Ảnh bìa chúc mừng năm mới- Happy* new* year* 2017

Không đầy 24h nữa năm cũ bước ra đi để năm mới 20117 đến với muôn ngàn lời nói để gởi lời chúc  người thân và bạn bè chúc mừng năm mới. 

Dưới đây một số ảnh bìa đẹp các bạn post về gởi để chúc mừng năm mới 2017:

Hình ảnh chúc tết năm con gà 2017 Hình ảnh chúc tết năm con gà 2017 Hình ảnh chúc tết năm con gà 2017

Hình ảnh chúc tết năm con gà 2017

Hình ảnh chúc tết năm con gà 2017

 

Hình ảnh chúc tết năm con gà 2017 Hình ảnh chúc tết năm con gà 2017 Hình ảnh chúc tết năm con gà 2017 Hình ảnh chúc tết năm con gà 2017 Hình ảnh chúc tết năm con gà 2017 Hình ảnh chúc tết năm con gà 2017 Hình ảnh chúc tết năm con gà 2017 Hình ảnh chúc tết năm con gà 2017 Hình ảnh chúc tết năm con gà 2017 Hình ảnh chúc tết năm con gà 2017 Hình ảnh chúc tết năm con gà 2017 Hình ảnh chúc tết năm con gà 2017 Hình ảnh chúc tết năm con gà 2017 Hình ảnh chúc tết năm con gà 2017 Hình ảnh chúc tết năm con gà 2017 Hình ảnh chúc tết năm con gà 2017 Hình ảnh chúc tết năm con gà 2017 Hình ảnh chúc tết năm con gà 2017

Hình ảnh chúc tết năm con gà 2017Résultat de recherche d'images pour "Lời chúc và hình ảnh năm năm con gà 2017"

Happy new year – chúc mừng năm mới xin kính chúc toàn thể cùng nhau đón năm mới 2017 với thật nhiều niềm vui và hạnh phúc.

Ảnh bìa năm mới hạnh phúc 2017

Năm cũ sẽ đi qua năm mới đến hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Năm con gà với hình ảnh chú gà  chăm chỉ hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp đến với mọi người.Hãy thay đổi ảnh bìa mang sắc xuân cũng là cách để mang  may mắn tài lộc vào nhà trong những ngày đầu năm.

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2017

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2017

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2017

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2017

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2017

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2017

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2017

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2017

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2017

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2017

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2017

Hình ảnh chúc mừng năm mới 2017

hình ảnh năm con gà 2017

hình ảnh năm con gà 2017

hình ảnh năm con gà 2017

hình ảnh năm con gà 2017

hình ảnh năm con gà 2017

hình ảnh năm con gà 2017

Chúc các bạn tìm cho mình ảnh bìa năm mới hạnh phúc 2017- Năm Đinh dậu

Những câu chúc mừng năm mới bằng tiếng Anh hay và ý nghĩa nhất

Thế là một năm mới nữa lại sắp đến rồi. Tết đến là thời điểm mọi người dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp. Những câu chúc bằng tiếng Anh chắc chắn sẽ mang lại những điều mới mẻ và thú vị. Vậy thì còn chần chừ gì nữa, hãy cùng HappyNewyear.vn chọn ngay cho mình những lời chúc tiếng Anh thật hay và thật ý nghĩa để dành tặng cho gia đình, người thân và bạn bè trong năm mới 2017 này nhé.

 

anh-bia-chuc-mung-nam-moi-2017-6

1. May all your new year wishes come true
Chúc mọi điều ước năm mới của bạn đều thành sự thật

2. Best wishes for a happy and successful new year
Những lời chúc tốt đẹp nhất, ấm áp nhất cho một năm vui vẻ và thành công

3. Wishing you all the magic of the new year
Chúc bạn mọi điều thần kỳ của năm mới

4. Let your spirit soar and have a joy-filled new year

Hãy để tâm hồn bạn bay lên và chúc bạn một năm mới toàn những niềm vui

5. Let my deep wishes always surround the wonderful journey of your life. I hope in the coming year you will have a good health and smooth sailing life.
Hãy để những lời chúc sâu lắng của tôi luôn ở bên cạnh cuộc sống tuyệt vời của bạn. Tôi hy vọng trong năm tới bạn luôn khỏe mạnh và thuận buồm xuôi gió trong công việc

6. Wishing you health and happiness in the year to come.
Chúc bạn khỏe và hạnh phúc trong năm mới.

7. Everything starts a new with the New Year coming. May your new year be filled with the happiest things and your days with the brightest promise.
Mọi thứ lại bắt đầu khi năm mới đang đến. Chúc bạn năm mới đầy hạnh phúc và những tháng đầy triển vọng và hạnh phúc nhất.

8. This is another good beginning. May you be richly blessed with a successfully new year? May my sincere blessing surround splendid travel of your life?
Mọi việc lại bắt đầu tốt đẹp. Chúc bạn thành công trong năm mới. Những lời chúc chân thành của tôi đến với cuộc sống huy hoàng của bạn.

anh-bia-chuc-mung-nam-moi-2017-11

9. Sending you this present with my heart and with that you’ll be happy in fullest measure. May the happiest things always happen to you?
Gởi đến bạn món qùa này với cả tấm lòng và một lời chúc bạn sẽ hạnh phúc tràn đầy. Những điều hạnh phúc nhất luôn đến với bạn.

10. I hope that the coming year bring you peace and prosperity.
Mong rằng năm mới sẽ mang sự bình yên và phát đạt đến cho bạn.

11. Today 3 people ask me about you. I gave them your details and contact. They’ll be finding you soon. Their names are Happiness, Wealth and Love. Cheers.
Hôm nay có 3 người hỏi tôi về bạn và tôi đã giúp để họ tìm đến với bạn ngay. Tên của 3 người ấy là Hạnh phúc, Thịnh vượng và Tình yêu.

12. With 2015 fast approaching, we wish you both all the best and a very Happy New Year. May this year bring health, prosperity, and peace to us all
Trong khi năm 2015 đang nhanh chóng đến gần, chúng tôi chúc cho hai bạn những điều tốt đẹp nhất và một năm mới cực kỳ hạnh phúc. Cầu mong cho năm nay mang lại sức khỏe, thịnh vượng, và an bình cho tất cả chúng ta

13. Hoping this card bring you my sincere greetings. You will be blessed through the coming year in fullest measure.
Hy vọng tấm thiệp này sẽ chuyển đến những lời chúc chân thành của tôi đến với bạn. Bạn sẽ tràn đầy hạnh phúc trong tương lai.

14. On occasion of New Year, wishing all your family happiness and lucky.
Nhân dịp năm mới tôi kính chúc toàn thể gia đình bạn một năm mới gặp được nhiều may mắn và hạnh phúc.

15. Everything starts a new with the new year coming. May your new year be filled with the happinest things and your days with the bringtest promise.

Mọi thứ lại bắt đầu khi năm mới đang đến. Chúc bạn năm mới đầy hạnh phúc và những tháng đầy triển vọng và hạnh phúc nhất.

16. The new year is coming soon, procession lucky that into a satieties home, cable presents beyond measure, gold and silver full of cabinet, host grow rich, the man-child female young senior, happy together

Năm hết tết đến, rước hên vào nhà, quà cáp bao la, một nhà no đủ, vàng bạc đầy tủ, gia chủ phát tài, già trẻ gái trai, xum vầy hạnh phúc

17. Braiding to jubilantly poetry open Associates, spring about pen boisterousness blossom, ogled begin a new-year writing perfume hand-basket is new, all home Warm the beginning of the year wish.

Tết đến tưng bừng thơ mở hội, xuân về rộn rã bút đơm hoa, đưa tình khai bút làn hương mới, lời chúc đầu năm ấm mọi nhà

18. Have a nice day and Happy New Year, my dear! With all my heart, I wish you more love, good thoughts and great health. Maybe these are most valuable properties
Ngày lành, năm mới, bạn yêu quý! Bằng tất cả tấm lòng mình tối chúc bạn được tăng tiến trong tình thương, trong lẽ phải và nhiều sức khỏe. Đó là tài sản quý giá nhất

Hình ảnh chúc mừng ngày lễ: Merry Christmas

Trước tiên,xin chúc bạn một Giáng sinh vui vẻ bên gia đình và người thân. Như chúng ta đều đón lễ Giáng sinh trong hạnh phúc của Chúa Giêsu được sinh ra. 
Mọi người rất vui mừng và đang có kế hoạch làm thế nào để ăn mừng Giáng sinh  như mong muốn hạnh phúc bên gia đình...
sau đó bạn hạnh phúc khi gởi hình ảnh Giáng sinh, lời chúc và tin nhắn cho gia đình, bạn bè và những người thân yêu của bạn
merry christmas merry christmas merry christmas merry christmas merry christmas merry christmas merry christmas merry christmas merry christmas merry christmas merry christmas merry christmas merry christmas merry christmas merry christmas 
 


Thiệp điện tử chúc mừng năm mới 2017

Năm hết tết đến chúng ta ai cũng có người thân yêu, bạn bè gần xa để thăm hỏi chúc những điều tốt lành, mọi người đang tấp nập với bộn bề công việc cuối năm nhưng dành chút thời gian gửi đến những người thân của bạn những tấm thiệp chúc năm mới .

Dưới đây có một số thiệp điện tử cho các bạn lựa chọn để gởi cho người thân yêu…

Thiệp điện tử nam 2017

Thiệp điện tử

Thiệp điện tử

Thiệp điện tử

Thiệp điện tử

Thiệp điện tử nam 2017

Thiệp điện tử nam 2017

Thiệp điện tử nam 2017

Thiệp điện tử nam 2017

Thiệp điện tử nam 2017

Thiệp điện tử nam 2017

Thiệp điện tử nam 2017

Thiệp điện tử nam 2017

Thiệp điện tử nam 2017

Thiệp điện tử nam 2017

Thiệp điện tử nam 2017

Thiệp điện tử nam 2017

Thiệp điện tử nam 2017

Tấm thiệp gửi gắm chứa đựng tình cảm cùng bao câu chúc tết ý nghĩa gửi tặng tới mọi người nhân dịp đầu Xuân năm mới. Thiệp chúc Tết chính là cầu nối giúp bạn giao lưu tình cảm, gắn kết những trái tim, xóa tan mọi khoảng cách.

Lễ Giáng Sinh: Nguồn gốc – ý nghĩa – biểu tượng

Lễ Giáng sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinhNoelChristmas hay Xmas (từ tiếng Pháp Noël, là viết tắt từ gốc Emmanuel, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”) là một ngày lễ kỷ niệm ngày Chúa Giê-su thành Nazareth sinh ra đời của phần lớn người Cơ Đốc Giáo. Họ tin là Giê-su được sinh tại Bethlehem thuộc tỉnh Judea của nước Do Thái, lúc bấy giờ đang dưới quyền thống trị của Đế quốc La Mã giữa năm 6 TCN và năm 6

Một số nước ăn mừng ngày này vào25 tháng 12, một số nước lại vào tối ngày 24 tháng 12. Theo Công giáo Rôma, lễ chính thức là ngày 25 tháng 12 còn gọi là “lễ chính ngày”, còn lễ đêm 24 tháng 12 gọi là “lễ vọng”. Dù vậy, lễ đêm 24 tháng 12 thường thu hút tin đồ tham dự nhiều hơn. Những người theo Chính Thống giáo Đông phương vẫn sử dụng lịch Julius để định ngày này, cho nên họ tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày 7 tháng 1 theo lịch Gregory

Chữ Christmas gồm có chữ Christ và Mas.

Chữ Christ (Đấng chịu sức dầu) là tước vị của Đức Giêsu. Chữ Mas là chữ viết tắt của Mass (thánh lễ). Khi chữ Christ và Mas viết liền thành ra chữ Christmas. Christmas có nghĩa là ngày lễ của Đấng Christ, tức là ngày lễ Giáng sinh của Đức Giêsu.

Chữ Christmas và Xmas đều có cùng một ý nghĩa như nhau. Vì chữ Hy lạp viết chữ Christ là Christos,Xpiơtós hay Xristos. Người ta dùng phụ âm X để tượng trưng cho nguyên chữ Xristos hay Xpiơtós, rồi thêm chữ Mas kế cận để thành chữ Xmas. Như vậy Xmas cũng có nghĩa là ngày lễ của đấng Christ.

 

Thời kỳ Giáo hội cơ đốc sơ khai (2,3 thế kỷ đầu công nguyên), lễ này được mừng chung với lễ Hiễn linh. Tuy nhiên ngay từ năm 200, thánh Clementê Alexandria (150-215) đã nói đến một lễ hết sức đặc biệt được cử hành vào ngày 20 tháng 5. Còn Hội thánh La tinh thì mừng kính lễ ấy vào ngày 25 tháng 12.Theo một nguồn khác thì tín hữu cơ đốc sơ khai không ăn mừng lễ sinh nhật, vì họ cho rằng ăn mừng sinh nhật là làm theo thói quen của dân ngoại đạo thờ thần tượng. Bởi lẽ đó họ không ăn mừng lễ giáng sinh của Đức Jesus trong suốt ba thế kỷ đầu. Đến thế kỷ IV, những người Cơ đốc mới bắt đầu muốn ăn mừng Lễ giáng sinh của Đức Jesus mỗi năm một lần, nhưng lại sợ bị chính quyền La Mã phát hiện và bắt bớ bởi vì đến lúc đó, cơ đốc giáo vẫn chưa được công nhận là một tôn giáo hợp pháp.

Những người La Mã, hàng năm ăn mưng “Thần Mặt trời” đem ánh sáng đến cho trần gian vào ngày 25 tháng 12. Những người cơ đốc đã lợi dụng cơ hội này để tổ chức ăn mừng ngày Đức Giêsu giáng sinh vào đem ánh sáng và sự sống đến cho nhân loại cùng một ngày với ngày lễ “Thần Mặt trời” của người La Mã. Nhờ vậy, chính quyền đã không phát hiện việc các tín hữu cơ đốc tổ chức ăn mừng Lễ giáng sinh của Đức Giêsu.

Đến năm 312, Hoàng đế La Mã Constantine đã bỏ đa thần giáo và theo cơ đốc. Ông này đã hủy bỏ ngày lễ ăn mừng “Thần Mặt trời” và thay vào đó là ngày ăn mừng sinh nhật của Đức Jesus. Đến năm 354, Giáo hoàng Liberius công bố ngày 25 tháng 12 là ngày chính thức để cử hành lễ Giáng sinh của Đức Jesus.

Trong nhiều thề kỷ, những nhà ghi chép Ki-tô giáo chấp nhận Giáng sinh là ngày Jesus được sinh ra đời. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 18, các học giả bắt đầu đề xuất một cách giải thích khác. Isaac Newton cho rằng ngày Giáng sinh đã được lựa chọn để tương ứng với đông chí ở Bắc bán cầu, từng được đánh dấu là ngày 25 tháng 12. Năm 1743, Paul Ernst Jablonski người Đức lập luận ngày Giáng sinh được xác định ngày 25 tháng 12 để khớp với ngày Sol Invictus trong tôn giáo La Mã cổ. Ngoài ra trước người Kitô giáo, nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác cũng ăn mừng ngày lễ cuối tháng 12.

Nhà thờ Lớn, Hà Nội
Nhà thờ Lớn, Hà Nội

Ý nghĩa từ “Merry Christmas”

Bản thân từ “Merry” đã gieo vào lòng chúng ta một niềm hân hoan, cảm giác ấm áp hạnh phúc vì nó gắn liền với dịp lễ Giáng sinh. Mặc dù các hoạt động tổ chức lễ Giáng sinh đã bắt đầu từ thế kỷ thứ IV sau công nguyên, nhưng chỉ đến năm 1699, thì cách nói “Merry Christmas” mới được sử dụng.

Người có công rất lớn trong nguồn gốc của cụm từ này là một sỹ quan hải quân vì ông đã sử dụng từ này lần đầu tiên trong một bức thư thân mật vào năm 1699. Cụm từ này xuất hiện lần thứ hai vào năm 1843 trong một tác phẩm của Charles Dickens “Bài hát đón mừng lễ Giáng sinh”.

Trong dịp lễ giáng sinh, không chỉ có đạo Thiên chúa mà hầu như tất cả mọi người dù ở các giai tầng hay tôn giáo khác nhau cũng đều gửi đến nhau lời chúc “Merry Christmas”. Trong cụm từ Merry Christmas, “Merry” có nghĩa là niềm vui còn “Christmas” có nghĩa là các con chiên của chúa (cách dùng trong tiếng Anh cổ). Nhiều người sử dụng từ “Happy” thay cho “Merry” để chúc nhau trong dịp giáng sinh. Cụm từ “Happy Christmas” trở nên phổ biến trên toàn thế giới vào thế kỷ XIX, khi nó được sử dụng bởi chính nữ hoàng Anh Elizabeth II.

Trong tác phẩm gốc được viết vào năm 1823 của nhà thơ Mỹ Clement Moore, “Chuyến viếng thăm thánh Nicholas”, câu kết luận vốn là “Happy Christmas to all, and to all a good night” đã được đổi lại thành “Merry Christmas to all” trong nhiều ấn phẩm tái bản về sau.

Ngày nay, cách nói “Happy Christmas” chỉ chủ yếu được sử dụng bởi các cư dân Ireland và Anh. Đôi khi để rút gọn, nhiều người còn sử dụng từ Xmas thay cho Christmas. Tuy nhiên phải khẳng định rằng, không cụm từ hay cách nói nào có thể phổ biến bằng cụm từ “Merry Christmas”. Chúc bạn có một mùa Giáng sinh vui vẻ và hạnh phúc!

Biểu tượng Giáng sinh và ý nghĩa

Vòng lá mùa vọng

Vòng lá mùa vọng là vòng tròn kết bằng cành lá xanh thường được đặt trên bàn hay treo lên cao để mọi người trông thấy. Cây xanh thường được trang hoàng trong các bữa tiệc của dịp Đông chí – dấu hiệu của mùa đông sắp kết thúc. Trên vòng lá đặt 4 cây nến. Tục lệ này khởi xướng bởi các tín hữu Pháo Lutheran ở Đức vào thế kỷ 16 để nói lên sự giao tranh giữa ánh sáng và bóng tối.

Vòng lá có hình tròn nói lên tính cách vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa. Màu xanh lá nói lên hi vọng rằng Đấng Cứu Thế sẽ đến cứu con người. 4 cây nến bao gồm ba cây màu tím – màu của Mùa Vọng, cây thứ 4 là  màu hồng, là màu của Chúa Nhật thứ Ba mùa Vọng, hay còn gọi là Chúa Nhật Vui mừng (Gaudete Sunday).

Thiệp Giáng sinh

Bắt nguồn từ năm 1843 khi ông Henry Cole, một thương gia giàu có nước Anh, đã nhờ Horsley, một họa sỹ ở London, thiết kế một tấm thiệp thật đẹp để tặng bạn bè. Vào Noel năm đó, Horsley trình làng tấm thiệp đầu tiên trên  thế giới và sau đó nó đã in ra 1000 bản. Thiệp Giáng sinh nhanh chóng bùng phát và trở thành mốt thịnh hành ở Anh trong suốt 10 năm kể từ khi Chính phủ Anh thông qua đạo luật năm 1846 cho phép bất kì người dân nào gửi thư đến bất kỳ nơi nào với giá rẻ. Không lâu sau, trào lưu này du nhập sang Đức và tới 30 năm sau người Mỹ mới chấp nhận nó.

Thiệp Giáng sinh

Quà Giáng sinh

Những món quà biểu lộ tình yêu của mọi người với gia đình và bạn bè. Đối với một số người, những món quà Giáng sinh còn có một ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc. Đó là lễ kỷ niệm ngày sinh của Chúa Giê-su, món quà mà Thiên Chúa đã ban tặng cho con người.

Quà Giáng sinh

Khi Chúa Giê-su cất tiếng khóc chào đời tại Bethlehem trong một cái máng cỏ, ba vị vua phương Đông đã đến để bày tỏ sự thành kính của mình. Họ mang đến ba món quà quý giá, đó là vàng, trầm hương và mộc dược. Vàng tượng trưng Chúa Giêsu là vua ( tức con Chúa Cha – Vua Nước Trời), trầm hương tượng trưng Giê-su là Thiên Chúa và mộc dược biểu hiện hình ảnh Giê-su bị đóng đinh trên cây thánh giá hay nói rõ hơn là sự chịu chết của Chúa Giêsu để cứu chuộc nhân loại.

Ba vị vua rất giàu có nhưng những người dân nghèo hầu như chẳng có tài sản cũng mang đến bất cứ những gì họ có thể để tỏ lòng thành kính với Chúa Hài đồng. Những người chăn cừu tặng Giê-su hoa quả và những món đồ chơi nhỏ do chính họ tạo ra.

Ông già Nô-en thường cưỡi xe tuần lộc trên trời, đến nhà có cây thông giáng sinh và leo qua ống khói để đem đến những món quà cho các em nhỏ đang ngủ và thường để quà trong những chiếc tất.

Nguồn gốc dùng hang đá và máng cỏ trong lễ Giáng Sinh là do truyền thuyết Chúa sinh ra đời trong một hang đá nhỏ, nơi máng cỏ của các mục đồng chăn chiên tại thành Bethelem.

Hang đá và máng cỏ

Ngày nay, vào đêm 24-12 tại các giáo đường đều có hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng Chúa Hài đồng, tượng Đức mẹ Maria, chung quanh có những con lừa, tượng Ba Vua, một số thiên thần, Thánh Giuse trên mái nhà có ánh sáng, chiếu từ một ngôi sao hướng dẫn ba vua tìm đến với Chúa. Mọi người đều hướng về Chúa nhân từ, cầu nguyện Chúa cứu rỗi cho nhân loại tránh khỏi chiến tranh, nghèo đói và bất hạnh.

Hang đá và máng cỏ

Cây thông NOEL

Cây thông Noel có nguồn gốc từ nước Ðức từ thế kỷ 16. Đây là loại cây sống trong khí hậu khắc nghiệt nhưng vẫn giữ được dáng vẻ mạnh mẽ, vững chãi và màu xanh vĩnh cửu. Dần dần hình ảnh của loài cây này xuất hiện thường xuyên hơn và nó được coi là trung tâm của lễ hội, nơi mọi người cùng nắm tay nhau nhảy múa xung quanh cây thông được trang trí công phu cả bên trong và bên ngoài bằng hoa hồng, táo và giấy màu.Đến thế kỉ 19 thì cây Noel bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở Anh. Đến những năm 1820 cây Noel được những người Ðức ở Pennsylvania mang sang nước Mỹ.Ngày nay, gần đến dịp Noel, người ta thường sắm một cây thông và trang trí lên đó những ngôi sao, những quả châu, dải kim tuyến lấp lánh, hoa… Cây thông được xem là biểu tượng của niềm hy vọng và sức sống mới trong lễ hội đón chào năm mới.

 Cây thông NOEL

Quà tặng trong những chiếc bít tất

Tương truyền rằng, nhà kia có 3 cô gái đến tuổi lập gia đình nhưng không có chàng trai nào nhòm ngó đến vì gia cảnh quá nghèo. Đức giám mục Myra rất thương xót nên đã ném những đồng tiền vàng xuống ống khói nhà của 3 cô gái. Những đồng tiền vàng rơi từ trên nóc nhà xuống đúng các đôi bít tất mà các cô treo hong bên lò sưởi. Khỏi phải nói cũng biết rằng các cô vui mừng đến mức nào. Họ đã có cơ hội để thực hiện nguyện ước của mình.

Câu truyện thần kỳ kia được lan truyền đi khắp nơi, ai ai cũng muốn mình trở thành người may mắn nên đều bắt chước 3 cô gái treo bít tất bên lò sưởi dể hy vọng nhận được quà.

Trẻ em hy vọng nhận được nhiều quà nhất. Mọi người trong nhà cũng nhân cơ hội này để tặng quà cho các em với mong muốn là các em sẽ ngoan ngoãn và học giỏi. Từ đó có tục trẻ em treo bít tất bên cạnh lò sưởi dể nhận quà như ước mơ từ ông già Noel.

Lễ Giáng Sinh

Ngôi sao Giáng Sinh

Ngôi sao 5 cánh thường xuất hiện rưc rỡ đủ màu sắc trong mùa Giáng sinh. Một ngôi sao to lớn được treo ở chỗ cao nhất của tháp chuông nhà thờ. Từ đó căng giấy ra bốn phía,có nhiều ngôi sao nhỏ, treo đèn lồng và kết hoa rất đẹp mắt.

Ngôi sao trong lễ Giáng sinh co ý nghĩa đặc biệt, theo tương truyền lúc Chúa vừa chào đời thì xuất hiện một ngôi sao rực rỡ. Ánh sáng tỏa ra mấy trăm dặm còn nhìn thấy. Từ các vùng phía đông xa xôi nay thuộc lãnh thổ Iran va Syria, có 3 vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao tìm tới chắc chắn sẽ gặp phép lạ gọi là lễ ba vua.

Từ đó, 3 vị tìm theo sự dẫn đường của ánh sáng để đến được thành Bethelem nơi Chúa đã ra đời. Ba vị này thân quỳ trước mặt Chúa, dâng lên Chúa các vật phẩm trầm hương và vàng bạc châu báu.

Ngôi sao trở thành biểu tượng ý nghĩa trong mùa Giáng sinh và được treo chỗ sang trọng nhất ở các giáo đường, cơ sở tôn giáo trong đem Giáng sinh để nhớ đến sự tích trên. Do ý nghĩa ngôi sao còn tượng trưng cho phép lạ của Thượng đế.

 Ngôi sao Giáng Sinh

Ông già Noel

Nguồn gốc của từ “ông già Noel” (Santa Claus) hay thánh Nicholas bắt đầu ở Thổ Nhĩ Kì từ thế kỉ thứ IV. Từ lúc còn nhỏ thánh đã là một người rất ngoan đạo và đã hiến cả cuộc đời của mình cho đạo Cơ Ðốc.

Thánh Nicholas đặc biệt được ca tụng vì tình yêu đối với trẻ em và sự hào phóng của ngài.Thánh Nicholas là người bảo trợ cho các thuỷ thủ, đảo Xi-xin-li, nước Hy Lạp và nước Nga và tất nhiên thánh cũng là người bảo trợ của trẻ em.Vào thế kỉ thứ 16, ở Hà Lan trẻ em thường đặt những chiếc giầy gỗ của mình bên cạnh lò sưởi với hy vọng là chúng sẽ được thánh Nicholas thết đãi no nê.

Người Hà Lan phát âm từ St. Nicholas thành Sint Nicholaas, sau đó nói chệch thành Sinterklaas và cuối cùng được những người theo giáo phái Anh đọc thành Santa Claus.

Năm 1882, Clê-mơn C.Mo-rơ đã viết bài hát nổi tiếng của mình “A visit from St. Nick” (chuyến thăm của thánh Nick) và sau đó được xuất bản với cái tên “The night before Christmas” (Ðêm trước Giáng Sinh). Mo-rơ được coi là người đã hiện đại hóa hình tượng ông già Noel bằng hình ảnh một ông già to béo, vui tính trong bộ đồ màu đỏ.

Lễ Giáng Sinh

Bộ quần áo đỏ của ông già Noel

Ông già tuyết chưa trở thành ông già tuyết, vì ông vẫn mặc bộ quần áo tiều phu cũ kỹ, cưỡi ngựa mỗi khi đến cho quà bọn trẻ. Một ngày nọ, ông địa chủ làng Nicholas đi ngang qua nhà ông, và lập tức Nicholas bị mê hoặc bởi chiếc xe kéo với hai con tuần lộc xinh đẹp, xe có gắn những cái chuông kêu lanh canh dễ thương. Ông địa chủ mặc một bộ đồ đỏ tươi, đầu đội mũ lông cùng màu. “Mình cũng đáng để có nó lắm chứ, con ngựa nhà mình đã quá già và hay than thở, còn bộ quần áo này thì không chịu nổi cái giá rét mùa đông nữa”.

Nicholas tìm đến bà thợ may giỏi nhất vùng để có bộ đồ đỏ mơ ước ấy. Nhưng lạ lùng thay, khi bộ đồ hoàn thành thì nó to đến độ trông Nicholas như lọt thỏm vào trong ấy “Ôi tôi đã làm hỏng bộ đồ của ông rồi, nó mới thùng thình làm sao!“. ”Không sao cả, tôi sẽ ăn bánh kẹo cho người to lên như bộ quần áo. Cái quần dài này ư? Tôi sẽ mang một đôi ủng đen để bớt độ lùng xùng. Bà cứ yên tâm, trông tôi sẽ tuyệt vời trong bộ quần áo này đấy!”.

Và như thế, ông già Noel đã ra đời như một huyền thoại, nhưng đến mấy mươi năm sau, thì bộ trang phục đỏ gắn liền với huyền thoại ấy mới có.

Còn bây giờ, hãy tự tin mà bảo với với mọi người rằng: “Ông già Noel trên xe trượt tuyết với hai con tuần lộc là hoàn toàn có thật”.

 ông già Noel

Cây tầm gửi và cây ô rô

Hai trăm năm trước khi Chúa Giê su ra đời, người ngoại đạo dùng cây tầm gửi để kỉ niệm ngày Mùa Ðông đến. Họ thường hái loại cây kí gửi này và dùng nó để trang trí cho ngôi nhà của mình. Họ tin tưởng rằng loại cây này có một khả năng chữa trị đặc biệt đối với mọi loại bệnh tật từ bệnh vô sinh của phụ nữ cho đến ngộ độc thức ăn.Những người dân ở bán đảo Xcăngđinavi cũng coi cây tầm gửi là biểu tượng của hoà bình và sự hòa thuận. Họ còn đồng nhất hình tượng cây tầm gửi với nữ thần tình yêu của họ là thần Frigga. Phong tục hôn nhau dưới bóng cây tầm gửi hẳn là xuất phát từ từ niềm tin này.Lúc đầu nhà thờ cấm sử dụng cây tầm gửi trong lễ Giáng Sinh vì nguồn gốc ngoại đạo của nó. Thay vì sử dụng tầm gửi, các cha đạo đề nghị dùng cây ô rô làm loại cây dùng cho Lễ Giáng Sinh.

Lễ Giáng Sinh

Cây trạng nguyên (Poinsettias)

 Cây trạng nguyên được đặt theo tên của Joel Poinsett đại sứ đầu tiên của Mĩ ở Mê-hi-cô người đã có công mang loại cây này về nước Mỹ vào năm 1882.Quê hương của cây trạng nguyên là ở Mê-hi-cô. Vào thế kỉ 18, người Mê-hi-cô coi cây trạng nguyên là biểu tượng của ngôi sao ở Bethelem. Theo truyền thuyết cho rằng có một bé trai không có quà dâng lên Chúa Hài Đồng nên em đã mang đến máng cỏ một chùm lá cây. Các bạn em cười chế nhạo em, nhưng khi em đặt những nhánh lá dưới chân Chúa Hài Đồng thì những cành lá đó biến thành những bông hoa đỏ rực rỡ rất đẹp.

Lễ Giáng Sinh

Chiếc gậy kẹo

Vào những năm 1800, một người làm kẹo ở Ấn Độ muốn biểu đạt ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh qua một biểu tượng được làm bằng kẹo. Ông bắt đầu thực hiện ý tưởng của mình bằng cách uốn cong một trong những thỏi kẹo của mình thành hình một chiếc gậy kẹo. Qua cây gậy kẹo của mình, ông đã kết hợp những biểu tượng thể hiện tình yêu và sự hi sinh của Chúa Giê su. Màu trắng biểu hiện cho sự trong trắng và vô tội của chúa Giê su. Sau đó, ba sọc nhỏ tượng trưng cho những đau đớn mà Ðức Chúa đã phải chịu trước khi ngài chết trên cây thập ác. Ba sọc đó còn biểu hiện ba ngôi thiêng liêng của Chúa (sự hợp nhất của Cha, Con và Thánh thần). Ông thêm vào một sọc đậm để tượng trưng cho máu mà Chúa đã đổ cho loài người. Khi nhìn vào cái móc của cây gậy, ta thấy nó giống hệt cây gậy của người chăn cừu vì chúa Giê su chính là người chăn dắt con người. Nếu bạn lật ngược cây gậy, nó sẽ trở thành chữ J tượng trưng cho chữ cái đầu tiên của tên chúa Giê su (Jesus). Nhờ có người thợ làm kẹo đó mà mọi người đều biết được lễ Giáng Sinh nói về điều gì.

Lễ Giáng Sinh

Bữa ăn reveillon

Tại Alsace, Pháp, bữa ăn này phải gồm có tam hành là thủy (cá chép, con hàu), không khí (gà tây hay ngỗng) và mộc (thịt heo). Tập tục ăn gà tây là do thủy thủ của nhà thám hiểm Christophe Colomb du nhập từ Mehico.

Lễ Giáng Sinh

Bài hát Giáng sinh

Bài Jingle bell do nhạc sĩ J.Pierpont sáng tác nhưng lại đặt vào chùm bài hát trong danh sách những bản nhạc dân ca nổi tiếng của Mỹ với tên gọi American song bag của nhà thơ Carl Sandburg. Bài này không phải sáng tác cho đêm Noel như người ta lầm tưởng.

Lời bài hát đậm tính dân dã mộc mạc, diễn tả tâm hồn của người dân Mỹ hướng đến một mùa tuyết rơi thật tốt lành. Hình ảnh ông Noel với túi quà đồ chơi, ngồi trên xe tuần lộc với tiếng chuông leng keng diễn tả sinh động, quyến rủ làm cho người ta thích nghêu ngao, nó vô tình trở thành bài hát Giáng sinh.Bài Silent Night, holy night có xuất xứ từ Đức với tựa đề “Stille Natch, Heiligo Natch” do linh mục Joseph Mohr sáng tác khi cuộc chiến Đức – Áo – Phổ kết thúc. Sau này được phổ biến sang Áo, Mỹ… nay đã được dịch ra gần 100 thứ tiếng.

https://youtu.be/Zy63LWwp-T0

Bánh Buche Noel

Tổ tiên người phương Tây thường nhóm củi trong ống khói nhà, họ tin rằng lửa càng kêu lách cách thì các thần dữ sẽ tránh xa. Ngày nay, tập tục biến dần vì không mấy nhà còn ống khói. Thay vào đó, theo sáng kiến của một thợ làm bánh ở Pháp, năm 1875, người ta làm chiếc bánh ngọt có hình cây củi để mọi người thưởng thức trong đêm Noel và lưu truyền cho đến nay.

Lễ Giáng Sinh

Chuông Thánh Đường

  Trong vài nền văn hóa Á Châu, tiếng chuông được dùng báo hiệu cho quần chúng biết một biến cố hoan hỉ hay một sự kiện buồn não vừa xảy đến. Sau khi Chúa hài đồng giáng sinh, tục lệ này được truyền đến cho những quốc gia Tây phương để rung lên chào mừng Chúa Cứu thế xuống trần. Tại đất nước Tây Ban Nha, các chuông nhà thờ ngân vang vào lúc nửa đêm báo hiệu Chúa ra đời.

 

Nến Giáng Sinh

Có nhiều truyền thuyết kể về những cây nến đêm Giáng Sinh. Nhiều người cho rằng Martin Luther là người đầu tiên có sáng kiến thắp nhiều cây nến trên các cành cây thông mùa Giáng Sinh. Khi trở về nhà vào một đêm mùa đông gần lễ Giáng Sinh, ông đã sững sờ trước vẻ đẹp của ánh sáng từ các ngôi sao chiếu rọi trên cành cây thông nhỏ trước cửa nhà mình. Ông tái hiện lại cảnh tượng này bằng cách gắn các cây nến lên cành của cây thông Noel trong nhà để tượng trưng cho Ngôi Sao trên làng Bê-lem.

Có một huyền thoại khác kể rằng một bé trai nọ bị đi lạc đêm Giáng Sinh nhang nhờ ánh đèn nến nới cửa sổ phòng mẹ, đã tìm được lối về đến nhà.

Lại có một truyền thuyết khác kể rằng thánh Maria và Giu-se đêm Chúa Giáng Sinh đã tìm ra nơi trú ngụ nhờ lần theo ánh đèn hắt ra từ cửa nhỏ một cái chuồng bò lừa.

Giáng sinh ở Việt Nam

Ngày nay, ở Việt Nam, dù không chính thức nhưng Giáng sinh dần dần được coi như một ngày lễ chung, thường được tổ chức vào tối 24 và kéo sang ngày 25 tháng 12. Trong những ngày này, cây thông Nô-en được trang trí ở nhiều nơi bằng cây thật (thường là thông ba lá hoặc thông mã vĩ) hay thông nhân tạo làm bằng nhựa, không phải cây thông như ở các nước phương tây thường là họ Bách tán. Trên cây, người ta thường treo các đồ trang trí nhiều loại nhưng thường có những cặp chuông, dây giả tuyết, những chiếc ủng, các gói quà tượng trưng và đèn trang trí giống như các nước phương Tây…

Lễ Giáng sinh ở Việt Nam là một dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng nhộn nhịp, những đôi tình nhân âu yếm tặng quà cho nhau, trẻ em háo hức chờ sự xuất hiện của Santa, gia đình bè bạn rủ nhau hội hè, yến tiệc, hát karaoke. Người Việt Nam rất thích thú các ca khúc Giáng sinh, đặc biệt là Feliz Navidad.

 

 Nhà thờ Con Gà, Đà Lạt
Nhà thờ Con Gà, Đà Lạt

Du lich : Ma Rừng Lữ Quán ở Đà Lạt

Ma Rừng Lữ Quán ở Đà Lạt điểm du lịch thú vị, nhiều người sẽ thắc mắc Ma Rừng Lữ Quán ở đâu có xa trung tâm thành phố Đà Lạt không?

Ma Rừng Lữ Quán ở Đà Lạt điểm du lịch thú vị, nhiều người sẽ thắc mắc Ma Rừng Lữ Quán ở đâu có xa trung tâm thành phố Đà Lạt không? Hình ảnh không gian được thiết kế tinh tế đến từng chi tiết nhỏ, bạn sẽ thả mình ngắm sương giăng giăng mỗi sáng mai bên 2 hồ nước khá to và rộng, ngắm đàn vịt nhẹ nhàng bơi trong nước êm và phằng lặng. Nơi thư giãn giải trí tuyệt vời trong không gian đầy tĩnh lặng, có thể đi xe máy sáng đi chiều về rất thoải mái.

Ma Rừng Lữ Quán cách Đà Lạt khoảng 20km đi về thôn Đạ Nghịt, Xã Lát, Huyện Lạc Dương. Tỉnh Lâm Đồng, đi về hướng Đập Suối Vàng, qua khu du lịch Suối Vàng và nhà máy nước Dankia. Rồi theo hướng đi về Laan, sẽ thấy Cây Thông có bảng Ngã 3 Tình rồi đi tiếp bạn sẽ qua con đập tràn thêm 1 chút xíu là đến cánh cổng Ma Rừng được chào đón bằng tượng ông Di Lặc to, chú ý khi đi qua đập mùa mưa bão, nước sẽ tràn cầu, hãy cẩn trọng khi đi xe máy từ Đà Lạt lên.

Đường đến ma rừng lữ quán là cung đường thú vị với rừng thông 2 bên đường, nhiều đoạn đường cong đẹp tuyệt vời và có 1 đoạn đường cua tay áo khá nguy hiểm bạn nên giảm tốc. Giá phòng cho du khách là 200.000 VND và nguyên căn nhà là 1.000.000 VND / đêm, có thể đốt lửa trại hay món nướng BBQ bập bùng trong không gian se lạnh của núi rừng.

Ma Rừng được bao bọc bởi núi, rừng, suối, hồ … các tiểu cảnh, không gian, vị trí chụp ảnh được ông chủ là một nhiếp ảnh gia nổi tiếng chăm sóc tinh tế đầy mỹ thuật sẽ cho bạn những hình ảnh selfie hay lưu niệm hay chụp ảnh cưới đều đẹp đến bất ngờ. Có 3 căn nhà cho bạn chụp ảnh hay lưu trú với màu vàng và màu tím dễ thương nổi bật trong không gian đầy cây xanh lá.

Zai Tri đã review Ma rừng lữ quán, mong bạn sẽ tìm thấy nhiều trải nghiệm tuyệt vời khi cùng gia đình, người yêu, người thân rong chơi và đắm chìm trong không gian đầy mê hoặc của nơi này.

Con cái đến với cha mẹ là do Duyên và Nghiệp

Giáo lý tâm linh nhà Phật có dạy, con người hội ngộ là do duyên nợ từ kiếp trước. Mối nhân duyên giữa con cái và cha mẹ cũng không phải ngoại lệ. Thông thường, con cái đến với cha mẹ trong kiếp này nhờ 4 nghiệp duyên.

1. Nhân quả báo ứng
Trong giáo lý nhà Phật có dạy về luật nhân quả báo ứng hay nhân quả luân hồi, số kiếp là để chỉ các mối duyên nợ từ kiếp trước.
Mối nhân duyên giữa con cái và cha mẹ trong kiếp này là do 4 loại nghiệp duyên mang tới:
1 là đến báo ơn,
2 là để báo oán,
3 là đến trả nợ
và 4 là đến đòi nợ.
Ơn oán nghiệp lực mạnh hay yếu còn phụ thuộc cả những việc làm tốt xấu của cha mẹ kiếp trước và kiếp này.
Vậy nên, đừng bao giờ hỏi tại sao cha mẹ hiền lành mà sinh con nghịch ngợm, phá phách; bố mẹ giàu sang sinh con phá gia chi tử… tất cả là do nhân quả báo ứng. Kiếp trước giàu có được là nhờ làm việc bất chính thì kiếp này tiền của ắt lụn bại, của thiên trả địa. Con cái chỉ là người dùng duyên nghiệp đó mà trả nghiệp cho bố mẹ mà thôi.
Sự đời không phải khi nào cũng thuận, trong thuận có nghịch, chuyển đổi luân hồi. Dù thế nào cũng có ít nhiều cái nghịch lòng xảy ra khi thấy cái thuận lòng. Chỉ là thiếu duyên thì ẩn, đủ duyên thì hiện. Mọi thứ đều có nhân duyên, đều do nghiệp lực thiện ác bản thân mỗi người gây tạo trong đời mà thôi.
2. Bốn nghiệp duyên đưa con cái đến với cha mẹ
Loại nghiệp duyên thứ nhất – BÁO ÂN
Kiếp trước, cha mẹ có ân với con, kiếp này con đầu thai để đền ơn cho cha mẹ. Ân càng lớn, con ở với cha mẹ càng lâu, trả hết ân, con cái sẽ ra đi.
Loại nghiệp duyên thứ hai – BÁO OÁN
Kiếp trước, cha mẹ có kết hận với người nào đó nên họ đầu thai vào làm con của cha mẹ kiếp này để báo oán. Thế mới có trường hợp, con cái ngỗ ngược, phá gia chi tử. Đừng vội trách con, hãy trách kiếp trước cha mẹ từng nợ chúng.
Loại nghiệp duyên thứ ba – ĐÒI NỢ
Kiếp trước, cha mẹ thiếu nợ của họ, kiếp này họ đến làm con để đòi nợ. Nếu thiếu nợ ít, nuôi hai, ba năm, con bèn chết. Nếu thiếu nợ nhiều, đại khái là nuôi đến khi khôn lớn lại chết mất. Nợ đã đòi xong, con bèn ra đi.
Loại nghiệp duyên thứ tư – TRẢ NỢ
Kiếp trước, họ nợ cha mẹ, kiếp này họ đầu thai thành con để trả nợ. Con sẽ nỗ lực làm ăn để nuôi nấng cha mẹ, bao giờ hết nợ, con mới dứt áo ra đi. Vậy nên, đừng vội trách con đối đãi nhiều hay ít, bởi lẽ nó còn phụ thuộc vào kiếp trước con nợ cha mẹ mức nào.
Lời Phật dạy thức tỉnh kiếp người, dù kiếp trước cha mẹ tạo nghiệp duyên thế nào, thì trong đời này, cha mẹ hãy là tấm gương sáng cho con cái về tu dưỡng đạo đức, tu nhân tích đức, có như vậy mới sớm trả hết 4 nghiệp duyên này…
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Cả đời bái Phật nhưng rốt cuộc vẫn còn thiếu một nén nhang

Người xưa có câu rằng “Trăm điều thiện hiếu đứng đầu”, tấm lòng hiếu thuận của người con quả thật có thể làm cảm động Đất Trời.

Mỗi lần, chàng trai đều thắp ba nén nhang, thành tâm bái lạy cầu khẩn trước tượng Phật. Tuy nhiên, khi vị tôn giả A Nan quay sang vẫn thấy Phật Tổ chỉ mỉm cười không nói gì. Tất cả những lần ấy, những lời cầu xin của chàng trai kia đều không được chứng, bởi Phật Tổ nói rằng: “Vẫn còn thiếu một nén nhang”.

 

Cả một đời bái Phật nhưng rốt cuộc vẫn còn thiếu một nén nhang. Vậy đó là nén nhang nào vậy? (Ảnh: Internet)

Trong Đại Hùng Bảo Điện nguy nga đồ sộ, có một cậu thiếu niên đang dâng hương cầu khẩn Phật Tổ. Cậu cắm ba nén nhang vào trong lư hương, thầm cầu khẩn rằng: “Nguyện cầu Phật Tổ phù hộ con thi đậu khoa cử, thăng quan tiến chức, tận trung báo quốc, tạo phúc cho người dân trong làng”. Nói xong lại bái lạy vài lần, lúc này mới đứng dậy rời đi.

puhuong-tim4

Phật Tổ nhìn cậu thiếu niên bên dưới chỉ cười mà không nói gì, tôn giả A Nan đứng bên cạnh hỏi rằng: “Thưa Phật Đà, cậu thiếu niên này vô cùng thành khẩn, lời nguyện phát ra lại là nguyện lành, vậy sao Người không nhận lời?”. Phật Tổ chỉ mỉm cười, chậm rãi nói: “Bởi còn thiếu một nén nhang”.

“Còn thiếu một nén?”, tôn giả A Nan nhìn ba nén nhang vẫn còn trong lư hương, nghĩ mãi vẫn không hiểu được.

Thoáng một cái đã mười năm trôi qua, cậu thiếu niên ngây ngô ngày nào giờ đã trở thành một chàng thanh niên khôi ngô tuấn tú, khí phách oai hùng. Kỳ thi năm đó tuy chàng không thi đậu, nhưng ngược lại chàng đã vứt bút tòng quân, trở thành một viên võ tướng, đã lập được nhiều chiến công hiển hách trong quân đội. Lần này về lại quê làng, là đặc biệt trở về cử hành hỷ sự.

Chàng thanh niên vẫn giống như trước đây, thắp ba nén nhang đàn hương, cung kính quỳ lạy trước tượng Phật rằng: “Nguyện cầu Phật Tổ phù hộ cho hạ quan kết được một mối duyên lành, thê tử hiền thục, vợ chồng hòa thuận”. Vừa nói vừa dập đầu sát mặt đất.

Tôn giả A Nan nhìn thấy màn này thì rất xúc động, quay đầu lại nhìn thấy Phật Tổ vẫn mỉm cười không nói gì, lại bèn hỏi rằng: “Thưa Phật Đà, sao Người lại không nhận lời anh ta?”. Phật Tổ cười nói:

“Vẫn còn thiếu một nén nhang”.

baiphat6

Nháy mắt lại mười năm đã trôi qua, chàng thanh niên giờ đã bước vào tuổi trung niên. Khi ông đi vào Đại Hùng Bảo Điện lần nữa, trên gương mặt đã phảng phất hiện ra mấy nếp nhăn. Bởi bị gia tộc nhà vợ liên lụy, đại tướng quân oai phong lẫm liệt năm nào, giờ đây đã bị giáng chức làm một viên quan quèn ở địa phương; bao nhiêu chí nguyện lớn lao nay đều không thể thực hiện được nữa.

Ông bước vào Bảo Điện dâng hương bái lạy, thầm cầu khẩn, cầu cho con cái của mình có thể chuyên tâm học hành, hoàn thành sự nghiệp dang dở của mình. Tôn giả A Nan nhìn nhìn ông, lại quay sang nhìn Phật Tổ đang mỉm cười không nói gì, trong lòng than rằng: “Rốt cuộc

vẫn còn thiếu một nén nhang”.

Mười năm lại trôi qua, người trung niên giờ đây tóc đã hoa râm bước vào tuổi già. Lúc này ông đã giải ngũ về làng, sống an cư nơi thôn dã, không còn chí nguyện to lớn như ngày trước nữa.

Người lão niên thắp ba nén nhang đàn hương giống như trước đây, khấu đầu rằng:

“Phật Tổ, ngày trước con đã nhiều lần đến cầu nguyện, nhưng Người trước sau đều chưa từng nhận lời con dù chỉ một lần. Nhưng một lần này đến đây xin Người hãy thành toàn cho tấm lòng hiếu thảo của con.

Nghĩ đến ngày trước, cha con mất sớm, là mẹ già trong nhà đã vất vả nuôi nấng con khôn lớn thành người. Bây giờ mẹ già tuổi đã cao, chỉ mong bà có thể bình an vô sự, vui vẻ sống quãng đời còn lại, ngoài điều này ra không còn cầu mong gì hơn nữa”.

Tôn giả A Nan nghe thấy những lời này thật không đành lòng, quay đầu nhìn sang Phật Tổ, lại phát hiện trên gương mặt Phật Tổ đã nở nụ cười, nhẹ nhàng gật đầu: “Vậy sẽ như nguyện của con vậy”.

Người lão niên đi ra khỏi chùa, còn chưa về đến nhà, tin mừng đã từ xa truyền lại, hai người con trai của ông lại cùng lúc thi đậu văn võ trạng nguyên trong triều, hơn nữa triều đình còn ban bố chiếu thư rửa sạch nỗi oan của ông, để cho ông khôi phục chức quan, còn thăng lên ba bậc nữa.

Nhưng lần này người lão niên cuối cùng đã không nhận lệnh. Ông đã quyết định từ nay ở lại trong nhà chăm lo cho mẹ già.

Con người ta cả một đời đứng trước tượng Phật chỉ chăm chú cầu khẩn cho những lợi ích, danh vọng của bản thân mình, nhưng rốt cuộc vẫn là còn “thiếu một nén nhang”. Người xưa có câu rằng “Trăm điều thiện hiếu đứng đầu”, tấm lòng hiếu thuận của người con quả thật có thể làm cảm động Đất Trời.

Đọc xong câu chuyện này, mong bạn cũng tỏ lòng biết ơn, thắp một nén nhang cầu nguyện cho cha mẹ, người đã vì bạn mà vất vả một đời này!

Tiểu Thiện, theo youtube.com

Nhân Quả là gì?

. Luật nhân quả không có người thi hành bắt bớ, phạt vạ hoặc giam cầm tù tội ai cả, nhưng nó phán xét rất công minh và xử phạt rất công lý do toà án lương tâm của mỗi người.

SakyAmuniBuddha243
Nhân quả theo chữ Hán có nghĩa là hạt giống và bông trái. Ở đây chúng ta nên hiểu nghĩa nhân quả là hành động và kết quả của hành động. Để dễ hiểu, chúng tôi cho một ví dụ: Nếu chúng ta lấy một hạt cam gieo trồng xuống đất, hạt cam lên thành cây cam, cây cam lớn lên cho ta những quả cam ngọt, đó là nhân và quả của cây cam. Nếu ta lấy một hạt chanh đem ươm trồng, hạt chanh lên thành cây và cho những trái chanh chua, đó là nhân và quả của cây chanh. Hai ví dụ trên cho chúng ta thấy nhân nào thì quả nấy, hạt cam sẽ cho trái cam ngọt, hạt chanh sẽ cho trái chanh chua.

Hành động của chúng ta cũng vậy, nếu hành động ác là nhân ác, kết quả của hành động ác thì chúng ta sẽ phải thọ chịu quả khổ đau như chúng tôi đã nói ở trên. Ngược lại, hành động thiện sẽ mang đến hạnh phúc, an vui cho chúng ta. Để làm sáng tỏ luật nhân quả, chúng tôi xin lập lại:

Nếu chúng ta làm một điều ác, thì kết quả sẽ đem đến không những cho chúng ta, mà còn cho nhiều người khác những sự khổ đau, phiền muộn, tức giận, hận thù, oán ghét, tạo ra nhiều điều tội lỗi, v.v… Nếu chúng ta làm một điều thiện, thì kết quả sẽ mang đến không những cho chúng ta, mà còn cho nhiều người khác sự an vui, hạnh phúc.

Do hành động chúng ta làm ra, thì chúng ta phải chịu lấy trách nhiệm về hành động đó, nên gọi là luật. Chứ ở đây không có một Đấng Tạo Hoá, một ông Ngọc Hoàng, Thượng Đế, hay bất cứ một con người nào chế ra định luật nhân quả này, để bắt buộc chúng ta phải thi hành. Luật nhân quả không có người thi hành bắt bớ, phạt vạ hoặc giam cầm tù tội ai cả, nhưng nó phán xét rất công minh và xử phạt rất công lý do toà án lương tâm của mỗi người. Vì thế, luật nhân quả rất công bằng, không thiên vị một ai. “Ai làm ác thì phải gặt lấy quả khổ đau”, khi thời tiết nhân duyên đến.

Luật nhân quả này không có một người nào bắt buộc chúng ta thi hành được, mà chỉ có sự khổ đau và sự an vui của chúng ta mới bắt buộc chúng ta phải thi hành nó. Bởi vì, con người ai cũng muốn sống an vui, hạnh phúc, chứ không có mấy ai muốn sống khổ đau bao giờ. Vì thế, chúng ta tự bắt buộc chúng ta làm thiện, sống thiện để sống được an vui, hạnh phúc. Chính vì vậy, chúng ta mới thấy được lòng người sợ khổ, ưa vui. Còn nếu ngược lại, chúng ta ta không làm thiện, không sống thiện, thì sự an vui, hạnh phúc sẽ không đạt thành, và vì vậy chúng ta phải sống khổ đau.

Luật mà không có ai có quyền thi hành, bắt buộc phạt vạ mình, mà mình phải chịu sự trừng phạt của luật ấy rất công minh chánh trực như trên chúng tôi đã nói: “Luật nhân quả là một phép tắc được quy định theo sự hoạt động tự nhiên của vũ trụ, để quân bình trật tự an toàn của các hành tinh trong không gian”. Vì thế, luật nhân quả là một đạo luật của vũ trụ được đặt ra để quân bình trật tự vạn vật trong vũ trụ.

(Trích từ sách “Đạo đức làm người” tập 2)