Category Archives: Lễ hội

Nguồn gốc và Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ Ngày 5/5 Âm lịch của người Việt

Hằng năm, cứ đến mồng 5 tháng 5 (âm lịch), dân ta lại tổ chức ăn Tết Đoan Ngọ. Về nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ, đến nay nhiều người vẫn cho rằng có xuất xứ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, căn cứ vào một số công trình nghiên cứu văn hóa cho thấy, Tết Đoan Ngọ của người Việt hiện nay lại có một nguồn gốc hoàn toàn khác

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được dân gian gọi bằng một cái tên dân dã hơn: Tết Giết sâu bọ. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hoá phong phú. Không riêng gì Việt Nam hay Trung Quốc mà ở Triều Tiên, Hà Quốc cũng có Tết Đoan Ngọ. Từ đó cho thấy, Tết Đoan Ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông và gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.

Trong ca dao Việt Nam cũng có câu:

“Tháng tư đong đậu nấu chè,
Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng năm”

Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là Tết Đoan Ngọ của người Việt có liên quan gì đến Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc và gắn với truyền thuyết Khuất Nguyên như lâu nay từng quan niệm? Tết Đoan Ngọ còn được người Việt gọi bằng cái tên khác là “Tết Nửa Năm” (cũng có nơi là gọi là Giữa Năm). Đây được xem là tên gọi của riêng người Việt, không lẫn với tên gọi của các quốc gia khác. Vậy tại sao lại gọi là Tết Nửa năm, trong khi theo tính toán như lịch âm hiện nay thì “nửa năm” ở đây phải rơi vào tháng 6 âm lịch?

Về tên gọi Tết Nửa năm, tác giả Nguyễn Ngọc Thơ trong “Lại bàn về nguồn gốc tết Đoan Ngọ” giải thích: “Thời cổ đại, người Việt Nam dùng lịch kiến Tý, do vậy tháng mở đầu trong năm là tháng 11 âm lịch. Theo cách tính này, ngày 5 tháng năm rơi vào thời điểm nửa năm, do vậy dân gian Việt Nam rất chuộng tên gọi tết Nửa năm”.

Về nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Ngọc Thêm khẳng định: Tết Đoan Ngọ Việt Nam có cùng một khởi nguồn với vùng đất Bách Việt ở Nam Trung Hoa (vào khoảng vùng hạ lưu Dương Tử trở xuống) và Bắc Đông Dương.

Tác giả luận giải: Từ ngàn xưa đây vốn là vùng nông nghiệp lúa nước trù phú do các dân tộc Bách Việt gầy dựng nên. Do nằm dọc hai bên chí tuyến bắc, mùa hè ở đây oi bức, khó chịu, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người. May mắn, người nông dân với nghề lúa nước luôn đòi hỏi phải quan sát thời tiết, cố để tránh tối đa những tác hại của nó và tận dụng hữu hiệu những lợi thế mà tự nhiên mang lại, nhờ vậy phong tục tết Đoan ngọ hình thành, đánh dấu một cột mốc quan trọng của chu kỳ tuần hoàn thời tiết

Trong cuốn “Lễ tết Trung Hoa” của W. Eberhard (Chinese Festivals, N.Y. 1952) viết: “Đoan ngọ là tết của phương Nam, tết cầu may, tết của sự sống” (Double fifth is a Southern festival, lucky festival or festival of the living).

Tác giả Nghê Nông Thủy, thuộc Hội Dân tộc học Trung Quốc cũng thừa nhận: “Tết Đoan Ngọ là cống hiến to lớn của người Bách Việt đối với văn hóa Trung Hoa” (Hội Dân tộc học Trung Quốc, 2011).

Như vậy, có thể thấy, Tết Đoan Ngọ xưa là do nhân dân lao động cùng nhau sáng tạo, cùng hưởng thành quả và không ai làm tác giả cụ thể. Nó là thành quả từ trí tuệ của truyền thống nông nghiệp phương Nam của các bộ tộc Bách Việt. Về sau, cùng với việc xâm lấn và mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam sông Dương Tử, Tết Đoan Ngọ được người Hán tiếp nhận và hưởng ứng. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương khác nhau lại gắn vào nhiều điển tích khác nhau với các nhân vật như Ngũ Tử Tư, Việt vương Câu Tiễn, Khuất Nguyên đến Tào Nga, Trần Lâm…

“So với người Trung Quốc, người Việt Nam thiên hẳn về lối sống dân gian, tư duy tổng hợp – trừu tượng và truyền thống văn hóa truyền miệng đã giúp gìn giữ phong tục ngày tết này mà không cần thiết gắn liền với các nhân vật lịch sử. Ngược lại, Trung Quốc lớn, dân số đông, dân tộc đa dạng, việc chính thức hóa một phong tục dân gian bằng thao tác gắn chúng với các nhân vật lịch sử có chức năng tích cực, nhất là trong chức năng đại đoàn kết dân tộc” (trích An Nam phong tục sách, Mai Viên Đoàn Triển, NXB Hà Nội, 2008).

Nhìn lại lịch sử, suốt một nghìn năm Bắc thuộc, Việt Nam đã tiếp nhận văn hóa Trung Hoa, đặc biệt là dòng “văn hóa quan phương” gắn liền với hệ tư tưởng Nho gia và hệ thống chữ Hán. Do chính quyền đô hộ thực hiện chính sách “đồng hóa”, một số phong tục, tập quán của người Việt bị bắt phải bỏ hoặc thay đổi cho phù hợp với văn hóa Hán. Điều này đã được chính sử sách Trung Hoa chép lại (xem thêm “Ngô chí”).

Sự giao thoa và du nhập tự nhiên cùng với chính sách “cưỡng bức văn hóa” của chính quyền đô hộ phương Bắc đã tạo nên một hệ quả tất yếu đó là hình thành diện mạo văn hóa có phần “mới” của Việt Nam trong nhiều thời kì lịch sử sau đó. Tết Đoan Ngọ cũng không ngoại lệ. Nó được gắn vào khung lý luận chính thống cùng các ý nghĩa, chức năng mang tính quan phương khác như “tưởng nhớ Khuất Nguyên”, “tưởng nhớ Ngũ Tử Tư”, “tưởng nhớ Trần Luận và Nguyễn Thiệu” và kéo dài trong suốt nhiều năm.

Bởi vậy, không thể quan niệm Tết Đoan Ngọ của người Việt bắt nguồn từ Trung Quốc như một số người vẫn lầm tưởng như hiện nay.

Bánh ú nước tro, cơm rượu và chè trôi nước là món không thể thiếu trong mâm cỗ Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 Âm lịch)

 cơm rượu
Cơm rượu kiểu miền Nam

 

Bánh ú lá tre
Bánh ú lá tre ( bánh ú nước tro)
Bánh ú lá tre
Bánh ú lá tre
Chè xôi nuoc1
Chè xôi nước

 

Lễ hội cúng thần lúa của người Mạ

Lễ cúng Yang Koi (hay còn gọi là cúng thần lúa) là lễ cúng lớn nhất của người Mạ trong một năm. Theo quan niệm của người Mạ, thần lúa là vị thần liên quan trực tiếp đến lương thực của cộng đồng, nên nghi lễ cúng Yang Koi để tạ ơn một vụ gieo trồng trọn vẹn, cầu mong xuống giống một vụ lúa mới tươi tốt, no đủ.

Lễ hội cúng thần lúa của người Mạ
Khèn bầu, dàn chiêng 6 tấu lên thông báo buổi lễ bắt đầu.

 

Thời gian cúng thường tổ chức vào tháng 2 đến tháng 3 Âm lịch, khi người Mạ đã thu hoạch xong mùa màng, với sự tham gia của cả bon (làng), thậm chí cả cộng đồng dân cư sinh sống quanh đó. Trước buổi lễ, những người có trách nhiệm sẽ chọn một ngọn núi được xem là nơi thần linh ngự trị sẽ được chọn để làm lễ. Người cúng là người có uy tín trong cộng đồng thay mặt dân làng hành lễ, cầu xin phúc đến, họa trừ cho mọi người.

Lễ hội cúng thần lúa của người Mạ
Già làng – chủ lễ thổi tù, báo cáo Yang, thần linh và thông báo với buôn làng gần xa về việc tổ chức lễ hội.

 

Ðể chuẩn bị cho lễ cúng, đàn ông Mạ vào rừng chọn những cây tre cao, thẳng đem về khoảng sân để hành lễ. Chính giữa cây tre cắm chùm gai mây tượng trưng cho bông lúa. Cây tre được phân chia thành nhiều nấc với các hình vuông, tròn bao trùm và tỏa xuống phía dưới gốc có nhiều dây trang trí các hình tượng con dê bằng lạt tre rất sinh động.

Lễ hội cúng thần lúa của người Mạ
Chủ lễ thực hiến nghi thức hiến sinh cúng Yang.

 

Lễ vật tùy theo điều kiện kinh tế của buôn làng mà già làng đứng ra làm chủ tế. Ở từng hộ riêng, tùy khả năng mà gia chủ giết gà, vịt, heo, dê hoặc trâu để làm lễ cúng dâng lên vị thần và gia chủ tự cúng.

Lễ hội cúng thần lúa của người Mạ
Lễ cúng thần linh.

 

 

Sau nghi lễ cúng tế của già làng, bà con dân tộc Mạ cùng nhau thưởng thức lễ hội ẩm thực, tiếng cồng chiêng hoà nhịp theo các bài hát, điệu nhảy múa của các cô gái, chàng trai tạo nên không khí rộn ràng với mong ước cho một vụ lúa mới bội thu.

Lễ hội cúng thần lúa của người Mạ
Phần hội rộn ràng với xoang, diễn tấu nhạc cụ truyền thống.

Dàn chiêng và khèn bầu nổi nhạc báo hiệu kết thúc nghi thức cúng và chuyển sang phần hội. Mọi người cùng nắm tay trong vòng xoang rộn ràng và cùng uống rượu cần, thưởng thức những món ăn truyền thống.

Lễ hội cúng thần lúa của người Mạ
Cùng thưởng thức rượu cần cùng các lễ vật sau lễ hội.

Theo truyền thống, lễ hội Yang Koi kéo dài đến 3 ngày đêm, có khi cả tuần lễ chủ yếu là các hoạt động vui chơi của thanh niên. Nhưng ngày nay, việc tổ chức lễ hội thường chỉ diễn ra trong một ngày đêm. Dẫu quy mô, nghi thức đã giản tiện hơn trước đây nhưng lễ cúng Yang Koi vẫn được tôn trọng trong đời sống tâm linh dân tộc Mạ./.

 

 

Điều kiêng kỵ bạn nên biết khi đi lễ chùa

Có một số lưu ý khi viếng chùa, chuẩn bị đồ lễ và quá trình lễ bái tại chùa mà không phải ai đi lễ chùa cũng nắm rõ.

Điều kiêng kỵ bạn nên biết khi đi lễ chùa

– Trước hết, vào chùa nên đi từ cửa bên, không đi cửa chính giữa; đồng thời không dẫm lên bậu cửa khi bước vào, nếu không sẽ phạm phạm tội bất kính. Cửa chính nhà chùa từ xưa đến nay chỉ đức Phật, Ngọc đế, quốc vương một nước mới được ra vào. Vì thế, có nhiều ngôi chùa ngày thường không mở cửa chính.

Điều kiêng kỵ bạn nên biết khi đi lễ chùa

– Vào Phật đường, đi vòng quanh tượng Phật, khu vực tam bảo, đi từ phải sang trái, niệm tên Phật “A di đà phật”. Bởi theo quan niệm đạo Phật, bạn sẽ được hưởng 5 điều phúc đức: Hậu sinh đoan chính, đẹp; lời ăn tiếng nói rõ ràng dễ nghe; hóa sinh thăng thiên; có thể được sinh ra trong gia đình quyền quý; siêu sinh đạo Niết Bàn.

– Khi đi lễ chùa bạn nên thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài, hạn chế thắp hương bên trong chùa, vì có thể gây ảnh hưởng đến tượng Phật, pháp khí.

– Không đứng hoặc quỳ chính giữa Phật đường lễ Phật mà nên quỳ lễ chếch sang bên trái hoặc phải một chút.

– Lễ chùa bạn phải ăn mặc giản dị, sạch sẽ, đặc biệt không mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở lườn hở nách… Nếu không, bạn sẽ vừa phạm giới bất kính, khẳng định công quả tiêu tán hết, quả báo vô cùng. Không để trẻ em chạy loạn tam bảo, nghịch ngợm các đồ tế khí, sờ mó tượng phật…

– Vào chùa, nếu gặp các trụ chì và tăng ni, nên bắt đầu bằng câu “A di đà Phật” . Khi ra về cũng nên dùng câu này để bái biệt, công đức mang lại vô lượng, cho cả người vãn cảnh và nhà chùa.

– Không nên chụp ảnh, quay phim tùy tiện trong chùa, khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng bàn thờ mà nên đứng chéo sang một bên.

– Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ.

– Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.

– Không tự ý lấy sử dụng hoặc mang bất kỳ loại đồ đạc gì của nhà chùa về làm của riêng. Theo nhiều kinh sách và quan niệm truyền thống, những hành vi như vậy gọi là “đạo dụng thập phương thường trụ” (trộm dùng đồ lễ của chúng sinh cúng dàng). Phạm giới luật này khi chết sẽ bị giam vào địa ngục, chịu khổ vô kể. Phật điển ghi rõ, “nhân nhỏ, quả lớn”, thành tâm cúng dàng, lễ dù nhỏ nhưng phúc báo lớn lao; trộm của chùa,vật tuy xơ sài nhưng quả báo không gánh hết.

– Vào Phật đường, tam bảo không nên đi giày dép, nhai trầu, hút thuốc. Tam bảo là nơi tôn nghiêm, có giới hương, định hương, chân hương, đòi hỏi phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh, tuyệt đối không gây ồn ào, hỗn tạp. Tội náo loạn tam bảo không nhỏ.

– Trước tượng Phật nên cung kính nghiêm trang, không nhìn ngang ngó dọc, khệnh khạng trước tam bảo. Nếu muốn chiêm ngưỡng tượng Phật, nên đứng từ ngoài để quan sát.

– Không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc nằm trong Phật đường. Không tùy tiện hắt hơi sổ mũi, khạc nhổ… quanh khu vực Phật điện, tam bảo.

– Sử dụng đồ của chùa, như ăn uống, thụ lộc, nên lưu công đức, dù ít dù nhiều. Không nên coi đó là của chùa, trụ trì cho thì nhận mà không bố thí chút công đức, vì sẽ phạm tội “luân đạo thực quả báo” là căn nguyên rơi vào địa ngục.

– Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, bao tay… vào tam bảo bái Phật. Lỡ đặt những đồ đạc như vậy trên bàn, trên chiếu hoặc trong góc tam bảo để bái Phật thì mọi công quả tu dưỡng bấy lâu đều tiêu tán. Đi lễ chùa, tốt nhất không mang theo những đồ tùy thân khi vào tam bảo.

 

 

Pháo đất

Pháo đất, còn gọi là pháo nổ, pháo nang, phết, đánh đườn theo câu nói hay được dùng khi chơi, là một trò chơi dân gian của Việt Nam sử dụng một loại pháo làm bằng đất.

pháo đất
Đất làm pháo phải là đất triều, tức là được lấy từ các vùng đất trũng ngập nước hoặc ruộng, sau đó mang về nhào kỹ và nhặt sạch sạn.
pháo đất
Ông Văn Quyển (đội chơi xã Minh Đức) cho biết, đất không được nhặt sạch và thái không chắc tay, khi gieo xuống tiếng nổ sẽ không vang.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trò pháo đất đã có lịch sử lâu đời, các câu truyện lưu truyền ở đồng bằng Bắc Bộ cho biết pháo đất được hình thành trong quá trình đắp đê ngăn lũ. Hay truyền thuyết về lịch sử hội thi pháo đất ở xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình kể rằng năm 1288, trong khi đang đi đánh trận Bạch Đằng, con voi của Trần Hưng Đạo sa lầy ở khúc sông Hóa chảy qua đây. Nhân dân quanh vùng đã dùng đất ném xuống sông cho voi thoát lên.

pháo đất
Phần đất thừa khi cắt ra sẽ được nặn thành những quả kê để đỡ thành pháo.

Từ đó, khi nông nhàn, nhân dân thường tụ tập diễn lại cảnh này và dần dần hình thành nên hội thi pháo đất. Cổ xưa hơn, truyền thuyết của người dân ở xã Hồng Phong, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương nói rằng trò chơi này có ở đây từ thời Hai Bà Trưng khi nữ tướng Lê Chân dùng pháo đất với mục đích nghi binh và chơi trong những ngày hội hè nhằm xua tan âm khí, dịch bệnh.

pháo đất
Những quả pháo được tạo hình rất nhanh dưới bàn tay điêu luyện của các pháo thủ.

Công cụ để chơi pháo đất được làm từ các loại đất có độ quánh cao như đất sét, đất thịt… Pháo thường có dạng như hình cái chảo không có tay cầm hoặc hình bầu dục có thành dày hơn đáy với kích thước linh hoạt và nhiều khi phụ thuộc vào lượng đất nguyên liệu mà trẻ em kiếm được. Ở các lễ hội thi, pháo đất được chế tác rất to, gọi là mâm pháo và có thể dùng từ 20 kg đến 50 kg đất. Sân chơi thường là một mặt bằng càng phẳng càng tốt để vành pháo có thể tiếp xúc khít nhằm gây tiếng nổ to. Đất được sử dụng để nặn pháo nhiều lần do đó mặt bằng được làm sạch bụi để bụi không làm khô đất.

pháo đất
Anh Trần Cao Đạt (xã An Đức) cho biết, phải nén pháo thật chặt để khi nâng lên gieo, pháo không bị thủng.

 

  • Kỹ thuật làm pháo đất: đất được làm tăng độ dẻo và nhuyễn bằng cách nhào nặn nhiều lần để khi nặn thì độ bền của thành hoặc đáy ở những chỗ có độ dày giống nhau tương đối đồng đều. Trường hợp đất quá khô phải cho thêm nước khi nhào, nặn. Độ dày của đáy phải ở mức độ phù hợp với diện tích của nó thì khi nổ mới tạo thành tiếng kêu to và vết phá ở đáy vừa phải. Vành của pháo đất phải được làm sao cho nó tạo thành một mặt phẳng có thể úp khít xuống mặt sân chơi. Ở những hội thi, khi làm pháo lớn, người ta làm vành pháo giống như cạp của rổ, rá.
pháo đất
Đội chơi xã An Cư chọn làm pháo Khênh (hay còn gọi là pháo khô) để gieo. Loại pháo này phải được gieo trên nền gạch khô. Trong lúc đồng đội nặn pháo, anh Quốc Phong đang rải tro trên mặt sân để hút ẩm.

 

  • Kỹ thuật nổ pháo: người chơi cho pháo nổ bằng cách cầm pháo theo cách đáy pháo tiếp xúc với lòng bàn tay rồi ụp mạnh xuống để vành pháo tiếp xúc với bề mặt sân chơi. Kỹ thuật này đòi hỏi độ chính xác cao để mặt phẳng của vành pháo tiếp xúc đều với bề mặt sân chơi mới có thể tạo ra tiếng nổ to, nếu góc tiếp xúc không chuẩn, pháo sẽ vón thành một cục đất chứ không nổ. Khi pháo đập xuống mặt sân chơi, áp suất cao của không khí trong lòng pháo khi bị nén sẽ phá vỡ đáy của nó tạo thành tiếng nổ.
  • pháo đất
    Pháo Khênh thì có trọng lượng nặng hơn (quả pháo trong ảnh nặng hơn 70 kg) nên các đồng đội phải hỗ trợ người gieo mới khênh được pháo lên. Người gieo pháo Khênh phải có sức khỏe để gieo được càng xoáy càng tốt

Luật chơi pháo đất rất đơn giản, những người chơi sẽ được chia những phần đất đều nhau để làm quả pháo đất của mình. Những người chơi sẽ lần lượt cho pháo nổ, pháo của ai nổ to được coi là thắng cuộc.

pháo đất
Có hai loại pháo được gieo là pháo Khênh và pháo Quỳ. Trong đó pháo Quỳ khá khó gieo bởi người chơi phải quỳ xuống và chỉ được sử dụng lực của nửa người trên.

 

Ở các cuộc thi, pháo đất ngoài nổ to phải kèm theo yêu cầu vết phá ở đáy pháo càng rộng càng tốt và/hoặc vành pháo sau khi nổ phải tách rời ra và nằm vắt ngang thân mà không bị đứt đoạn. Pháo đất cũng có thể chia nhiều người chơi thành hai phe và cử đại diện cho pháo nổ.

pháo đất
Pháo gieo phải nổ rền, tiêu chí chấm điểm chính là yếm pháo (thành pháo) phải văng ra đều và dài.

 

  • Để thử độ dẻo, nhuyễn của đất, trẻ em thường đứng thẳng và vo tròn đất vật liệu lại rồi thả cho rơi tự do xuống nền sân chơi. Nếu đất sau khi rơi xuống tạo thành một hình tròn có độ dày tương đối đồng đều thì được coi là đã đạt chất lượng.
  • Trước khi cho pháo đất của mình nổ, trẻ em thường hô to pháo nổ, pháo nang, cả làng chịu chưa? rồi hà hơi vào miệng pháo đất trước khi cho nổ. Động tác hà hơi nhằm cầu mong cho pháo đất của mình nổ to. Trong trường hợp cuộc chơi được chia làm hai phe, sau khi một bên đã hô như trên, khi đến lượt, bên kia sẽ hô “chưa chịu!” hàm ý pháo của mình sẽ nổ to hơn.
  • Trẻ em khi chơi với nhau thường quy định phần thưởng là người thua cuộc sau mỗi lần cho pháo nổ phải dùng một lượng đất vật liệu mà khi dàn mỏng ra có thể phủ kín diện tích đáy pháo đã bị phá vỡ của người thắng cuộc để “đền” cho người đó. Nếu nhiều hơn hai người chơi có thể thỏa thuận người xếp cuối cùng “đền” cho người thứ nhất, người xếp ngay trước người cuối cùng “đền” cho người thứ hai… Những người thua cuộc nhiều lần sẽ rơi vào tình trạng đất vật liệu ít dần dẫn đến pháo không thể nổ to được nữa và phải bỏ cuộc.
  • Đất làm pháo khi tàn cuộc chơi hay được trẻ em dùng để nặn các con giống, bi đất… để tiếp tục những trò chơi mới.

Lễ hội Chol Chnam Thmay

Lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. Lễ Chôl Chnăm Thmay cũng là những ngày Tết của Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma, Sri Lanka.

Chol Chnam Thmay

Ngoài tôn giáo chính là Phật giáo, người Khmer còn tin rằng mỗi năm có một vị thần trên trời (Têvôđa) được sai xuống để chăm lo cho cuộc sống và con người trong năm đó, hết năm lại về trời để vị thần khác xuống hạ giới.

Thường tổ chức khoảng đầu tháng Chét của lịch Phật giáo Khmer (khoảng giữa tháng 4 dương lịch). Kéo dài trong 3 ngày, năm nhuận kéo dài 4 ngày, tên gọi mỗi ngày tết khác nhau.

  • Ngày đầu tiên có tên: Moha Songkran (Chôl sangkran Chmây)
  • Ngày thứ hai có tên: Wanabat (Wonbơf)
  • Ngày thứ ba có tên: Tngai Laeung Saka (Lơm săk)
  • Nếu năm nhuận cũng có tên là: wonbơf

Chol Chnam Thmay

 

 

 

 

 

 

 

  • Đi đến những khu vực có đông đồng bào Khmer sinh sống trong nhưng ngày tết, chúng ta sẽ bắt gặp không khí náo nhiệt của bà con chuẩn bị Tết cổ truyền của mình. Nào là chuẩn bị ăn mặc gọn đẹp, nhang, đèn, gạo, rượu, thịt, làm bánh…để phục vụ cho việc ăn uống, đãi khách và dâng cho nhà chùa. Mọi người sửa sang bàn thờPhật, trang hoàng nhà cửa, quét dọn sân nhà, kết cổng chào…Trong đêm giao thừa, trên bàn thờ có bày sẵn 5 nhánh hoa, 5 đèn cầy, 5 cây nhang, 5 hạt cốm và nhiều loại trái cây. Cha mẹ, ông bà tập hợp con cháu lại , ngồi xếp chân về một phía trước bàn thờ tổ tiên, đốt nhang đèn, vái ba cái để tiễn đưa Têvêđa cũ và rước Têvêđa mới, mong được ban phúc lành. Họ tin rằng Têvêđa là ông tiên được trời sai xuống chăm sóc dân chúng trong thời gian.Tết Chôl Chnăm Thmây diễn ra trong ba ngày.
  • Chol Chnam Thmay

 

 

 

 

 

 

  •  

    Ngày thứ nhất :  gọi là Thngay Chôl Chnăm Thmây (ngày vào năm mới) (lễ rước “Mâh Sangkran mới”). Lễ này có thể tổ chức sớm hay muộn trong ngày, miễn là chọn đúng giờ tốt, theo quan niệm của người Khơme. Mọi người được tắm gội, mặc quần áo đẹp, mang nhang đèn, lễ vật đến chùa dâng lên các vị sư và được nghe các vị chúc tụng năm mới. Dưới sự điều hành của ông Acha, mọi người xếp hàng đi vòng quanh chính điện 3 lần để làm lễ chào mừng năm mới. Đêm lại, nghe các vị sưtụng kinh cầu an năm mới, cầu cho “Quốc thái dân an” và hưởng được 4 pháp của đức Phật (sống lâu, sắc đẹp, an vui và sức mạnh), rồi được nghe các vị thuyết pháp về ý nghĩa của lễ Chôl Chnăm Thmây và sau đó thanh niên nam nữ cùng nhau múa hát trước sân chùa

  • Chol Chnam Thmay
  • Ngày thứ hai : gọi là Thngay Von-boch: mỗi gia đình làm lễ dâng cơm buổi sớm và buổi trưa cho các vị sư sãi. Theo đạo Phật Tiểu thừa, thì các ngày lễ tín đồ đi chùa lạy Phật có bổn phận mang cơm và thức ăn dâng cho sư sãi và lắng nghe các vị chúc tụng, cầu an, thuyết pháp giảng đạo, rồi các thanh niên nam nữ vui chơi trước sân chùa. Buổi chiều, người ta làm lễ “đắp núi cát” (Puôn phnôm khsach) ngay tại khuôn viên chùa, để mong gặp được điều lành. Tập tục này cũng bắt nguồn từ một sự tích của một thợ săn bắn gắn với ma thuật cầu mùa của người xưa.
  • Chol Chnam Thmay

Chol Chnam Thmay

 

 

 

 

 

 

 

  • Ngày thứ ba : gọi là Thngay Lơn-săk (ngày thêm tuổi), mới chính là
  • ngày chánh cũng là ngày cuối tết, tương tự như hai ngày đầu, sau khi đã dâng cơm sáng cho các vị sư ở chùa, người ta làm lễ tắm tượng Phật bằng nước có ướp hương thơm, rồi sau đó tắm cho các vị sư cao niên ở chùa, nhằm rửa sạch hết cái cũ, những bụi bặm của trần thế trong năm cũ, để bước sang năm mới với một thân thể sạch sẽ và hoàn toàn mới. Tiếp theo đó là lễ cầu siêu (Băng Skôl), các vị sư được mời đến tháp lưu giữ hài cốt của những người quá cố để cầu kinh, mong vong linh của họ sớm được siêu thoát. Đến trưa, mọi người về nhà để làm lễ tắm tượng Phật thờ trong từng gia đình, để tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn đức Phật, rồi chúc mừng cha mẹ, ông bà, dâng bánh trái để tạ ơn, đồng thời cũng để rửa những điều không may của năm cũ để sang năm mới vạn sự như ý. Tết Chôl Chnăm Thmây được kết thúc
  • Chol Chnam Thmay

Chol Chnam Thmay

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Trong ba ngày hội Chôl Chnăm Thmây, bà con Khmer còn đi thăm hỏi, mừng tuổi năm mới cho nhau, chúc nhau sức khỏe, cuộc sống yên vui, phát đạt. Tối đến, người ta đốt pháo thăng thiên, thả diều, đánh quay lửa… Các cụ già kể chuyện thần thoại, cổ tích cho con cháu. Gái, trai tham gia các cuộc hát đối đáp aday, hát dùkê, múa rômvông./.

Chol Chnam Thmay

 

Chùa Ngọc Hoàng (chùa Phước Hải Tự)

Nằm ở trung tâm TP.HCM có ngôi chùa Phước Hải Tự hay có tên gọi phổ biến hơn là chùa Ngọc Hoàng từ lâu là địa chỉ đỏ của những người hiếm muộn đến xin con. Kể cả ngày thường lẫn ngày nghỉ, chùa lúc nào cũng đông người. Những lời đồn đoán khiến ngôi chùa này ngày càng “nổi tiếng”.

 CHÙA NGỌC HOÀNG

Chùa Ngọc Hoàng hay Ngọc Hoàng điện, nay gọi là chùa Phước Hải, tọa lạc tại số 73, đường Mai Thị Lựu, gần chợ Đa Kao thuộc phường Đa Kao, quận I, thành phố Hồ Chí Minh.
Chùa Ngọc Hoàng được thành lập từ năm 1892 do một người Hoa tên Lưu Minh chủ xướng. Năm 1900, công cuộc xây cất chùa hoàn thành, nhưng đến năm 1906 mới làm lễ khánh thành. Chùa khởi nguyên tên là Ngọc Hoàng Điện, người Pháp gọi là “chùa Đa Kao”, năm 1982 chùa gia nhập Giáo hội Phật Giáo Việt Nam với hòa thượng Thích Vĩnh Khương chủ trì, mới đổi tên thành Phước Hải Tự, nhưng dân gian vẫn quen gọi là chùa Ngọc Hoàng.

chua-ngoc-hoang4

Trong sân chùa Ngọc Hoàng, ngoài hai hồ nuôi cá và rùa, có một miếu thờ Hộ Pháp và một nhà bát giác che chiếc đỉnh lớn đúc bằng xi măng giả đồng dành cho khách hành hương thắp nhang trước khi vào chùa cũng như ra khỏi chùa. Chùa Ngọc Hoàng có tổng cộng trên 300 tượng thờ, được phân bố trong ba gian thờ. Gian ở giữa liền với cổng vào, là gian thờ các bậc thiên tướng và Ngọc Hoàng, theo thứ tự từ ngoài vào trong gồm có:
– Thổ địa (bên trái cửa vào), Môn Quan (bên phải cửa vào).
– Phật Dược Sư, tượng phật duy nhất bằng gỗ trầm đặt trong lồng kính, ở giữa chánh điện.
– Thanh Long đại tướng (bên phải) và Phục Hổ đại tướng (bên trái), tượng to bằng người thật.
– Cung thờ Ngọc Hoàng ở giữa, cung thờ Chuẩn Đề Quan Âm bên phải và cung thờ Bắc Đế, tức Huyền Võ hay Trấn Võ bên trái.
Ở gian thờ Ngọc Hoàng có sáu pho tượng chính: bên phải gồm ba vị, với giữa là Quan Phu Tử (chủ về việc võ) và hai bên là Thiên Tướng và Thiên Thần. Ngoài ra, còn có các tượng thờ khác như: Nam Tào, Bắc Đẩu, Hoa Đà tiên sư, Tề Thiên đại thánh, Quan Thánh đế quân, thần Nhật, thần Nguyệt, Long Mẫu nương nương, Tứ Đại kim quang, Thái ất chân nhân, Hòa thượng Đạo Minh, Khuyến thiện đại sư, hai quan văn, hai quan võ, hai đồng tử, Ông bà bà Thiên Lôi cùng bảy thiên tướng…
Hầu hết các tượng thờ ở đây đều bằng gỗ, một số ít làm bằng giấy bồi. Riêng tượng của Ngọc Hoàng là pho tượng ngồi lớn nhất trong chùa. Đầu tượng Ngọc Hoàng đội mão lớn có mái che trước trán. Hai tay Ngọc Hoàng cầm lịnh tiễn. Mặt Ngọc Hoàng bình thản, không vui cũng không buồn, mắt trong tư thế mở nhưng không thấy rõ tròng mắt, mũi dời và to. Khuôn mặt tượng Ngọc Hoàng hình chữ điền, hai má cao và rộng, có bốn chòm râu tỏa dài xuống ngang vai.

 CHÙA NGỌC HOÀNG
Ngọc Hoàng mặc áo choàng rộng, hai tay áo phủ tận đến các ngón tay. áo được chạm nối dính hến vào tượng với kỹ thuật sơn son thếp vàng tinh xảo làm nổi bật đường nét trang trí trên thân áo với một con rồng uốn lượn.
Gian bên trái từ ngoài vào, theo thứ tự từ trước ra sau có những hương án với các tượng thờ sau:
– Gian đầu tiên thờ Kim Hoa thánh mẫu, mười hai bà mụ và các nhũ mẫu trong các tư thế nuôi dạy cho trẻ nhỏ. Đây là gian cầu tự cho những người hiếm muộn.

chua-ngoc-hoang1
– Gian tiếp theo là Thập Điện Diêm Vương, với mười bức chạm gỗ với cảnh mười cửa ngục phân bổ đều mỗi bên vách năm bức. Nối liền gian Thập Điện với gian Kim Hoa thính mẫu, có các tượng thờ: Quan Âm, Kim Đồng, Ngọc Nữ, Địa Tạng Vương bồ tát (biểu tượng cho sự cứu rỗi), Hoạt Vô Thường, Tư Mạng sứ quân và Dẫn Hồn Tiền (biểu tượng sự dẫn dắt, phân biệt linh bổ lành dữ).
– Thần Tài: Trang phục đồ tạng, biểu tượng mang hết sự rủi ro vào mình và ban phát tài lộc cho nhân gian. Tượng đứng cuối gian Thập Điện, tay cầm một cái rổ đựng các gói giấy đỏ bọc mảnh giấy nhỏ ghi hai chữ Hán “Tài Thần” bên trong để khách hành hương xin lộc.
– Gian nối liền với gian Thập Điện có các tượng thờ: Nhị Vị song án, Mã tướng quân, Thành Hoàng Lỗ Ban và Thái Tuế.
– Gian cuối cùng (hiện không còn cho khách vào chiêm bái) gồm hai hương án thờ Thạch Cẩm Đương (tục thờ đá của người Hoa) và thờ Ông Tà (tục thờ đá của người Khmer).
– Bên phải gian thờ Ngọc Hoàng là phòng khách của chùa, sau phòng này có cầu thang lên lầu. Nơi đây thờ phụng: Quan Âm bồ tát, Quan Thánh Đế Quân, Hộ pháp và Tổ Lưu Minh – người lập chùa.
Từ lâu chùa Ngọc Hoàng là một trong những cơ sở tín ngưỡng dân gian thu hút đông đảo khách hành hương chiêm bái. Vào những ngày rằm, mùng một âm lịch, nhất là vào các ngày rằm lớn trong năm (15/1 âm lịch, 15/7 âm lịch, 15/10 âm lịch) khách đến lễ chùa đông đến hàng vạn người. Tuy nhiên, dịp lễ hội thu hút khách đông nhất là dịp lễ vía Ngọc Hoàng vào ngày mùng 9 tháng giêng âm lịch hàng năm. Vào địp này, tối ngày mùng 8, vị hòa thượng trụ trì chùa tổ chức tụng kinh cầu an. Cả ngày mùng 9 dành cho hàng chục vạn khách đến chiêm bái, có cả người Hoa lẫn người Việt. Khói hương mù mịt khắp trong ngoài…

 CHÙA NGỌC HOÀNG
Trong các cơ sở tín ngưỡng dân gian của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh, chùa Ngọc Hoàng có thể xem là một trong những điểm có sức thu hút khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm bái rất đông đảo. (internet)

Lễ hội Làm Chay

Hằng năm cứ đến trung tuần tháng Giêng Âm lịch, người dân quê tôi có câu ca dao: “Dù ai buôn bán trăm bề/Làm chay mười sáu nhớ về Tầm Vu”. Đây là câu ca dao để nhắc cho những người con làm ăn xa xứ về lại quê nhà (thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An) để tham gia lễ hội làm chay.

Lễ hội Làm Chay
Đình Tân Xuân

Lễ hội Làm Chay

Lễ hội Làm Chay diễn ra vào ngày 14-16 tháng Giêng Âm lịch, tại đình Tân Xuân, thị trấn Tầm Vu huyện Châu Thành tỉnh Long An và đã được đưa vào danh sách văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Lễ hội Làm Chay

Làm chay là lễ hội dân gian cổ truyền mang bản sắc riêng của người dân địa phương. Mục đích chính của lễ hội là khôi phục các giá trị truyền thống dân gian, cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cầu siêu liệt sĩ, oan hồn uổng tử, không xin xỏ phúc lộc riêng tư.

Lễ hội Làm Chay

Lễ hội Làm Chay được tổ chức khá long trọng, thu hút quảng đại tầng lớp nhân dân, các giới, các thành phần xã hội và các tôn giáo tín ngưỡng khác nhau như đạo Phật, Cao Đài… với khoảng hơn 10.000 người tại địa phương và các nơi khác đến.

Lễ hội Làm Chay

Nhân vật chính trong lễ hội làm chay là ông Tiêu – Tiêu diện Đại sĩ. TheoPhật giáo thì là vị Bồ Tát chuyên hàng yêu phục quỷ. Hình tượng ông Tiêu ở Tầm Vu cao khoảng 2 mét, mặc giáp trụ, đầu có sừng và có cả trăm gương mặt trên người.

le-hoi-chay-tam-vu (7)
Lễ hội bắt đầu bằng việc thỉnh Ông Tiêu – Vị thần cai quản địa phương về chính điện để trấn các vong linh

 

Lễ hội Làm Chay
Cỗ bánh hình dê độc đáo trong năm Ất Mùi được người dân phụng cúng
Lễ hội Làm Chay
Đoàn người thỉnh ông Tiêu
Lễ hội Làm Chay
Hình tượng ông Tiêu ở Tầm Vu cao khoảng 2 mét, mặc giáp trụ, đầu có sừng và có cả trăm gương mặt trên người.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lễ hội Làm Chay

Đặc biệt, ông Tiêu có lưỡi bằng giấy hồng đơn dài gần nửa mét. Theo truyền thuyết địa phương, cái lưỡi này tập trung mọi quyền lực, phép thuật của ông Tiêu nên đến lúc xả giàn – nghi thức cuối cùng kết thúc lễ hội, tượng ông Tiêu và các giàn cúng được tung ra bố thí thì thanh niên xúm lại giành nhau đoạt lấy lưỡi ông Tiêu. Nhưng hàng trăm năm nay, chưa ai lấy được lưỡi ông Tiêu vì trước khi xô giàn, ông chủ lễ đã đốt cái lưỡi này

Lễ hội Làm Chay
Nhảy bao bố
Lễ hội Làm Chay
Trò chơi dân gian như bịt mắt đập nồi

 

Đỉnh điểm của lễ hội  là phần hội diễn ra vào ngày 16/1 Âm lịch. Cùng với phần hội bắt đầu từ lúc 8 giờ với các trò chơi dân gian như bịt mắt đập nồi, nhảy bao bố, kéo co, thả-bắt vịt, cờ tướng, bóng chuyền…. Từ 10 giờ đến 11 giờ là nghi thức Thỉnh Tiêu Diện đại sĩ từ chùa Ông về đưa lên giàn tại đình Tân Xuân, đồng thời cũng là lúc Thỉnh lư hương cô hồn ở miếu Âm Nhơn về đặt tại giàn ông Tiêu.

Lễ hội Làm Chay
Tái hiện hình ảnh của thầy trò Đường Tăng trong truyện Tây Du Ký

 

 

 

 

 

 

 

Từ 11 giờ đến 16 giờ, Lễ chiêu u được tiến hành nhằm thỉnh vong linh, cô hồn các nơi về giàn ông Tiêu. Nhưng có lẽ điều mà mọi người thích nhất và đi vào tiềm thức tuổi thơ của nhiều người là màn đánh động, thỉnh thầy bắt đầu từ lúc 18 đến 21 giờ .Thỉnh kinh theo nội dung diệt yêu quái của thầy trò Đường Tăng trong truyện Tây Du Ký. Đoàn thỉnh kinh sẽ đi khắp các trục đường của thị trấn Tầm Vu – ở mỗi khu người dân sẽ lập nên một cái động để cúng, sau đó sẽ được thầy trò Đường Tăng đến để diệt trừ yêu ma. Sau khi đánh động xong, thầy trò Đường Tăng sẽ đến chùa Linh Phước Tự để thỉnh kinh về nơi khu vực hành lễ tại đình Tân Xuân cầu siêu.

Lễ hội Làm Chay
Dưới nước ghe đăng được trang trí lộng lẫy đi rước vong linh bá tánh ở sông Tầm Vu
le-hoi-chay-tam-vu (10)
Những mâm bánh cúng cô hồn được người dân làm thật đẹp mắt dâng lên sân lễ
le-hoi-lam-chay1
Chiếc thuyền chở các thầy cúng tế, lão niên đi gọi cô hồn về sân đình ăn đồ cúng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

le-hoi-lam-chay3
Hành động chiêu hồn (chiêu U) này nhằm để gọi tất cả hồn người chết về dự lễ. Hồn người tốt sẽ được đầu thai, hồn người xấu sẽ bị ông Tiêu quản giáo, trừng trị

 

Sau-lễ cầu siêu sẽ là lễ phóng đăng với ghe đăng trang trí rực rỡ được tiến hành tại sông Tầm Vu với các nghi thức phóng sinh, thả bèo, tụng kinh. Sau nghi thức phóng đăng cũng là lúc 24 giờ đêm 16/1 Âm lịch là xô giàn Ông Tiêu. Người đi lễ tranh nhau giành đồ cúng mong tìm được chút lộc đầu năm. Sau 24 giờ, mọi nghi lễ đã xong, xem như bá tánh đã chứng cho tấm lòng của người dân thị trấn Tầm Vu, một tàu tống gió sẽ đưa ra sông cho mọi thứ trở về chốn cũ.

le-hoi-chay-tam-vu (2)
Màn hấp dẫn nhất và sôi nổi nhất là phần đi thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng
le-hoi-chay-tam-vu (6)
Trên đường đi, thầy trò Đường Tăng sẽ diệt trừ các động yêu quái được người dân hóa trang và dựng lên trên đường
le-hoi-chay-tam-vu (5)
Màn chiến đấu quyết liệt của Tôn Ngộ Không và hai sư đệ với yêu quái
le-hoi-chay-tam-vu (4)
Tôn Ngộ Không phá động yêu quái. Hành động này mang ý nghĩa mượn sức mạnh siêu nhiên đánh đuổi cái ác, đem đến một năm yên lành cho nhân dân làm ăn
Tôn Ngộ Không phá động yêu quái. Hành động này mang ý nghĩa mượn sức mạnh siêu nhiên đánh đuổi cái ác, đem đến một năm yên lành cho nhân dân làm ăn
Tôn Ngộ Không cỡi mây đi giữa đoàn người…
…về đến điện Tam Bảo gặp Phật tổ Như Lai
…về đến điện Tam Bảo gặp Phật tổ Như Lai

 

 

le-hoi-chay-tam-vu (1)
Người dân đứng nghẹt phía ngoài rào sân lễ để chờ xô giàn giật đồ cúng cô hồn
le-hoi-chay-tam-vu (3)
Một người dân vui mừng lấy được hai túi gạo. Đây được xem là lộc năm mới nên ai cũng muốn có một ít cho mình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Theo tín ngưỡng của nhân dân địa phương, tháng Giêng là tháng hội hè, vụ mùa gặt hái đã xong, bà con có của ăn của để nên tổ chức cúng tế cho vong linh bá tánh. Trải qua bao thế hệ lễ hội làm chay đã trở thành một tập tục lâu đời để con em người Tầm Vu có dịp hội tụ.

Lễ hội Bà Chúa Xứ

Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam tọa lạc nơi chân núi Sam, trước thuộc xã Vĩnh Tế, nay thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, Việt Nam. Đây là một di tích (lịch sử, kiến trúc và tâm linh) quan trọng của tỉnh và của khu vực.

Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam ngày nay
Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam ngày nay

 

Đây là một trong những lễ hội lớn nhất miền Tây Nam Bộ, là dịp để tỏ lòng thành kính Bà Chúa Xứ, vị thần được suy tôn là Bà mẹ của xứ sở Châu Đốc. Lễ hội được tổ chức hàng năm bắt đầu từ đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch tại Miếu Bà Chúa Xứ thuộc phường Núi Sam (trước là xã Vĩnh Tế), thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang.

Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam

Cách đây khoảng 200 năm, tượng Bà (sau được gọi tôn là Bà Chúa Xứ) được dân địa phương phát hiện và khiêng xuống từ đỉnh núi Sam bằng 9 (có nguồn nói 12 hoặc hơn nữa) cô gái đồng trinh, theo như lời dạy của Bà qua miệng “cô đồng”, nên người dân đã lập miếu để tôn thờ [1].

Hình ảnh lễ hội bà chúa xứ

Có ý kiến cho rằng Thoại Ngọc Hầu hoặc vợ là bà Châu Thị Tế là người đã ban lệnh và hỗ trợ việc xây dựng miếu. Tuy khó xác minh, nhưng biết chắc là miếu ra đời sau khi vị quan này về đây trấn nhậm và kênh Vĩnh Tế đã hoàn tất (1824) mang lại lợi ích rõ rệt cho lưu dân và dân bản địa .

Hình ảnh lễ hội bà chúa xứ

Ban đầu miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam được cất đơn sơ bằng tre lá, nằm trên vùng đất trũng phía tây bắc núi Sam, lưng quay về vách núi, chính điện nhìn ra con đường và cánh đồng làng.

Hình ảnh lễ hội bà chúa xứ

Năm 1870, ngôi miếu được xây dựng lại bằng gạch hồ ô dước. Năm 1962, ngôi miếu được tu sửa khang trang bằng đá miểng và lợp ngói âm dương. Năm 1965, Hội quý tế cho xây nới rộng nhà khách và làm hàng rào nhà chính điện của ngôi miếu. Năm 1972, ngôi miếu được tái thiết lớn và hoàn thành vào năm 1976, tạo nên dáng vẻ như hiện nay, và người thiết kế là hai kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng.

Hình ảnh lễ hội bà chúa xứ

Đến khi ấy, kiến trúc miếu có dạng chữ “quốc”, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng. Bên trong miếu có võ ca, chánh điện, phòng khách, phòng của Ban quý tế…

Hình ảnh lễ hội bà chúa xứ

Các hoa văn ở cổ lầu chính điện, thể hiện đậm nét nghệ thuật Ấn Độ. Phía trên cao, các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ giăng tay đỡ những đầu kèo. Các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng tinh xảo và nhiều liễn đối, hoành phi ở nơi đây cũng rực rỡ vàng son. Đặc biệt, bức tường phía sau tượng Bà, bốn cây cột cổ lầu trước chính điện gần như được giữ nguyên như cũ.

Hình ảnh lễ hội bà chúa xứ

Ở thời điểm năm 2009, thì miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam là “ngôi miếu lớn nhất Việt Nam”

Hình ảnh lễ hội bà chúa xứ

Khi xưa, tượng Bà ngự trên đỉnh núi Sam, gần Pháo Đài. Chứng minh cho điều này là bệ đá Bà ngồi vẫn còn tồn tại (ảnh). Bệ đá có chiều ngang 1,60m; dài 0,3m, chính giữa có lỗ vuông cạnh 0,34m, loại trầm tích thạch màu xanh đen, hạt nhuyễn, không có ở địa phương.

Nơi Bà ngự khi xưa trên đỉnh núi Sam

Theo nhà khảo cổ học người Pháp là Malleret đến nghiên cứu vào năm 1941, thì tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam thuộc loại tượng thần Vishnu (nam thần), tạc dáng người nghĩ ngợi, quý phái, chất lượng bằng đá son, có giá trị nghệ thuật cao, được tạc vào cuối thế kỷ 6, và rất có thể đây một trong số hiện vật cổ của nền văn hóa Óc Eo

Bên trong Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam
Bên trong Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam

 

Sau này, nhà văn Sơn Nam cũng đã chép rằng: Tượng của Bà là pho tượng Phật đàn ông của người Khmer, bị bỏ quên lâu đời trên đỉnh núi Sam. Người Việt đưa tượng vào miễu, điểm tô lại với nước sơn, trở thành đàn bà mặc áo lụa, đeo dây chuyền. Và từ đó “Bà Chúa Xứ” là vị thần có quyền thế lớn ở khu vực ấy, xứ ấy…

Chùa Hang nhỏ (Núi Sam, Châu Đốc), nơi tu học của các tu sĩ Phật giáo.
Chùa Hang nhỏ (Núi Sam, Châu Đốc), nơi tu học của các tu sĩ Phật giáo.

Cũng theo lời truyền miệng dân gian, thì khi xưa có một nhóm người đến quấy nhiễu nơi đây. Gặp tượng Bà, họ muốn lấy đi nhưng xê dịch không được nên tức giận đập gãy cánh tay trái của pho tượng .

Hình ảnh lễ hội bà chúa xứ
Cây sala ( ngọc kỳ lân )

 

Chung quanh tượng Bà (đặt ở giữa chính điện), còn có bàn thờ Hội Đồng (phía trước), Tiền hiền và Hậu hiền (hai bên), bàn thờ Cô (bên phải, có thờ một tượng nữ thần nhỏ bằng gỗ), bàn thờ Cậu (bên trái, có thờ một Linga bằng đá rất to, cao khoảng 1,2m)…

Hình ảnh lễ hội bà chúa xứ

Theo sách Kỷ lục An Giang, 2009, thì tượng Bà là “pho tượng bằng đá sa thạch xưa nhất Việt Nam”, và “có áo phụng cúng nhiều nhất”

 lễ hội bà chúa xứ
Rất nhiều áo và vật quý do người hiến cúng cho Bà, được trưng bày ở đây. Mấy năm trước, tòa nhà này từng dùng làm trường học.
  • Lễ “tắm Bà” được cử hành vào lúc 0 giờ đêm 23 rạng 24 tháng 4 âm lịch.
  • Lễ “thỉnh sắc” tức rước sắc và bài vị Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân từ Sơn lăng về miếu bà, được cử hành lúc 15 giờ chiều ngày 24.
  • Lễ túc yết và Lễ xây chầu: Lễ “túc yết” là lễ dâng lễ vật (lễ vật chính là con heo trắng) và tiến hành nghi thức cúng Bà, lúc 0 giờ khuya đêm 25 rạng 26. Ngay sau đó, là “Lễ xây chầu” mở đầu cho việc hát bộ (còn gọi là hát bội hay hát tuồng).
  • Lễ chánh tế được cử hành vào 4 giờ sáng ngày 27.
  • Lễ hồi sắc được cử hành lúc 16 giờ chiều cùng ngày, ngay sau khi Lễ chánh tế kết thúc. Đây là lễ đem sắc và bài vị Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân về lại Sơn lăng.

Hình ảnh lễ hội bà chúa xứ

Theo tín ngưỡng của người dân, nơi đây vẫn còn có những tục như xin xăm Bà, vay tiền Bà, thỉnh bùa Bà…

Lễ Hội Đền Bà Chúa Kho

Lễ hội Đền Bà Chúa Kho được diễn ra vào ngày ngày 12 tháng giên),  tưởng niệm Ngày giỗ Bà Chúa Kho (12 tháng Giêng năm Đinh Tỵ 1077 ) được tổ chức tại đền Bà Chúa Kho, thôn Cổ Mễ, xã Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

Đền Bà Chúa Kho

Đền Cổ Mễ thờ Bà Chúa Kho chính là nơi tưởng niệm một người phụ nữ Việt Nam đã khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia trong thời kỳ trước và sau chiến thắng Như Nguyệt.

Vào đời nhà Lý, Bà có công giúp triều đình trông coi kho lương thực tại Núi Kho (tỉnh Bắc Ninh) và đã “thác” trong cuộc kháng chiến chống quân Tống vào ngày 12 tháng giêng năm Đinh Tỵ (1077).

Nhà vua thương tiếc phong cho Bà là Phúc Thần. Người dân nhớ thương Bà lập nên đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở Núi Kho và gọi Bà với một niềm tôn kính là: Bà Chúa Kho.

 bà chúa kho

Bà Chúa Kho xuất thân từ một gia đình nghèo khó ở làng Quả Cảm gần đó. Sau khi lấy vua Lý, thấy ruộng đất ở đây bị hoang hoá, bà xin vua cho về làng chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang. Không ai biết tên bà, khi bà qua đời, nhân dân lập đền thờ để ghi lại công ơn bà là đã hết lòng chăm lo cho dân ấm no, trông coi các “lẫm thóc, lẫm tiền” của Nhà nước. Công lao của bà đã được triều đại phong kiến ghi nhận qua việc sắc phong đền thờ bà là “Chủ khố linh từ” (Đền thiêng thờ bà Chúa Kho). Ở thôn Cổ Mễ còn một ngôi đình và ngôi chùa cổ. Chùa Cổ Mễ có từ lâu đời. Ngày nay trong chùa còn ba pho tượng đá khá đẹp mang rõ phong cách điêu khắc thời Mạc. Chùa còn lại đến nay là kiến trúc thế kỷ XIX, làm theo kiểu chữ T chạm khắc công phu.

Đình Cổ Mễ kiểu chữ nhất với năm gian, hai vì. Các mảng chạm khắc gỗ thể hiện theo các đề tài long vân khánh hội, ngũ hổ tranh châu với nghệ thuật điêu luyện. Đình thờ Trương Hống, Trương Hát là những anh hùng có công giúp Triệu Quang Phục (549-570) chống giặc Lương.

Đền Bà Chúa Kho

Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cổ Mễ, Phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đây không chỉ là khu di tích lịch sử có giá trị nằm trong quần thể di tích của khu Cô Mễ (gồm: Đình – Chùa – Đền) mà còn là nơi hàng năm nhân dân khắp cả nước hành hương mang tính tín ngưỡng. Ngay sau đền thờ Bà Chúa vẫn còn một đường hầm có kết cấu hình mái vòm nằm lùi sâu trong chân núi, chỗ cao nhất của đường hầm là gần 2m, đào xuyên qua lòng núi Kho để đi ra phía sông Cầu(sông Như Nguyệt), cửa hầm phía này rất khó bị phát hiện. Các bô lão nhiều đời đều nói đường hầm do Bà Chúa Kho xây dựng. Thời xa xưa, Khi chưa có đê điều chống úng lụt cao rộng, kiên cố như bây giờ có lẽ cửa hầm cũng chính là bến cảng để tập kết và điều chuyển binh lực, vật lực đi các nơi. Đây cũng là cứ điểm quân sự lợi hại bởi tính bất ngờ, đặc biệt dễ thủ khó công. Khi đêm xuống quân đội Nhà Lý có thể bí mật tập kích quân địch đang đóng ở bờ bên kia sông Như Nguyệt sau đó xuôi dòng rút quân lên thành Thị Cầu. Phía trước đền Bà Chúa Kho là một đầm nước rất rộng bao quanh 3 mặt là núi có thể đi thuyền nhẹ vào tận chân núi Chùa hoạc xuyên ra hồ Thủy(nay đã bị bồi lấp) tiến theo hướng nam để về thành cổ Bắc Ninh(dọc theo đường tầu hỏa ngày nay). Suối Hoa xưa nằm trên con đường này; 1 mặt còn lại đi ra sông(nay bi chắn bởi con đê bằng bê tông). Trong những năm chiến tranh chống Mĩ nó là nơi đóng quân của tiểu đoàn cầu phà quân đội ta nên có thể suy ra rằng thời xưa có thể là nơi tập kết của thuỷ binh nhà Lý.

Ngôi đền có liên quan đến sự kiện Lý Thường Kiệt lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống năm 1076. Vào thời đó ở làng Cổ Mễ, núi Kho, Cầu Gạo… vốn là những nơi đặt kho lương thực của quân Lý ở bờ nam chiến tuyến Như Nguyệt (Sông Cầu). Núi Kho, núi Dinh, Thị Cầu cũng vốn là một vị trí chiến lược có thể kiểm soát con đường từ Lạng Sơn qua sông Cầu về Thăng Long xưa.

 

Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ

Ngày Quốc tế Phụ nữ hay còn gọi là Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế được Liên Hiệp Quốc chính thức hóa vào năm 1977.Trong một thế kỷ qua, người phụ nữ đã giành được sự bình đẳng trước pháp luật trong hầu hết các lĩnh vực và ở hầu hết các nước trên thế giới. Tuy thế, hiện nay phụ nữ vẫn không ngừng tranh đấu vì quyền bình đẳng với nam giới.

Ngày Quốc tế Phụ nữ là thành quả đấu tranh lâu dài và lặng lẽ của hàng triệu phụ nữ trên thế giới. Trước đây do trọng nam khinh nữ, nên phận làm nữ chịu nhiều thiệt thòi nhất qua hàng thế kỷ. Lịch sử đấu tranh mới chỉ bắt đầu từ Thời cổ Hy Lạp, Lysistrata cuộc tranh đấu chống lại nam giới để chấm dứt chiến tranh.

     Cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản phát triển tột bậc, nhất là ở nước Mỹ. Nền kỹ nghệ phát triển, thu hút nhiều phụ nữ và trẻ em vào làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp. Bọn chủ tư bản lợi dụng sức lực của phụ nữ, trẻ em, trả lương rẻ mạt làm cho đời sống của phụ nữ và trẻ em cực khổ, điêu đứng.

     Căm phẫn trước sự áp bức tàn bạo đó, ngày 8/3/1899, tại hai thành phố Chicago và New-York (của nước Mỹ) đã nổ ra cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nữ công nhân ngành dệt may, đòi tăng lương, giảm giờ làm. Mặc dù bị thẳng tay đàn áp, bắt bớ, đuổi ra khỏi nhà máy nhưng chị em vẫn đoàn kết, bền bỉ đấu tranh, buộc bọn chủ tư sản phải nhượng bộ. Thắng lợi đó đã cổ vũ tinh thần đấu tranh của phụ nữ lao động Mỹ. Ðến tháng 2 năm 1909 lần đầu tiên phụ nữ khắp nơi trên nước Mỹ đã tổ chức “Ngày phụ nữ ” mít tinh, biểu tình rầm rộ đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ. Tại New-York đã có 3000 chị dự cuộc họp phản đối chính phủ công nhận quyền bầu cử của phụ nữ.

Ngay 8/3

Cuộc biểu tình của chị em công nhân ngành dệt – may ở Chicago và New York (Ảnh tư liệu).

       Những cuộc đấu tranh đầu tiên đó của nữ công nhân Mỹ đã có tiếng vang lớn, là nguồn cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh của phụ nữ lao động trên toàn thế giới.

Ngay 8/3

     Trong phong trào đấu tranh giai cấp lúc đó đã xuất hiện hai nữ chiến sỹ lỗi lạc, đó là bà Cla-ra Zet-kin (Đức) và bà Rô-gia Lúc-xăm-bua (Ba Lan). Nhận thức được sự mạnh mẽ và đông đảo của lực lượng lao động nữ và sự cần thiết phải có tổ chức, phải có lãnh đạo để giành thắng lợi cho phong trào phụ nữ nên năm 1907, hai bà đã cùng phối hợp với bà Crup-xkai-a (vợ đồng chí Lê-nin) vận động thành lập Ban “Thư ký phụ nữ quốc tế”. Bà Cla-ra Zet-kin được cử làm Bí thư.

Ngay 8/3

Ở nước ta, ngày 8/3 còn là ngày kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, 2 vị nữ anh hùng dân tộc đầu tiên đã đánh đuổi giặc ngoại xâm phương Bắc, giành lại chủ quyền dân tộc.

Niềm tự hào và ý chí vươn lên của phụ nữ Việt Nam một phần cũng có cội nguồn từ truyền thống dân tộc độc đáo đó.

Ngày 8/3/1965 đánh giá cao cống hiến của phụ nữ miền Nam Đảng, chính phủ, Bác Hồ đã tặng bức trướng thêu 8 chữ vàng “ Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang ” và Nhà nước đã tặng Phụ nữ miền Nam Huân chương “ Thành đồng ” hạng nhất.

Hiện nay, ở Việt Nam, phụ nữ chiếm 51% lực lượng lao động và đóng vai trò chính trong công việc gia đình và nuôi dạy con cái. Trong số các đại biểu của Quốc hội Việt Nam, tổ chức quyền lực cao nhất, phụ nữ chiếm 27,3% và được Liên Hiệp Quốc đánh giá: “Phụ nữ Việt Nam tham gia hoạt động chính trị cao nhất thế giới”. Việt Nam có tỷ lệ nữ tốt nghiệp đại học là 36,24%, thạc sĩ 33,95% và tiến sĩ 25,96%.

Vào ngày 8/3 hàng năm, những người phụ nữ trong cả nước thường được tặng hoa, tặng quà hoặc tổ chức những buổi lễ kỷ niệm để thể hiện sự quan tâm, ngợi ca và bày tỏ niềm kính trọng. Một ngày bù đắp cho những vất vả của những người mẹ tảo tần cho gia đình và xã hội, những người vợ đảm đang, vun vén dựng xây tổ ấm gia đình.

Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, xin gởi đến các mẹ, các cô, các chị, các em sinh viên lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên mọi lĩnh vực để xứng đáng tám chữ vàng Bác Hồ khen tặng “Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang”.