người cho rằng tu khổ hạnh đến chỗ tột cùng sẽ ngộ đạo, nên Ngài cũng tu khổ hạnh hết sáu năm, rốt cuộc không giải quyết được ba vấn đề trên. Cuối cùng, Ngài tới cội bồ-đề trải cỏ ngồi kiết-già. Khi ngồi xuống đây, Ngài thệ nguyện rằng: “Ta ngồi dưới cội cây này nếu không thành đạo, thà xương tan thịt nát quyết không rời khỏi cội cây này”. Với ý chí quyết liệt như thế, suốt bốn mươi chín ngày đêm thiền định dưới cội bồ-đề, tới đêm thứ bốn mươi chín Ngài giác ngộ thành Phật, giải quyết triệt để ba vấn đề trọng đại đã thắc mắc lâu nay.

II. NGỘ ĐẠO:

Ngộ đạo là ngộ điều gì?

Trước tiên, Ngài chứng được Túc mạng minh. Chữ “túc” là đời trước, “mạng” là sinh mạng; “minh” là sáng suốt, nghĩa là “thông đạt vô ngại” – chẳng có gì không thông suốt. Túc mạng minh là thấu rõ tột cùng đời trước của mình, giải đáp được câu hỏi thứ nhất “Ta từ đâu đến đây?”.

Trong kinh diễn tả Ngài thấy rõ, nhớ rõ từ vô số kiếp về trước của mình, như việc mới xảy ra hôm qua. Đời trước Ngài đã từng sanh ở đâu, làm gì… Tất cả những chuyện quá khứ của Phật sau này được các thầy Tỳ-kheo kết tập lại thành kinh Bổn sanh. Ngài cũng thấy biết đời trước của các đệ tử sanh ở đâu, làm gì… được kết tập thành kinh Bổn sự.

Như vậy, cái nhớ của Ngài là trực tiếp nhớ chứ không qua ai kể lại, cũng không phải do suy luận mà ra. Đó là giải quyết được nghi vấn thứ nhất.

Kế tiếp, Ngài chứng được Thiên nhãn minh. Thiên nhãn minh là con mắt sáng suốt thấy tột cùng những gì rất rất xa, rất rất nhỏ. “Người chứng được Thiên Nhãn Minh có thể nhìn thấy khắp cả ba ngàn đại thiên thế giới rõ ràng, như nhìn quả am-ma-la trong lòng bàn tay vậy”. (Thượng nhân Tuyên Hóa – Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện). (1 Đại Thiên Thế Giới = 1000 Trung Thiên Thế Giới = 1,000,000,000 Thái Dương Hệ có sự sống.) (*)

Đức Phật thấy chúng sanh chết ở chỗ này, tái sanh chỗ nọ; do nghiệp dẫn đi trong sáu đường; như người đứng trên lầu cao nhìn xuống ngã tư đường thấy kẻ qua, người lại một cách chi tiết, rõ ràng. Phật biết rõ con người chết không phải là dấu chấm hết, mà là theo nghiệp thọ sanh trong lục đạo luân hồi. Đó là giải quyết được nghi vấn thứ hai. Thấy tường tận như vậy, nên Ngài mới nói Thuyết luân hồi.

Đến canh năm, khi sao Mai vừa mọc, Ngài chứng được Lậu tận minh. “Lậu” là rơi rớt, “tận” là hết. Tức biết tường tận lý do gì khiến chúng sanh có mặt ở đây, muốn không còn tiếp tục thọ sanh ở những đời sau nữa thì phải tu cách nào? Nói rõ hơn, Phật thấy rõ nguyên nhân từ đâu chúng sanh có sanh tử và nguyên nhân để chấm dứt sanh tử, không còn rơi rớt, trầm luân trong tam giới nữa. Thấy tường tận như vậy gọi là chứng Lậu tận minh. Thế là Ngài tuyên bố giác ngộ viên mãn, thành Phật.

Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng: “sở dĩ chúng ta vẫn trôi lăn trong sinh tử và luân hồi vì “lậu hoặc” vẫn tồn tại trong chúng ta! Chính vì lậu hoặc mà chúng ta phải trầm luân trong Tam Giới – Dục Giới, Sắc Giới và Vô Sắc Giới. Bị lưu lạc, nổi trôi trong chín Pháp Giới, đó là chín cõi giới của Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác, Thiên (Trời), Nhân (Người), A Tu La, Ðịa Ngục, Ngạ Quỷ và Súc Sanh. Lậu hoặc này do đâu mà có. Chính là do vô minh! Cho nên, hễ diệt trừ được vô minh thì lậu hoặc sẽ không còn nữa; nếu vô minh chưa bị phá hủy thì lậu hoặc vẫn còn tồn tại. Một khi không còn lậu hoặc thì sẽ không còn phải trôi lăn trong vòng sanh tử nữa. Người có lậu hoặc ví như cái bình bị lủng – muốn đổ nước cho đầy bình, nhưng nước cứ rỉ ra ngoài theo chỗ lủng, bình không thể giữ được nước. Cho nên, dứt sạch mọi mối lậu tức là được “lậu tận minh” vậy”.

Như vậy, Đức Phật nói Thuyết luân hồi không phải do hoang tưởng, do suy luận hay tưởng tượng mà ra; mà do tâm Ngài đã an trú trong đại chánh định, trí tuệ trở nên sáng suốt, viên mãn, tròn đầy. Vì thế, nên nhớ và thấy biết được tất cả mọi việc trong vô số kiếp về trước.
Ngài thấy biết rõ ràng chúng sanh do nghiệp lành, nghiệp dữ dẫn đi thọ sanh, không phải ngẫu nhiên. Nghiệp lực tương tác tạo tác và dẫn dắt chúng ta trôi lăn trong sáu nẻo sanh tử luân hồi. Sáu đường đó là gì: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh là ba đường ác; người, a-tu-la và trời là ba đường lành.

Trong sáu đường ấy, loài súc sanh và ngạ quỷ ở lẫn với mình, nhưng ta chỉ thấy được súc sanh, chớ không thấy ngạ quỷ. Còn địa ngục? Có người nói đào sâu dưới đất là địa ngục. Không phải vậy. Địa là chỗ, ngục là hình phạt đau khổ. Những chúng sanh nào có nghiệp ác sau khi chết cùng sanh vào chỗ chịu những hình phạt đau khổ, đó gọi là địa ngục. Không có chuyện như người ta tưởng tượng quỷ sứ tới dắt đi, mà là nghiệp dẫn. Nghiệp lực tương tạo tác và từ tâm tưởng hiện ra. Ví dụ: ngày xưa ta hành hạ ai khổ sở, bây giờ sắp chết sực nhớ lại người đó, thấy họ đánh đập, rượt đuổi ta nên mình ta. VÀ thế là, chạy thẳng vào chỗ khổ! Đó là trường hợp đi trong các đường dữ. (Quý vị nào muốn hiểu sâu hơn thì đọc Kinh Lương Hoàng Bảo Sám và Kinh Địa Tạng do cố HT Tuyên Hóa giảng thì sẽ rõ thêm).

Khi giảng về luân hồi, …tái sinh, Đức Phật đã so sánh tư tưởng cuối cùng của ta trước khi chết với một đàn gia súc trong chuồng. Nếu không có gia súc nào mạnh nhất, thì con vật thường là đầu đàn sẽ dẫn cả nhóm ra khỏi chuồng. Nếu thường không có con đầu đàn, thì con đứng cạnh cửa chuồng sẽ đi ra trước. Nếu không, tất cả mọi con đều tranh nhau để ra trước.

Điều đó có nghĩa là ý nghĩ của ta trước giờ lâm chung sẽ tạo sức đẩy cho luân hồi, tái sinh. Không có nghĩa là tất cả các nghiệp quá khứ đều đã hoại diệt; mà chỉ là hoàn cảnh tái sinh của ta bị ảnh hưởng. Nghiệp căn nào mạnh nhất, nặng nề nhất chắc chắn sẽ hiện lên lúc đó và dẫn ta theo. Nếu không có, thì các suy nghĩ ta thường có sẽ hiện ra trong tâm ta. Ví dụ: nếu ta thường nghĩ về lòng từ bi, thì điều đó sẽ là những ý nghĩ cuối cùng của ta. Nếu ta không hay suy nghĩ về điều gì rõ ràng, thì điều gì xảy ra cận kề cánh cửa tử thần sẽ hiện ra trong tâm ta. Thính giác là giác quan cuối cùng sẽ ra đi. Vì thế, muốn giúp đỡ người đang hấp hối, ta nên nói với họ về những hành động tốt họ đã làm. Những điều tốt đẹp đó có thể dẫn dắt họ đến một sự tái sinh tốt đẹp hơn. Không có những điều như thế, thì tất cả tư tưởng đều hiện lên lộn xộn, và bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. May nhờ, rủi chịu.”

Trở lại đường lành, cõi người là đường lành thấp nhất. Như vậy, chúng ta hãnh diện vì mình may mắn đang ở trong đường lành, nhưng nếu không khéo tu thì sẽ rơi vào đường dữ. Được ở trong đường lành, ta phải cố gắng tu tập để vươn lên; không vì có chút của báu rồi sinh tâm kiêu căng, tự mãn, ăn chơi hoang phí, trụy lạc…
Vì nếu không khéo, khi phước duyên lành đã hết, ta sẽ bị đọa lạc đầu thai vào các đường dữ: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.

Tất cả chúng ta hiện giờ có mặt ở đây không phải chỉ một lần, mà là vô số lần rồi. Con người bỏ thân này chưa phải là hết, mà còn lang thang không biết đến bao giờ. Vì vậy, nhà Phật thường dùng từ “lang thang trong kiếp luân hồi” là vậy. Cứ đi mãi không biết dừng nơi đâu. Đức Phật thấy được những nẻo đường của chúng sanh đến và đi nên Ngài mới nói “Thuyết luân hồi”. Luân hồi là gì? Luân là bánh xe, hồi là lăn tròn. Luân hồi đi đâu? Không ngoài ba đường ác và ba đường lành, cứ lên xuống quay tròn như vậy hoài, gọi là Luân hồi.

Nếu người làm điều tốt khi chết sẽ đi các đường trên. Hưởng hết phước rồi thì tuột xuống trở lại, còn kẻ làm xấu thì đọa vào các đường dưới, đền trả hết nghiệp mới được trồi lên. Lên xuống, lên xuống không ra khỏi vòng lục đạo nên gọi là bánh xe luân hồi. Đó là nói luân hồi trong các đường.

Khi chúng ta đã biết thuyết luân hồi trong ba đường lành, ba đường dữ rồi; bây giờ phải làm sao? Phải chọn ba đường lành mà đi, tối thiểu cũng phải đi lại đường cũ của mình, là làm người. Ai khá hơn thì vươn lên trên cõi trời. Muốn trở lại cõi người Phật dạy phải thọ Tam quy, giữ Năm giới. Năm điều kiện đó là Nhân thừa Phật giáo, tức tu để được làm người. Đó là điều căn bản mà chúng ta phải nhớ.

Muốn được lên nữa thì tu Thập thiện, tức tu mười điều lành được lên cõi trời. Còn hạng trung là a-tu-la. A-tu-la làm lành nhiều lắm, siêng năng bố thí tu phước nhưng động tới liền sân. Đây là thần chớ không phải trời. Thế nên quý vị trong khi bố thí làm phước, nhớ đừng sân. Vì đó là nhân sanh vào loài a-tu-la. Cho nên, những ai mà hay sân hận, khích bác, gây gổ thường bị quở là hiện tượng A-tu-la.

Gieo nhân gì thì sẽ gặt quả ấy! Cho nên, nghiệp là một luật rất công bằng cho tất cả mọi loài, mình tạo thì mình hưởng. Làm phước được phước, làm tội chịu tội. Nếu làm trọn mười điều ác thì đi thẳng xuống địa ngục, không nghi ngờ. Khá khá hơn không tới mười điều, nhưng nặng về tham thì sanh vào loài quỷ đói. Ngạ quỷ sống lang thang trong cõi thế gian, tuổi thọ rất lâu và phải chịu đói khát, ngục hình ghê gớm; cho nên kiếp ngạ quỷ hết sức thống khổ. Kế đến súc sanh, trong mười điều ác làm chừng năm điều là đủ làm súc sanh rồi. Súc sanh nặng về si nên không biết phân biệt gì hết, không tư cách như con người. Đó là ý nghĩa của luân hồi.

Đời hiện tại của chúng ta có hai điều quan trọng. Thứ nhất là trả nợ hoặc hưởng phước của quá khứ. Nhiều người sanh ra là con ông lớn hoặc nhà giàu, nhiều quyền thế, đó là hưởng phước. Nhiều người sanh đã mồ côi hoặc cha mẹ nghèo khổ bần cùng, hung dữ, độc ác… đó là trả nợ. Thứ hai là chuẩn bị cho đời sau. Thành ra ta có chuyển nghiệp là chuyển ngay đời hiện tại, cho nên đời hiện tại rất quan trọng. Nếu cuộc sống này mình được nhiều thuận lợi thì nên chuẩn bị cho mai kia, đừng để tuột xuống. Nếu cuộc sống này bất như ý mình cũng cười thôi, vì biết tại hồi xưa mình ngu nên bây giờ phải chịu thôi.

Bây giờ, bù lại cái ngu khi xưa nên cam chịu không giận ai, không kêu trời trách đất. Cố gắng làm sao tạo duyên tốt để hiện đời an vui phần nào và mai sau được tốt đẹp hơn.

Người hiểu được thuyết luân hồi của Phật dạy thì cuộc sống nội tâm vững vàng, nghèo không trách, giàu không kiêu mãn, tự cao. Bởi biết bây giờ ta hưởng mà không làm tốt nữa thì mai kia tuột xuống sẽ khổ. Hoặc hiện giờ mình bị những đày đọa thì vui vẻ chấp nhận, sửa lại đừng để tuột xuống nữa mà phải nâng lên. Như vậy là tu. Biết rõ lý luân hồi tự nhiên ta tạo cho mình con đường đi lên, không có tâm oán hờn thù ghét ai hết. Trong kinh Phật nói, từ khi phát tâm tu cho tới thành Phật, trải qua vô số kiếp làm tất cả các việc công đức mới thành tựu đạo quả Vô thượng Bồ-đề. Như vậy, sự tích lũy rõ ràng không mất, tích lũy tốt thì quả nối tiếp tốt, tích lũy xấu thì quả nối tiếp xấu.

III – HAI BÀI THUYẾT GIẢNG ĐẦU TIÊN VÀ BÀI THUYẾT GIẢNG SAU CÙNG CỦA ĐỨC PHẬT TRƯỚC LÚC NHẬP NIẾT BÀN. SỰ HÌNH THÀNH TĂNG ĐOÀN PHẬT GIÁO.

A. HAI BÀI THUYẾT GIẢNG ĐẦU TIÊN:

Sau khi năm vị đồng hành xin được làm đệ tử của Đức Phật thì ngay vào buổi tối hôm ấy, trong khu rừng lộc uyển dưới ánh sáng rạng rỡ của trăng rằm tháng tám âm lịch, còn gọi là ngày asalha, Đấng Thế Tôn ngồi xuống theo tư thế hoa sen, thiền định một lúc thật lâu… và cất lời thuyết giảng; khởi động Bánh xe Pháp đầu tiên như sau :

“Này các tỳ kheo, có hai thái cực mà người tu hành phải tránh. Hai thái cực ấy là gì? Thái cực thứ nhất là tự buông thả theo các thú vui của giác cảm, đấy là những gì thật thấp hèn, tầm thường, trần tục, ghê tởm và chỉ mang lại những hậu quả tai hại mà thôi. Thái cực thứ hai là tự mình hành xác, đấy là những gì thật khổ sở, ghê tởm và cũng chỉ mang lại những hậu quả tai hại. Không vướng mắc vào hai thái cực đó, này các tỳ kheo, Như Lai đã khám phá ra Con Đường Trung Đạo, mang lại sự quán thấy, đưa đến sự hiểu biết, tạo ra sự tĩnh lặng, trí tuệ, Giác ngộ và mang lại sự Giải thoát.

“Này các tỳ kheo, vậy Con Đường Trung Đạo mà Như Lai đã khám phá ra, mang lại sự quán thấy, đưa đến sự hiểu biết, tạo ra sự tĩnh lặng, trí tuệ, sự Giác ngộ và Giải thoát là con đường như thế nào? Đấy chỉ có thể là Con Đường Cao quý của Tám sự Đúng đắn (Bát Chánh Đạo): quán thấy đúng, tư duy đúng, ngôn từ đúng, hành động đúng, phương tiện sinh sống đúng, cố gắng đúng, chú tâm đúng, tập trung [tâm thức] đúng. Này các tỳ kheo, đấy gọi là Con Đường Trung Đạo mà Như Lai đã khám phá ra để mang lại sự quán thấy, đưa đến sự hiểu biết, tạo ra sự tĩnh lặng, trí tuệ, Giác ngộ và mang lại sự Giải thoát.

“Này các tỳ kheo, đây là Sự thực Cao quý gọi là khổ đau (dukka) : Sinh là khổ đau, già là khổ đau, bệnh tật là khổ đau, chết là khổ đau, phải kết hợp với những gì mình không thích là khổ đau, phải xa lìa những gì mình yêu quý là khổ đau, không đạt được những gì mình thèm muốn là khổ đau. Tóm lại, năm thứ cấu hợp (ngũ uẩn) của sự bám víu là khổ đau.

“Này các tỳ kheo, đây là Sự thực Cao quý gọi là nguyên nhân của khổ đau : Đấy là sự ”thèm khát” mang lại sự tái-hiện-hữu và sự tái-hình-thành, sự thèm khát ấy phát sinh từ sự ham muốn quá độ và sự thèm khát thì sẽ luôn chạy theo những thụ hưởng mới, lúc thì nơi này lúc thì nơi khác, đấy là sự thèm khát các lạc thú của giác cảm, đấy là sự thèm khát [được] hiện hữu và hình thành, đấy là sự thèm khát không [muốn được] hình thành (trái với sự mong muốn của mình).

“Này các tỳ kheo, đây là Sự thực Cao quý gọi là chấm dứt khổ đau : Đấy là sự chấm dứt hoàn toàn của sự “thèm khát”, dứt bỏ được nó, từ bỏ được nó, tự giải thoát ra khỏi nó, cởi bỏ được nó.

“Này các tỳ kheo, đây là con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau : Đấy là Con Đường Cao quý của Tám sự Đúng đắn, đấy là : quán thấy đúng, tư duy đúng, ngôn từ đúng, hành động đúng, phương tiện sinh sống đúng, cố gắng đúng, chú tâm đúng và tập trung [tâm thức] đúng.

“Này các tỳ kheo, chỉ khi nào đã hiểu được “Đây chính là Sự thực Cao quý gọi là khổ đau”, và đấy cũng là những gì mà trước đây chưa hề có ai thuyết giảng, thì khi đó mới hiện lên với mình sự quán thấy, mới hiện lên với mình sự hiểu biết, mới hiện lên với mình trí tuệ, mới hiện lên với mình sự thông suốt, mới hiện lên với mình ánh sáng.

“Này các tỳ kheo, chỉ khi nào đã hiểu được “Đây chính là sự thực Cao quý gọi là ý thức được khổ đau một cách thấu đáo”, và đó cũng là những gì từ mà trước đây chưa hề có ai thuyết giảng, thì khi đó mới hiện lên với mình sự quán thấy, mới hiện lên với mình sự hiểu biết, […]

“Này các tỳ kheo, chỉ khi nào đã hiểu được “Đây chính là Sự thực Cao quý gọi là nguyên nhân của khổ đau”, và đó cũng là những gì mà trước đây chưa hề có ai thuyết giảng, thì khi đó mới hiện lên với mình sự quán thấy, mới hiện lên với mình sự hiểu biết,[…]

“Này các tỳ kheo, chỉ khi nào hiểu được “Đây chính là Sự thực Cao quý gọi là nguyên nhân của khổ đau cần phải bị hủy diệt”, và đó cũng là những gì mà trước đây chưa hề có ai thuyết giảng, thì khi đó mới hiện lên với mình sự quán thấy, mới hiện lên với mình sự hiểu biết,[…]

“Này các tỳ kheo, chỉ khi nào hiểu được “Đây chính là Sự thực Cao quý gọi là nguyên nhân của khổ đau đã bị hủy diệt”, và đó cũng là những gì mà từ trước đây chưa hề có ai thuyết giảng, thì khi đó mới hiện lên với mình sự quán thấy, mới hiện lên với mình sự hiểu biết,[…]

“Này các tỳ kheo, chỉ khi nào hiểu được “Đây chính là sự thực Cao quý gọi là sự chấm dứt khổ đau”, và đó cũng là những gì mà trước đây chưa hề có ai thuyết giảng, thì khi đó mới hiện lên với mình sự quán thấy, mới hiện lên với mình sự hiểu biết,[…]

“Này các tỳ kheo, khi nào hiểu được “Đây chính là Sự thực Cao quý gọi là sự chấm dứt khổ đau cần phải đạt được”, và đó là những gì mà trước đây chưa hề có ai thuyết giảng, thì chỉ khi đó mới hiện lên với mình sự quán thấy, mới hiện lên với mình sự hiểu biết, […]

“Này các tỳ kheo, chỉ khi nào hiểu được “Đây chính là Sự thực Cao quý gọi là sự chấm dứt khổ đau đã đạt được”, và đó cũng là những gì mà trước đây chưa hề có ai thuyết giảng, thì khi đó mới hiện lên với mình sự quán thấy, mới hiện lên với mình sự hiểu biết,[…]

“Này các tỳ kheo, chỉ khi nào hiểu được “Đây chính là Sự thực Cao quý gọi là con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau cần phải được đem ra thực hiện”, và đó cũng là những gì mà trước đây chưa hề có ai thuyết giảng, thì khi đó mới hiện lên với mình sự quán thấy, mới hiện lên với mình sự hiểu biết,[…]

“Này các tỳ kheo, chỉ khi nào hiểu được “Đây chính là Sự thực Cao quý gọi là con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau đã được thực hiện”, và đó là những gì mà trước đây chưa hề có ai thuyết giảng, thì khi đó mới hiện lên với mình sự quán thấy, mới hiện lên với mình sự hiểu biết, […]

“Này các tỳ kheo, chỉ khi nào hiểu được “Đây chính là Sự thực Cao quý gọi là con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau”, và đó là những gì mà trước đây chưa hề có ai thuyết giảng, thì khi đó mới hiện lên với mình sự quán thấy, mới hiện lên với mình sự hiểu biết, mới hiện lên với mình trí tuệ, mới hiện lên với mình sự thông suốt, mới hiện lên với mình ánh sáng.

“Này các tỳ kheo, cho đến khi nào mà sự quán thấy và hiểu biết đích thực về Bốn Sự thực Cao quý dưới ba thể dạng gồm mười hai dạng thức khác nhau chưa được hiểu một cách hoàn toàn sáng tỏ, thì khi đó ta vẫn chưa có thể tuyên bố với các Thiên nhân, các Ma vương (Mara), các Phạm thiên (Brahma), các tập thể những người tu hành và giáo sĩ, các chúng sinh thánh thiện và cả các chúng sinh dưới thể dạng con người trong thế gian này…, rằng ta đã đạt được sự hiểu biết vô song và tối thượng. Tuy nhiên, này các tỳ kheo, chỉ khi nào mà sự quán thấy và hiểu biết thật sự về Bốn Sự thực Cao quý dưới ba thể dạng gồm mười hai dạng thức khác nhau đã trở nên hoàn toàn sáng tỏ đối với ta, thì khi đó ta mới có thể tuyên bố với các Thiên nhân, các Ma vương, các Phạm thiên, các tập thể những người tu hành và giáo sĩ, các chúng sinh thánh thiện và cả các chúng sinh dưới thể dạng con người trong thế gian này…, rằng ta đã đạt được sự hiểu biết vô song và tối thượng. Và rồi sự hiểu biết sâu xa sẽ hiện lên với ta : “Tư duy của ta sẽ được giải thoát, không có gì có thể lay chuyển được, đây là lần tái sinh cuối cùng của ta,sẽ không còn một sự hiện hữu nào khác nữa”.

Đấng Thế Tôn thuyết giảng như trên đây. Năm vị tỳ kheo rất thỏa dạ và vô cùng hân hoan trước những lời thuyết giảng ấy. (Tương Ưng Bộ kinh – Samyutta-nikaya, ấn bản PTS, 1892-1938, V, 420-424; cf. Luật tạng – Vinaya-pitaka, I, 110-112, theo bản dịch tiếng Pháp của Môhan Wijayaratna).

Trên đây là bản kinh nổi tiếng gọi là bản kinh Tứ Diệu Đế *(tiếng Pa-li : Dhamma-Cakkappavattana-sutta), và cũng *là bản kinh đầu tiên trình bày Giáo lý của Đức Phật. Bản kinh tóm lược toàn bộ các nét chính trong Đạo Pháp, và đồng thời cũng tượng trưng cho sự khởi động của Bánh xe Đạo Pháp trong thế gian này. Trong suốt bốn mươi lăm năm hoằng Pháp sau này, Đức Phật chỉ khai triển thêm và xây dựng toàn bộ Giáo lý của Ngài chung quanh bài Pháp thứ nhất trên đây.
Về phương diện hình thức thì bản kinh Tứ Diệu Đế được trình bày bằng cách lập đi lập lại các câu giảng, mỗi câu khi lập lại chỉ thay đổi một vài chữ căn bản. Đấy cũng là cách trình bày chung của tất cả các kinh sách xưa giúp cho dễ nhớ và dễ học thuộc lòng, vì câu sau giống với câu trước chỉ khác nhau một vài chữ mà thôi. Suốt nhiều trăm năm Giáo lý của Đức Phật được phổ biến và lưu truyền bằng cách học thuộc lòng và truyền khẩu như thế trước khi được ghi chép bằng chữ viết và tồn tại cho đến nay.

Phần cốt yếu của bản kinh là Bốn Sự thực Cao quý. Vậy chữ Cao quý (tiếng Pa-li ariya, tiếng Phạn arya) mang ý nghĩa như thế nào ? Tại sao lại gọi là Cao quý ?

Có rất nhiều sự thực mà chúng ta có thể xem là đúng và tin tưởng được, tuy nhiên những sự thực ấy không có gì là cao quý cả. Chẳng hạn như sự kiện địa cầu quay chung quanh mặt trời là một sự thực, sự thực đó có thể quan sát được và khoa học kiểm chứng được, tuy nhiên cái sự thực đó không có gì Cao quý cả. Hãy nêu ra thêm một thí dụ khác, chẳng hạn có một người nào đó tuyên bố là mình rất hạnh phúc, được đầy đủ và không hề biết khổ đau là gì, điều đó có thể đúng và có thể là một sự thực, tuy nhiên sự thực đó không có gì gọi là Cao quý cả. Trái lại Bốn sự thực của Tứ Diệu Đế là bốn sự thực giải thích được bản chất sâu kín của Hiện thực, quán nhận được các quy luật mang tính cách toàn cầu của mọi hiện tượng, mang lại sự hiểu biết và trí tuệ trong mục đích giải thoát cho con người. Chính vì thế mà bốn sự thực ấy gọi là Cao quý.

Tuy là bản kinh giảng về Tứ Diệu Đế nhưng Đức Phật không giải thích ngay thế nào là Tứ Diệu Đế mà nêu lên trước hết* “Con Đường Trung Đạo”* và tiếp sau đó là “*Con Đường Cao quý của Tám sự đúng đắn*” mà kinh sách tiếng Hán gọi là* “Bát Chánh Đạo”.* Con đường Trung đạo là nền móng để xây dựng một cuộc sống dung hòa, Bát Chánh Đạo gồm có sự quán thấy đúng, tư duy đúng, ngôn từ đúng, hành động đúng, phương tiện sinh sống đúng, cố gắng đúng, chú tâm đúng và tập trung tâm thức đúng là những gì tối cần thiết để có thể hiểu được Đạo Pháp là gì. Vì thế mà Đức Phật đã nêu lên những điều kiện tiên quyết trên đây trước khi thuyết giảng về Tứ Diệu Đế. Điều đó cũng gián tiếp cho thấy Phật giáo là một tôn giáo đòi hỏi một cuộc sống đạo hạnh, một sự tu tập kiên trì trong mục đích đạt được sự hiểu biết tối thượng mang lại sự Giải thoát. Phật giáo không phải mà một tín ngưỡng được hình thành từ sự cầu xin và những lời hứa hẹn, và cũng không thể trao tặng cho bất cứ ai một món quà có sẵn.

Vậy con đường Bát chánh là gì?* Con đường đó khởi đầu bằng cách tập nhìn các hiện tượng đúng như thế (quán thấy đúng), tức là không thêm bớt, không bám víu, không diễn đạt xuyên qua những xúc cảm bấn loạn trong tâm thức mình. Quán thấy đúng sẽ giúp suy nghĩ đúng (tư duy đúng) và để nói lên những lời chân thật (ngôn từ đúng).*

Khi nào đã nhìn thấy đúng, suy nghĩ đúng, nói lên những lời nhân từ, bên trong không che dấu sự lừa lọc thì khi đó mới có thể thực thi được những hành động đúng, tức là những hành động không hung bạo, không làm tổn thương người khác và không tước đoạt những gì của người khác, dù là vô tình hay cố ý. Ngoài những điều kiện đó còn phải cần có những phương tiện sinh sống đạo đức và lương thiện (phương tiện sinh sống đúng), không gây ra thiệt hại cho môi trường và sự sống nói chung.

Khi nào thực hiện được các điều kiện căn bản trên đây thì khi đó người tu tập mới có đủ khả năng chú tâm đúng, tức là quan tâm đến những gì hệ trọng và hữu ích hầu biến cải tâm thức của chính mình. Chú tâm đúng là một sức mạnh cần thiết để bước vào Con Đường tu tập một cách thật sự và đúng nghĩa của nó. Tập trung tâm thức đúng là giai đoạn cuối cùng và tinh tế hơn hết và cũng là giai đoạn quan trọng nhất tức là sự luyện tập thiền định để mang lại trí tuệ. Chỉ có trí tuệ mới giúp quán thấy được bản chất đích thực của mọi hiện tượng và nguyên nhân của sự hiện hữu của chính mình.

Kinh sách thường tượng trưng tám sự đúng đắn với tám nan hoa của một chiếc bánh xe làm biểu tượng cho Đạo Pháp. Điều đó chứng tỏ một cách hùng hồn tầm quan trọng của con đường Bát Chánh. Thật ra thì cũng không nên phân tích và tìm hiểu tám sự đúng đắn riêng rẽ với nhau, vì thực tế chúng liên liên kết và hổ tương với nhau thật chặt chẽ để mang lại một cuộc sống tinh khiết, đạo hạnh và tinh tấn.

Vào thời đại của Đức Phật, tín ngưỡng bộc phát rất mạnh tại Ấn độ, nhiều trào lưu tôn giáo và triết học xuất hiện khắp nơi. Kinh Vệ-đà của đạo Bà-la-môn xuất phát vào khoảng thế kỷ thứ XII trước Tây lịch chỉ mang tính cách cầu khẩn và ca tụng thần linh, đã trở nên hoàn toàn lỗi thời. Nhiều bản kinh mới gọi là Upanisad được trước tác thay cho Kinh Vệ-đà và cũng từ đó đã làm phát sinh ra nhiều “tông phái cải tiến”.

Trong bối cảnh phức tạp đó, Đức Phật ngay trong bài thuyết giảng đầu tiên đã nhấn mạnh đến tính cách mới mẻ và duy nhất của Giáo lý do Ngài khám phá ra. Giáo lý của Đức Phật không phải là một loại kinh Vệ-đà cải tiến thuộc phong trào cải cách ồ ạt của đạo Bà-la-môn vào thời bấy giờ. Trong bản kinh Tứ Diệu Đế người ta thấy câu sau đây được nhấn mạnh và lập đi lập lại: “đó là những gì mà trước đây chưa hề có ai thuyết giảng”. Có lẽ đấy là điều mà Đức Phật muốn nhắc nhở những người đương thời hơn là nhắc nhở chúng ta vì ngày nay tính cách độc đáo và duy nhất của tín ngưỡng Phật giáo là những gì đã trở nên thật hiển nhiên trong nền tư tưởng của nhân loại.

Trong bản kinh Tứ Diệu Đế và trong đoạn định nghĩa thế nào là khổ đau có một câu như sau : “Tóm lại, năm thứ cấu hợp của sự bám víu là khổ đau”. Câu này nêu lên năm thành phần cấu hợp của cá thể con người gồm có : thành phần cấu hợp vật chất tức là thân xác và bốn thành phần cấu hợp còn lại thuộc tâm thức. Đây cũng là một cách báo trước một khái niệm thật căn bản trong Đạo Pháp gọi là Ngũ uẩn. Nắm vững được khái niệm này mới có thể hiểu được một khái niệm then chốt và đặc thù khác là khái niệm Vô ngã mà Đức Phật sẽ giảng trong bài Pháp thứ hai.

Sau khi Đấng Thê Tôn giảng xong bài Pháp về Tứ Diệu Đế thì “người đệ tử lớn tuổi nhất là Kiều Trần Như lĩnh hội được ngay và xin Đấng Thế Tôn thụ phong cho mình” (Luật Tạng, I,12). Đấng Thế Tôn và năm đệ tử tiếp tục lưu lại thêm vài ngày trong khu rừng Lộc Uyển, và trong thời gian này các đệ tử cũng xin Đấng Thế Tôn giải thích thêm cho họ một số thắc mắc. Trong lúc nghe giảng thì có hai đệ tử là Sư Ba và Bạt Đề vụt chứng ngộ được Giáo lý bèn xin Đấng Thế Tôn thụ phong cho mình. Sau đó đến lượt hai đệ tử khác là Ma Ha Nam và A Thuyết Thị cũng hiểu được Giáo lý một cách thấu đáo và cũng xin được thụ phong. Thế là năm vị đồng hành trước đây đều chính thức trở thành môn đệ của Đấng Thế Tôn.

Thấy thế, Đấng Thế Tôn bảo họ hãy ngồi xuống để lắng nghe Ngài giảng về một chủ đề vô cùng quan trọng khác, đó là bài giảng về giáo lý “Vô ngã”. Đây là bản kinh thứ hai được Đức Phật thuyết giảng chỉ vài ngày sau bản kinh thứ nhất. Đấng Thế Tôn cất lời với các đệ tử như sau :

“Này các tỳ kheo, hình tướng (thân xác) không phải là cái Ngã (theo định nghĩa thông thường thì cái ‘ngã’ hay’atman’ có thể hiểu như là linh hồn). Nếu như hình tướng đúng thật là cái Ngã, này các tỳ kheo, thì hình tướng đâu phải gánh chịu bệnh tật (thân xác phải gánh chịu bệnh tật và cái ngã thì lại được định nghĩa như một thứ gì bất biến và trường tồn), và đối với thân xác thì người ta có thể bảo rằng : “Đối với tôi thì thân xác của tôi [chỉ có thể] như thế này mà không thể như thế khác được” (nếu thân xác đúng là cái ngã thì nó không thể biến đổi để trở thành khác hơn). Trong khi đó, bởi vì thân xác không phải là cái Ngã [cho nên] thân xác phải gánh chịu bệnh tật (vô thường)và người ta sẽ không thể nào có thể bảo rằng : “Đối với tôi thì thân xác của tôi [chỉ có thể] như thế này mà không thể là như thế khác được”.

“Này các tỳ kheo, giác cảm không phải là cái Ngã. Nếu như giác cảm đúng là cái Ngã, này các tỳ kheo, thì giác cảm đâu có phải gánh chịu bệnh tật (tức là các giác cảm làm phát sinh sự đau đớn, thích thú hay trung hòa), và[như thế] đối với giác cảm người ta sẽ có thể bảo rằng : “Đối với tôi thì giác cảm của tôi [chỉ có thể] như thế này mà không thể như là thế khác được”. Trong khi đó, bởi vì giác cảm không phải là cái Ngã [cho nên] giác cảm phải gánh chịu bệnh tật và người ta sẽ không thể nào có thể bảo rằng : “Đối với tôi thì giác cảm của tôi [chỉ có thể] như thế này mà không thể là như thế khác được”.

“Này các tỳ kheo, sự nhận thức không phải là cái Ngã. Nếu như sự nhận thức, này các tỳ kheo, đúng là cái Ngã thì sự nhận thức đâu có phải gánh chịu bệnh tật (sự lầm lẫn), và [như thế] đối với sự nhận thức người ta sẽ có thể bảo rằng : “Đối với tôi thì sự nhận thức của tôi [chỉ có thể] như thế này mà không thể như thế khác được”. Trong khi đó, bởi vì sự nhận thức không phải là cái Ngã [cho nên] sự nhận thức phải gánh chịu bệnh tật và đối với sự nhận thức thì người ta sẽ không thể nào có thể bảo rằng : “Đối với tôi thì sự nhận thức của tôi [chỉ có thể] như thế này mà không thể là như thế khác được”.

“Này các tỳ kheo, thói quen thường nhật không phải là cái Ngã. Nếu như thói quen thường nhật, này các tỳ kheo, đúng là cái Ngã thì thói quen thường nhật đâu phải gánh chịu mọi thứ bệnh tật (tức là sự bám víu biểu hiện của vô minh và sai lầm), và [như thế] đối với thói quen thường nhật người ta sẽ có thể bảo rằng : “Đối với tôi thì thói quen thường nhật của tôi [chỉ có thể] như thế này mà không thể như thế khác được”. Trong khi đó, bởi vì thói quen thường nhật không phải là cái Ngã [cho nên] thói quen thường nhật phải gánh chịu bệnh tật, và đối với thói quen thường nhật thì người ta sẽ không thể nào có thể bảo rằng : “Đối với tôi thì thói quen thường nhật của tôi [chỉ có thể] như thế này mà không thể là như thế khác được”.

“Này các tỳ kheo, tri thức không phải là cái Ngã. Nếu như tri thức đúng là cái Ngã, này các tỳ kheo, thì tri thức đâu có phải gánh chịu bệnh tật (những sự diễn đạt sai lầm), và [như thế] đối với tri thức người ta sẽ có thể bảo rằng :”Đối với tôi thì tri thức của tôi [chỉ có thể] như thế này mà không thể như thế khác được”. Trong khi đó, bởi vì tri thức không phải là cái Ngã [cho nên] tri thức phải gánh chịu bệnh tật và đối với tri thức người ta sẽ không thể nào có thể bảo rằng : “Đối với tôi thì tri thức của tôi [chỉ có thể] như thế này mà không thể là như thế khác được”.

– Này, các tỳ kheo nghĩ thế nào? Hình tướng trường tồn hay vô thường?
– Bạch Thế tôn, hình tướng là vô thường.
– Nếu một sự vật là vô thường thì nó là những gì khổ đau hay hạnh phúc?
– Bạch Thế tôn, là những gì khổ đau.
– Vậy thì, nếu những gì vô thường là khổ đau, phải gánh chịu sự biến đổi, thì đối với những thứ ấy người ta có thể bảo rằng : “Đấy là cái của tôi, đấy chính là tôi, đấy là cái Ngã của tôi” hay không ?
– Bạch Thế Tôn, nhất định là không.

– Này, các tỳ kheo nghĩ thế nào? Giác cảm trường tồn hay vô thường?
– Bạch Thế Tôn, giác cảm là vô thường.
– Nếu một sự vật là vô thường thì nó là những gì khổ đau hay hạnh phúc?
– Bạch thế tôn, là những gì khổ đau.
– Vậy thì, nếu những gì vô thường là khổ đau, phải gánh chịu sự biến đổi, thì đối với những thứ ấy người ta có thể bảo rằng : “Đấy là cái của tôi, đấy chính là tôi, đấy là cái Ngã của tôi” hay không ?
– Bạch Thế Tôn, nhất định là không.

– Này, các tỳ kheo nghĩ thế nào? Sự nhận thức trường tồn hay vô thường?
– Bạch Thế Tôn, sự nhận thức là vô thường.
– Nếu một sự vật là vô thường thì đấy là khổ đau hay hạnh phúc?
– Bạch Thế Tôn, đấy là khổ đau.
– Vậy thì, nếu những gì vô thường là khổ đau, phải gánh chịu sự biến đổi, thì đối với những thứ ấy người ta có thể bảo rằng : “Đấy là cái của tôi, đấy chính là tôi, đấy là cái Ngã của tôi” hay không ?
– Bạch Thế Tôn, nhất định là không.

– Này, các tỳ kheo nghĩ thế nào? Thói quen thường nhật trường tồn hay vô thường?
– Bạch Thế Tôn, thói quen thường nhật là vô thường.
– Nếu một sự vật là vô thường thì đấy là khổ đau hay hạnh phúc ?
– Bạch Thế Tôn, đấy là khổ đau.
– Vậy thì, nếu những gì vô thường là khổ đau, phải gánh chịu sự biến đổi, thì đối với những thứ ấy người ta có thể bảo rằng : “Đấy là cái của tôi, đấy chính là tôi, đấy là cái Ngã của tôi” hay không ?
– Bạch Thế Tôn, nhất định là không.

– Này, các tỳ kheo nghĩ thế nào? Tri thức trường tồn hay vô thường ?
– Bạch Thế Tôn, tri thức là vô thường.
– Nếu một sự vật là vô thường thì đấy là khổ đau hay hạnh phúc ?
– Bạch Thế Tôn, đấy là khổ đau.
– Vậy thì, nếu những gì vô thường là khổ đau, phải gánh chịu sự biến đổi, thì đối với những thứ ấy người ta có thể bảo rằng : “Đấy là cái của tôi, đấy chính là tôi, đấy là cái Ngã của tôi” hay không ?
– Bạch Thế Tôn, nhất định là không.

“Tóm lại, này các tỳ kheo, đối với bất cứ những gì là thân xác, dù thuộc vào quá khứ, tương lai hay hiện tại, thuộc nội tâm hay bên ngoài, thô thiển hay tinh tế, tầm thường hay tuyệt diệu, cách xa hay bên cạnh, thì phải nhìn chúng đúng như thế bằng cái trí tuệ không sai lầm để tự nhủ rằng : “Đấy không phải là của tôi, tôi không phải là các thứ ấy, chúng không phải là cái Ngã của tôi”.

“Tóm lại, này các tỳ kheo, đối với bất cứ những gì là giác cảm, dù thuộc vào quá khứ, tương lai hay hiện tại, thuộc nội tâm hay ngoại cảnh, thô thiển hay tinh tế, tầm thường hay tuyệt diệu, cách xa hay bên cạnh, thì phải nhìn chúng đúng như thế bằng cái trí tuệ không sai lầm để tự nhủ rằng : “Đấy không phải là của tôi, tôi không phải là các thứ ấy, chúng không phải là cái Ngã của tôi”.

“Tóm lại, này các tỳ kheo, đối với bất cứ gì thuộc vào sự nhận thức, dù thuộc vào quá khứ, tương lai hay hiện tại, nội tâm hay ngoại cảnh, thô thiển hay tinh tế, tầm thường hay tuyệt diệu, cách xa hay bên cạnh, thì phải nhìn chúng đúng như thế bằng cái trí tuệ không sai lầm để tự nhủ rằng : “Đấy không phải là của tôi, tôi không phải là các thứ ấy, chúng không phải là cái Ngã của tôi”.

“Tóm lại, này các tỳ kheo, bất cứ những gì là thói quen thường nhật, dù thuộc vào quá khứ, tương lai hay hiện tại, nội tâm hay ngoại cảnh, thô thiển hay tinh tế, tầm thường hay tuyệt diệu, cách xa hay bên cạnh, thì phải nhìn chúng đúng như thế bằng cái trí tuệ không sai lầm để tự nhủ rằng : “Đấy không phải là của tôi, tôi không phải là các thứ ấy, chúng không phải là cái Ngã của tôi”.

“Tóm lại, này các tỳ kheo, bất cứ những gì là tri thức, dù thuộc vào quá khứ, tương lai hay hiện tại, nội tâm hay ngoại cảnh, thô thiển hay tinh tế, tầm thường hay tuyệt diệu, cách xa hay bên cạnh, thì phải nhìn chúng đúng như thế bằng cái trí tuệ không sai lầm để tự nhủ rằng : “Đấy không phải là của tôi, tôi không phải là các thứ ấy, chúng không phải là cái Ngã của tôi”.

“Này các tỳ kheo, nếu biết nhìn mọi sự vật bằng cách như thế thì một người đệ tử hiểu biết sẽ không còn bám víu vào thân xác, không con bám víu vào giác cảm, không còn bám víu vào sự nhận thức, không còn bám víu vào thói quen thường nhật, không còn bám víu vào tri thức. Khi loại bỏ được chúng thì sẽ không còn tham vọng nữa. Khi nào không còn bám víu nữa thì người đệ tử ấy cũng sẽ tự giải thoát cho mình khỏi mọi dục vọng. Khi đã tự giải thoát khỏi mọi dục vọng thì người đệ tử ấy cũng sẽ chợt nhận ra rằng : “[Thế ra] sự giải thoát cũng chính là như thế đấy !”, và người đệ tử ấy cũng sẽ hiểu được là : “Tất cả mọi sự tái sinh đã bị hủy diệt, chỉ có Con đường Đạo hạnh tinh khiết là tồn tại, những gì phải chấm dứt đã chấm dứt, không còn bất cứ gì lưu lại để chờ đợi được thực hiện, không còn lại gì nữa để mà hình thành”.

Đấng Thế Tôn thuyết giảng như trên đây. Năm vị tỳ kheo đều thỏa dạ và hân hoan đón nhận những lời giáo huấn của Ngài. Hơn thế nữa ngay trong khi mà họ còn đang nghe giảng thì mọi ô nhiễm trong tâm thức đã lần lượt được tẩy uế. Vào thời điểm ấy hiển hiện lên trong thế gian này sáu vị A-la-hán. (Kinh về Giáo lý Vô ngã -Anattalakkhana-sutta, trích từ Luật tạng – Vinaya-Pitaka, ấn bản PTS, 1879-1883, I, 13, cf. S, III, 66, theo bản tiếng Pháp của Môhan Wijayaratna).

Trong bối cảnh hầu hết các tín ngưỡng thời bấy giờ đều chủ trương một cái ngã (atman) hay một cái ta, cái tôi trường tồn và bất biến thì Đức Phật lại thuyết giảng về Vô ngã. Bất cứ một hiện tượng nào dù thuộc lãnh vực vật chất hay tâm thần đều không hề lệ thuộc vào một “sở hữu chủ” hay một thứ “chủ nhân ông nào” cả, điều ấy có nghĩa là không có một “chủ thể” nào trường tồn và bất biến dù là “bên ngoài” hay “bên trong” thân xác và tâm thức đứng ra “làm chủ” để ra lệnh và điều khiển các hiện tượng biến động và đổi thay liên tục từ trong tâm thức cho đến thân xác và ngoại cảnh. Tất cả mọi hiện tượng đều tự lôi kéo nhau mà biến động thuận theo quy luật của nhân duyên và hậu quả.

B. LỜI DẠY SAU CÙNG TRƯỚC KHI NHẬP NIẾT BÀN:

-“Này, A Nan! Ðạo ta nay đã viên mãn. Như lời nguyện xưa, nay ta đã có đủ bốn hạng đệ tử: Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di. Nhiều đệ tử có thể thay ta chuyển xe pháp, và đạo ta cũng đã truyền bá khắp nơi. Bây giờ ta có thể rời các ngươi mà ra đi. Thân hình ta, theo luật vô thường, bây giờ như một cổ xe đã mòn rã. Ta đã mượn nó để chở pháp, nay xe đã vừa mòn mà pháp cũng đã lan khắp nơi, vậy ta còn mến tiếc làm gì cái thân tiều tụy này nữa? A Nan! Trong ba tháng nữa ta sẽ nhập Niết bàn”.

Trong thời gian ba tháng cuối cùng của Ngài, Đức Phật vẫn không nghỉ ngơi, mà vẫn tiếp tục đi truyền đạo. Một hôm, Ngài đi thuyết pháp ngang qua một khu rừng, gặp một người làm nghề đốt than, ông Thuần Ðà, thỉnh Ngài về nhà để thọ trai. Ngài im lặng nhận lời cùng các đệ tử theo ông về. Ðến nhà ông Thuần Ðà dọn ra cúng dường Ngài một bát cháo nấm Chiên đàn, thường gọi là nấm heo rừng, vì giống nấm này rất được giống heo rừng ưa thích.

Thọ trai xong, Phật cùng các đệ tử từ giã ông Thuần Ðà ra đi. Ðược một quãng đường, Ngài giao bình bát cho ông A Nan và truyền treo võng lên, trong rừng cây Ta La (Tàu dịch là cây song thọ, cây có hai nhánh lớn chia ra như hai cái nạn), để Ngài nằm nghỉ. Ngài nằm xuống võng đầu trở về hướng Bắc, mình nghiêng về phía tay phải, mặt xây về hướng mặt trời lặn, hai chân tréo vào nhau.

Phật nói _Kinh Di Giáo__ và những lời phú chúc:_

Lúc bấy giờ các đệ tử của Ngài đều có mặt đông đủ, chỉ trừ ông Ca Diếp vì đi thuyết pháp xa, chưa về kịp. Ngài hội tất cả đệ tử và tín đồ đến quanh Ngài và dặn dò một lần cuối. Ngài phú chúc như sau:

a) Y, bát của Ngài sẽ truyền cho ông Ma Ha Ca Diếp.

b) Các đệ tử phải lấy Giới luật làm Thầy.

c) Ở đầu các Kinh phải nên nêu 4 chữ: “Như thị ngã văn” (Tôi nghe như vầy).

d) Xá lợi của Ngài sẽ chia làm ba phần:

– Một phần cho Thiên cung,
– Một phần cho Long cung,
– Một phần chia cho 8 vị Quốc vương ở Ấn Độ

Sau đây là lời vàng ngọc mà Ngài đã để lại trong giờ phút cuối cùng:

– “Này! Các ngươi phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các ngươi hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khát, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các ngươi !..”.

– “Này! Các ngươi đừng vì dục vọng mà quên lời ta dặn. Mọi vật ở đời không có gì quí giá. Chỉ có chân lý cuả đạo ta là bất di, bất dịch. Hãy tinh tiến lên để giải thoát, hỡi các người rất thân yêu của ta!”.

Sau khi đã dặn dò cặn kẽ xong, Ngài nhập định rồi vào Niết bàn. Lúc bấy giờ nhằm ngày Rằm tháng Hai Âm lịch (theo giáo sử Trung hoa).

Rừng cây Sa-la tuôn hoa xuống phủ lên thân Ngài, trời đất u ám, cây cỏ héo úa, chim chóc im bặt tiếng hót. Vạn vật như chìm lặng trong giây phút nặng nề của sự chia ly.

Các đệ tử tẩn liệm xác Ngài vao trong kim quan và 7 ngày sau, đua kim quan Ngài vào thành Câu thi để tại chùa Thiện Quang và làm lễ trà tỳ (lễ hỏa thiêu).

Tám vị Quốc vương lớn ở Ấn Độ kéo binh hùng tương dũng đến toan tranh dành Xá lợi. Nhưng ông Hương Tích y theo di chúc của Phật, đứng ra điều đình, và nhờ thế việc phân chia Xá lợi đều được ổn thỏa

IV- MỘT NGÀY CỦA ĐỨC PHẬT

“Đức Thế Tôn đã tự giác.
Ngài hoằng dương Giáo Pháp
Để giác ngộ chúng sanh .”
( Majjhima Nikaya)

Đức Phật có thể được xem là vị giáo chủ hoạt động tích cực và nhiệt thành nhất trên thế gian. Ngài luôn luôn bận rộn với công việc đạo pháp trọn ngày, ngoại trừ những lúc cần phải để ý đến vài nhu cầu vật chất. Chương trình hoạt động của Ngài được sắp xếp rất có quy củ và mực thước. Đời sống bên trong là hành thiền, tĩnh tâm và chúng nghiệm hạnh phúc Niết Bàn. Bên ngoài là phục vụ vị tha, nâng đỡ phẩm hạnh của chúng sanh trong khắp thế gian. Chính Ngài tự giác, rồi tận lực cố gắng giác ngộ người khác, dẫn dắt chúng sanh ra khỏi mọi phiền lụy của đời sống.

Hoạt động hằng ngày của Đức Phật chia làm năm giai đoạn: 1. Buổi sáng. 2. Buổi trưa. 3. Canh đầu. 4. Canh giữa. 5. Canh cuối.

Buổi sáng:

Thường ngày, lúc còn tảng sáng sớm, Đức Phật dùng thiên nhãn để quan sát thế gian, xem có ai cần Ngài tế độ. Nếu thấy có người cần hỗ trợ tinh thần thì không đợi thỉnh cầu, Ngài tự ý đến để dẫn dắt người ấy vào chánh đạo. Ngài đi bộ. Nhưng một đôi khi Ngài cũng dùng phép thần thông bay trên không trung. Thông thường, chính Ngài tự ý đi đến những người hư hèn ô nhiễm, như tên cướp sát nhân hung tợn Angulimala và quỷ Dạ Xoa, bạo tàn ác độc. Nhưng cô bé Visakha có tâm đạo nhiệt thành và nhà triệu phú Anathapindika (Cấp Cô Độc) và những bậc thiện trí như Sariputta (Xá Lợi Phất) và Moggallana (Mục Kiền Liên) thì tìm đến thọ giáo để được Ngài dẫn dắt.

Trong khi tế độ thế gian, nếu không có ai thỉnh về trai tăng, Đức Phật – người mà các bậc vua chúa đều tôn sùng kính nể và khấu đầu đảnh lễ mỗi khi đến trước mặt – đi trì bình khất thực trên các nẻo đường, khi thì một mình, lúc thì với chúng Tăng. Im lặng đứng trước cửa từng nhà, không thốt ra một lời, Ngài thọ lãnh vật thực nào mà tâm trong sạch bố thí của thiện tín hoan hỷ sớt vào bát, rồi trở về chùa. Cho đến năm tám mươi tuổi, mặc dầu đau ốm bất thường, Ngài vẫn đi trì bình trong thành Vesali.

Đức Phật thọ thực trước ngọ. Sau đó chư vị tỳ kheo hợp lại nghe Ngài thuyết một bài Pháp ngắn. Sau thời Pháp, Đức Phật ban lễ quy y Tam Bảo, truyền Ngũ Giới, và nếu có vị nào đạt đến trình độ tinh thần đầy đủ, Ngài chỉ dẫn vào Thánh Đạo, Con Đường Giải Thoát. Một vài vị đến gần để xin đề mục hành thiền thích hợp theo tâm tánh mình. Nếu có lời thỉnh nguyện, đôi khi Ngài cũng ban hành lễ xuất gia.

Buổi trưa:

Sau khi giảng dạy hoặc kêu gọi chư vị đệ tử, Đức Phật lui về tịnh thất. Nếu muốn, Ngài nằm nghiêng mình bên mặt và định thần một lát. Lúc dậy, Ngài nhập Đại Bi Định (Maha Karuna Samapatti) và dùng Phật nhãn [1] quan sát thế gian, nhất là các vị tỳ khưu đã đi vào rừng sâu hành thiền nơi vắng vẻ và các vị đệ tử khác ở xa, để hướng dẫn và khuyên dạy. Nếu có một vị ở xa cần được hỗ trợ, Ngài dùng thần thông bay đến nơi để tế độ rồi trở về tịnh thất.

Vào buổi chiều, thiện tín kéo đến nghe Pháp. Do Phật nhãn, Ngài nhìn vào khuynh hướng tâm tánh của từng người trong cử tọa để thuyết Pháp độ một giờ. Mỗi người nghe, dầu tâm tánh và tình cảm hoàn toàn khác nhau, đều có cảm tưởng rằng bài Pháp của Đức Phật đặc biệt hướng về mình. Đó là phương pháp giảng dạy của Đức Phật. Ngài thường dùng những thí dụ, những hình ảnh hay những ngụ ngôn có liên quan đến đời sống hằng ngày trong nhà để giải thích giáo lý, và Ngài nhắm vào tri thức hơn là tình cảm.

Đối với người thuộc hạng trung bình, Đức Phật bắt đầu giảng về hạnh bố thí, giới luật và hạnh phúc ở các cảnh Trời. Đối với người tiến bộ hơn, Ngài đề cập đến những nguy hại của thú vui vật chất và hạnh phúc của sự từ khước, buông xả, thoát ly. Với các vị đạt đến trình độ cao thượng, Ngài giảng về pháp Tứ Diệu Đế.

Trong một vài trường hợp hiếm hoi – như trường hợp Angulimala và bà Khema – Đức Phật dùng oai lực thần thông để ảnh hưởng đến tâm người nghe.

Giáo Pháp Cao Siêu của Đức Phật gợi nguồn cảm hứng cho cả lớp đại chúng lẫn hàng trí thức. Một thi sĩ Phật tử có hát lên những lời tán tụng như sau:

“Đem phỉ lạc đến bậc thiện trí, tạo kiến thức cho hạng trung bình, và đánh tan đêm tối của người ngu muội, đây quả thật là ngôn ngữ của tất cả mọi người.” [2]

Cả hai lớp người, giàu và nghèo, cao sang và thấp kém, đều từ bỏ đức tin cũ của mình để hướng về Thông Điệp Hòa Bình của Đức Phật. Nền đạo pháp (Sasana) sơ sanh bắt đầu với năm vị đạo sĩ như hạt nhân của tế bào, sớm sinh sôi nẩy nở, mở rộng đến hàng triệu người, và một cách êm thắm, ôn hòa, khắp miền Trung Ấn Độ.

Canh Đầu:

Từ sáu giờ đến mười giờ đêm là khoảng Đức Phật dành riêng để các vị tỳ kheo được tự do thỉnh cầu Ngài rọi sáng những hoài nghi của mình, hỏi về những điểm phức tạp trong Giáo Pháp, xin đề mục hành thiền, và lắng nghe thuyết giảng.

Canh Giữa:

Từ mười giờ đến hai giờ khuya, chư Thiên và chư Phạm Thiên là những chúng sanh mà mắt người không thể trông thấy, từ các cảnh Trời, đến hầu Phật và hỏi Ngài về Giáo Pháp. Trong kinh sách có một đoạn, thường được nhắc đi lặp lại như sau: “Lúc bấy giờ đêm đã khuya, một vị Trời có hào quang rực rỡ đến gần Đức Phật, cung kính đảnh lễ và đứng lại một bên”. Nhiều bài kinh và nhiều lời vấn đáp được ghi lại trong bộ Samyutta Nikaya (Tạp A Hàm).

Canh Cuối:

Canh cuối cùng trong đêm, từ hai giờ khuya đến sáu giờ sáng, được chia làm bốn phần. Trong phần đầu, từ hai đến ba giờ, Đức Phật đi kinh hành (cankamana). Từ ba đến bốn giờ, Ngài nằm định thần, nghiêng về phía tay mặt. Từ bốn đến năm giờ, Ngài nhập Đại Bi Định (Maha Karunasamapatti), và rải tâm Từ đến khắp nơi, làm êm dịu tâm trí tất cả chúng sanh. Sau đó Ngài quan sát thế gian bằng Phật nhãn xem coi có thể tế độ ai. Những người đạo hạnh và những người cần đến, dầu ở cách xa thế nào Ngài cũng nhận ra và, mở lòng bi mẫn, tự ý đến với họ để đem lại sự hỗ trợ cần thiết.

Như vậy, trọn cả ngày, Đức Phật luôn luôn bận rộn với nhiệm vụ đạo đức. Ngài chỉ ngủ một giờ đồng hồ. Trong hai giờ tròn, buổi sáng và lúc bình minh, Ngài đượm nhuần toàn thể thế gian với tâm Từ vô lượng và đem hạnh phúc đến cho hàng vạn ức chúng sanh. Tự nguyện sống đời nghèo nàn, đi trì bình khất thực mà không làm phiền đến ai, rày đây mai đó; tám tháng trời liền trong năm để hoằng khai Diệu Pháp. Ngài không ngừng gia công để đem lại điều tốt đẹp và hạnh phúc cho tất cả, chí đến ngày nhập diệt, vào năm tám mươi tuổi thọ.

V. TÌNH THƯƠNG CỦA ĐỨC PHẬT ĐỐI VỚI MUÔN LOÀI:

Đặc tính thứ nhất của loại tình thương cao cả này là nhẫn nhục. Kinh Tipitaka ghi lại chẳng một tình tiết nào chứng tỏ Đức Phật là không nhẫn nhục.

Ngay cả khi bị phỉ báng, Ngài vẫn điềm tĩnh. Mọi hành vi của Ngài đều biểu lộ một sự điềm tĩnh, một sự nhẫn nhục vững chãi. Khi Asurinda nguyền rủa và phỉ báng Đức Phật, Ngài bình tĩnh trả lời:

Người chửi rủa, kẻ lăng mạ mình, cả hai đều xấu. Tự chế không trả đũa lại mới là thắng được một cuộc chiến cam go. Nếu ai biết người khác giận mình mà chính mình không nổi giận lên, thì như thế mới làm điều tốt cho nhau. Một người phải là kẻ chữa bệnh vừa cho chính mình vừa cho người khác (Samyutta Nikaya, Chương 7, Kinh số 3).

Vì Ngài luôn nhẫn nhục, nên Ngài không giận dữ. Ngay cả khi người em họ Devadatta cố giết Ngài, Đức Phật cũng tỏ thái độ khoan dung và độ lượng.

Đức Phật có nhân từ không?

Một lần nữa, chẳng có một dấu vết cỏn con nào cho thấy Đức Phật có tâm gì khác ngoài tâm từ bi và hỉ xả. Ngài hành xử như thế không phải chỉ đối với ai chấp nhận lời dạy của Ngài mà còn cả với những người theo tín ngưỡng khác, không chỉ với người tốt mà còn cả với người xấu, không chỉ với con người mà còn cả với muôn loài khác. Ngài bảo rằng:

Đừng làm điều gì không tử tế khiến cho hiền nhân lên án và ta phải tự nhủ rằng “ *Sao cho mọi sinh vật đều an ổn và hạnh phúc.
Dù sinh vật đó là gì, đang di động hay đứng yên, cao trung bình hay thấp, lớn hay nhỏ, thấy hay không thấy, sống ở xa hay gần, đã ra đời hay chưa sinh ra, mong rằng tất cả đều có hạnh phúc*”. Không được hại hay khinh miệt kẻ khác dù bất cứ lý do gì.

Đừng mong cho kẻ khác đau đớn vì mình giận dữ hoặc ganh tỵ. Giống như một người mẹ bảo vệ đứa con độc nhất của mình dù nguy hiểm ngay đến cả bản thân mình, ngay cả trong trường hợp như thế, hãy phát huy tình thương bao la hướng đến mọi chúng sinh trên thế giới (Kinh Nipata, Câu thứ 145-149).

Đức Phật có ganh tỵ với các tín ngưỡng khác không?

Ngài quả thực không.

Có một người tên là Upali theo đạo Jain được Đức Phật thuyết Pháp, và sau đó quyết định muốn trở thành Phật tử. Đức Phật không hân hoan mà cũng không bận tâm “cải đạo” Upali. Ngược lại, Ngài đã khuyên răn người đó hãy suy nghĩ thận trọng trước khi quyết định một việc quan trọng như vậy:

“Này Upali, hãy nghiên cứu cho thật kỹ lưỡng trước đã. Nghiên cứu kỹ lưỡng thì tốt cho một người nổi tiếng như ngươi” (Majjhima Nikaya, Kinh số 56).

Thế rồi, Đức Phật khuyên Upali cứ giữ việc cúng tế đối với đạo Jain. Ngài khuyên như thế vì Ngài có thể thấy được điều tốt trong mọi tôn giáo khác và bởi vì Ngài không đố kỵ và ganh ghét.

Vacchogatta thưa với Phật rằng “Tôi nghe nói rằng Ngài dạy chỉ bố thí cho một mình Ngài, không cho các vị thầy khác, không cho các môn đệ của Ngài, không cho các môn đệ của tôn giáo khác.

” Ngài bèn đáp, “Những ai nói điều này là không kể lại đúng lời của Như Lai , họ diễn sai ý của Như Lai và nói dối”. Thực ra, bất cứ ai cản ngăn người khác bố thí là đã ngăn cản ba cách.

Họ ngăn cản người bố thí làm việc thiện, họ ngăn cản người nhận không được giúp đỡ, và họ tự ngăn cản mình qua chính sự bần tiện của mình.” (Anguttara Nikaya, Chương số 3, Kinh số 57).

Thái độ của Đức Phật đối với chiến tranh

Thái độ đối với chiến tranh của Đức Phật là gì?

Chẵng hề có một ví dụ nào về Đức Phật tán dương chiến tranh, khuyến khích chiến tranh, hay tự gây chiến tranh. Ngược lại, Ngài được mô tả theo chủ trương sống trong hoà bình và hoà hợp. Và được mô tả như sau:

Ngài là một nhà hoà giải những ai đang xích mích và cổ vũ những ai đang đoàn kết, hoan hỉ yêu thích vui thú trong hoà bình, Ngài là người đề cao hòa bình (Digha Nikaya, Kinh số1).

Ngài là một gương mẫu về con người hoà bình.

Từ bỏ giết chóc. Thầy tăng Cồ Đàm sống không sát sinh, chẵng có gậy gộc gươm đao, Ngài sống với chăm lo, tình thương, và đồng cảm với người khác (Digha Nikaya, Kinh số 1).

Đức Phật không chỉ hài lòng với chuyện tuyên dương hoà bình hay tự làm cho mình an lạc. Ngài còn tích cực đẩy mạnh hoà bình bằng cách nỗ lực ngăn chặn chiến tranh.

Khi các bà con thân thích của Ngài sắp bước vào cuộc chiến tranh vì tranh chấp gìòng nước sông Rohini, Đức Phật đã không đứng về phe nào, không động viên phe nào, không tư vấn chiến thuật cho phe nào,.

Thay vào đó, Ngài đứng giữa hai phe và nói “Máu hay nước, cái gì quý hơn?” Những người chiến binh bèn trả lời , “Thưa Ngài, máu quý hơn”.

Thế rồi Đức Phật bảo “Thế thì đổ máu vì nước có đúng không?” Cả hai phe vội buông vũ khí và hoà bình được vãn hồi (Dhammapada Atthakata, sách số l5,l).

Đức Phật gạt hận thù sang một bên và tâm Ngài chứa đầy yêu thương và trắc ẩn, vì thế, đối với Ngài, tán đồng chiến tranh là điều không thể chấp nhận được.

Tóm lại, Đức Phật không diêm dúa, không khoác lác, tự mãn, kiêu căng, Ngài không bao giờ khiếm nhã hay tự tư tự lợi; Ngài cũng không dễ nổi giận, khích bác và không giữ lại hồ sơ những điều sai quấy đã làm với Ngài; cũng như chủ trương chiến tranh . Từ ngày Ngài giác ngộ, mọi ý nghĩ, lời nói và việc làm của Ngài là một biểu hiện sự toàn diện của Chân-Thiện_Mỹ, của *Từ _ Bi _ Hỉ _ Xả của bậc Đế Vương của trí tuệ “toàn giác, vắng lặng và thanh tịnh”.

Như một trong những người cùng thời với Ngài đã nói: Tôi từng nghe nói như thế này, “Tôn trọng tình thương là thực sự cao cả”, và Ngài là bằng chứng của điều này bởi vì chúng ta luôn luôn thấy Ngài tôn trọng tình thương (Majjhima Nikaya, Kinh số 55).

VI- MƯỜI TÔN HIỆU CỦA ĐỨC PHẬT:

1) Như Lai, 2) Ứng Cúng, 3) Chánh Biến Tri, 4) Minh Hạnh Túc, 5) Thiện Thệ 6) Thế Gian Giải, 7) Vô Thượng Sĩ, 8) Ðiều Ngự Trượng Phu, 9) Thiên Nhân Sư, 10) Phật, 11) Thế Tôn.

1- Như Lai:

Bậc an nhiên tự tại. Tánh của pháp thân. Thể không động gọi là Như, đến là Lai. Bi, Trí, Dũng hiện ra trong tánh diệu. Hiện ra 32 ứng thân vào các quốc độ để cứu độ chúng sinh.

2- Ứng Cúng:

Bực đáng được hưởng sự cúng dường. Bậc Nhị thừa là hàng Thanh Văn (A La Hán) và Duyên Giác (Bích Chi Phật) đã dứt được kiến hoặc và tư hoặc cho nên chỉ được trời và người cúng dường mà thôi. Đức Phật được đến chín cõi cúng dường vì ngài đã được tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.

3- Chánh Biến Tri:

Chánh- Trung đạo, dung hoà, không thái quá. Biến- Bao gồm tất cả mọi nơi . Tri- Sự hiểu biết. Chánh biến tri- Bậc thấu rõ tất cả các pháp, có chánh trí, biết hết tất cả.

4- Minh Hạnh Túc:

Minh-Sáng, thấu suốt. Hạnh- Đức hạnh. Túc-Đầy đủ, hạnh mãn, quả tròn. Minh Hạnh Túc là bậc có đầy đủ trí huệ và đức hạnh.
Là người có đầy đủ phúc tuệ, đầy đủ tam minh (Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh) và ngũ hạnh (Thánh Hạnh, Phạm Hạnh, Thiên Hạnh, Anh Nhi Hạnh, Bệnh Hạnh) nên được gọi là Minh Hạnh Túc.

5- Thiện Thệ:

Thiện-khéo, lành. Thệ- Đi không trở lại. Thiện thệ là bậc đã phá hết ba cõi kiến và tư hoặc, đã khéo qua, tuy thân còn ở trong đời mà tâm đã ra khỏi ba cõi, tâm luôn luôn giác, không bị cảnh trần làm ô nhiễm..

6- Thế Gian Giải:

Thế gian – Cõi đời, cõi chúng ta đang sống là dục giới. Hữu lậu là còn sinh tử luân hồi. Vô lậu là xuất thế gian. giải là chia gỡ ra, hiểu rõ, giảng rõ. Thế gian giải là bậc có thể hiểu rõ các lý và sự của các bậc hữu tình và vô tình trong thế gian. Trí của Phật đâu chẳng hiểu rõ sáng suốt.

7 – Vô Thượng Sĩ:

Trong tất cả các pháp thì Niết Bàn là Vô Thượng, trong loài người thì Đức Phật là Vô Thượng, trong các thành quả thì Chính Giác là Vô Thượng. Chúng sinh trong chín cõi đều không so sánh được với Đức Phật, nên Ngài có tôn hiệu là Vô Thượng Sĩ, nghĩa là người đã lên đến cao vô thượng.

8 – Điều Ngự Trượng Phu:

Đức Phật là Đấng đại trượng phu có khả năng điều phục, chế ngự mọi ma chướng trong khi tu hành chính đạo. Điều Ngự Trượng Phu còn một nghĩa khác nữa là Đức Phật có khả năng điều phục những người hiền và ngự phục những kẻ ác theo về chính đạo.

9 – Thiên Nhân Sư:

Bậc thầy của hàng trời, người. Tối hậu thân ở cõi trời Đâu xuất, xuống nhân gian để hoá độ.

10 – Phật:

Bậc toàn giác, đã giác ngộ hoàn toàn.

11 – Thế Tôn:

Bậc cao hơn hết trong cõi thế, được tất cả các cõi và chúng sinh tôn kính.

Ngoài ra, Đức Phật còn được biết với một số tôn hiệu khác như: Tỳ Lô Giá Na: Phật giáo Mật Tông gọi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là “Tỳ Lô Giá Na”, dịch ý nghĩa là “Đại Nhật Như Lai”. Theo tiếng Phạn, “Tỳ Lô Giá Na” là tên gọi khác của Mặt Trời. Dùng danh hiệu “Tỳ Lô Giá Na” có nghĩa coi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Mặt Trời hồng không bao giờ tắt; tuệ giác của Đức Phật như Mặt Trời soi sáng khắp thế gian, xóa tan đêm tối vô minh.

Bạc Già Phạm, nghĩa là người đã chiến thắng sự chế ngự của bản ngã; Tam Giới Tôn, nghĩa là người đã giác ngộ, đã giải thoát khỏi tam giới là Dục giới, Sắc giới và Vô Sắc giới; Toàn Giác, nghĩa là người đã giác ngộ hoàn toàn; Đạo Sư, nghĩa là người thầy dẫn chúng sinh đến sự giải thoát, v.v…

(Hiền Lê )

Tài liệu tham khảo:

1. Đức Phật và Phật Pháp (HT Narada, 1980)
2. Bài giảng của cố HT Tuyên Hóa trong Kinh Địa Tạng.
3. Bài giảng của HT THích Thanh Từ
4. Bài giảng của Thế Chí Đại (University of California, Berkeley, USA)
5. Bài viết của HT Thích Thiện Hoa
6. Bài viết của Hoang Phong
7. Và một số trang web Phật học khác…

————————————————————————————
Phụ chú ():

1 Đại Thiên Thế Giới = 1000 Trung Thiên Thế Giới = 1,000,000,000 Thái Dương Hệ có sự sống. Cõi Ta Bà là phạm vi giáo hoá của Hóa Thân Phật của Đức Phật Thích Ca. Cõi Ta Bà bao gồm 1000 Đại Thiên Thế Giới = 1,000,000,000,000 = 1000 tỷ Thái Dương Hệ có sự sống. Do sự rộng lớn của cõi Ta Bà nên trong các Kinh Đại Thừa có nói là chúng sanh ở trên thế giới này (Thái Dương Hệ mà chúng ta đang ở) thấy Đức Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn nhưng chúng sanh ở trong các thế giới khác (các Thái Dương Hệ khác) thì hoặc thấy Đức Phật Thích Ca mới vừa đản sanh, hoặc thấy Đức Phật Thích Ca mới vừa xuất gia, hoặc thấy Đức Phật Thích Ca đang tu khổ hạnh,hoặc thấy Đức Phật Thích Ca mới vừa thành đạo, hoặc thấy Đức Phật Thích Ca mới vừa hiện thành Phật, hoặc thấy Đức Phật Thích Ca mới vừa Sơ Chuyển Pháp Luân v.v vô số sự sai biệt như thế. Vì thế, khi nói Đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn (quả đất này) không có nghĩa là tất cả Hóa Thân của Đức Phật Thích Ca trong cõi Đại Thiên Thế Giới đều nhập Niết Bàn cả.

NAM MÔ TA BÀ GIÁO CHỦ ĐIỀU NGỰ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.

Lời trái tim nói : Đọc và Cảm

2015 - 1

Hồi nhỏ thằng nhỏ vốn chơi dại
Bị que đâm…một bên mắt bị mù
Mẹ nó nghèo tìm khắp nơi chạy chữa
Lấy mắt mình thay vào mắt con thơ

Lên lớp 6 nó qua tuổi mộng mơ
Nghe bạn bè nó bất ngờ xa cách
Vì mẹ xấu nên con trai mất mặt
Mắt đã mù lại gầy quắt thế kia

Theo thời gian tình cảm cứ chia lìa
Khiến mẹ nó phải đầm đìa nước mắt
Nhưng thân gầy vẫn từng đêm cóp nhặt
Gạo từng nhà đóng tiền học cho con

Bao nhiêu năm bà vẫn ngậm bồ hòn
Hôm tiễn biệt nhìn người con xa khuất
Bay đến” SING” hết song rồi đến” NHẬT”
Trong thâm tâm bà nghĩ mất con rồi…

Tám năm trời vất vả đổ mồ hôi
Bà giành dụm đủ tiền rồi cơ đấy
Ra nước ngoài chỉ mong một lần thấy
Người con khờ của năm ấy yên vui

Đớn đau thay bà lại phải ngậm ngùi
Ẵm cháu trai trong niềm vui rặng rỡ
Thì bỗng dưng người con trai cùng vợ
Nỡ vô tình trách quở nói ” BÀ ĐIÊN ”

Nước mắt rơi trên đôi mắt mẹ hiền
Người con kia rút đồng tiền trong ví
Bà đi đi kẻo người ta dị nghị
Thôi lần sau đừng đến nữa làm gì…

Ứa nghẹn ngào mắt lệ bước ra đi
Hai năm sau ốm đau thì bà mất
Nghĩ đến con tim gan mà ứa mật
Cảnh cút côi bà đã khuất mây trời

Mấy hôm sau người con trở về rồi
Nhận công tác, khảo sát nơi gần đó
Khẽ vô tình bước qia nơi thuở nhỏ
Hỏi xóm giềng bà đó sống ra sao

Vừa kể… hàng xóm vừa nghẹn ngào
À bà ấy… thì biết bao người thích
Chồng bỏ đi nên sống trong bi kịch
Nuôi con khờ bà nặng trĩu đôi vai

Bà ấy thì… có một đứa con trai
Vì nghịch dại người con trai chột mắt
Quá thương con lòng bà đau quạnh thắt
Lấy mắt mình thay cho mắt con khờ…

Nghe đến đây người cậu ấy cứng đơ
Hỏi gấp hơn… người giờ ở đâu đấy ?
Hàng xóm kia sót xa trả lời vậy
Bà ấy ư ? Mất được mấy hôm rồi !

Người con trai khóc nức nở bồi hồi
Chạy thật nhanh về cái nơi thuở nhỏ
Ôm hình mẹ… khóc bên bàn thờ gỗ
Mẹ…mẹ ơi !!! Con trai biết lỗi rồi…!(st)

P/S : Đừng để lời xin lỗi muộn màng !
·

Thơ : Con Đường Phượng Tím – Miên Thụy

 Hàng năm sau tết là Tịnh Xá Lộc Uyển tổ chức từ thiện và hành hương các danh lam thắng cảnh Dalat, khi đến Tinh Xá  Ngọc Đức nhin thấy cây hoa màu tim được cho biết là hoa phượng tím . Đà Lạt không chỉ nổi tiếng với các loài hoa  mà còn có hoa phượng tím hàng năm nở hoa từ cuối đông và kéo dài đến tháng 3, tháng 5.

puhuong-tim4

phuong-tim3 Cây phượng tím  bên hiên Tịnh Xá Ngọc Đức

Nhìn  hoa phượng tím nhớ đến bài thơ “Con Đường Phượng Tím – Miên Thụy” hẳn sẽ không quên mùa hoa phượng tím. Vào tháng 3, tháng 5 hằng năm chính là lúc hoa phượng tím “lnở rộ”. Phượng tím luôn làm ngất ngây người dân và du khách mỗi dịp tết đến xuân về. Ở Đà Lạt, hoa phượng tím được trồng nhiều quanh bờ hồ Xuân Hương, đường vào chợ Đà Lạt, đường Lê Thị Hồng Gấm, đường Bùi Thị Xuân, những con đường khu trung tâm và ven Thành phố.

 Bài thơ : Con Đường Phượng Tím

Con đường phượng tím chiều nay đổ
Bóng lá che nghiêng một góc đời
Nghe trong cõi nhớ niềm xa xót
Chợt thoáng hiện về dấu yêu ơi!

Con đường phượng tím muà hạ đỏ
Nhắc nhở trong em kỷ niệm sầu
Phượng tím có là hoa phượng nhớ
Khung trời một dạo luyến lưu nhau!

Con đường phượng tím chiều nay khóc
Thương lối năm xưa dáng nhỏ gầy
Thương những cuộc tình màu tang tóc
Chinh chiến qua rồi vẫn chưa phai!

Con đường phượng tím hàng cây vắng
Tình yêu như thuở mới vào đời
Xin cho được trọn lần sau cuối
Phượng tím còn hồng nét đôi mươi!

Hình ảnh đã đăng

Hình ảnh đã đăng

Oán hận người khác thực ra là đang cầm tù chính bản thân mình

Khi oán giận ai đó, nội tâm của bạn chính là đã tạo ra một “căn phòng đen tối”, nó khóa kín tâm hồn bạn, khiến bạn mất đi sức sống và không cách nào thoát ra được, trừ khi có một sự thay đổi…

Oán hận người khác thực ra là đang cầm tù chính bản thân mình

Có một cô gái trẻ tuổi luôn mơ thấy một giấc mơ kỳ lạ. Trong tất cả các giấc mơ của cô đều có chung một cảnh tượng. Đó là, rất nhiều người bị nhốt trong một căn phòng đen tối. Trên cửa phòng có một khóa sắt đã bị gỉ. Mọi người đều ở trong căn phòng cầu xin.

Sau mỗi lần tỉnh giấc, cô gái đều cảm thấy trong lòng vừa bồn chồn sợ hãi vừa buồn bực. Ít lâu sau, cô gái bị mắc bệnh, trong lòng luôn thấy hồi hộp, tức ngực và dễ cáu giận.

Thời gian sau, cô gái nghe nói có một vị hòa thượng ở địa phương khác rất giỏi về trị liệu những căn bệnh kỳ lạ và phức tạp. Thế là cô liền trèo đèo lội suối đi tìm vị hòa thượng để cầu cứu.

Khi cô gái gặp được vị hòa thượng, cô kể lại những giấc mơ kỳ lạ và căn bệnh mà cô mắc phải cho vị hòa thượng nghe.

Vị hòa thượng liền nói: “Bệnh này của con quả thực không khó chữa. Ta cho con một chiếc chìa khóa vàng, con hãy đeo ở trước ngực của mình. Hãy nhớ kỹ, khi nào nằm mơ thấy giấc mơ kỳ lạ kia, con hãy dùng chiếc chìa khóa này mở khóa cửa của căn phòng đó ra để những người ở bên trong đó được ra ngoài. Chỉ cần như vậy, bệnh của con cũng sẽ lập tức khỏi ngay”.

Cô gái vui mừng nhận chiếc chìa khóa và nói: “Con xin tạ ơn hòa thượng!”

Sau khi cầm chiếc chìa khóa ra về, cô gái luôn đeo nó bên mình như lời vị hòa thượng căn dặn. Quả nhiên, chỉ ít ngày sau, cô lại nằm mơ thấy giấc mơ kỳ lạ kia. Lần này, cô gái tiến lại sát căn phòng và nhìn. Cô phát hiện ra, trong căn phòng tối tăm ấy, đều là những người mà cô căm ghét. Có người phụ nữ đã từng mắng nhiếc cô rất thậm tệ. Còn có mấy người hàng xóm đã từng bắt nạt, ức hiếp cô. Ở góc bên phải của căn phòng là mấy người bạn đã từng đẩy cô xuống rãnh nước bẩn khi cô còn nhỏ khiến cô suýt chết đuối.

Đột nhiên cô nhìn thấy một chú chó bị què chân và cô thắc mắc: “Tại sao lại có một con chó bị què chân ở đây?” Rồi cô nhớ lại, đó là chú chó hung dữ luôn xuất hiện trên con đường cô đến trường khiến cô sợ hãi. Tất cả những người trong căn phòng tối tăm kia đều là những người từng làm hại cô, làm tổn thương cô. Thế là cô nảy ra ý nghĩ: “Mình sẽ không mở cửa cho những người này. Họ đáng phải chịu tội!” 

Trong khi những người bị nhốt trong căn phòng tối tăm kia vẫn không ngừng cất tiếng van xin cầu cứu thì cô gái lại thu hồi chiếc chìa khóa của mình với vẻ ung dung tự đắc.

Oán hận người khác thực ra là đang cầm tù chính bản thân mình

 

Thả tự do cho những người trong căn phòng tối tăm kia, cũng chính là thả tự do cho chính bản thân mình. (Ảnh: Internet)

Nửa năm trôi qua, bệnh tình của cô gái càng lúc càng trầm trọng hơn. Cô gái lại đi đến chỗ vị hòa thượng để cầu xin sự giúp đỡ. Vị hòa thượng nói: “Chỉ còn một cơ hội cuối cùng này mà con không tận dụng thì chiếc chìa khóa vàng cũng không thể cứu được con nữa đâu. Nếu đêm nay con mơ thấy giấc mơ kia thì hãy đem chiếc chìa khóa này mở cái khóa kia ra trước khi nó bị gỉ không thể mở ra được thì bệnh tình của con sẽ khỏi. Bằng không thì bệnh của con sẽ vô phương cứu chữa!”

Nghe xong lời căn dặn của vị hòa thượng, cô gái hạ quyết tâm thực hiện bằng được.

Quả nhiên, ngay đêm hôm đó cô gái lại mơ thấy căn phòng tối và những người bị nhốt ở bên trong đang cầu cứu. Cô nhanh chóng mang chiếc chìa khóa vàng của mình đến để mở chiếc khóa kia ra.

Khi cánh cửa vừa mở ra, tất cả những người bên trong đều chen lấn đi ra ngoài. Cô gái chợt nhìn thấy một người ở trong góc cùng của căn phòng. Càng đi lại gần, cô mới nhận ra người ở trong góc cùng kia chính là mình, gầy yếu và đáng thương. Ngay khi cô vừa từ góc trong cùng của căn phòng bước ra khỏi cửa thì căn phòng đổ sập xuống, ánh nắng mặt trời chiếu rọi khiến cô gái bừng tỉnh, toàn thân cô vã mồ hôi…

Lúc này, giọng nói vang vọng truyền đến tai cô: “Cầm tù người khác cũng chính là cầm tù bản thân mình. Khóa chặt quá khứ lại cũng chính là làm gỉ máu trái tim mình. Oán hận và phiền não chất chồng sẽ thành một căn phòng đen tối. Mở được cánh cửa trái tim sẽ khiến ánh mặt trời chiếu rọi”.

Sau ngày hôm đó, bệnh tình của cô gái cũng khỏi hẳn. Hơn nữa, sắc mặt của cô cũng trở nên hồng hào rạng rỡ, đôi mắt tươi vui vô cùng xinh đẹp.

Trong nội tâm của bạn có “căn phòng đen tối” đó hay không? Trong “căn phòng đen tối” đó có người mà bạn căm hận hay không? Nếu như trong tay bạn có chiếc chìa khóa vàng kia, bạn có nguyện ý mở khóa để thả mọi người ra không? Thả tự do cho những người trong căn phòng tối tăm kia, cũng chính là thả tự do cho chính bản thân mình đấy!

Theo Daikynguyenvn

Những lời chúc 8-3 hay nhất – Thiệp 8-3 đẹp ý nghĩa ngày quốc tế phụ nữ

Chỉ còn vài ngày nữa là tới 8-3 rồi, nên nhớ rằng ngày này không chỉ dành cho người yêu mà dành cho 1 nửa của thế giới đặc biệt là mẹ – người đã sinh ra và nuôi nấng chúng ta nên người.
Ngoài những món quà ý nghĩa các bạn cũng có thể kèm thêm hoặc tặng những lời chúc ý nghĩa qua tin nhăn điện thoại, facebook, zalo bằng những hình ảnh sau.

Thiệp chúc mừng ngày 8-3 đẹp đơn giản mà ý nghĩa:

 Thiệp 8-3 đẹp ý nghĩa ngày quốc tế phụ nữ
Thiệp chúc mừng ngày 8-3 đẹp đơn giản mà ý nghĩa

 Thiệp 8-3 đẹp ý nghĩa ngày quốc tế phụ nữ

 Thiệp 8-3 đẹp ý nghĩa ngày quốc tế phụ nữ
Lời chúc hay nhất dành cho mẹ nhân ngày 8-3
 Thiệp 8-3 đẹp ý nghĩa ngày quốc tế phụ nữ
Happy women’s day 8-3
 Thiệp 8-3 đẹp ý nghĩa ngày quốc tế phụ nữ
Happy women’s day 8-3
 Thiệp 8-3 đẹp ý nghĩa ngày quốc tế phụ nữ
Happy women’s day 8-3

 Thiệp 8-3 đẹp ý nghĩa ngày quốc tế phụ nữ

 Thiệp 8-3 đẹp ý nghĩa ngày quốc tế phụ nữ

Chúc mừng ngày quốc tế phụ nữ 8/3

  Thiệp 8-3 đẹp ý nghĩa ngày quốc tế phụ nữ

Hình ảnh ngộ nghĩnh tặng bạn gái

  Thiệp 8-3 đẹp ý nghĩa ngày quốc tế phụ nữ

 Thiệp 8-3 đẹp ý nghĩa ngày quốc tế phụ nữ

Chúc mừng ngày quốc tế phụ nữ

 Thiệp 8-3 đẹp ý nghĩa ngày quốc tế phụ nữ

Lời chúc của cánh đàn ông tới phụ nữ

 Thiệp 8-3 đẹp ý nghĩa ngày quốc tế phụ nữ

Lời chúc mừng ngày 8-3 bằng tiếng Anh

 Thiệp 8-3 đẹp ý nghĩa ngày quốc tế phụ nữ

Chúc mừng ngày 8-3 dành cho mẹ

 Thiệp 8-3 đẹp ý nghĩa ngày quốc tế phụ nữ

 Thiệp 8-3 đẹp ý nghĩa ngày quốc tế phụ nữ

Chúc mừng ngày quốc tế phụ nữ

 Thiệp 8-3 đẹp ý nghĩa ngày quốc tế phụ nữ

 Thiệp 8-3 đẹp ý nghĩa ngày quốc tế phụ nữ

 Thiệp 8-3 đẹp ý nghĩa ngày quốc tế phụ nữ

 Thiệp 8-3 đẹp ý nghĩa ngày quốc tế phụ nữ

 Thiệp 8-3 đẹp ý nghĩa ngày quốc tế phụ nữ

Chúc một nửa thế giới luôn thành công trong cuộc sống

 Thiệp 8-3 đẹp ý nghĩa ngày quốc tế phụ nữ

Thư gửi lời chúc tới người yêu

 Thiệp 8-3 đẹp ý nghĩa ngày quốc tế phụ nữ  Thiệp 8-3 đẹp ý nghĩa ngày quốc tế phụ nữ

 Thiệp 8-3 đẹp ý nghĩa ngày quốc tế phụ nữ

Thiệp 8-3

 Thiệp 8-3 đẹp ý nghĩa ngày quốc tế phụ nữ Chúc cho nụ cười hạnh phúc luôn nở trên đôi môi của phái đẹp

 Thiệp 8-3 đẹp ý nghĩa ngày quốc tế phụ nữ  Thiệp 8-3 đẹp ý nghĩa ngày quốc tế phụ nữ Chúc mừng ngày quốc tế phụ nữ

Ảnh đẹp ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

Tháng 2 ngày lễ tình nhân đã qua, chỉ còn vài ngày nữa là tháng 3 dành cho những người phụ nữ của chúng ta ngày 8/3

Hãy gửi tặng những bức ảnh đẹp và ý nghĩa nhất cho phái đẹp nhân ngày 8/3 bạn nhé! Chúc chị em phụ nữ ngày 8/3 thật vui vẻ và hạnh phúc! Happy Women’s …

Ảnh đep ngày 8/3

Ảnh đep ngày 8/3

Ảnh đep ngày 8/3

Ảnh đep ngày 8/3

Ảnh đep ngày 8/3

Ảnh đep ngày 8/3

Ảnh đep ngày 8/3

Ảnh đep ngày 8/3

Ảnh đep ngày 8/3

Ảnh đep ngày 8/3

Ảnh đep ngày 8/3

Ảnh đep ngày 8/3

Ảnh đep ngày 8/3

Ảnh đep ngày 8/3

Ảnh đep ngày 8/3

Ảnh đep ngày 8/3

Ảnh đep ngày 8/3

Hình ảnh đẹp, độc đáo, ý nghĩa tặng  cho người mẹ một đời tần tảo lo cho ta, người chị quan tâm , người em cho bạn chuyền chuộng hay  bạn gái yêu thương  ngày 8-3 để người ấy thật sự bất ngờ và hạnh phúc với món quà giản đơn mà bạn dành tặng ..

Triết lý sâu sắc đằng sau 3 chú khỉ “che mắt, che tai, che miệng”

Ý nghĩa đằng sau hình tượng 3 chú khỉ “không nhìn, không nghe, không nói” quả thực rất uyên thâm và sâu sắc, là một lẽ sống đẹp trong cuộc đời.

Triết lý sâu sắc đằng sau 3 chú khỉ “che mắt, che tai, che miệng”

Trong cuộc sống thường ngày, có thể ở đâu đó chúng ta đã nhìn thấy hình ảnh 3 chú khỉ che mắt, che tai, che miệng. Thoạt đầu, ai không hiểu sâu kỹ sẽ nghĩ bộ tượng này “đại khái” khuyên chúng ta “không nhìn, không nghe, không nói” những điều xấu xa trong cuộc sống, rằng chúng ta hãy sống cuộc sống của mình, đừng quan tâm đến chuyện người khác.

Thậm chí, có thể ai đó còn tưởng rằng bộ tượng này khuyên con người sống “yếm thế”, “không nhìn, không nghe, không nói”, mặc kệ những gì “chướng tai, gai mắt” đang xảy ra xung quanh, sống bàng quan, “thây kệ” tất cả.

Tuy vậy, ý nghĩa của hình tượng 3 chú khỉ “không nhìn, không nghe, không nói” này quả thực rất uyên thâm và sâu sắc, là một lẽ sống đẹp trong cuộc đời.

Trong cuộc sống mỗi người, nhiều khi chúng ta phải chứng kiến những điều sai trái, thị phi, nhiễu nhương, nếu ai cũng chỉ an phận “không nhìn, không nghe, không nói”, thì xã hội, cộng đồng, gia đình và bản thân cuộc đời mỗi người rồi sẽ đi về đâu? Và nếu cứ tự “bịt tai, bịt mắt, bịt miệng” mình như thế cả cuộc đời, thì cuộc sống liệu có còn ý nghĩa?

Triết lý sâu sắc đằng sau 3 chú khỉ “che mắt, che tai, che miệng”

Luận xung quanh bức tượng 3 chú khỉ “không nhìn, không nghe, không nói” này có nhiều lý giải.

Lý giải thứ nhất cho rằng nguồn gốc của bộ tượng này bắt nguồn từ Ấn Độ vài ngàn năm trước. Khởi nguyên của loạt tượng này là từ thần Vajrakilaya – một vị thần có 6 tay chuyên phá tan mọi trở lực.

Thần Vajrakilaya đôi khi được khắc họa trong hình ảnh lấy tay bịt tai, mắt và miệng, nhằm răn dạy chúng sinh không nhìn bậy, không nghe bậy, không nói bậy.

Lý giải thứ hai cho rằng bộ tượng bắt nguồn từ tư tưởng “tam không” của Nhật Bản. Tại Nhật, ở đền Toshogu, thuộc thành phố Nikko, cho tới nay vẫn còn lưu giữ được một bức điêu khắc cổ khắc họa 3 chú khỉ được đặt tên là Mizaru, Kikazaru và Iwazaru với ý nghĩa lần lượt là “bịt mắt”, “bịt tai”, “bịt miệng”, do nghệ nhân Hidari Jingoro nổi tiếng thực hiện từ thế kỷ 17.

Triết lý sâu sắc đằng sau 3 chú khỉ “che mắt, che tai, che miệng”

Thực tế, cái đuôi “zaru” trong tên của cả 3 chú khỉ gần âm với từ “saru” trong tiếng Nhật nghĩa là con khỉ. Con che mắt tên Mizaru hàm ý rằng “tôi không nhìn điều xấu”. Con bịt miệng tên Iwazaru hàm ý “tôi không nói điều xấu”. Con bịt tai tên Kikazaru hàm ý “tôi không nghe điều xấu”.

Ngoài ra, người Nhật còn có thêm một hàm ý sâu xa hơn gửi gắm trong “ba ông khỉ thông thái”, đó là “bịt mắt để dùng tâm mà nhìn”, “bịt tai để dùng tâm mà nghe”, “bịt miệng để dùng tâm mà nói”.

Khi tâm ở trạng thái tĩnh, không bị rối loạn bởi những điều xấu do mắt nhìn thấy, tai nghe thấy, miệng nói ra, thì tự khắc tâm phát sinh điều thiện và người ta sẽ sống “có tâm”, sẽ nhìn – nghe – nói và làm những điều “có tâm”.

Triết lý sâu sắc đằng sau 3 chú khỉ “che mắt, che tai, che miệng”

Cuối cùng, tư tưởng “tam không” này cũng mang nhiều sự đồng điệu với tư tưởng của Khổng Tử, khi học trò Nhan Uyên hỏi thầy về đức nhân, Khổng Tử đã trả lời rằng: “Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động” (nghĩa là “không nhìn điều sai, không nghe điều bậy, không nói điều trái, không làm điều quấy”).

Hình ảnh bộ khỉ “tam không” còn nhắc nhở chúng ta về “tâm viên, ý mã” (tâm nhảy nhót như khỉ, ý nghĩ lồng lộn như ngựa), rằng chúng ta phải biết kiểm soát cái tâm vọng động, nó vốn chẳng khác gì con khỉ thích chạy lăng xăng.

“Tâm viên” là chỉ tâm thế không khi nào được yên, lộn xộn, rối rắm, suy nghĩ hết chuyện này đến chuyện khác, từ quá khứ, hiện tại đến tương lai, đó là “tâm viên”. Tâm này sẽ đưa con nguời đến loạn động, phát sinh ra đủ thứ phiền não…

Muốn không rơi vào cảnh “tâm viên”, không tự làm khổ nội tâm chính mình, nhất là trong bối cảnh đời sống đương đại, khi luồng thông tin phát sinh mỗi ngày nhiều như vũ bão, con người càng cần học ở “ba ông khỉ thông thái”, để không khổ vì nghe chuyện thiên hạ, vì nói chuyện thế gian và nhìn ngó chuyện người khác.

Triết lý sâu sắc đằng sau 3 chú khỉ “che mắt, che tai, che miệng”

Bản chất của con người vốn là sự tò mò nên bất cứ chuyện nào, về bất cứ ai, dù không liên quan thì cũng muốn nghe, muốn thấy, để kể lại, bình luận với người khác. Tuy vậy, việc nghe – nhìn – nói về chuyện của người khác chỉ khiến bản thân mất thời gian và trở nên xấu xí. Xấu ở đây là ở cái tâm, bởi soi mói chuyện người khác thường không mấy khi chăm chú vào điều tốt đẹp.

Bởi vậy, nghe – nhìn – nói đều cần phải có chọn lọc, thì mới hy vọng giữ được cho mình cái tâm bình lặng. Khi sự nhận thức về thế giới xung quanh thông qua nghe – nhìn – nói trở nên tinh tế, sâu sắc từ trong tâm, con người ta sẽ quan sát, đánh giá được mọi vấn đề một cách vẹn toàn. Hình ảnh “bộ khỉ tam không” mang những giáo lý sâu sắc như vậy…

 (Sưutầm )